Hào Khí Đông A


Huyện Quỳnh Lâm, đồn canh phòng phía Nam, giờ Dậu ( khoảng 7h tối).

Ánh lửa sáng ngút trời, tiếng đao kiếm va chạm, tiếng chửi bới, kêu la vang một góc trời.

Nguyễn Bộc tay cầm trường đao, đứng trên mặt tường lũy liên tiếp chém ngã ba , bốn tến lính Chiêm Thành.

Bộ áo giáp mặc trên người nhuộm đầy máu, trên dưới, trước sau có hàng chục vết đao chém, giáo đâm.

Trên bả vai, nửa mũi tên vẫn cắm sâu vào da thịt, miệng vết thương vẫn còn rỉ máu.

Đây đã là đợt tấn công thứ tám trong ngày hôm nay của quân Chiêm.

Từ đầu giờ chiều, quân Chiêm đã tràn lên được mặt lũy, Nguyễn Bộc phải dẫn theo thân binh của mình ra cản giặc.

Chém ngã tên giặc cuối cùng, Nguyễn Bộc chống đao xuống đất, thở hồng hộc.

Nhìn lại xung quanh mình, hơn trăm thân binh giờ chỉ còn hai chục người còn đứng được.

Lại nhìn rộng ra xung quanh, mặt đất phía trước, sau tường lũy và cả trên mặt lũy, đâu đâu cũng là thi thể.

Quân chính quy, dân binh của Đại Việt và cả quân Chiêm, nằm ngổn ngang lên nhau, không còn phân biệt được ai với ai.

Ở phía xa, tiếng trống đặc chưng của quân Chiêm vang lên từ phía xa, đây là trống rút quân.

Theo tiếng trống, quân Chiêm dưới thành cũng lần lượt rút về sau.

Quan quân Đại Việt lúc này mới buông lỏng, cả đám ngồi sụp xuống, người uống nước, kẻ xé miếng vải của thi thể bên cạnh buộc vào vết thương vẫn đang chảy máu.

Lúc này, một thanh niên mặc trang phục đô trưởng tiến lại gần Nguyễn Bộc bẩm báo.

- Thưa quân trưởng, quân chính quy còn lại hai trăm mười một người, dân binh còn một trăm ba mươi hai người có thể chiến đấu.

Số người bị thương khoảng ba trăm.

Nghe báo cáo xong, sắc mặt Nguyễn Bộc sầm lại.

Hai ngày, từ một ngàn năm trăm quân giảm xuống còn ba trăm.


Tình hình này, chỉ một đợt tấn công nữa e rằng quân binh sẽ không còn một mống.

Lại nhìn những người còn lại, chiến đấu suốt mấy ngày khiến ai cũng có vết thương trên người, thể lực và tinh thần đều bị bào mòn nghiêm trọng.

May mắn đồn lũy này là vốn là một trạm canh phòng kết hợp với trạm truyền tin của triều đình nên lương thực và vũ khí khá đầy đủ.

Đồn lũy được xây dựng dựa vào thế núi, quan đạo chạy ngang qua trước mặt đồn, phía bên kia đường lại là bãi lầy lớn, người ngựa cơ bản không thể đi qua.

Phần đất phía trước đồn cũng không lớn, nhiều nhất chỉ đứng được ngàn người một lúc nên ưu thế quân số của quân Chiêm không phát huy được.

Quan đạo lại nằm trong tầm cung tên bắn ra từ đồn nên quân Chiêm không dám vượt qua mà bắt buộc phải hạ được nó.

Nguyễn Bộc lên tiếng hỏi tên đô trưởng.

- Lương thực, vũ khí ra sao? Liệu còn cầm cự được mấy ngày?- Thưa quân trưởng, số lượng mũi tên không còn nhiều, đại khái khoảng hai ngàn, lương thực chỉ đủ cho hai ngày nữa.

- Hai ngày thôi sao? Tình hình viện binh ra sao rồi.

- Bẩm, theo thám mã viện binh đã đến châu Cửu Chân.

Nghe đến đây, ánh mắt của Nguyễn Bốc mới bớt lo lắng.

Viện binh đã vào đến Cửu Chân, có nghĩa nguy cơ bị đột kích của trấn Thanh Đô đã được loại bỏ.

Hai ngày cũng đủ thời gian để dân chúng trong vùng chạy vào núi trốn giặc rồi.

Nghĩ đến đây, Nguyễn Bộc liền hạ lệnh cho binh lính chuẩn bị rút đi ngay trong đêm.

Sau đồn có một đường nhỏ dẫn ra sau ngọn núi, từ đó có thể men theo đường thượng đạo về đến Thanh Đô hội quân với quân triều đình.

Quân đoàn Diễn Châu của ông cũng coi như đã tận lực.

Nhận được lệnh rút lui, quan quân Đại Việt mau chóng di chuyển thương binh, mang theo vũ khí lương thực còn lại lần lượt di chuyển ra sau núi.

Tất cả đều thực hiện trong im lặng, một nhóm nhỏ vẫn ở lại tuần tra trên tường lũy để nghi binh.


May mắn hôm nay là một đêm không trăng, không sao, trời tối đen như mực nên quân Chiêm ngoài lũy không thể phát hiện ra tình hình trong đồn.

Mãi đến sáng hôm sau, khi quân Chiêm một lần nữa công đồn mới phát hiện ra bên trong sớm đã không còn một binh lính Đại Việt nào.

Chúng chỉ có thể tức giận đốt phá cả đồn lũy rồi mau chóng tiến quân ra Bắc.

Huyện Kết Duyệt, châu Cửu Chân, trấn Thanh Đô.

Khu vực này có địa hình đồng bằng nhưng có nhiều dãy đồi, núi thấp đan xen vào nhau tạo thành nhiều khu vực bị chia cắt.

Huyện Kết Duyệt ( tương ứng với huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) của châu Cửu Chân tiếp giáp với huyện Quỳnh Lâm ( tương ứng với huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) của trấn Diễn Châu.

Di chuyển giữa hai huyện này đều thông quan quan đạo chạy dọc theo một vùng đồng bằng nhỏ, tạo thành từ những dãy núi và đồi thấp.

Đồng bằng nhỏ này có hình chữ Y với chân chữ Y bắt đầu từ huyện Kế Duyệt, kéo dài khoảng ba cây số theo đường chim bay đến khi gặp một dải đồi thấp thì chia nhánh thành hai phần nối với khu vực đồng bằng Diễn Châu rộng lớn.

( Khu vực phường Quỳnh Thiện và xã Quỳnh Lộc, đoạn chạy từ cổng chào Nghệ An đến trung tâm thị xã Hoàng Mai ngày nay)Khu vực này vốn rừng cây rậm rạp, nhiều đồi núi nên có nhiều thú dữ, vì vậy dân cư rất thưa thớt.

Cả diện tích mười mấy cây số vuông chỉ có vài ba ngôi làng nhỏ với khoảng gần ngàn dân sinh sống.

Nhưng lúc này khu vực này lại trở nên đông đúc dị thường, khắp nơi đều có lều trại được dựng lên dọc theo quan đạo.

Tiếng người nói, tiếng ngựa hý, tiếng kêu của trâu bò kéo xe vang tận tầng trời.

Đây chính là khu vực đóng quân của cánh quân viện binh đi theo đường bộ của Đại Việt.

Sau hơn một ngày hành quân cấp tốc, cuối cùng cũng đến được khu vực trọng yếu án ngữ cửa ngõ vào trấn Thanh Đô.

Dưới mệnh lệnh của Lê Quý Ly, hai vạn đại quân bắt đầu dựng lũy, hạ trại đóng giữ.

Vốn dĩ khu vực này chỉ có một đồn lũy nhỏ tại khu vực khe núi giáp ranh giữa hai huyện, nhưng lúc này dưới sự xây dựng của đại quân, đã có ba lớp chiến lũy được dựng lên nhanh chóng.

Lớp ngoài cùng được xây dựng dọc theo sông Hoàng Mai, lấy khu vực đặt huyện phủ huyện Quỳnh Lâm làm doanh trại chỉ huy chính ( vị trí tương đương với khách sạn Mường Thanh Hoàng Mai ngày nay)Lực lượng có năm ngàn quân bộ binh, chia thành bốn doanh trại nhỏ và một doanh trại lớn.

Lớp thứ hai gồm hai lũy, phòng thủ khu vực cổ chữ Y ( vị trí tương ứng với dự án công ty Ju Teng, khu công nghiệp Hoàng Mai ngày nay).


Lực lượng có một vạn hai ngàn bộ binh, chia thành sáu doanh trại nhỏ, hai đơn vị phòng thủ lũy và một doanh trại lớn.

Lớp thứ ba, cũng là lớp trong cùng, được dựng lên dựa theo đồn lũy cũ nhưng bổ xung thêm nhiều công sự trong ngoài ( vị trí tương ứng với khu vực ổng chào Nghệ An ngày nay)Lực lượng có bốn ngàn quân, trong đó ba ngàn là viện quân từ kinh thành, một ngàn là quân địa phương thuộc quân đoàn Cửu Chân.

Ngoài bộ binh, lớp ngoài cùng được sự hỗ trợ từ khoảng một trăm năm mươi thuyền chiến, ba ngàn thủy quân đóng trại tại cửa Cờn.

Chỉ sau ba ngày, một phòng tuyến thủy- bộ đã được xây dựng xong, biến khu vực này thành một cứ điểm phòng ngự kiên cố chống quân Chiêm xâm nhập lên kinh thành.

Cả sông Hoàng Mai chỉ có duy nhất một chiếc cầu làm từ gỗ và đá bắc qua, một tiền đồn nhỏ được dựng ở bờ Nam sông để cảnh giới, từ đây các toán quân thám mã liên tục di chuyển về hướng Nam để thám thính tình hình.

Trời vừa sáng, binh lính Đại Việt trong đồn đang tiến hành đổi ca gác, bỗng từ phía xa vọng lại tiếng bước chân dồn dập.

Lính gác trên tháp canh vội vã đánh chiêng lớn, tiếng chiêng lúc này được dùng để làm tiếng báo động.

Quân binh Đại Việt nháo nhào chạy ra khỏi lều, mau chóng chạy lại sau hàng rào, dàn trận sẵn sang ngăn địch.

Đô trưởng chỉ huy đồn lúc này cũng cưỡi ngựa chạy lên phía trước nhất, một loạt mệnh lệnh được đưa ra.

- Ngũ một đến mười thủ hàng rào, còn lại dùng cung tên yểm hộ.

Nhận mệnh lệnh, các ngũ trưởng đưa người của mình vào vị trí, lính khiên đứng trước, lính giáo đứng sau.

Cung tên đứng hàng trong cùng, kéo cung cài tên sẵn sàng bắn khi có lệnh.

Đội hình vừa xong, trên đường phía xa nổi lên từng trận bụi.

Viên đô trưởng nheo mắt nhìn rồi hỏi lính gác trên tháp canh.

- Quân địch hay quân ta? Có bao nhiêu người? Thám mã hôm qua đã trở về chưa?Lính gác trên tháp canh quan sát một lúc rồi nói vọng xuống.

Đội ngũ khoảng ba trăm người, cờ hiệu và trang phục là của quân ta, tuy nhiên đều cũ nát và không rõ quân ở đâu tới.

Nghe báo cáo xong viên đô trưởng cũng không tỏ ra vui mừng, gương mặt vẫn lạnh tanh, vẫn hạ lệnh đề phòng.

Trong chiến tranh việc giả dạng không phải hiếm.

Mấy ngày qua có rất nhiều dân chúng chạy nạn về đây nhưng tuyệt nhiên không thấy một quân binh nào.

Bây giờ đột ngột xuất hiện hơn ba trăm người, không thể buông lỏng cảnh giác được.

Tiếng bước chân ngày càng gần, lính trong đồn đã có thể quan sát thấy những người đang đến.

Chỉ thấy một đội ngũ lộn xộn, ai nấy đều bẩn thỉu bụi đất, rất nhiều người bị thương được người khác dìu đi.


Đi trước nhất là một võ tướng trung niên, nhìn võ phục ít nhất cũng là quan tứ phẩm.

Tuy cả người bị thương, áo giáp cũng rách nát thảm hại nhưng uy thế thì không thể lẫn đi đâu được.

Đoàn người cách tường rào của đồn chừng trăm mét thì viên đô trưởng hô to.

- Người phía trước mau dừng lại, chứng minh thân phận nếu không chúng ta sẽ tấn công.

Binh lính trong đồn nghe vậy đồng loạt hô lên, cung thủ phía sau cũng hướng cung tên về phía đám người.

Trâm mét đã nằm trong phạm vi sát thương của cung cứng.

Võ tướng đi trên cùng cũng không giận dữ, lệnh đoàn người dừng lại, bản thân được hai thân binh dìu bước lên phía trước.

Thấy đoàn người đã dừng laị, viên đô trưởng cũng thoáng yên tâm, vẫy tay một cái.

Đám cung thủ phía sau cũng buông cung xuống, chỉ có binh lính phòng thủ vẫn giữ nguyên tư thế.

Đến khoảng cách khoảng ba mươi mét, viện tướng mới dừng lại, nhìn về hướng đô trưởng, nói một cách yếu ớt.

- Ta là Nguyễn Bộc, hữu vũ vệ tướng quân, trấn thủ sứ Diễn Châu, vừa rút lui từ đồn canh phòng phía Nam đến, mau mở cửa đồn, ta có tin tình báo quan trọng báo cho khu mật sứ đại tướng quân.

Đô trưởng vốn đã tin đến tám phần đây là quan quân của Diễn Châu rút về, lúc này thấy vị tướng kia xưng tên thì càng chắc chắn,Vội hạ lệnh mở cổng đồn, lại cho một nửa binh lính ra giúp đỡ thương binh.

Khi đoàn người mới vừa đi qua, tiếng vó ngựa phía xa vang đến, lính canh trên tháp cao nói vọng xuống.

- Đô trưởng, là lính thám mã của ta.

Viên đô trưởng cưỡi ngựa ra khỏi cửa đồn, tên lính thám mã chạy đến trước mặt đô trưởng, khom người báo cáo.

- Báo, quân Chiêm đang hành quân theo quan đạo đuổi đến đây, ước tính khoảng ba giờ nữa sẽ đuổi đến đây.

Viên đô trưởng cau mặt hỏi.

- Quân số của chúng khoảng bao nhiêu, có thủy quân không ?- Bẩm, quân địch phía trước ước khoảng năm ngàn quân, có hơn trăm kỵ binh, không có thủy quân yểm hộ.

Nghe đến đây, viên đô trưởng vội hạ lệnh cho người báo với tướng chỉ huy xin mệnh lệnh, một mặt hạ lệnh đóng lại cửa đồn.

Ánh mắt đầy lo lắng nhìn về phía xa.

.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận