Hắc Thiên Kim

“Khi mình đang ngồi viết bức thư này, bố mình đang ngồi bên cạnh đọc sách. Ban ngày ông đều phải xuống hầm mỏ để làm việc, chỉ có buổi tối mới có thời gian đọc sách. Bố mình nói, những kiến thức mà ông biết quá ít, vẫn cần phải học thêm.

Mình biết chắc rằng bố sợ mình lười, không làm bài về nhà đầy đủ nên mới ngồi học cùng mình thôi. Bởi vì bố mình giỏi lắm. Ông biết lái xe này, biết săn bắn, lại3còn biết cả đóng giày. Giày của ông nội mình đều là bố mình tự tay làm đấy. Quần áo của mình bị rách, bố cũng có thể vá lại. Khuyết điểm duy nhất của ông chính là nấu cơm không được ngon cho lắm. Nhưng bù lại ông nội mình lại nấu cơm rất ngon.

Cơm ông nội mình làm ngon cực kì. Lần đầu tiên ăn cơm ông nội nấu, ngon đến phát khóc. Mình ăn được tận bốn bát cơm.

Ông nội mình cũng giỏi lắm nhé. Không2chỉ nấu cơm ngon, ông còn biết viết chữ, vẽ tranh, phi dao, lướt ván trượt. Bạn cùng lớp của mình đều rất ngưỡng mộ vì mình có ông nội tài giỏi như vậy đấy.”

Đọc đến đây, Lục Thành Tuấn bỗng bật cười. Cậu bé cũng có ông nội, ông nội cậu cũng rất giỏi.

Cậu lại đọc tiếp bức thư.

“Thôn bọn mình chỉ có nhà trẻ thôi, nếu muốn học tiểu học thì phải đi lên trấn. Mỗi ngày, khi trời vừa sáng, bọn mình đều tập trung ở0cửa thôn, đi bộ đi học. Chỉ mất có nửa tiếng là đến trường học trên trấn rồi. Không biết nhà cậu cách trường học xa không? Mỗi lần đến trường mất bao nhiêu lâu?

Tan học về bọn mình cũng đều đi bộ về. Mỗi lần tan học, đi được nửa đường là sẽ thấy Nhị Hổ nhà mình chạy từ núi xuống đón. Có những hôm đi mãi đi mãi thì trời cũng tối, bọn mình tay nắm tay vừa đi vừa có thể nhìn thấy bầu trời0đầy sao, đẹp lắm.”

Đọc đến đây, trước mắt Lục Thành Tuấn như hiện ra một khu rừng rậm, bầu trời đầy sao cùng với vài đứa trẻ đang đi trên đường. Khung cảnh thật đáng sợ, nhưng cũng thật đẹp. Cậu bé thấy rất thú vị, nhưng đồng thời lại cảm thấy hơi xấu hổ. Mỗi ngày đi học hay tan học, cậu đều có xe đưa đón, không cần phải đi bộ. Người ta lớn cùng tuổi với mình lại ngày ngày phải đi bộ mấy ki-lô-mét đường3núi để đi học. Lục Thành Tuấn cảm thấy trong lòng rất khó chịu, không biết vì nguyên do gì.

Cô bé nói bố cô bé ban ngày phải xuống hầm mỏ làm việc, buổi tối còn phải đọc sách. Điều này làm cho Lục Thành Tuấn đau lòng. Bố của cô bé này chắc là thợ mỏ rồi, có khi còn không biết chữ nữa nên mới ngồi học cùng. Bố của cậu ở trong quân đội nên ngày nào cũng rất bận, rất oai phong. Tuy vậy nhưng từ trước đến giờ ông chưa bao cùng cậu đọc sách cả. Cậu thật ngưỡng mộ cô bé.

“Lúc viết bức thư này, Nhị Hổ và Tiểu Hoa đều đang ngồi bên cạnh. Mình thích chơi cùng bọn chúng lắm. Bố mình nói, mình cùng Nhị Hổ và Tiểu Hoa từ nhỏ đã ở cạnh nhau, cùng nhau lớn lên. Mình uống sữa của mẹ Nhị Hổ để lớn đấy. Tuổi của Nhị Hổ cũng gần bằng mình, Tiểu Hoa hình như cũng vậy. Chỉ tiếc rằng từ hồi học tiểu học, thời gian chơi cùng bọn chúng bị ít đi. Ước gì có một ngày mình có thể mang bọn chúng đến trường học cùng mình.”

Lục Thành Tuấn đẩy gọng kính, không nhịn được mà nở nụ cười. Cô bạn tên Chi Chi này thế mà lại lớn lên nhờ uống sữa của chó. Chắc chắc là bố cô bé lừa cô bé. Cô bé vậy mà lại nuôi chó, còn muốn mang đi học cùng. Trước đây cậu bé rất ghét những con vật có lông, nhưng sau khi đọc thư, đột nhiên cậu lại muốn nuôi một chú chó.

“Cuối cùng, cảm ơn những đồ dùng học tập mà cậu tặng, mình sẽ cất nó thật cẩn thận. Muộn rồi, mình vẫn còn nhiều bài tập lắm, tạm thời viết thế này thôi. Ông nội mình nói chỉ có bạn tốt mới viết thư cho nhau. Vì thế mình cảm thấy chúng ta đã viết thư cho nhau rồi, vậy nên chúng ta coi như là bạn tốt của nhau rồi. Mình có vẽ một bức tranh gia đình của mình, đứng giữa chính là mình đấy. Mong thư trả lời của cậu. Chi Chi.”

Vậy mà lại hết rồi. Lục Thành Tuấn vẫn còn cảm thấy chưa thỏa mãn, lật sang trang cuối.

Là một bức tranh được phác họa. Trong bức tranh xuất hiện một cô bé với khuôn mặt tươi cười, nụ cười rất đẹp. Đứng bên trái cô bé là một người đàn ông gầy còm, vẻ ngoài bình thường, vẻ mặt ôn hòa. Chắc người này là bố cô bé. Còn bên phải cô là một người đàn ông khác với bộ râu dài chỉ có một bên, chỉ cao hơn cô bé một chút. Người này không có bàn chân. Đôi giày ông đang đi rất kì lạ, trực tiếp xỏ giày vào phần đùi.

Nhìn thấy đôi giày được vẽ trên bức tranh, Lục Thành Tuấn mới hiểu ra vì sao bố cô bé lại phải làm giày cho ông nội cô. Đôi giày mà ông nội cô đi không thể tìm mua ở trên phố được.

Bức tranh chỉ có ba người.

Bỗng trong phút chốc, Lục Thành Tuấn đột nhiên muốn khóc. Cậu rất nhớ bố, mẹ, ông nội, bà nội và chị của cậu.

Trên sân thượng, gió đang thổi rất to. Gió thổi làm cho bức thư trong tay cậu cũng vang lên tiếng phập phập.

Cậu rất đồng tình và tò mò về cô bé viết thư mà chưa từng gặp mặt này.

Cô bé không có mẹ, lại còn lớn lên bằng sữa của chó. Bố cô lại là thợ mỏ, ông nội lại là người tàn tật. Nhưng ngày nào cô bé cũng sống rất vui vẻ. Tuy rằng phải đi bộ một quãng đường rất dài để đi học, điều kiện lại không tốt, nhưng từng câu từng chữ mà cô viết trong bức thư lại đem lại cảm giác rất vui vẻ, tích cực.

Tối đến, Lục Thành Tuấn ngồi trong phòng của mình.

Lần đầu tiên cậu không chơi trò chơi mà ngồi ở bàn học nghiêm túc viết thư.

Sau khi đọc xong thư của Chi Chi, cậu rất muốn về nhà và chia sẻ với bố mẹ về bức thư cậu nhận được. Nhưng bố cậu lại đi làm nhiệm vụ, không về nhà. Mẹ lại có tiệc xã giao, cũng không ở nhà. Trong nhà chỉ có bảo mẫu.

Cậu muốn viết rất nhiều điều nhưng khi đặt bút viết lại không biết nên bắt đầu từ đâu. Có lẽ cậu có thể đi hỏi ông nội. Ông nội cậu có rất nhiều chiến hữu, còn thường xuyên viết thư cho họ.

Đã nửa đêm, Liễu Mạch trở về nhà.

Cô ta bước vào phòng con gái mình, nhìn thấy cô bé đang ngủ ngon lành liền sang phòng con trai xem một chút. So với con gái hoạt bát đáng yêu, con trai cô ta lại rất yên lặng. Nhưng ngược lại, lúc ngủ cậu bé lại rất không ngoan, toàn đạp chăn linh tinh.

Đèn trong phòng vẫn bật, có lẽ là lại chơi trò chơi rồi ngủ quên rồi. Liễu Mạch bước vào phòng, định đắp lại chăn cho con trai thì lại thấy tay cậu bé cầm không phải máy điện tử mà là một bức thư.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui