Hãn Thích

Tam Hàn, là một trong ba bộ lạc liên minh của phía nam bán đảo Triều Tiên, theo thứ tự là Mã Hàn, Thần Hàn và Biện Hàn.

Trong “Hậu Hán thư, đông di liệt truyện” có ghi lại về Tam Hàn, gọi là “Cổ chi thần quốc dã”. Mà chữ “Hàn” trong Tam Hàn có nghĩa là vĩ đại hoặc lãnh tụ. Trong “Tam quốc chí, Ngụy thư, Ô hoàn tiên ti đông di truyện” có nhắc đến: Cuối Hoàn Linh, Hàn Uế cường thịnh, các quận huyện không có thể chế, nhiều dân di cư vào Hàn Quốc... Đây cũng là bản ghi chép sớm nhất về Hàn Quốc.

Cũng chính là nguyên nhân di dân này mới tạo thành Tam Hàn dần cường thịnh, rồi sau đó mới thành 3 nước Triều Tiên.

Càng về sau, Cao Cú Lệ diệt vong thay bằng nước Tân La và trở thành đứng đầu Triều Tiên.

Nhưng cuối thời Đông Hán, Tam Hàn bắt đầu ra đời và phát triển phụ thuộc vào người Cao Cú Lệ... Chỉ có điều do người Cao Cú Lệ chưa từng đẩy mạnh tiến về phía nam Triều Tiên cho nên mới trở thành vùng tương đối ổn định, có nhiều người Hán di dân tới có ý ở lại xây dựng nhà cửa.

Đây là một chuyện tốt!

Nếu quân Hán đánh vào bán đảo Triều Tiên, như vậy như vậy người Hán mà từ thời Nhị đế Hoàn Linh nhập vào bán đảo Triều Tiên chắc chắn sẽ hoan nghênh họ.

Tuy Tam Hàn có nhiều bộ chúng nhưng cũng không đáng lo ngại.

Trước khi Diêm Nhu đi vào thành Quốc Nội đã từng thảo luận với Lưu Sấm về đối sách với bán đảo Triều Tiên như: làm thế nào đánh chiếm bán đảo Triều Tiên, tiến hành cai trị thế nào? Hắn có thể định liệu trước. Quan trọng nhất là, hắn rất hiểu về bán đảo Triều Tiên, biết có một nơi thích hợp nhất để gieo trồng các loại cây nông nghiệp Giao Châu kiểu mới. Loại cây nông nghiệp này đã bắt đầu cải tiến ở Liêu Tây, nếu thành công thì có thể mở rộng diện tích.

Kể từ đó toàn bộ bán đảo Triều Tiên về sau có thể sẽ trở thành kho lúa của Lưu Sấm. Đồng thời cũng có thể giúp Liêu Đông tiến hành cuộc khai thác một cách toàn diện.

Chỉ là lúc này Thái Sử Từ rút khỏi Cao Cú Lệ sẽ làm ảnh hưởng đến các kế hoạch tiếp theo.

Nhưng Diêm Nhu biết sở dĩ Thái Sử Từ phải về Liêu Đông là có việc cần phải giải quyết. Có Bàng Đức, đã đủ để giải quyết vấn đề Cao Cú Lệ và Tam Hàn, chứ chưa nói đến việc Lưu Sấm sẽ lại phái thêm cho Bàng Đức hai trợ thủ. Một là Hách Chiêu, là quan quân mà lúc trước Lã Bố đã giao cho Lưu Sấm Hãm trận doanh, Hách Chiêu đã trở thành Quân Tư Mã, dần dần bộc lộ tài năng vì thế rất được Lưu Sấm tán thưởng.

Còn một người khác chính là Vương Kinh, học sinh của Trịnh Huyền.

Có hai người này, hơn nữa Bàng Đức lại vũ hơn người, Diêm Nhu bày mưu tính kế thì Tam Hàn không đủ thành nỗi sợ.

Ngược lại Diêm Nhu lại có chút hâm mộ Thái Sử Từ có thể quay về Liêu Đông. Bởi y biết lần này Thái Sử Từ đi, cũng thể hiện rằng Lưu Sấm sắp triển khai một vòng hành động mới.

Từ tháng 12 năm ngoái, chiến sự Liêu Đông chấm dứt đến nay đã được 4 tháng.

Bây giờ băng tuyết đã tan, mùa xuân hoa nở Liêu Đông đã bắt đầu vào cày bừa vụ xuân.

Lưu Sấm đã ổn định trận tuyến đầu ở Liêu Đông. Bộ Chất lấy Nhạc Lãng, Tuân Khuông đi theo Huyền Thố. 3 quận hợp lại thành một dần dần phục hồi lại.

Cùng lúc đó, hải quân đã điều chỉnh xong. Dưới trướng của Cam Ninh có 60 thuyền cải trang thành thuyền biển, thủy thủ nhiều đến cả vạn người.

Nhưng dù là như vậy thì dưới sự đào thải nhiều hải tặc sẽ định cư cho Đạp Thị dựng lên căn cứ hải quân. Sáu mươi thuyền biển này cũng không phải là nhiều lắm, nhưng nếu tính cả đảo Quảng Lộc hơn 30 thuyền biển và hơn 20 thuyền Trường Sầm, bất cứ lúc nào Cam Linh cũng có thể triệu tập cả trăm thuyền hoành hành trên biển. Đối với thời đại này, quy mô cả trăm chiếc thuyền biển chắc chắn là sẽ khiến người ta kinh người...

Chứ chưa nói đến đồng muối đảo Quảng Lộc cũng đã làm xong và bắt đầu khẩn trương đi vào sản xuất.

Tóm lại, Liêu Đông đã hoàn tất những công việc cuối cùng bắt đầu phồn thịnh.

**********

Tháng 4 năm Kiến An thứ 5. Tào Tháo lệnh cho Lưu Diệp lại đi sứ Liêu Đông.

Nhưng lúc này không phải chỉ có một mình Lưu Diệp khởi hành mà là dẫn theo cả một sứ đoàn trùng trùng điệp điệp theo sau.

Trong sứ đoàn có một đội quân rất đặc biệt toàn là nữ. Họ ở trong một chiếc xe rất đẹp, trong xe có một cô gái đang ôm một con gấu. Hai mắt nàng đẫm lệ nhìn xa xăm ra ngoài cửa xe, đã thấy tường thành Hứa Đô nguy nga tráng lệ hiện ra mơ hồ.

Trong mắt cô gái đẫm lệ.

Cô áp con gấu lên ngựa thì thầm với nó: - A Nương, lần này Ngọc Oa đi không biết lúc nào mới có thể quay về nhà được.

Cô gái này là thứ nữ của Tào Tháo tên là Tào Hiến.

Tào Hiến còn có một người chị, nhưng là trưởng nữ nên đã xuất giá rồi.

Cho nên từ nhỏ đến lớn Tào Hiến đã rất được yêu chiều. Từ cha, mẹ đến huynh trưởng và các em trai đều rất chiều nàng. Vốn tưởng cuộc sống như vậy sẽ được kéo dài ai ngờ hung tin truyền đến, Tào Tháo lại muốn gả nàng đến Liêu Đông khiến Tào Hiến bủn rủn cả chân tay.

Năm ấy Tào Hiến mới mười hai tuổi, mặc dù vẫn còn rất khờ khạo về chuyện nam nữa nhưng cũng không có nghĩa là nàng hoàn toàn không biết gì cả.

Nàng có lòng từ chối, nhưng thái độ của Tào Tháo rất kiên quyết. Tào Hiến biết chuyện này đã không còn cách nào có thể xoay chuyển được nữa rồi...

Lúc lên xe, mẹ nàng là Biện phu nhân ra cửa khóc nhưng Tào Hiến lại không nhìn bà dù chỉ là một cái. Nàng đi thẳng lên xe nước mắt mới tuôn trào. Nàng không muốn nhìn thấy mẹ, nàng khóc không có nghĩa là trong lòng nàng không cảm thấy buồn. Một người đi lấy chồng xa tận Liêu Đông nhưng gả cho ai đến giờ vẫn còn chưa rõ lắm. Nàng chỉ nghe người ta nói loáng thoáng hình như người đó và cha nàng cũng không được hòa thuận cho lắm.

Cha không yêu Ngọc Oa, Ngọc Oa cũng lại không thích cha.

Tào Hiến ôm con gấu con, như một con rối mất hết hồn vía. Tuy dọc đường Lưu Diệp cũng rất chăm sóc nàng nhưng nàng lại chẳng có cảm giác gì.

Từ Hứa Đô trên đường đi thẳng một mạch hơn 10 ngày sau đã vào nước Bắc Hải.

Lúc này, Tào Tháo đã dẫn binh đến Diên Tân chuẩn bị qua sông để tấn công Lê Dương.

Nhưng tất cả chuyện này đối với Tào Hiến mà nói đều không hề quan trọng.

Nàng đi thuyền trên biển dẫn theo cả Tiểu Hắc ngồi trong khoang thuyền. Lần đầu tiên trong đời nàng ngồi thuyền nhưng nàng lại không hề thấy có chút gì hứng thú. Thuyền đi biển lắc lưu ngồi trong khoang có thể nghe thấy tiếng sóng biển bên ngoài tinh thần của Tào Hiến đã dần dần vui hơn.

Cốc cốc cốc!

Cửa khoang có người gõ.

Chú gấu luôn nằm phục dưới chân nàng lúc đó rít lên một hồi.

- Tiểu Hắc, đừng ồn!

Tào Hiến vội trấn an chú gấu, rồi sau đó ngẩng đầu lên nói: - Không phải ta đã nói rồi sao đừng đến quấy rầy ta.

- Nhị tỷ, mở cửa!

Đó là một âm thanh quen thuộc khiến Tào Hiến ngẩn người ra, nàng vội vàng đứng lên lảo đảo đi về phía cửa khoang mở cửa ra.

Ngoài cửa có một thanh niên cường tráng đang đứng, nhìn người này dường như khoảng 13;14 tuổi.

Tóc hơi vàng còn hơi quăn quăn. Nhìn kĩ còn thấy anh ta miệng rộng mũi thẳng.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui