C
hu Mộc gặp nạn lớn nhưng không chết, mà tay chỉ bị thương nhẹ, trở về nhà nghỉ ngơi mấy hôm liền hồi phục, thật đáng kinh ngạc.
* Ngôi sao may mắn.
Mà sau chuyện này, người trong thôn lại truyền tai nhau. Nhưng không phải là khen Chu Mộc số mệnh tốt, một người làm việc tốt xui xẻo bị bắt ngồi tù mười năm. Bao nhiêu người như thế, mà chỉ có mình anh ta3bị đá núi đè, thực sự không thể coi là mệnh tốt được.
Hơn nữa mới còn trẻ mà đã không bố không mẹ, bố mẹ đều vì anh ta mà qua đời. Dùng từ ngữ nông thôn để nói, thì mệnh này chính là mệnh khắc người, khắc tình thân.
Câu truyện truyền miệng này lại liên quan tới việc Chu Mộc nhặt được bé gái kia.
Bạn xem, con gái nhà ai mà lại có thể nuôi2được hổ và rắn trở nên ngoan ngoãn. Con nhà ai mà mới 4-5 tuổi đã có thể một mình vào trong núi, còn có thể chỉ chính xác vào tảng đá lớn rồi nói rằng bố của mình kẹt bên trong. Quả nhiên Chu Mộc thực sự ở bên trong, nếu như không có cô bé này thì Chu Mộc chắc chắn không thể sống sót.
Hơn nữa ngôi nhà cũ ở Tây Khẩu lại có0phong thủy xấu như thế này, cô bé ấy vẫn có thể sống tốt, thật khiến người khác sợ muốn chết. Chỉ có thể nói rằng cô bé kia chính là phúc tinh, có mệnh tốt. Dường như từ lúc cô bé ấy đến thôn Bình Khẩu, thôn ngày càng phát triển.
Nhưng cũng có người phản đối, cảm thấy căn bản không hề có chuyện đó.
“Nếu con bé kia thực sự mệnh tốt, vậy tại sao0đá núi lại sạt lở, thôn Bình Khẩu bao nhiêu năm rồi cũng chưa từng xảy ra chuyện này.’’ Từ Kim Phượng nói đi nói lại.
Kết quả hai ngày sau cô ta bị sự thật vả vào mặt. Cát đá sau khi bị sạt lở, liền lộ ra một mỏ than, có người nói cát đá vùng này không ngờ lại cất giấu một mỏ than khổng lồ, cả một ngọn núi lớn toàn bộ đều3là than đá.
Than đá so với cát đá thật sự có giá trị hơn nhiều, vì chính là có thể kiếm tiền thỏa thích từ nó.
Lại có thêm bằng chứng chứng tỏ cô bé kia chính là phúc tinh.
Hôm đó người đi theo để tìm cô bé tận mắt nhìn thấy ở trong núi.
Lão Lý nói: “Lúc đó cô bé ấy giống Bồ Tát y đúc, chắc chắn là phúc tinh, chứ người bình thường lớn lên sao có thể đẹp đến như vậy.’’
Người có uy tín như cựu trưởng thôn Lý Trường Canh cũng liền gật đầu, nói: “Đúng vậy, cô bé ấy bảo tôi đào tảng đá lên, lúc ấy tôi chẳng hề nghĩ ngợi gì liền đào lên.’’
Sau đó vào ngày cúng cô hồn 15 tháng 7 âm lịch, một màn vô cùng kỳ lạ xuất hiện.
Những năm trước, vào ngày này người dân thôn Bình Khẩu sẽ tới cuối thôn, cũng chính là căn nhà Tây Khẩu để đốt vàng mã, đốt xong liền vội vã trở về nhà. Bởi vì có người nói vào ngày này thì Quỷ Môn sẽ được mở, người thân đã khuất sẽ từ âm phủ trở về dương gian, mà phía Tây lại chính là cửa âm.
Thế nhưng năm nay, mọi người đi về hướng Tây để đốt vàng mã thì không chỉ đem theo giấy mà còn mang theo một chút đồ ăn ngon, có thịt, có đồ chiên, có bánh mật, bánh dày. Tất cả đều được chế biến kỳ công. Sau khi đốt giấy tiền xong thì đem tặng phần thức ăn ấy cho người ở căn nhà cũ rồi mới đi.
Nhận được phần thức ăn ấy, cô bé cười rạng rỡ đáp lại:
“Cảm ơn anh Thẩm.”
“Cảm ơn chú.”
“Cảm ơn ông ạ.”
“Cảm ơn bà ạ.”
Trong phút chốc họ bỗng cảm thấy tinh thần vô cùng thoải mái, năm nay nhất định sẽ gặp được may mắn!
Mà con hổ kia quả nhiên cũng trở nên ngoan ngoãn không cắn người, con rắn cũng không cắn người.
Trong thôn có một ông lão bị gãy chân, cũng không biết trước đây xảy ra chuyện gì mà cả hai chân đều bị cụt từ đầu gối trở xuống, thường ngày đều lấy hai mảnh lốp xe để bọc lên đôi chân cụt của mình.
Ông lão luôn nói mình trước đây là một tú tài, người trong thôn nghe xong chẳng ai tin. Làm gì có tú tài nào trông lại chán đời như vậy. Trong kịch thì tú tài đều là quan to, ông lão này đến một căn nhà tử tế cũng không có, mà lại ở trong một cái miếu thờ thổ địa của thôn. Thế nhưng người trong thôn vẫn đùa giỡn gọi ông ta là lão tú tài.
Lão tú tài sau khi nghe người ta nói Chu Mộc đem về một cô bé xinh xắn, liền lập tức mở một quyển sách cổ ra, lật đến trang có bức họa tiên nữ. Ở giữa bức họa là một tiên nữ đang đứng, bên trái là một con hổ, bên phải là một con rắn lớn...
Người trong thôn đều đến xem, còn có không ít người tìm đến lão tú tài để vẽ lại bức họa kia, mời ông lão ấy về nhà để dán tranh lên tường, xong rồi đều cảm thấy vận may tốt lên nhiều.
Lưu Nhị là trụ cột trong nhà, kết hôn bốn năm rồi vẫn chưa có con, nghe người ta nói xong liền mang bức họa kia về, đến tháng thứ hai người vợ liền có thai… Thực chất là do vợ anh ta uống thuốc Đông Y mới khỏi.
Lưu Thủy Phát bị đau thắt lưng không dậy nổi, sau khi dán bức họa kia trên tường đột nhiên có thể ngồi dậy… Thực ra là vì anh ta nghỉ ngơi đủ rồi.
Thế nhưng mọi người lại càng truyền tai nhau câu chuyện kì quái này, một khi đã truyền đi thì không thể ngừng lại. Dường như nhà nào cũng có bức họa như thế, một vài cô gái được gả tới thôn này cũng đem theo bức họa ấy về nhà mẹ đẻ.
Lão tú tài thực chất chỉ nghe người ta nói chơi vậy thôi, muốn lừa gạt người ta, chứ không ngờ rằng vì chuyện này mà tự nhiên có thêm nhiều kế sinh nhai. Ông thường ngày chẳng có bất kì sở thích nào, chỉ thích uống chút rượu trắng kèm chút lạc, giờ đây từ việc uống rượu chỉ có giá hai đồng rưỡi mà chuyển sang rượu mười đồng rồi, thỉnh thoảng còn có cả nửa con vịt để nhắm rượu...
Trong thôn này ông thuộc kiểu kì dị hiếm thấy, mặc dù chân bị cụt, nhưng ngày nào cũng ăn vận rất sạch sẽ, đầu tóc bạc phơ, cẩn thận tỉ mỉ. Ông cũng không có con cháu gì nhưng vẫn cười híp mắt nói rằng đã tự mình lo liệu hết rồi, cuối đời sẽ có phúc, sau này sẽ được hưởng hạnh phúc. Chính là số khổ trước sướng sau.
Người trong thôn đều cười ông, cười vì ông không giống bao người khác, cười vì ông ảo tưởng về số mệnh của mình. Một lão nát rượu cụt chân thì sao có thể hưởng phúc về sau được cơ chứ...
Một ngày nọ, Tiểu Chi Chi ở nhà trẻ nhìn thấy một bức họa, trên bức họa ấy có vẽ một cô bé, nhìn rất giống bản thân mình, bên trái là Nhị Hổ, nhưng bên phải có phải là Tiểu Hoa không vậy? Tiểu Hoa không to như thế này, mà chỉ to bằng một nửa tranh vẽ.
“Cô giáo ơi, đây chính là con sao?’’ Tiểu Chi Chi hiếu kỳ hỏi.
Lý Hữu Mai mặt đỏ tới tận mang tai, cô nghe nói xem bức họa này liền có thể mang thai, nên mới lén lút mua về một bức, có điều nàng mới được gả về làm dâu chưa lâu, nên có phần ngại ngùng.
“Đúng vậy, là do một lão tú tài trong thôn vừa mới vẽ, lần tới cô sẽ dạy các con vẽ con hổ được không nào?” Lý Hữu Mai ngại ngùng chuyển chủ đề.
Tiểu Chi Chi nghe nói trong thôn có một ông lão vẽ cô bé, liền rất thích thú, ông ấy nhất định là rất thích cô bé. Giờ nghỉ trưa, cô bé liền dẫn theo Nhị Hổ cùng Tiểu Hoa chuồn khỏi nhà trẻ.
Lúc Tiểu Chi Chi tới, lão tú tài đang ở trước cửa lễ đường của thôn để sưởi nắng.
Ban ngày đi lang thang trong thôn còn có anh trai Dương Thất Cân rảnh rỗi có tiếng, Dương Thất Cân chơi bời lêu lổng, thường đi làm mấy chuyện như trộm cắp và bắt nạt kẻ yếu. Thấy trong túi của lão tú tài có một bình rượu ngon liền giơ tay đoạt lấy.
“Lão tú tài, chẳng phải ông từng nói là biết xem mệnh hay sao, xem cho bản thân thấy có sau này có phúc, vậy ông xem thử xem liệu ta có trả bình rượu này cho ông không?” Dương Thất Cân vừa nói vừa mở nắp rượu ra chuẩn bị uống.
Lão tú tài giận run người: “Ngươi, ngươi, ngươi...’’
Dương Thất Cân cười lớn, nhìn thấy lão tú tài toàn thân run lên, sắc mặt tái nhợt, đột nhiên đưa tay chỉ về phía sau lưng hắn, hắn lại càng cười. Lão già chết tiệt này lại còn biết giở trò lừa bịp nữa.
Dương Thất Cân bỗng thấy ớn lạnh ở chân, hắn cúi đầu nhìn xuống, một con rắn hoa đang chậm rãi bò lên chân hắn...
Dương Thất Cân sợ hãi đến tiểu ra quần, đánh rơi cả bình rượu xuống đất nhưng không vỡ.
Tiểu Chi Chi chạy tới, cô bé cúi xuống nhặt lên, đưa bình rượu cho ông lão, rồi nói: “Ông à, ông đúng là người vẽ tranh rồi, ông vẽ Nhị Hổ của nhà cháu rất giống. Có điều ông vẽ Tiểu Hoa lại chẳng giống. Ông có muốn về nhà cháu ở hay không, cháu có thể đưa Tiểu Hoa cho ông vẽ.”
Lão tú tài liền gật đầu không do dự, cho dù chân ông ta vẫn còn đang run lên không ngừng.
Ông ta tin rằng đây chính là phúc sau này của mình, bởi kể cả có bao nhiêu người trong thôn này thông cảm với ông ta đi chăng nữa, thì trước giờ cũng chẳng có ai hỏi ông ta có muốn về nhà họ ở hay không.