Hành trình về thị trấn buồn tênh

Cạm bẫy
___ Về_nơi_cuối_trời ___
Vậy là cuối cùng Hào cũng lấy được vợ. Thiệp hồng đã phát, mai là ngày rước dâu.
Hào không tin đàn bà nhưng không thể sống thiếu họ. Gã như một con thiêu thân, bao nhiêu sản nghiệp đều tiêu tan vì cái tt mám gái. Mà gã toàn yêu gái cave mới căng.
Nhưng sau cùng thì dì Tư cũng tìm được một mối thân tình dưới quê. Con bé trước giờ chỉ biết chân lấm tay bùn.
“Con lấy Huệ đi”, mẹ gã nói như van
“Lấy thì lấy”, Hào cộc cằn.
Nhìn Huệ giở nón chào là biết cái thùy mị nết na. Nhìn không ham. Hào là trai tứ chiếng, mà Huệ nào phải gái giang hồ.
“Trước sau gì cũng phải vô cùm”, Hào nghĩ. “Mà cơ nghiệp mình tàn rồi, nợ tùm lum. May ra nó vực mình dậy”.
Lúc trước Hào có nghĩ tới Tuấn, có trình bày hoàn cảnh. Nhưng Tuấn nói, “Tui chỉ là nô lệ của anh trên giường thôi”.
“Tiền à, tui không có ngu. Tui còn có mẹ để lo”, Tuấn cười khinh khỉnh.
Nhớ tới đây tự nhiên Hào đâm tức khí. Tại sao mình phải khổ vì gái, mà nó thì được miễn nhiễm, cái lý của Hào là như thế. Tối nay là đêm cuối cùng giữa gã và Tuấn. “Mình sẽ làm một cái gì đó đặc biệt”, gã tự nhủ. “Để xem có trò gì mình chưa làm hay không?”
Hào từng đánh đập, từng xỉ vả, ép Tuấn làm tình với gái cave. Nhưng điên ở chỗ Tuấn xem ra không hề khổ sở mà còn tận hưởng, khoái cảm. Hào tức quá. Mình phải làm cái gì đó cho nó đau khổ.
Hào đi mua một đoạn dây thừng. “Mình sẽ dọa hắn thôi”, Hào mỉm cười với kế hoạch trong đầu. “Mình muốn thấy nó chắp tay lạy mình, xin tha”.
***
Huệ ngồi trong buồng, nhìn ra bờ kinh. Nắng chiều xiên hàng tre, buồn réo rắt. Mới đó mà đã qua thời con gái.
Mẹ anh Hào đã khóc hết nước mắt với Huệ. Họ là chỗ ơn tình. Lúc trước có tranh chấp đất đai trong làng, nhờ dì Tư mẹ Hào có quen biết chỉ đường, nhà Huệ mới giữ được mảnh đất mà trồng trọt.
Dì Tư cũng không hề giấu giếm tính nết thằng con một.
“Nó chơi bời dữ lắm”, bà than. “Nhưng mẹ con mình đồng lòng thì kềm được nó con à
Và Huệ đồng ý. Nhưng đến gần ngày cưới thì Huệ phát hiện ra chuyện giữa Hào và Tuấn.
Đó là mảnh thư tay Tuấn viết để nói lời chia tay, rớt ra từ trong túi Hào.
Cuộc tình nào rồi cũng phải kết thúc, phải không Hào. Cho mình một đêm cuối nhé!
Tuấn
Bây giờ tới phiên Huệ khóc hết nước mắt.
“Tới nước này thì con chịu thua, mẹ à”, cô khóc ngất trên vai bà cụ. Hai mái đầu, một xanh một bạc trắng, ngả vào nhau.
Nhưng dì Tư nghĩ mình không thể bỏ cuộc. Dì cắp nón tất tả sang chòi của Tuấn. Tuấn cắm chòi chăn vịt ở bãi bồi, một mình lo toan, được tiếng hiếu thảo trong cả làng, lo ẹ mình rất chu toàn. Người trong làng cứ nói thím Hai mẹ Tuấn thật có phước, chứ đâu như dì Tư má thằng Hào “trời đánh trật búa”.
Tuấn biết đi đêm có ngày gặp ma, nhưng không ngờ lại tệ đến vậy!
“Con xin lỗi dì Tư”, Tuấn buồn thảm nói.
“Nhưng giờ phải làm sao hả con?”
“Anh Hào hư, là có do con trong đó”, Tuấn thừa nhận.
“Nhưng giờ mình làm sao?” dì Tư bối rối quá.
“Dì đừng lo. Cái gì hư được thì sửa được!” Tuấn nói, cho dì Tư yên lòng. Tuấn hứa tối hôm nay sẽ ứng xử đàng hoàng với Hào.
***
Tuấn nói vậy thôi chớ cũng không biết phải làm gì nữa? Tình thế bi đát giữa Tuấn và Hào, có thể thay đổi được
“Đêm nay là cuối cùng, mình dành hết cho nhau nhé Tuấn!” Chưa bao giờ Hào dịu dàng với Tuấn như vậy. Có lẽ nào sau cùng, đã có chút tình yêu?
“Ừa, Hào muốn gì, Tuấn chiều”.
Hào lúc này đã ngồi trên mình Tuấn. “Nhắm mắt lại đi Tuấn”, Hào khẽ khàng. Tuấn lim dim. Có thể nào là một nụ hôn?
Tuấn cảm thấy cánh tay Hào nâng cổ mình lên. Rồi một cái gì đó êm êm luồn qua, vòng quanh cổ Tuấn, siết lại. Tuấn mở mắt, trời ơi. Cổ Tuấn đã ở trong thòng lọng!
“Cho anh đi, nhé Tuấn! Cho anh cái mạng hèn của em. Đêm nay anh muốn làm tình với xác chết!” Hào cười nham nhở.
Nhưng Hào đã quá quen coi thường Tuấn, đã quá khinh nhờn. Ở một mình trênh bãi bồi, Tuấn vẫn thường luyện võ, cho tiêu bớt thời gian và để phòng thân.
Tuấn bật người húc vào đầu Hào. Chỉ một chiêu mà Hào ngã lăn.
Tuấn giật dây thừng ra khỏi cổ, đứng hẳn lên. Hào vẫn còn choáng.
Sợi dây thừng lúc này trong tay Tuấn. Chàng giận dữ quất vào người Hào. Lúc đầu Hào còn đưa tay đỡ. Nhưng chẳng mấy chốc đã van lạy.
Phải, cuối cùng thì cũng có cảnh vái lạy, chỉ không giống như Hào tưởng tượng.
“Tao với mày, coi như cạn tàu ráo máng”, Tuấn nói như người thất thần. “Nhưng mày hứa với tao, phải tôn trọng vợ thảo, phải kính trọng mẹ hiền!”
“Tao hứa! Tao hứa!” Hào nói trong máu và nước mắt.
“Bằng không tao sẽ còn tìm tới mày. Tao đã hứa với mẹ mày sẽ trông coi mày, nên nhớ!” Tuấn thở phì, không ngờ mình có thể làm
Đám cưới của Hào và Huệ bị lùi lại hai tháng. Có một chút phiền toái cho hai họ nhưng rồi cũng xong.
***
Khoảng một năm trôi qua, một đêm Hào bỗng dưng xuất hiện trong chòi Tuấn.
“Có chuyện gì đây?”
“Tuấn à…”
“Sao?”
“Tao lại quen gái cave. Tao, tao lầm lỡ…”
“Vậy tao sẽ đánh mày!”
Tuấn rút sợi thừng ngày trước ra. Hào tụt quần, vạch mông cho Tuấn quất.
“Còn gì nữa không?”
“Lúc trước tao làm gì mày, giờ mày làm lại đi!”
Tuấn cũng không ngờ có ngày mình lại thấy bờ mông ăn đòn của thằng Hào “trai tứ chiếng” lại hấp dẫn như vậy. Chàng ngửa mặt nhìn trời, chừng như muốn than, “Phải chăng là số phận?”
Đó là một đêm nóng bỏng nhất mà họ từng có. Khi đã mềm nhũn, Hào cười ngây thơ, “Tao với mày: hết thuốc chữa!”
Gã hạnh phúc vì sau cùng cũng hiểu được cái khoái lạc chết người của tình trai. Gã sẽ còn được hưởng hai đêm như vậy nữa, trước khi bị tai nạn giao thông, chết ngay tại chỗ.
Tuấn bỏ tiền ra lo tang cho Hào, từ đó về sau vẫn lui tới hỏi han giúp đỡ hai mẹ con dì Tư và Huệ. Nhưng Tuấn cũng không sống được lâu, vì ít lâu sau bộc phát SIDA rồi chết.
Người trong làng to nhỏ, “Thằng Tuấn hiền lành hắn vậy mà sao bị SIDA cà?”
Chỉ có mình Huệ con dâu của dì Tư là biết rõ lý do. Huệ biết anh Hào chồng mình thật ra không phải do xe tông: anh ấy đâm đầu tự sát. Lý do trước đó đi test nhiễm HIV dương tính.
Chỉ có Hào mới lây nhiễm cho Tuấn, Huệ biết vậy. Còn Huệ ư? Huệ vẫn cứ là cô gái trinh trắng. Huệ lấy Hào vì sự đã rồi, vì thương dì Tư, nhưng nhất quyết không cho Hào gần gũi.
Cho tới bây giờ đã tuổi băm, Huệ vẫn ở vậy trông nom mẹ chồng. Dì Tư sống thọ, năm nay đã chẵn tám mươi. Hỏi dì Tư sống chi dai dữ, dì cười móm mém, “Chừng nào ông Trời ình qui tiên, mình mới được đi!”
“Chớ biết sao giờ, hả Tám?” dì nói, như cũng muốn đi lắm rồi.
Ít ai biết chiều chiều dì vẫn mang cơm khô ra sau vườn. Dì vừa vung cơm thì có hai con chim, một con cu cườm và một con chèo bẻo từ đâu sà xuống, thi nhau ăn.
Dì ngồi im nhìn chúng ăn. Mắt dì mờ đục nhưng lại trong, cái nhìn tưởng như cười mà lại khóc.
Trong buồng, Huệ chải tóc và soi gương. Nắng chiều nhạt phai nhưng nét buồn cứ đậm dần lên trên bờ mi người con gái qua thì.
Đôi mắt
___ Andy_Duong ___
Ô cửa sổ màu xanh trên căn gác trọ trống vắng nhìn thẳng bầu trời vàng vọt, không gian tràn ngập những mái nhà lúp xúp, ẩm thấp, hai khung kính thủy tinh đã mờ đục vì những giọt mưa chiều. Ba năm rồi, những chùm hoa bằng lăng bên khung cửa vẫn cứ đơm đầy sắc tím, nó tự soi mình trong gương, đôi mắt thoáng chút buồn. Chiếc áo sơ mi trắng tinh, chiếc ghi - lê sang trọng ôm sát người, mà sao nó thấy ảnh mình cứ nhạt nhòa, không
Quân nhìn nó chằm chằm, nhoài người về phía trước rút một điếu thuốc rồi châm lửa phì phò.
“Coi bộ sắp được khách sộp hả cưng? Nhìn mày đỏm dáng hơn xưa nhiều.”
Khang bật cười:
“Có bảnh hơn cũng không bằng mày, tuần rồi vừa cúp một cú vài chục triệu sướng rơn cả tuần há.”
Quân cười khẩy, lắc đầu có vẻ chán chường:
“Đời mà cưng, không ai cho không thứ gì hết. Nó đưa tao tiền thì nó cũng mơn trớn, hả hê trên xác thịt này.”
Ngoài cửa sổ, mưa vẫn còn lách tách, cơn gió lùa vào làm Quân co rúm người. Anh rít một hơi thuốc phà khói một cách điệu nghệ, Quân chợt thấy trong lòng có cảm giác gì đó mơ hồ khó tả, cái cảm giác mông lung giống như một làn sương mù lướt qua mặt hồ, dày đặc mờ mịt.
Khang bước xuống cầu thang, nó nhìn Quân đang ngồi chỏng chơ trên chiếc ghế gỗ, rồi nói nhắn một câu:
“Nếu tối mày rảnh thì ra chỗ cũ rước tao.”
Quân ngần ngừ một hồi rồi nói với theo:
“Thằng đĩ. Tự đi thì tự về. Mà nè nhớ mang theo điện thoại.”
Khang bước vội xuống nhà, tiếng bé Thảo đang nói tranh với mẹ nó: “Má để con nuôi con mèo này nha, tội nghiệp nó quá”. Nó chạy lại ôm chằm con mèo mun ướt nhẹp đang thoi thóp. Mặc cho đất cát dính lem nhem trên quần áo, nó choàng tay ấp ủ. Người đàn bà cay cú quát:
“Mày có buông cái con mèo bẩn thỉu đó ra không thì bảo? Nhà chật hẹp mà nuôi nó làm gì? Gạo còn không đủ ăn mà học đòi thú chơi nhà giàu.”
Con bé con mèo khóc sướt mướt, nhìn cảnh tượng này, trong đầu Khang lại hiện lên cơn mưa tầm tã, cái mệt lả người, rũ rượi. Cái đói cồn cào, đôi mắt cũng mờ mờ theo.
Người đàn bà xông lại định bắt con mèo khỏi tay con bé. Thịch một cái, người đàn bà ngã xuống đất, bé Thảo tròn mắt nhìn bàn tay Khang đang ôm siết con mèo. Không hiểu sao nó lại phản ứng thế, có gì ấm ức trong lòng nó đang bộc phát. Người đàn bà ngạc nhiên vì thái độ của nó khác với ngày thường, lồm cồm ngồi dậy. Có cái gì đó thì thầm đầy căm tức trong mắt người đàn bà, Khang nhếch mép cười nhạt như một sự cong cớn đầy đĩ thỏa.
Nó bước tới xoa đầu bé Thảo, nở một nụ cười với một đôi mắt long lanh khác hẳn cái sự lãnh đạm, cay nghiệt như một con cú vọ trừng tráo tìm chuột mà quên đi cái màn đêm tĩnh mịch:
“Thảo ẵm con mèo này lên phòng cho chú Quân, nói rằng chú Khang bảo nuôi. Khi nào thấy nhớ thì Thảo lên thăm mèo.”
Nó lướt qua cái nhìn sắc lạnh của người đàn bà thật gọn lỏn như né tránh một luồng ôn dịch. Thảo ẵm con mèo nhìn theo dáng người thanh niên bước thấp bước cao trong con hẻm ngoằn ngoèo. Đèn đường buông xuống nơi xóm trọ nghèo, một sự lọt thỏm với sự hào nhoáng của phố thị. Con đường sau cơn mưa đầy những vũng nước đọng, ánh sáng leo lét làm mọi thứ mấp mô thêm, dật dờ giữa tối và sáng. Chiếc taxi sang trọng đứng đợi, chàng trai bước vào và mất hút.
Người đàn bà lôi tay đứa bé vào nhà và nói:
“Mày đem con mèo trả cho thằng đĩ kia rồi xuống đây. Nhớ ra bà Mười mua gói dầu gội, lát tao gội đầu cho.”
***
Tiếng nhạc xập xình như áp đảo tai người, những ánh đèn xanh đỏ rạch qua mặt người như chớp. Từng con người ăn mặc đủ kiểu, đủ tư thế uốn éo, vặn vẹo theo nhạc. Một sự giao thoa giữa địa ngục và thiên đàng. Những đôi mắt trắng dã nhìn xuyên thấu, phải chăng tìm người tình hay sự đồng cảm. Khang nhấp một ly rượu, cười khẩy tự nhủ: “Cám ơn Thượng Đế!”. Một ánh mắt băng roẹt qua, hình như đó là một đàn ông? Một con ngài đang ngọ nguậy cắn lớp tơ mà mình cố công dệt, nó đang thoát thai thành hình bư
Trong căn phòng sang trọng, nến thắp sáng lấp lánh, mùi sáp thơm lan tỏa dịu nhẹ đang đẩy không khí lên cao trào, căng phồng và ngồn ngột. Hai đôi mắt gặp nhau đắm chìm vào khoảng lặng. Sự lim dim, mơ màng xâm chiếm cơ thể nó như một giọt nước đang thấm dần vào chiếc drap giường, nhẹ nhàng và âm ỉ. Cái khúc nhạc dạo đầu êm ả tan biến, thay vào đó là một cảm giác mới. Đôi chân mày nó chợt chau lại, khóe mắt ri rỉ những giọt nước mắt. Một sự thúc ép đầy bản năng, sự ghì riết mạnh bạo, hoang dã và sau cùng là sự hả hê của một người trên tận cùng sự đau đớn của kẻ khác. Người đàn ông nhắm nghiền mắt lại, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ. Như một thói quen được lập trình sẵn nó tiến lại gần chiếc bàn, cầm lấy xấp tiền mới toanh, phẳng phiu không tì vết mà ra về.
Đường phố Sài Gòn về khuya thật vắng lặng, những âm thanh ồn ào của ban ngày chìm vào khoảng không vô tận. Màn đêm trở thành ông chủ vĩ đại bao trùm mọi thứ. Quân phì phèo điếu thuốc ngồi trên xe, làn khói mảnh khảnh như những sợi tơ tua tủa khắp nơi. Một cơn gió thổi vù qua, lạnh ngắt, rát mặt. Những sợi khói tan rã thành trăm mảnh mất hút vào trời đêm. Khang bước lại vỗ vai Quân:
“Hết việc! Tranh thủ ghé qua chỗ nhỏ Phương đi.”
Phương đứng tựa vào gốc cây ven đường, dáng người đang co rúm vì một trận đòn vừa dứt. Giọt nước mắt còn chưa ráo, cô nở nụ cười nhìn Khang và Quân vừa tới:
“Sao hôm nay hai anh về sớm vậy, được khách sộp hả?”
Khang nhấc cái tay bầm tím của cô rồi thở dài hỏi:
“Hôm nay tụi nó lại đánh em nữa à?”.
Giờ thì nước mắt của cô lại trào ra, Phương nghẹn ngào đáp:
“Đời sao khốn nạn quá! Đã là đĩ như nhau mà cũng ghen ăn tức ở, đưa thân xác cho người ta thỏa mãn mà cũng giành nhau.”
Khang chỉ lẳng lặng ra hiệu cho Quân đưa cô về trước, có lẽ cũng không cần phải nói nhiều nữa, miếng cơm, manh áo ghì sát nhân cách con người theo, một tương lai mù mịt, một kiế người tàn tạ bên lề xã hội. Tất cả đã tạo nên một gam màu đen đúa mà Thượng Đế vô tình làm bẩn bức tranh xã hội hoành tráng của loài người.
***
Một mùa mưa nữa lại về thật đột ngột và nhanh chóng, cây cối chỉ kịp rùng mình thay lá, một sự đổi thay mau lẹ, mới mẻ duy chỉ có xóm trọ nghèo ngày càng lụp xụp, ẩm thấp thêm. Ông lão mù xem bói năm nay râu đã bạc hơn trước, vẫn ngay góc đường đó, vẫn manh chiếu rách bương và một người gầy gò ngồi đợi khách xem bói đặt chân qua. Ông đã ngồi chờ cả ngày mà chưa có ai xem bói cả, nghĩ cũng lạ ít ra cũng có vài người trong xóm ra bói để mà xin số đánh đề, hôm nay họ vắng tanh. Đường xá lạnh. Rong rêu, ảm đạm như mồ ma. Có đôi mắt ai đó đang chờ khép lại.
