Tại vùng núi phương bắc đất nước, có một chiếc xe ngựa đang thong dong chạy trên con đường gập ghềnh đầy đá sỏi, đi trước là đoàn người ngựa hộ tống. Trời đã đổ chiều, nắng vàng in bóng thành vệt dài trên sườn núi. Từng làn gió nhẹ thổi, cuốn theo vài chiếc lá rụng bay đi. Lúc này đang độ cuối thu, cảnh vật nơi đây nhuốm màu heo hút, cô quạnh.
Từ phía xa con đường, có một toán người ngựa tiến tới, đao gươm sáng loáng, hò hét vang núi rừng. Nhận thấy đó là một toán cướp, một người trong đoàn hộ tống quay lại, nói với người trong xe:
- Chủ nhân, xin hãy cẩn thận, phía trước chúng ta có một toán cướp.
Rồi y quay sang nói với những người còn lại.
- Các anh em chú ý, bảo vệ chủ nhân.
Nói xong, tất cả năm năm tay đao đề phòng.
Quả nhiên toán người ngựa phía trước là sơn tặc. Nhưng chúng vô cùng táo tợn và hung hãn, vừa kéo đến đã vung đao chém xối xả vào đoàn người hộ tống. Trận ác chiến xảy ra. Đoàn người hộ tống một lòng bảo vệ chủ nhân, đao kiếm dương ra chặn nối, quyết không ột tên cướp nào tiến gần tới xe ngựa. Tuy nhiên, bọn cướp quân số quá đông, lại ra tay tàn bạo. Chỉ trong chốc lát chúng đã giết chết hơn chục người. Thấy không thể chống nổi, một người trong đoàn hộ tống hét lớn:
- Lão gia, mau chạy đi.
Tên phu xe liền quất ngựa mấy roi thật mạnh. Hai con ngựa lồng lên, hí một hơi dài rồi phi nhanh về phía trước. Chiếc xe ngựa đâm thẳng vào giữa đám hỗn chiến, khiến người ngựa hai bên vội vã dạt vào vệ đường. Rồi nó lao nhanh xuống chân núi . Đám cướp cũng lập tức thúc ngựa đuổi theo.
Đường núi nhỏ hẹp, quanh co, Một bên là vực thẳm, một bên là vách đá muôn trượng, chỉ đủ cho hai ngựa song hành. Vì vậy, dù có cố gắng đến mấy,lũ cướp cũng không tài nào bắt kịp được. Chỉ khi xuống chân núi chúng mới có cơ áp sát.
Đến một ngã ba, một tên trong số bọn cướp, râu ria xồm xuề, khuôn mặt đầy sẹo đã chạy song song cùng với xe ngựa. Y một tay giữ cương, tay còn lại vung đao chém thẳng vào tên phu xe. Tên phu không né tránh kịp, một đao chém thẳng vào cổ. Máu từ đó phụt ra thành tia lớn, y lập tức mất mạng, xác văng sang vệ đường.
Thấy vậy, vị lão gia áo gấm từ trong xe ngựa vội nhao ra, nắm lấy giây cương quất mạnh vài cái. Hai con ngựa lồng lên, ép tên cướp bật ra khỏi đường chạy, rồi phi nhanh về phía trước. Ngay lập tức, mấy tên đằng sau lại lao lên, áp sát xe ngựa. Một tên trong số chúng vung đao chém đứt mấy sợi đai trên lưng ngựa. Chiếc xe không còn vật kéo, cầy xuống mặt đường rồi lộn vòng trên không, hất văng ba người trên xe ra xa. Vị lão gia đập đầu vào đá, máu chảy ra lênh láng, chết ngay tức khắc. Còn lại hai người, một người đàn bà và một thằng nhỏ, chính là vợ con vị lão gia kia. Người đàn bà vì lấy thân mình che chắn, bảo vệ cho đứa con nhỏ nên cũng bị thương mà chết. Còn thằng nhỏ sau một lúc hết đau buốt do va đập mới ngọ nguậy thoát khỏi vòng tay của mẹ. Nó bò lên nhìn mặt mẹ, thấy máu me bê bết, vừa khóc vừa gọi thảm thiết:
- Mẹ… Mẹ…Mẹ ơi, mẹ …
Trong lúc đó, bọn cướp đã lục soát, lấy đi tất cả vàng bạc, tiền của trên người vị lão gia kia. Rồi chúng tiến tới, lột sạch nữ trang của người đàn bà. Thằng nhỏ thì cứ ở bên mẹ mà khóc. Một tên trong số bọn cướp khoái trá cười nói:
- Hà, anh em, hôm nay kiếm được kha khá đó, tha hồ cho chúng ta rượu thịt đêm nay.
Cả bọn cướp lại ha hả cười lớn. Một tên chột mắt nói:
- Đúng vậy. Hà hà. Còn thằng nhỏ này, cũng nên cho nó đi theo cha mẹ nó cho đỡ tội.
Nói đoạn, gã vung đao lên, bổ thẳng xuống đầu thằng bé. Thằng bé thì chỉ biết ngồi đó khóc lóc gọi mẹ.
Đúng lúc lưỡi đao vừa chạm tới chỏm tóc thì từ xa, một viên sỏi bắn đến. “Keng” một tiếng, thanh đao gãy làm đôi, lươi đao văng ra tít xa. Khi lũ cướp còn chưa kịp định thần xem xem chuyện gì xảy ra thì lại “phụp” một tiếng, tên chột mắt đổ gục xuống đất, trên đầu có một lỗ thủng, máu và não từ chỗ đó trào ra. Quá hoảng sợ, lũ cướp nháo nhác nhìn quanh thì thấy một lão ông cưỡi ngựa từ xa tới, hai mắt trừng trừng nhìn về phía chúng. Trong nháy mắt một tên cướp đã bị giết chết khiến lũ cướp kinh hồn bạt vía. Cả bọn hoảng loạn nhìn nhau, tay năm năm đao kiếm, chân bước giật lùi từng bước. Không ai bảo ai mà mồ hôi cứ túa ra đầm đìa. Tuy vậy trong đầu của lũ cướp hung tàn này không chỉ có nỗi sợ hãi. Khi ngựa của ông lão kia tới gần, cách chúng chừng mươi bước thì một vài tên hét lớn lao tới, rồi tất cả cùng tấn công.
Ông lão quắc mắt nhìn một lượt, một tay cầm bầu rượu, tay còn lại vận lực đánh vài quyền. “Bịch bịch” vài tiếng, cả thảy gần ba chục tên cướp đều ộc máu mà chết, đủ thấy võ nghệ của ông lão vô cùng cao siêu. Người này không ai khác hơn chính là lão Tiếu Phong, vốn mất tích trên chốn giang hồ. Lão thúc ngựa tới bên thằng bé, ánh mát nhìn đầy xót xa và thương hại. Lão thở dài và bảo với thằng bé:
- Số ngươi khổ rồi!
Thằng bé khi nãy cũng trông thấy ông lão giết chết lũ giặc cướp, luôn hoài kêu khóc:
- Mẹ ơi…mẹ…mẹ dậy đi… mẹ ơi…
Rồi nó lại nhìn sang cha nó cách nó không xa, mếu máo:
- Ba, ba ơi… ba….
Lão Tiếu Phong ái ngại liền nói với thằng bé:
- Cha mẹ ngươi mất rồi. Từ nay ngươi hãy theo lão, được không.
Thằng bé cứ nằng nặc khóc:
- Baaaaaaa, mẹeeeeee
Lão Tiếu Phong liền xuống ngựa, xoa đầu thằng bé một cái rồi điểm ngay đại huyệt trên lưng thằng bé. Nó liền ngất đi. Thế là bóng hai người trên lưng ngựa khuất dần nơi sườn núi.
Bốn ngày sau, tại miền núi xa xôi nơi biên ải.
Nơi đây chính là nơi lão Tiếu Phong sống mấy năm qua, kể từ khi lão biệt tích giang hồ. Sống cùng lão tại đây còn có bốn người nữa, gồm một đôi vợ chồng trẻ- người chồng tên Cao Duy Tài, vợ tên Khúc Thị Hiền- một người đàn ông tên Quách Văn Vi và một gã người Tống tên Giang Thất Long.
Trong căn nhà tranh lớn bên bờ suối, có một thằng bé cứ ngồi trên giường khóc một mình. Đó chính là thằng bé mà hôm nọ lão Tiếu Phong đã cứu và đem về nuôi nấng. Thằng bé khóc rả rích từ sáng, mà giờ đã là trưa vẫn chưa thôi. Nó luôn miệng gọi:
- Ba, mẹ, con muốn về nhà.
Từ bờ suối, một người phụ nữ dáng người nhỏ nhắn, tuổi khoảng ngoài đôi mươi, chính là Khúc Thị Hiền, đi vào vỗ về thằng bé:
- Nào, cháu của cô ngoan nào, nín đi cô bế ra xem cá nhớ.
Thằng bé vẫn một mực đòi về nhà:
- Về nhà cơ. Hức, hức. Ba, mẹ. Con muốn về nhà.
Thị liền bế thằng bé ra bờ suối. Con suối nước trong vắt, nhìn rõ mồn một đàn cá đang tung tăng bơi lượn, vẩy cá sang lấp lánh. Thị chỉ tay về phía mấy con cá đang bơi và nói:
- Cháu của cô xem kìa, mấy con cá đang bơi kìa.
Thằng bé vẫn thút thít khóc đòi về nhà.
Một người đàn ông cao lớn là Quách Văn Vi đang bổ củi gần đó liền lấy tay lau mồ hôi, nói với sang:
- Để chú bắt vài con cho cháu chơi nha.
Người phụ nữ liền quay sang nói với thằng bé:
- Đúng rồi, để chú Vi bắt vài con cho cháu chơi nha.
Rồi quay sang nói với người Vi
- Anh Vi, anh bắt mấy con đi, lát nấu em nấu canh cá, cũng sắp trưa rồi.
- Hay lắm- Quách Văn Vi đáp- Tôi là thích nhất cái món canh cá của cô đấy.
Nói đoan, y xắn quần nội xuống suối. Chỉ trong nháy mắt, đã có hai con cá chép to đại trong tay. Y dương hai con cá lên, lớn tiếng nói:
- Cô Hiền, cô xem từng này đã đủ chưa.
Từ xa, có hai người đàn ông khác tiến tới. Một người dáng người cao lớn, có phần thô thiển là Giang Thất Long nói tướng lên:
- Này hai người, bỏ cái món canh cá đi, xem cái này này.
Nói rồi y vứt đánh “uỵch” một tiếng xác một con nai rừng lớn mà y cặp bên sườn từ nãy giờ xuống. Rồi cười khà khà và nói:
- Hà hà, hôm nay gặp vận, vớ được nó. Tha hồ mà chén.
Quách Văn Vị đang ở dưới suối liền vứt hai con cá xuống nước, nhao đến bên xác con nai, vẻ mặt đầy thích thú. Y nói:
- Lớn thật đó. Cái này nướng lên thơm phải biết. Không khéo hết rượu như chơi chứ.
Người đàn ông còn lại chính là Cao Duy Tài, phong thái có phần nho nhã hơn cười nói:
- Với cái lũ chúng nó, anh em ta có mà hết rượu dài dài.
Rồi quay sang phía thằng bé nói:
- Xem chú có gì cho thằng cu nào.
Một con khỉ con được đưa ra, nằm gọn lọn trong bàn tay của y, toàn thân run bần bật. Cao Duy Tài ấn nhẹ hai đầu ngón tay vào đầu con khỉ , nó liền kêu vài tiếng “kẹc kẹc”. Hiếu kỳ trước con vật lạ mà từ trước tới nay chưa từng được nhìn thấy, thằng bé nín dần. Hai mắt nó lạ lẫm nhín về con vật bé nhỏ non nớt kia, rồi đưa tay xoa nhẹ hai cái lên bộ lông lơ thơ, màu nghệ.
Nhờ có con khỉ làm bạn, từ đó trở đi thằng bé không còn nhớ nhà và cha mẹ nữa, dần dần quen với cuộc sống chốn rừng núi này.
Vào đêm trung thu đầu tiên tại núi rừng, khi đó Trần Văn Phúc- tên thằng bé – tròn bảy tuổi, lão Tiếu Phong và những người còn lại tổ chức trông trăng trên đỉnh núi Vạn Động, ngọn núi cao nhất trong vùng.
Đêm nay, bầu trời cao lồng lộng, ánh trắng tỏa sáng khắp muôn nơi. Cả năm người, ai cũng chuẩn bị một món quà riêng để tặng cho Phúc. Đầu tiên là Khúc Thị Hiền, người thân thiết với nó như mẹ ruột. Thị tặng thằng bé một bộ quần áo mới tinh, được thị chăm chút thêu hình một chú khỉ trước ngực áo. Khỏi phải nói, thằng bé mừng trông thấy, nó vội cởi hết đống quần áo cũ trên người, diện ngay bộ y phục mới rồi thích thú khoe với mới mọi người. Khúc Thị Hiền mỉm cười dịu dàng, âu yếm nhìn thằng bé:
- Thế Phúc có thích quần áo cô tặng không.
Thàng bé liền đáp một tiếng to tròn, ngộ ngĩnh:
- Có ạ.
Mọi người đều cười đùa rất vui vẻ. Quách Văn Vi liền trêu trọc:
- Thằng Phúc này thế mà cũng biết nịnh người lớn rồi đấy.
Rồi y quay sang nói với thằng bé:
- Ta có cái gì cho cháu nè.
Đó là một chiếc đèn kéo quân. Quách Văn Vi lấy mồi lửa đã chuẩn bị trước, châm vào trong cây đèn. Ngọn đèn bừng sáng. Ánh sáng từ cây đèn tỏa ra, tạo bóng trên mặt đất không khác gì một bông sen đang nở, lung linh vô cùng. Trên đèn còn vẽ trang trí đủ hình các con vật, nào hổ, nào rắn, nào khỉ, tất cả đều sinh động như thật. Thằng bé tròn mắt thích thú, thốt lên:
- Hay quá. Cho cháu. Chú ơi, cho cháu.
Miệng vừa nói, hai tay vừa đưa ra với cây đèn. Quách Văn Vi liền rụt cây đèn lại, hỏi:
- Thế Phúc có quí chú không?
- Cháu có- vừa đáp, thằng bé vừa lao ra chộp lấy cây đèn.
Nó mê mẩn ngồi nghịch cây đèn. Ánh sáng tỏa ra từ cây đèn như có sức hút kì lạ với nó. Con khỉ con bị bỏ rơi, buồn bực cứ nhảy lên đầu, lên cổ thằng bé, bíu tóc mà giật giật.
Rồi Cao Duy Tài tặng thằng bé một cây sáo trúc, tiếng sáo vô cùng thanh và trong. Giang Thất Long thì tặng thằng bé một cái vòng, trên vòng có tết một chiếc răng hổ rất to. Đó chính là chiến tích mà y rất đỗi tự hào, khi chỉ với tay không, y đã hạ được con hổ dữ tợn nhất miền sơn cước này. Tất cả đều khiến thằng bé thích thú vô cùng. Cuối cùng đến lượt lão Tiếu Phong tặng quà. Đó là một đôi giày vải mới, không có gì đặc biệt. Thằng bé có vẻ không thích. Nó tỏ thái độ thờ ơ khi cầm đôi giày trên tay. Thấy vậy, lão Tiếu Phong cười hiền hòa và hỏi:
-Sao? Cháu không thích quà của ông à?
Thằng bé giả tảng phớt lờ không trả lời. Lão Tiếu Phong lại nói tiếp:
- Từ mai, ông bắt đầu dạy cháu võ công. Đôi giày này là để dùng khi tập luyện.
Thấy vậy, thằng bé tươi tỉnh hẳn lên. Nó hồ hởi hỏi:
- Có thật không hả ông?
- Ừm.
Lão Tiếu Phong trả lời rồi lại cười hiền hòa.
Thằng bé nhảy cẫng lên reo hò vì sung sướng, miệng la lớn:
- A. Hay quá. Mai học võ rồi. A. Hay quá.
Nguyên trước đó, mỗi lần thấy Giang Thất Long, Quách Văn Vi hay Cao Duy Tài luyện võ, quá chiêu, thằng bé đều đòi được dạy nhưng cả ba đều từ chối, lấy lí do võ nghệ mình tệ hại, có người lại học từ lão Tiếu Phong lên xúi thằng bé đến nài nỉ lão dạy cho. Nhưng mấy lần mà lão vẫn chưa chịu dạy.
Cả năm người ngồi đó đều bật cười trước thái độ của thằng bé. Quách Văn Vi liền quay sang đề nghị với lão Tiếu Phong.
- Ông à, đang trăng đẹp, ông biểu diễn vài đường quyền cho chúng con xem đi.
Mấy người còn lại cũng tán đồng. Lão Tiếu Phong liền vui vẻ nhận lời:
- Được. Vậy thì chú Tài cho ta xin một khúc nhạc song hành.
Vậy là Cao Duy Tài liền lấy cây sáo vừa tặng thằng bé, thổi một điệu. Tiếng sáo cất lên, thanh ngân trong đêm trăng lồng lộng. Từ trên đỉnh Vạn Động, tiếng sáo lan tỏa khắp núi rừng, bay vút lên cao, hòa với âm thanh vi vu nhè nhẹ của gió núi. Trong cái âm hưởng của khúc nhạc, lão Tiếu Phong bắt đầu thi triển quyền pháp. Các chiêu thức đánh ra, khi thì khoan thai, chầm chậm như mây trôi lờ lững, khi thì nhanh gấp, trùng điệp như gió như mưa. Sự hòa quyện đó khiến mấy người ngồi xem mê mẩn tựa kẻ mất trí, chỉ còn biết thả hồn theo điệu nhạc, đường quyền, giữa cái bao la tịch mịch của núi rừng. Trên đời, thực không có cái thú nào hơn được.
Khi bài quyền kết thúc, thằng bé phấn khích nói:
- Hay quá. Thế mai kia cháu cũng được như vậy hả ông.
- Ừ. Cứ chăm chỉ tập luyện thì chẳng mấy cháu được như ông đâu- lão Tiếu Phong động viên.
Thằng bé lại quay sang nói với Cao Duy Tài:
- Chú Tài. Chú dạy cháu thổi sáo đi. Cháu cũng muốn thổi sáo hay như chú.
Cao Duy Tài xoa đầu thằng bé rồi đáp:
- Thằng nhỏ này tham lam quá đi. Cái gì cũng muốn. Được, mai mốt chú dạy cho.
Thế là thằng bé lại nhảy cẫng lên reo mừng. Con khỉ trên vai nó cũng rối rít không kém.
Sáng hôm sau, từ lúc núi rừng còn ướt đẫm sương, hai ông cháu lão Tiếu Phong đã kéo nhau đi học võ tại một bờ đá, bên cạnh con thác trên núi.
- Phúc. Cháu phải nhớ. Võ học trước tiên là để bảo vệ con người, bảo vệ chính nghĩa, tiêu diệt cái ác – lão Tiếu Phong giáo huấn. Kẻ học võ trước tiên phải có cái tâm hướng thiện, phải biết yêu điều ngay, cái tốt. Có vậy mới mong thành tài.
Thằng bé gật đầu đáp một cách lễ phép:
- Dạ, thưa ông.
Lão Tiếu Phong lại nói tiếp:
- Luyện võ, là phải luyện từ căn bản, từ đường quyền, ngọn cước. Kẻ luyện võ đòi hỏi phải có sự nhẫn lại, kiên trì. Dục tốc bất đạt. Phải luyện cả chiêu thức lẫn nội công. Xuất chiêu mà không có lực thì chỉ như bong bóng nước, dễ vỡ mà thôi. Còn có lực mà không biết dụng chiêu thì lực đó cũng như không, chẳng khác gì nước thế đất bằng, chảy lênh láng khắp nơi mà không có ích gì. Võ công phải có chiêu có lực, đánh ra phải như mạnh mẽ mà biến hóa, như con gió mạnh, tuy vô hình mà có thể quật đổ được cây lớn…
Sau một hồi giáo huấn, lão Tiếu Phong bắt đầu chỉ dạy võ công cho thằng bé.
Suốt cả buổi sáng, lão bắt thằng bé hết chạy từ trên đỉnh núi xuống lại chạy từ dưới lên, rồi lại vớt đá dưới lòng suối hay leo cây tre. Đến chiều lại bắt thằng bé học cách vận khí, luyện nội công. Quả thật những bài tập đó vô cùng khó nhọc đối với nó. Nhiều lúc nó chối nguây nguẩy không muốn tập nữa. Có khi còn giả ốm. Nhưng chỉ được một hai bữa rồi lại được mọi người động viên, nó lại tiếp tục tập luyện.
Kể từ khi tập võ, mọi người trong khu nhà tranh cũng quan tâm đến thằng bé nhiều hơn. Người thì bắt rùa, ba ba, người thì bắt gà lôi, chim trĩ để nấu ăn tẩm bổ cho nó. Có lần, Giang Thất Long còn lừa cho thằng bé nuốt một cái mật rắn to đại, khiến thằng bé khóc giãy trời giãy đất, phụng phịu dỗi mất mấy hôm. Nhưng cũng nhờ đó mà thằng bé có thể trạng hơn người. Khi lên mười mà nó đã có thể lặn dưới nước bằng bốn năm lần người thường. Chẳng thế mà có lần, nó đã lặn xuống tận đáy hồ sâu mười mấy thước dưới chân thác, rồi hì hục chôn hũ rượu lớn của lão Tiếu Phong xuống đó, khiến lão tìm suốt mấy ngày không ra.
Lên mười hai, thằng bé đã tinh thông đao thương kiếm kích, quyền cước trảo chỉ, không món nào không điêu luyện. Thậm chí, chân khí của thằng bé cũng đã đạt được bằng hơn mười năm tu luyện của người thường. Và cũng từ đây, lão Tiếu Phong bắt đầu truyền dạy cho thằng bé công phu bậc nhất của lão, tuyệt kỹ kì ảo đã thành danh trên dang hồ. Đó chính là Vô tướng quyền pháp.
Một buổi sớm trên tảng đá bên con thác, lão Tiếu Phong nói:
- Phúc, hôm nay ông bắt đầu truyền dạy cho cháu Vô tướng quyền pháp, bộ võ tâm đắc cả đời của ông. Cháu phải nhớ, cháu là chân truyền duy nhất của bộ võ này, vì vậy phải gắng tập luyện chăm chỉ, không được phép lười nhác.
- Dạ, thưa ông- thằng bé đáp.
Lão Tiếu Phong lại nói tiếp:
- Được rồi, giờ hãy dùng toàn bộ võ công cháu đã học được đánh với ông.
Thằng bé tròn mắt nói:
- Dạ. Đánh với ông ạ. Như thế .. thế
Từ trước tới nay, vốn chỉ có thằng bé giao đấu với mấy người Giang Thất Long, Quách Văn Vi, Cao Duy Tài, lão Tiếu Phong đứng ngoài chỉ điểm chứ chưa bao giờ hai người trực diện đối đầu. Vì vậy thằng bé có phần e dè. Lão Tiếu Phong liền nói:
- Sao. Cháu không giám đấu với ta. Hay cháu không muốn học bộ võ này. Là con trai, có gì mà không giám cơ chứ.
- Dạ…
Thằng bé vẫn ấp úng chưa biết trả lời ra sao. Lão Tiếu Phong lại nói:
- Bộ quyền pháp này không hoa mỹ, lăng lệ, nhưng lại vô cùng ảo diệu. Chỉ có trong chiến đấu mới có thể lĩnh ngộ được nó. Nào, gắng mà đỡ này.
Nói đoạn, lão Tiếu Phong đánh ngay một quyền tới đầu thằng bé. Thằng bé vội nghiêng người né tránh. Lão lại đánh một quyền nữa, thằng bé lại né tránh. Thấy vậy, lão lại phát một quyền nữa. Quyền này nhanh hơn quyền trước nhiều, như cú mổ của chim ưng. Chỉ nghe “bịch” một tiếng, thằng bé đã ngã nhào ra đất, hai tay ôm trán xít xoa. Lão Tiếu Phong nói:
- Chậm quá. Phải nhanh hơn nữa.
Thằng bé trúng quyền đau điếng, trau mỏ nói:
- Ông đánh nhanh như vậy, cháu làm sao đỡ được.
Lão Tiếu Phong đưa tay vuốt chòm râu bạc, cười và đáp.
- Cháu còn trẻ, sắp là thanh niên tới nơi rồi chẳng lẽ lại không nhanh bằng ông đã ngoài sáu mươi sao.
Thằng bé đáp:
- Nhưng ông luyện võ đã lâu, cháu thì mới được mấy năm, đâu thể đánh lại được.
- Hà hà. Được. Nếu vậy thì giờ ông sẽ chỉ thủ, cho cháu đánh. Chỉ cần trúng được một chiêu thì tối nay ông sẽ có thưởng –lão Tiếu Phong nói.
- Thưởng gì vậy ông.
- Ha ha hà. Bí mật. Đảm bảo cháu rất thích. Cháu hãy lo làm thế nào để đánh trúng ông cái đã.
- Dạ. Vậy cháu đánh đây- thằng bé hồ hởi.
Thằng bé liền thu bộ pháp rồi lao đến. Bị phần thưởng cuốn hút, nó dốc hết sức mình vào quyền pháp. Song quyền liên tiếp công vào trung bộ cũa lão Tiếu Phong. Ở cái tuổi niên thiếu này, thằng bé nhanh như một chú sóc, thân hình luôn vũ động. Ấy vậy mà chỉ cần tay chiêu thôi, lão Tiếu Phong cũng dễ dàng hóa giải mọi thế tấn của thằng bé, dù người không di chuyển một tấc, chiêu thức cũng không hề chứa nội lực. Thoáng thấy trảo bắt cổ tay phải, lại ngay lập tức thấy đỡ gạt tay trái. Chỉ một tay thôi mà thấy đủ cả quyền, trảo, kiếm, đao biến ảo, bắt chặt song thủ của thằng bé. Vừa đánh, lão Tiếu Phong vừa giảng giải triết lý của quyền pháp.
- Võ thuật cũng như quyền pháp, đều phải hướng tới hiệu quả chiến đấu. Trong giao chiến, không kể là quyền, trảo hay đao, kiếm, phải tùy hoàn cảnh mà phát huy. Không gò bó, khuôn mẫu, cứng nhắc, mà phải thật linh động, biến hóa. Đó chính là vô tướng
.