“Nương nương, mau lên, để Lan nhi giúp người trang điểm. Người thật may mắn à nha, được sắc phong làm tài nhân, sau này Lan nhi và người không phải chịu khổ nữa”
Tiểu Lan lúc này hẳn đang vui sướng, nhưng ta lại khác, ta cảm thấy cô độc vô cùng, phu quân tương lai của ta không giống những vị phu quân bình thường, chàng là đế vương, là người trị vì cả một đất nước. Ta vốn đã nhìn thấy tương lai của mình, đã nhìn thấy tương lai giống sư phụ của mấy năm về trước, lặng lẽ nhìn ngắm bốn mùa trôi qua cho tới khi nhắm mắt. Nếu nói rằng điểm ta yêu thích nhất ở Diệu Thần, ta chỉ có thể nói, ta ngưỡng mộ bởi hắn quyết tâm cả đời bảo hộ một nữ nhân duy nhất là Viêm hoàng hậu, chỉ cần hắn chỉ yêu mình nàng ta, ta tất được an ủi phần nào, bởi sẽ không phải đau lòng vì đế vương như sư phụ đã từng phải chịu.
Chú thích:
*tài nhân vị nhập giai: là những người được chọn làm tài nhân sau này
**quan nữ: quản lý, dạy dỗ các cung phi và giữ gìn các đồ vật trong nội cung
(1) Cửa Chính Bắc: còn gọi là cửa hậu, nằm ở mặt sau kinh thành
Diện kiến quân vương
Đã một tháng trôi qua kể tử khi ta trở thành tài nhân, cuộc sống của ta ở Đoan Trường cung cũng không vì thế mà thay đổi nhiều, nhưng dù sao thay đổi khiến ta thích nhất chính là bớt đi những bài học khi còn là tài nhân vị nhập giai. Nhưng thiếu những bài học ấy, ta lại cảm thấy không có việc gì làm, suốt ngày chỉ biết đứng lên rồi ngồi xuống, khi chán quá thì đem giấy ra vẽ tranh. Nhưng mỗi lần vẽ là lại cảm thấy hổ thẹn, bởi vì ta vẽ tranh rất xấu, Tô nữ quan trước đây luôn chê trách ta điểm này vô cùng dở, lúc ấy ta thường cười trừ, cảm thấy bà ta nói hơi quá, nhưng bây giờ có thời gian một mình, ngẫm lại bà ấy nói không hề sai.
Tiểu Lan vẫn bát nháo như trước, nàng kết thân với không biết bao nhiêu thái giám cung nữ, có vẻ như cung nữ thái giám rất yêu quý nàng ta, nên lúc nào trở về, nàng ta cũng kể cho ta mẩu tin nhỏ ở cung Khôn Thái,điện Càn Thành*. Ta biết nàng ta là quan tâm ta, là lo cho tương lai của ta, nhưng quả thật với ta, từ ngày sư phụ nhận lấy một kết cục bi thảm như vây, ta đã mất niềm tin với bậc đế vương. Trước khi Thái tử Diệu Thần lên ngôi hoàng đế, ta đã nghĩ rằng hoàng đế vốn chỉ xem nữ nhân như trò tiêu khiển mà thôi, nữ nhân bên cạnh sớm muộn gì cũng trở thành một con búp bê cũ nát, rồi sẽ mãi bị lãng quên.
Vì vậy ta cảm thấy nếu trở thành con búp bê như vậy, ta thà tự diệt còn hơn để kẻ khác nắm mạng sống của mình. Rồi sau khi thái tử Diệu Thần lên ngôi, ta nhận ra hắn ta thật sự yêu Viêm hoàng hậu, mọi thứ hắn làm, chỉ cần tinh ý cò thể nhận ra đều là vì hoàng hậu, thế nên suy nghĩ trước đây tạm được bỏ qua một bên, thay vào đó ta cảm thấy có phần nhẹ nhõm, bởi vì dù sao thì hắn cũng là một nam nhân thực thụ, ta chấp nhận trở thành vị tài nhân hờ, chấp nhận chính thức từ bỏ những suy nghĩ liên quan đến hoàng đế.
Ta cũng đã nhiểu lần kêu Tiểu Lan đừng chạy khắp nơi hỏi thăm nữa, ta giải thích với nàng không biết bao nhiêu lần, nhưng có vẻ nàng nghe không lọt, lại còn làm nàng tưởng rằng ta vì quá u uất mà có những suy nghĩ bi quan như vậy, lại càng năng đi hỏi thăm. Ta cuối cùng cũng bất lực, dù sao sự im lặng của Đoan Trường cung cũng không thích hợp với người năng động như nàng, thôi thì để nàng chạy khắp nơi cũng tốt, không phải chịu cảnh như ta.
Hôm nay trời đẹp hơn, thu cũng đã đến, ta cảm thấy tâm tình tự dưng tốt hơn mọi khi, liền đánh bạo cầm bút lên vẽ. Có lẽ hôm nay thoải mái, nên bức tranh ta vẽ vô cùng sinh động, đến bản thân ta cũng phải bất ngờ. Trong tranh là một đám nhỏ đang ngồi nhặt lá vàng rơi, đứa nhổm người đứa bò rạp ra đất, nắng không gay gắt mà vô cùng hòa hợp, chiếu lên từng khuôn mặt hạnh phúc của lũ trẻ. Bao bọc lấy lũ trẻ chính là một cây cổ thụ to lớn- cây cổ thụ mấy trăm năm tuổi của Thiểm Tây.
Ta bật cười, đó là tuổi thơ nhặt lá chơi bán hàng, ta nhớ ngày đó ta luôn tranh làm người bán bánh bao nhân thịt, bởi ngày ấy đối với Thiểm Tây mà nói bánh bao nhân thịt là một điều xa vời, nên ta nghĩ nếu ta là người bán hàng thì ắt hẳn sẽ được là người ăn nhiều nhất, ăn mà không mất tiền. Bức tranh duy nhất do chính mình vẽ khiến ta hài lòng. Ta bèn đề thơ vào góc phải bức tranh