Bé Thảo lủi thủi về phòng, về tới cửa nhìn quanh mà không thấy má ở đâu. Nó chạy sang quán bà Mười. Đúng như nó nghĩ má nó đang rôm rả với bà Mười về cái chết của Quân và thằng đĩ bạn nó. Nó nghe lén câu chuyện của hai người đàn bà đang hăng say kể. Nó tròn mắt với những từ má nó nói về Quân và Khang. Nó gãi đầu cất tiếng hỏi má:
“Bê đê với đĩ đực là gì hả má? Sao con không nghe cô giáo nói tới? Con cũng không biết viết từ đó nữa, má dạy con đi!”
Má nó trừng mắt tỏ ý không hài lòng, hiểu được ý má nó vội về phòng. Người ta đồn Quân chết là do bị vợ của đại gia thanh toán, người thì nói Quân chết là do xô xát với tụi giang hồ. Cũng không biết ai đúng ai sai, điều mà ai cũng biết đó là sau một tuần Quân đi thì Công An điều tra tới cho hay xác của Quân được tìm thấy trên một khúc sông nào đó. Chỉ vậy thôi!
Khang ôm ghì bức hình của Quân khóc nức nở, nó nhớ về ngày đầu tiên nó được Quân cứu vớt khi bước lên đất Sài Gòn. Nửa cái bánh bao Quân chia cho nó lúc chiều mưa thật sự là nó không thể nào quên, bị gia đình ghẻ lạnh vì mang trong mình giới tính thứ ba. Lang thang và gặp được Quân và Phương cưu mang, lũ trẻ trốn trại mồ côi sống trôi nổi bằng nhiều nghề kể cả bán dâm. Quân dạy nó một cách sống đầy bản năng là tận dụng những gì mình có luôn cả thân xác. Như một sự gò bó cần giải thoát, Quân quyết làm một phi vụ cuối cùng để cởi trói cho cả ba, cho ba đứa cuộc sống của một con Người thực sự. Đáp trả cho sự vùng vẫy của Quân là một cái chết thảm khốc. Rồi đây sẽ tới lượt của nó, cũng có thể là cái chết như Quân hoặc còn hơn
Nó ngồi bệt bên ô cửa sổ, mặc ưa xối vào người, sốt nóng ran người mà nó vẫn thấy lạnh. Cơn bệnh vắt kiệt sức nó mấy ngày nay, mà nó cũng chẳng thèm làm gì nữa. Chết thì có sao, cuộc đời nó đã chết từ ba năm trước rồi, chết từ cái ngày ba nó ném cho nó cái ba lô với mấy bộ đồ vì theo một người đàn ông trong xóm. Khăn gói theo Phát lên Sài Gòn những tưởng nó còn một nửa để được yêu thương nhưng cuộc đời này có tha cho nó dễ vậy đâu. Thức dậy sau một đêm hoan lạc, nó chỉ nhận được mỗi dòng chữ trên tờ giấy: “Xin lỗi, anh không có tiền để sống cùng em!”. Phát đưa nó đi một khoảng đủ xa, một khoảng đủ đau đớn, nhục nhã rồi bỏ rơi nó như một con chó không chủ. Từ đây nó trở thành đĩ thực sự.
***
Long đẩy cặp mắt kính lên nhìn Khang, có gì đó đau thắt trong lòng anh, Long thấy vừa xót xa lại vừa bứt rứt về câu chuyện của Khang. Như một sự bình thản Khang cười và nói:
“Anh là nhà văn, anh quen những chuẩn mực nề nếp rồi nên thấy khó chịu khi em nói như vậy.”
Long uống một ngụm nước để hạ đi nghẹn ngào:
“Anh có ý muốn viết một truyện ngắn về đề tài mại dâm và đồng tính nam nên nhờ em giúp. Em trả lời anh bằng thái độ bất cần vậy sao?”
Câu hỏi từ anh làm nó hơi ngượng:
“Thôi được rồi! Em kể như vậy cũng đủ để anh thêm thắt vô thành một câu chuyện ăn khách như mấy ông nhà báo, hay nhà văn khác.”
Long tò mò hỏi:
“Sao em nói vậy? Họ cũng có mục đích chân chính giống anh mà.”
Một cái cười khẩy, ánh mắt của Khang đầy bất mãn:
“Miếng cơm manh áo làm họ nhìn về những người đồng tính và mại dâm đầy sự mỉa mai phê phán, vậy thì nói và kể cho họ làm gì! Nhà văn thì chỉ giỏi tô hồng cuộc sống với những chuyện tình hoàng tử, công chúa. Viết như vậy mới có tiền anh à. Họ ru ngủ độc giả, khiến họ hài lòng về thực tại, trong khi đó bên lề xã hội đầy những chuyện đau xé lòng thì nó chỉ đề cập như hạt cát mà thôi. Văn học ru ngủ con người liệu có là văn học thực sự không anh?”
Long cất vội cặp kính, anh chợt nghĩ về những lời của Khang, có lẽ đây là lần đầu tiên có một người cho anh một gáo nước lạnh. Long nhìn Khang và nói:
“Vậy bây giờ em muốn điều gì trong cuộc đời này?”
Nhanh như cắt, Khang đáp: “Muốn được sống, chỉ vậy thôi!”. Sài Gòn một ngày đầy nắng, gió nhẹ lướt qua từng kẽ lá. Ly cà phê đen sẫm lại, lạnh ngắt.
***
Tiếng xe máy nổ giòn ngoài đầu ngõ, Long bước vào với vẻ mặt hớn hở. Anh định bụng sẽ báo với Khang về tin truyện ngắn Đôi mắt anh viết về đề tài đồng tính và mại dâm sắp được phát hành và sẽ được họp báo ra mắt vào năm tháng sau. Căn phòng cuối dãy trọ vắng lặng, cửa khóa thật chặt. Long gọi điện cho Khang chờ đợi và thất vọng. Nhìn quay quắt, anh tiến lại gần ông lão mù xem bói:
“Bác cho cháu hỏi cậu Khang trong xóm trọ còn thuê phòng không?”
Ông lão mù chỉ tay vào tấm bảng treo với dòng chữ “xem bói, hỏi thăm hai chục”. Long rút vội tờ tiền đặt xuống, ông lão hấp háy đôi mắt mù rồi trả lời:
“Cậu ta đi rồi!”
“Đi đâu?”. Long hỏi trong sự gấp rút.
Ông lão chỉ cười và lại trỏ tay vào tấm bảng, hiểu ý Long cho tờ tiền tiếp theo vào. Khuôn mặt ông rạng rỡ và đáp:
“Đi về nơi cậu ta muốn thuộc về nó. Người chết sẽ mở mắt cho người sống, vì cuộc đời này là một vòng tròn và cậu cũng thế thôi.”
Lão già cười nhạt. Chiếc taxi dừng lại một chàng trai lịch lãm bước xuống, anh ta nháy mắt với Long một cái rồi đi vào. Ông lão mù cầm tiền cười tươi rói, lão hướng đôi mắt mù về phía đầu hẻm. Đôi mắt mù thật sâu hoắm.
***
Sài Gòn một ngày thứ bảy oi bức, quán nước bên đường trong có vẻ đắt khách. Tiếng của Phương vang vang:
“Khang ơi! Đem hai nước đắng ra cho khách, lẹ đi anh.”
Nó bưng vội hai ly nước ra cười thật tươi, chào khách và tử tế đặt nước xuống. Một ánh mắt thân thiện từ người khách làm nó thấy ấm áp lạ thường. Phố xá buổi trưa thật ngột ngạt, ai cũng tìm ình một khoảng râm mát, duy chỉ có một người đàn ông ngoài sáu mươi, vẻ ngoài khắc khổ mang trên người chiếc ba lô bạc màu, đội nắng dò hỏi từng người. Như một sự cảm thông, Phương lấy vội ly nước mời người đàn ông lạ.
“Bác uống nước đi! Trưa trời nắng thế này mà bác đi đâu thế này.”
Người đàn ông ủ rũ trả lời:
“Bác đi tìm con trai, đứa con trai mà năm năm trước bác đã đành lòng đuổi đi vì nó là bê đê.”
Nói đến đó nước mắt của người đàn ông chợt trào ra, những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Ông khóc như một đứa trẻ. Phương khóc theo tự bao giờ mà cô không hề hay biết:
“Vậy bác có hình của ảnh không?”
Ông lục trong chiếc ba lô ra tấm hình một chàng trai mà Phương phải giật mình làm đổ cả ly nước. Đó chính là Khang, không thể khác được, năm năm trôi qua nhưng khuôn mặt cậu vẫn không thay đổi nhiều. Có điều đôi mắt tròn đen giờ là đôi mắt khác. Phương bật dậy, chạy một mạch ra phía sau, nói trong đứt quãng:
“Ba anh...lặn lội từ dưới quê lên… tìm anh kìa.”
Khang không còn tin vào tai mình nữa. Nó chạy vù ra trước nhìn người đàn ông khắc khổ đang ngồi bên bàn nước. Sự nức nở, nghẹn ngào làm nó không nói lên lời, nó định lao vào ôm lấy ông nhưng có một thế lực nào đó ghì chân nó lại. Chợt nó thấy hận ba nó, vì ba nó mà cuộc đời nó tan nát, hận ba nó đã từ bỏ mối quan hệ cốt nhục vì những quan niệm hủ tục nặng nề. Cách vài bước chân là nó có thể đến gần ba, nhưng nó không tài nào vượt qua được cảm giác lúc này, nó áp người vào tường và ra hiệu cho Phương để cho ba nó đi.
Người đàn ông thiểu não bước đi, dáng người còm cõi nặng nề. Nó ngước nhìn theo, bây giờ nó lại muốn chạy theo ông, còn vài bước chân nữa thôi, vài bước nữa thôi. Ầm một tiếng, chiếc xe tải tông vào một ai đó, trong không gian chói chang buổi trưa vang lên một tiếng: “Tía ơi”. Âm thanh ré lên rồi tắt lịm.
Tiếng khóc sụt sùi của người đàn ông ngoài sáu mươi tuổi nghe thật nặng nề ai oán. Phương nước mắt đầm đìa nhìn Khang đang siết lấy tay tía nó trăn trối lời sau cùng:
“Tía ơi! Con muốn được về nhà, con muốn... lắm!”
Giọng nó thều thào yếu đi nhiều:
“Con không còn trách hay hận tía, vì đối với con, tía mãi là người thân mà con yêu quý. Dù tía có sai đi nữa thì con vẫn thương tía. Con cũng không trách cuộc đời này, vì đối với con được sống đã là hạnh phúc lắm rồi...”
Đôi mắt nó mờ dần, hình ảnh của Quân lại hiện về càng lúc càng rõ, Quân đang cười thật tươi, đôi mắt long lanh đang vẫy gọi. Gió ập vào hàng cây bên đường mang theo vài cánh hoa bằng lăng tím lịm rơi nhẹ vào mắt nó...
Long sụt sùi kể câu chuyện về Khang trong ngày ra mắt tập truyện Đôi mắt. Anh đặt nhẹ cặp kính xuống bàn, khán phòng im thin thít, chỉ còn tiếng của Long vang lên: “Người đồng tính cũng là con người, đừng dùng định kiến của xã hội mà cướp đi hạnh phúc của họ.”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui