Một ngày đàn ta
___ ngayemconh
Người đàn bà lầm lũi giữa đám đông, cố gắng bứt khỏi dòng người vô định. Nỗi ám ảnh về người đàn ông ôm đàn, về những thanh âm réo rắt không thôi cào cấu tim gan và hiển
hiện như ghim như cắt trên gương mặt đã héo rũ. Mái tóc xơ, rối và bạc màu, biểu hiện của sự già nua, và cũng là biểu hiện của từng ấy những tháng năm mòn mỏi bấu víu một con người. Cớ gì không giải thoát bản thân? Cớ gì tự gông mình trong nỗi đau đớn triền miên không ánh sáng? Loài người còn lại những gì? Người ta thương yêu còn lại những gì ngoài một thế giới lạnh băng vô tri giác?
Nhớ về quá khứ, lòng bà tê tái, và bà không muốn bất cứ bi kịch nào tương tự sẽ xảy ra. Ngày ấy như thế là quá đủ.
“Chị đừng cho chúng nó gặp nhau nữa!” Người đàn bà cương quyết.
“Nhưng, sao ạ?”
Một giây im lặng.
“Mắt chị làm sao thế?”
Như bị bắt quả tang, người đàn bà vội đưa tay lên trán, ngoảnh mặt nhìn những ống vải xếp ở góc nhà, đầy những sắc tươi mơn mởn...
***
Sạp vải là một tấm phản bằng gỗ, bốn chân bốn cây củi, khập khiễng và chênh vênh bên dốc chợ. Phía trước, dọc con đường bày la liệt những hàng cháo, hàng xôi, hàng bún. Lác đác người ghé vào mua. Ra rả những câu chào hàng phà phà hơi sương, quyện với khói cháo, khói xôi, khói bún, dệt nên làn sương mỏng trên con dốc chợ ban sớm.
Từ chân dốc, chiếc xe lùi lũi mở banh màn không gian bàng bạc. Xuất hiện phía sau là thằng Nhân và mẹ nó, đang hì hụi với hai đôi bàn tay mảnh, đẩy xe đến chỗ cái phản gỗ. Thế là, những cô hàng cháo, những chị hàng xôi, những ông hàng bún phải dạt sang một phía để hai mẹ con có thể đẩy xe vải vào s
Thằng Nhân loay hoay phụ mẹ bày biện vải vóc, xong chạy vội về. Nhà nó cách chợ chẳng bao xa. Hôm nay nó phải đi học.
Ngày đầu tiên nhập học, Nhân và Phương xin được ngồi sát chỗ. Ai cũng nhận ra thằng Phương đã cởi mở hơn nhiều.
Chiều hôm ấy, Nhân phụ mẹ đẩy xe vải về thì thấy Phương. Nó ôm một cây ghi-ta màu nâu thẫm, vằn vện những vệt gỗ và những mảng sơn tróc vảy, lang thang, đờ đẫn bên vệ đường. Vốn biết Phương là người ít nói, Nhân chỉ nhìn nó rồi lảng đi.
Một lát sau quay lại thì thấy thằng Phương đang gục mặt trên cây đàn, dưới bóng chiều của một cây hoàng nam nhỏ, Nhân quyết định tiến lại gần.
“Mày sao vậy?”.
Phương ngẩng đầu lên, mắt đỏ hoe, nghẹn ngào không thành tiếng.
Nó nói không thành tiếng thật. Nhân chẳng nghe được lời nào. Hay vì gió chiều rào rào trên đỉnh hoàng nam làm bạt đi giọng nó?
Phương bị cấm không được chơi đàn. Cũng chỉ vì chuyện này mà nó thường xích mích với mẹ. Có lần thằng nhỏ gan lì, gân cổ lên đôi co vì sự phi lý. Mẹ nó liền giật lấy cây đàn, đập ầm xuống đất vỡ choang. Nó dành dụm tiền mua đàn mới. Đàn mua về cất trong góc nhà kho.
Cũng có lần nghe vang tiếng ghi-ta, mẹ nó chỉ dụi mặt vào tay mà khóc chứ không mắng nhiếc chi cả. Nó đến ôm vai mẹ, hỏi vì sao mẹ khóc. Mẹ nó không trả lời, chỉ nói bằng giọng van nài “Con đừng đánh đàn nữa nha con”.
Nó đáp vâng, nhưng trong lòng tự hiểu sẽ chẳng bao giờ từ bỏ được niềm đam mê mà ba nó đã ấp ủ và truyền lại cho nó.
Ngày ấy, ba nó là một chàng trai bảnh bao và chơi đàn rất giỏi. Lấy mẹ về, ba nó đàn ẹ nó hát. Mẹ hát không hay, ba nó gọi chú Dương lại nhà. Ba đàn, chú Dương hát.
Mẹ nó nghe đàn, nghe h, ra bề sung sướng.
Mỗi cuối tuần chú Dương lại đến, mẹ đi mua rượu, làm đồ nhắm. Có khi chú Dương ngày nào cũng đến, mâm cơm mẹ dọn thêm một chiếc bát, một đôi đũa. Ba, mẹ và chú Dương nói cười rôm rả, rồi lại đàn, lại hát.
Có lần, mẹ thấy ba ngồi đàn, chú Dương ngồi hát, môi kề bên tai ba mà hát...
Mẹ sinh nó ra, chú Dương không đến nữa, ba cũng không đàn nữa, mẹ thôi mỉm cười hạnh phúc. Ba nó bắt đầu uống rượu và bê tha.
Nó lớn lên một tí, ba nó vừa uống rượu vừa dạy nó chơi đàn. Đầu ngón tay nó bắt đầu chai đi như ba. Mẹ không cho nó học, nhưng nó thích, và mẹ không cản được, vì có ba.
Dù bệnh gan quằn quại, ba nó vẫn ngập tràn trong rượu. Thằng Phương không biết chuyện gì đã diễn ra trước ngày nó chào đời. Nó chỉ thấy ghét ba vì ba làm khổ mẹ, làm khổ gia đình.
Mẹ biết nó giấu đàn trong nhà kho nhưng không nói. Chỉ đến lúc ba nó về nhà gây sự thì mẹ mới không kìm được giận, lục tung mớ hỗn độn, lôi cây đàn ra, quật vào người ba. Nhưng thằng Phương kịp cản mẹ nó lại, giành lấy đàn và chạy biệt.
Giờ thì nó trở thành kẻ đầu đường xó chợ. Nó không dám về nhà, vì nếu về nhà thì mẹ nó lại đập bể cây đàn mất. Bỗng nó gặp Nhân, một buổi chiều tà gió lộng. Nhân bảo mang đàn về nhà nó cất tạm. Phương gật và theo Nhân về.
Mẹ Nhân là chủ một sạp vải ở chợ. Bốn góc tường nhà nó chất đầy những cuộn vải đủ sắc. Phương đặt cây đàn vào một góc, bỗng một bầy mèo đến vây quanh, cạ cạ người vô chân nó.
Nhân vừa nhìn tụi nó, vừa nhìn Phương, vừa tếu táo:
“Mày hay bị mẹ mắng, tao cũng vậy. Vì đám mèo này nè”.
Ngày trước, khi chưa có tụi mèo trong nhà, lũ chuột hoành hành ghê rợn. Chúng nó gặm nhấm và đục khoét tất cả những cuộn vải của mẹ thằng Nhân. Nhưng vốn không ưa mèo, bà cương quyết không ang bất cứ con mèo nào về nhà. Mãi đến một hôm, chuyện xảy ra ở chợ, một vị khách hàng chọn được một xấp vải ưng ý nhưng hốt hoảng vì lỗ thủng to tướng ngay chính giữa. Mẹ nó bẽ mặt.
Thằng Nhân mang về liền bốn con mèo, đúng như ý của nó.
Nhân yêu mèo. Con mèo đầu tiên trong đời thằng Nhân chết đi ngay bên vòng tay của nó. Nó khóc to lắm. Sao không khóc cho được cơ chứ, khi mà người ta thương yêu cứ mãi bỏ ta đi, như hạt cát trôi trên bờ biển lớn, trong khi ta không tài nào nắm lại.
Ba nó mang chôn con mèo ở góc vườn trước nhà và trồng lên trên một cây khế. Ba bảo, khi nào khế lớn, ra hoa và kết quả, nó sẽ thấy lại được con mèo.
Nó gọi đấy là cây “khế mèo”.
Đến giờ thì cây đã lớn, vòm lá xum xuê, cao gần gấp đôi người. Nhân chỉ cho Phương xem.
Phương nhìn lên cây khế, thấy từng đọt khế tươi phủ xanh cả một góc trời. Nó cố nhìn thật lâu để thấy được con mèo đã chết, dù biết đấy chỉ là giấc mơ trẻ nít.
Bốn con mèo nhà Nhân cào cấu và phá phách không thua gì đám chuột. Thậm chí tụi nó còn làm bậy ra trên vải. Nhân ngày nào cũng bị mẹ mắng. Nhưng đến khi tụi mèo lớn được một tí thì đã ngoan và biết nghe lời. Mẹ lại cằn nhằn mỗi khi thấy vải của mẹ bám đầy lông. Khách hàng cười tủm tỉm “Nhà chị chắc nuôi nhiều chó lắm nhỉ”, mẹ chỉ biết ậm ờ.
Phương đứng dậy, bẽn lẽn:
“Mày giữ cây đàn giúp tao, hôm nào tao lại”.
Nhân mỉm cười, nó tiễn Phương ra cửa.
Rất lâu sau cây đàn vẫn nằm đấy, không thấy Phương đến lấy. Đôi lần Nhân lôi nó ra, dòm dòm, ngó ngó và... cất đi. Dần dần, cây đàn bị chôn vùi trong đống vải hoa, không ai nhớ tới.
Cuối cùng thì Phương cũng
Thằng Nhân hỏi:
“Mẹ mày còn giận không?”
“Còn”. Phương rụt rè đáp.
“Vậy lỡ, mang đàn về mẹ mày lại đập nữa thì sao? Hay cứ để lại nhà tao.”
Trong khi Phương lúng túng không biết trả lời, Nhân nói dồn:
“Mày phải tập chơi nhiều phải không? Thế thì cứ đến nhà tao, không sao cả. Mẹ tao ở chợ cả ngày, ở nhà có mỗi mình tao thôi”.
Phương bối rối lắm, miệng lắp bắp, nhưng không thành tiếng. Thằng Nhân liến thoắng:
“À, có cả tụi mèo nữa!”
Vậy là thằng Phương quay về, để cây đàn ở lại.
Rồi vào một ngày, nó lại đến.
Vì mẹ, Phương từ lâu đã có ý định bỏ chơi đàn. Nhưng như thế, những đầu ngón tay của nó sẽ không còn sần, nó sẽ không thể đối diện với chính cuộc đời nó bằng những ngón tay mịn. Phải thật chai lì và gan góc.
Nó mang đến vài bản nhạc cổ điển, vừa đọc vừa rải nốt. Đám mèo vây quanh, nghe đàn, phá phách. Chúng nó có vẻ thích thú.
Thằng Phương phát hiện ra một vị trí ngồi đàn rất lý tưởng, đó là dưới gốc cây “khế mèo” trước sân nhà thằng Nhân. Nó ôm đàn ra đấy, ngồi bệt trên cỏ và bắt đầu bản nhạc.
Một giai điệu quen thuộc ngân lên, được những thanh âm trong vắt dìu vào gió, thoang thoảng giữa không gian tinh trắng và dặt dìu dưới bóng nắng rợp xanh của vòm khế ngây ngô. Tiếng võng kẽo kẹt ban trưa của một bà cụ siêng năng đan áo, tiếng rên méo mó của bầy mèo đang nằm xoài ra đất, tiếng mẹ hát ru con hời ơi giữa muôn trùng nắng gió của thời gian, tất cả hòa quyện và đan vào nhau đều đặn, nhịp nhàng như những hợp âm không tréo ngoe, không trắc trở.
Nhân ngồi trong nhà, cứ ngỡ bên ngoài đang reo vui một bản hòa tấu tự thiên nhiên, và ngài nhạc trưởng không ai khác là Phương dưới bóng khế. Nó không muốn bỏ lỡ khoảnh khắc này, vội bước ra, ngồi bệt trên cỏ cùng Phương. Trông thằng Nhân ngờ nghệch đến tội. Nó lắng nghe như thể một tín đồ cậy trông vào niềm tin thần thánh. Thi thoảng “tín đồ” này nhặt lấy một quả khế rụng, vô thức đưa lên miệng nhấm mút để rồi choàng tỉnh vì nhận ra mùi chan chát của múi khế.
Chẳng phải âm nhạc từ muôn đời đã có năng lực chạm tới trái tim con người hay sao?
Phương không chỉ biết chơi nhạc cổ điển, nó còn biết đệm hát như ba nó. Nó bảo Nhân hát. Nhân bối rối, bởi nó có hát cho ai nghe bao giờ.
Thế mà nó cũng hát. Phương đàn theo, bắt tông, bắt nhịp...
Hôm ấy mẹ Nhân về sớm, thấy hai đứa đàn hát vui cả cửa nhà, bà thích lắm, liền mang ra trái cây, nước ngọt. Cứ cuối tuần Phương lại đến, mẹ Nhân mua thêm bánh trái. Có khi ngày nào Phương cũng đến, bữa cơm mẹ Nhân dọn thêm một chiếc bát, một đôi đũa...
Một buổi trưa nóng kinh hồn. Nóng đến nỗi thằng Phương đang ôm đàn mà không kiềm chế nổi bản thân. Nó quạt tay vô đàn và gào lên “Anh muốn tắm bên em trọn đời!!!”. Thằng Nhân vội vàng lấy tay chụp miệng nó lại.
Chỉ hai giây sau, một tiếng động kinh hoàng phát ra từ mái nhà. Tiếp sau đó là tiếng lăn lọc cọc chà vào từng mảng tôn rỉ. Cuối cùng là tiếng hòn đá rơi đánh cộp xuống nền xi măng.
Thằng Phương kinh hãi:
“Ai ném đá lên mái tôn vậy?”
Nhân nhìn ra cửa và chỉ sang phía bên kia rào:
“Bà ném đá”.
Chính là bà cụ vẫn ngồi trước nhà đối diện, đung đưa võng và cần mẫn đan áo.
Chuyện kể rằng, “bà ném đá” là người phương xa, thuở hàn vi rất xinh đẹp, không hiểu vì sao lại về đây quay quắt một mình. Bà mắc chiếc võng trước nhà, ngày nào cũng ra ngồi đan áo. Những chiếc áo len rất đẹp, nhưng bà chỉ đan áo độc kiểu con gái.
Bà đan áo, bán đi, và... ném đá sống qua ngày. Cứ hễ nhà nào xung quanh phát ra tiếng ồn inh ỏi là bà nhặt đá, ném ầm lên nóc, xong thản nhiên đan áo. Thế nên cả cái xóm này nhờ bà mà luôn luôn được yên tĩnh.
Thi thoảng vẫn có những tiếng cười đùa, la hét ỏm tỏi giữa trưa nắng của đám con nít đi ngang chọc ghẹo. Bà nhặt đá ném chúng nó, nhưng chưa bao giờ có đứa nào ăn đạn.
Thế nên, từ giờ Phương chỉ dám đàn nhỏ tiếng, và Nhân cũng hát nhỏ tiếng. Nhưng điều đó không hề làm mùa hè của hai đứa nó vơi đi tiếng đàn, tiếng hát, và cả tiếng mèo kêu la...
Đến bây giờ thì Nhân là người bạn duy nhất của Phương. Chúng nó xin ngồi gần nhau cũng không có gì lạ. Thầy chủ nhiệm thấy Phương cởi mở và hòa đồng hơn trước, cũng nhờ Nhân, nên thầy chấp nhận. Hai đứa nó cùng học, cùng chơi.
Học chán, đàn hát chán, chúng nó bắt đầu bày trò.
“Bà ném đá” đang ngồi ru võng, vẫn chăm chỉ đan áo. Hai đứa nó ra ngồi gốc “khế mèo”, điệu bộ ôm đàn, ngồi hát. Bỗng một đứa la toáng lên “Rắn! Rắn!”. Đứa còn lại hoảng hốt “Đâu? Đâu?”. Thế rồi cả hai hả họng hô to rắn rắn rắn... “Bà ném đá” liền khựng lại, nhướng mắt sang rào bên kia.
Hai đứa quỷ sứ thấy vậy liền la to hơn “Á á á...”. Thực ra chẳng có con rắn nào. Bà ném đá biết mình mắc lỡm, liền cúi xuống nhặt một hòn đá to tướng. Lập tức hai thằng nhóc chạy quắn đít, vừa chạy vừa cười khục khặc.
Thằng Phương là đứa chạy nhanh nhất, vừa vào đến cửa, quay lại định ôm bụng cười thì thấy thằng Nhân đang ngồi ôm đầu rên ư ử. Đầu nó chảy máu. Nhắm trúng đích.
Hôm sau Nhân phải nghỉ học. Trên đầu nó là một cuộn băng to tướng. Phương sợ bạn buồn nên dù học nhiều vẫn đến và chơi đàn.
Mẹ Phương từ ngày biết con mình có bạn, bà mừng lắm. Thấy nó vui vẻ, lòng bà cũng nhẹ nhõm được phần nào.
Về phần Phương, biết mẹ không còn buồn, không còn giận, nó cũng mừng. Có lẽ không lâu nữa nó sẽ mang đàn về nhà.
Mẹ Phương mang sữa sang thăm Nhân. Bà muốn biết người bạn thân của con mình.
Lúc ấy hai đứa nó đang ngồi gốc khế, Phương đàn, Nhân dù đầu đang đau vẫn ráng hát. Mẹ Phương từ xa nghe tiếng đàn quen thuộc đã có linh cảm không lành. Đến khi tận mắt chứng kiến con trai mình ngồi đàn bên tiếng hát một đứa con trai khác, bà không khỏi hoang mang.
Mọi ký ức tàn nhẫn đột nhiên ùa về đau đớn. Tiếng đàn trôi tuột trong lòng, đau xé, ám ảnh tâm can và mở tung quá khứ.
Mẹ Phương vội quay đầu, đi mất.
“Con vẫn còn chơi đàn phải không Phương?”
Thằng Phương lúng túng. Bấy lâu nay nó giấu chuyện sang nhà Nhân tập đàn.
“Quỳ xuống!”
Nó quỳ, lòng rối bời.
“Mẹ cấm con từ nay con không được sang nhà bên ấy!”
Phương nghe như sét đánh ngang tai. Mẹ lại cấm nó một điều mà không vì lý do nào cả.
“Không mẹ ơi”. Nó gạt ngang lời mẹ.
Mẹ nó, cầm sẵn nhành dâm bụt bẻ vội, liền quất vào lư nức nở.
Ngay lúc ấy ba nó về, nồng nặc mùi rượu. Thấy mẹ nó đang đánh con trai, ông xông vào đẩy mẹ nó ra. Hai người lại cãi vã.
Thằng Phương chỉ biết ngồi bó gối, cầu mong cho tất cả sẽ qua mau.
Nhiều hôm sau, không thấy Phương tới, Nhân buồn buồn ngồi ngắm khế vàng rơi. Có lẽ mẹ Phương lại có chuyện.
Nhân nhìn sang bên kia rào, không thấy bà ném đá nữa. Tiếng võng đưa kẽo kẹt không còn, đàn ghi-ta có đấy nhưng chẳng thể ngân vang. Dường như nó cần lắm những thanh âm trong veo từ cây đàn ấy, con người ấy. Sao nó nghe thiếu vắng cõi hoang đường, nơi có tiếng đàn âm ỉ róc rách lòng đêm. Nó cảm nhận vết thương sau gáy. Có lẽ sẽ là một vết sẹo dài...
Bỗng ai đến tìm mẹ nó.
“Chị đừng cho hai đứa nó gặp nhau nữa, kẻo lại hối hận sau này.”
Nghe giọng mẹ Phương quả quyết, mẹ thằng Nhân bối rối vì không hiểu chuyện gì. Tụi nó đã làm gì nên tội?
Không nán lại lâu, mẹ Phương xin phép về, tay khư khư che con mắt bầm tím. Mấy ngày trước, bà bị chồng đánh.
Không lâu sau người ta thấy ba thằng Phương lăn đùng ra đường bất tỉnh. Bệnh gan của ba nó trở nặng.
Thằng Phương dựng ba dậy, cho ba uống thuốc. Ba nó hà hơi nặng nhọc, nắm lấy bàn tay gầy rộc của mẹ:
“Đừng để bi kịch lặp lại như ngày xưa, em à!”
Ba nó chết. Nhà nó vốn hiu quạnh, giờ lại càng quạnh hiu.
Không lâu sau mẹ nó gọi nó đến trước mặt và bảo:
“Ngày mai con mang đàn về đi Phương”.
***
“Mày biết gì không Nhân?”
“Chuyện gì?”
“Năm sau tao thi vào Nhạc viện”.
Thằng Nhân há hốc mồm:
“Mẹ mày cho hả?”
“Ừ, mẹ tao cho rồi”.
Nhân vội hỏi:
“Vậy, lỡ thi đậu thì mày lên thành phố luôn à?”
“Chứ sao nữa!”
Thằng Nhân đăm chiêu:
“Mày không tính về à?”
Phương đáp:
“Phải về chứ. Đi xa nhớ mẹ sao chịu nổi”.
Nhân thẹn thùng liếc Phương một cái.
“Mày không nhớ ai nữa hả Phương?”.
Thằng Phương không trả lời. Nó di di hòn đá xuống đất một hồi lâu, cảm nhận bóng mát êm dịu ngập hồn.
Nó nháy mắt tinh nghịch:
“Có chứ. Tao nhớ bốn con mèo, nhớ cả bà ném đá nữa”.
Nhân trông về hướng tay thằng Phương, thấy bà ném đá đang ngồi đung đưa võng, vẫn đan đan móc móc. Bà nhìn tụi nó, cười hiền hiền.
Thằng Nhân lại đảo mắt xuống chân bà, đầy những viên đá đen thô kệch. Viên nào viên nấy bự cỡ quả đấm. Bất giác nó đưa tay lên gáy xoa xoa vết sẹo, định bụng hét thật to...