Mười vạn câu hỏi vì sao + Phu thê cùng rời kinh + Phiền toái sẽ tự tìm tới cửa
Edit: Phương Quý tần
Beta: Uyển Sung dung
"Mau nói mau nói, người hắn thích là cô nương nhà ai vậy? Ngay trong kinh thành sao? Thân phận vô cùng đặc thù sao? Nếu không sao mãi vẫn chưa thành thân? Người nhà không vừa ý? Hay là vị cô nương kia đã mất, hắn từng thương hải nan vi thủy, trừ khước vu sơn bất thị vân [1]?"
([1] thương hải nan vi thủy, trừ khước vu sơn bất thị vân: ngắm biển xanh, khó còn gì đáng gọi là nước, trừ khi đã đến Vu Sơn, nếu không coi như chưa nhìn thấy mây; đây là hai trong 4 câu thơ trong bài Ly tứ kỳ 4 của nhà thơ Nguyên Chẩn thời Trung Đường, viết cho người vợ đã mất, dùng để biểu đạt tình yêu chung thủy)
Hoàng Đế nghe vậy liền che miệng Hoàng Hậu lại, cứ bô lô ba la như vậy, thực không khác gì mười vạn câu hỏi vì sao!
Cũng may, hiện tại bọn họ đã trở lại nội đường Chiêu Dương điện, người nên giải tán đều đã giải tán.
Như hắn mong muốn, trong phòng chỉ còn lại duy nhất hai người là hắn và nữ nhân ồn ào này.
Nếu mấy câu hỏi vừa rồi của Triệu Yên Dung bị Bùi Nghi nghe thấy, không chừng đã nhào lên bóp cổ hắn, bất chấp hậu quả gánh tội mạo phạm thiên tử.
Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để đối phó với bé cưng tò mò chính là lấp kín miệng nàng lại.
Lý Duệ nghĩ vậy liền làm ngay, cúi đầu xuống, rất tốt, thế giới thanh tịnh.
Sau đó, hai người lăn qua lăn lại đã lăn đến hơn nửa đêm.
Ban ngày, Triệu Yên Dung đã phân cao thấp với hai nội vệ, tối đến lại tiếp tục đấu lên đấu xuống cùng ông xã Hoàng Đế, cả thể xác lẫn tinh thần đều vô cùng mệt mỏi.
Tuy rằng chuyện vật lộn chăn gối này thực sảng khoái, nhưng ngay khi niềm khoan khoái ấy qua đi, xương mềm gân yếu như trở thành một đống củi, ngay cả một chút sức lực động đậy cũng không có.
Cũng may, hiện tại Lý Duệ đặc biệt ham thích hầu hạ bà xã của hắn.
Hơn nữa, sau khi vận động xong, hắn thần thanh khí sảng[2], tâm tình lại thực tốt.
Vì thế, Hoàng Đế đại nhân hu tôn hàng quý[3] mà tự tay ôm bà xã đại nhân đi tắm rửa, thay xiêm y, chà đến khi cả thân thể tuyết trắng phấn nộn từ trong ra ngoài mới cảm thấy mỹ mãn mà ôm trở lại giường.
([2] thần thanh khí sảng: Tinh thần sảng khoái.
[3] hu tôn hàng quý: Người có địa vị tôn quý lại đầu hàng, nhân nhượng với người có địa vị thấp hơn; hạ mình.)
Triệu Yên Dung rõ ràng ngay cả mắt cũng không mở ra được, vậy mà vẫn một mực canh cánh chuyện phong lưu của cữu cữu, nhắm mắt mà nhéo Lý Duệ, hắn không nói, nàng không cho hắn ngủ.
Lý Duệ bị nàng cào hồi lâu, cào đến mức làm cho cả thân thể của hắn có chút nóng lên, nhưng thấy nàng mệt mỏi thành như vậy, cuối cùng trong lòng vẫn luyến tiếc, ôm nàng nói: "Cữu cữu nàng vốn là người kín tiếng, chỉ là có một lần uống rượu say nói ra khỏi miệng.
Hình như năm đó khi hắn vẫn còn hành tẩu bên ngoài, ở một nơi núi rừng sâu thẳm, hắn gặp được một nữ hài tử đang tắm gội.
Không cẩn thận nhìn thấy, hắn liền dâng cả trái tim cho người nọ.
Khi đó, hắn còn nhỏ tuổi, chỉ khoảng mười một, mười hai tuổi, vậy mà vẫn nhớ mãi người ta hơn chục năm trời."
Mười một, mười hai tuổi!
Triệu Yên Dung làm ổ trong ngực Lý Duệ, bấm ngón tay nhẩm tính.
Mười một, mười hai tuổi chẳng phải mới chỉ là học sinh lớp 6 tiểu học sao? Người cổ đại đúng là trưởng thành sớm, cũng không biết lông tóc đã mọc đủ dài chưa?
"Nữ hài tử kia cùng hắn cũng không chênh lệch bao nhiêu tuổi, bị kinh hách liền chạy vội đi.
Sau này, dù hắn có cố gắng thế nào cũng không tìm người nọ nữa."
Triệu Yên Dung yên lặng thắp một ngọn nến trong lòng vì vị cữu cữu trưởng thành sớm lại si tình này.
Tuy loại tình cảm một thoáng kinh hồng vừa gặp đã thương[4] này nghe qua thực đẹp đẽ, nhưng nếu thực sự đặt trong sinh hoạt kỳ thực sẽ chết non.
([4] một thoáng kinh hồng vừa gặp đã thương: Dù chỉ một thoáng nhìn nhưng đã để lại những cảm xúc vô cùng mãnh liệt, khắc sâu ấn tượng.
Dạng như yêu từ cái nhìn đầu tiên =)))
Không biết tên họ, không rõ xuất thân, càng không có di động hay máy ảnh để lưu lại dáng vẻ, thực sự giống như mò kim đáy bể, biết đi nơi nào mà tìm người đây? Chẳng trách, cữu cữu cứ như vậy mà độc thân đã mười mấy năm.
Tuy rằng chỉ là một mầm cỏ trong tim, nhưng mối tình đầu ấy lại khắc cốt ghi tâm.
Còn chưa bao giờ nói chuyện, tất cả có lẽ vẫn luôn tự tưởng tượng trong đầu, cho dù vốn chỉ là một chú chim sẻ nhỏ bình thường, cữu cữu tưởng tượng nhiều năm như thế, chỉ sợ bây giờ chú chim sẻ trong suy nghĩ đã trở thành phượng hoàng hoa quang lấp lánh.
Càng không tìm thấy, lại càng bận tâm.
Nhiều năm nay, những cô nương yêu thầm Bùi Nghi bị thua quá oan uổng rồi, chỉ sợ ngay cả mắt mũi, lông mày của tiểu cô nương nhà người ta cữu cữu cũng không nhìn thấy rõ ràng, chỉ còn lại một dáng người mềm mại, trần trụi trong kí ức.
Khoan đã! Nữ hài tử mới mười một, mười hai tuổi, làm sao lại có dáng người?
Ngực, mông đã phát triển đầy đặn chưa?
Triệu Yên Dung cứ suy nghĩ hỗn loạn như vậy trong đầu, chẳng mấy chốc đã thiếp đi lúc nào không hay.
Nàng ngủ một giấc vô cùng an ổn ở nơi này, Bùi Nghi lại làm sao cũng không ngủ được ở Quan Quân Hầu phủ.
Cứ quay cuồng như thế đến tận nửa đêm canh ba, hắn liền nhổm người ngồi dậy, trên trán, sau lưng đều là mồ hôi.
Đêm khuya nặng nề, chỉ có ánh trăng ảm đạm lặng lẽ hắt qua khung cửa sổ lót lụa mỏng, chiếu vào gian nội thất.
Bùi Nghi dựa người trên giường, cả người dường như đã tan vào bóng đêm dày đặc, thật lâu sau cũng không thể tự thoát ra.
Qua hồi lâu, chỉ nghe thấy mấy tiếng thở dài dường như không thể nghe thấy truyền đến từ trong bóng đêm, chỉ chớp mắt đã bị bóng tối u ám nuốt chửng, không một dấu vết để lại.
------------
Thời tiết oi bức cứ giằng co hơn nửa tháng, trong cung liền truyền ra tin tức Hoàng Hậu bị cảm nắng, thân thể không khỏe.
Hoàng Đế vốn ái thê như mạng liền quyết định cùng Hoàng Hậu di giá rời kinh thành đến ngoại thành, tránh nóng ở Ngọc Tuyền sơn trang.
Vậy nên Hoàng Hậu liền giao phượng ấn cho Trịnh Đức phi và Cam Hiền phi cùng nhau chưởng quản, lại suy xét đến việc thân thể Bảo Trân Công chúa vẫn luôn yếu đuối, không tiện xuất cung, liền giao cho Cam Hiền phi nuôi dưỡng Công chúa.
Cứ thế, đoàn người đồ sộ rời kinh thành, thẳng hướng đến núi Thúy Bình.
Quả nhiên, không khí trong núi mát mẻ hơn kinh thành rất nhiều, nơi nơi râm mát, hoa thơm chim hót, nghỉ ngơi ở chốn thiên nhiên như vậy, thực làm cho tinh thần người ta vô cùng phấn chấn, thoải mái đến mức không muốn nghĩ rời đi.
Trước khi xuất cung, Hoàng Đế cảm nhớ đến công trạng to lớn khi Đại Tề khai quốc của phu thê Bình Dương Trưởng Công chúa và Bùi Độ, đặc biệt phong nhị tiểu thư Bùi gia Bùi Cẩm là Ngụy Quốc phu nhân, từ nhị phẩm cáo mệnh của nàng trước kia trực tiếp thăng lên làm quốc phu nhân nhất phẩm.
Cả một nhóm các quý phụ trong kinh vốn luôn khinh thường Bùi Cẩm vì chuyện nàng hòa li (li hôn) với phu gia hâm mộ ghen ghét, lại thấy Ngụy Quốc phu nhân được đi theo Đế Hậu tránh nóng ở Ngọc Tuyền Sơn trang, chính là thánh quyến đang hưng thịnh (Được Hoàng Đế yêu thích mà ban cho nhiều ân điển), không khỏi hối hận chính mình không qua lại thân thiết với Bùi gia, không có chút tình cảm với Ngụy Quốc phu nhân trước khi xảy ra chuyện.
Đối với việc này, các triều thần cũng không có điều dị nghị gì.
Chỉ cần Hoàng Đế không thăng quan tiến tước vị cho Bùi Nghi là được.
Theo phép thường, Bùi gia vốn là điển hình công cao chấn chủ, nhưng may mắn Bình Dương Công chúa không thể sinh nở được, chỉ để lại cho Bùi gia một người con duy nhất, sức khỏe không tốt lắm, sức khỏe không tốt lại không chịu sinh tiếp.
Công huân khai quốc như của Bùi gia, có ảnh hưởng quá lớn trong quân, có danh vọng quá cao trong dân chúng, nếu có thể chậm rãi biến mất mới là an toàn nhất.
Năm nay Bùi Hầu mới hai mươi bốn tuổi, lại đang lúc phong nhã hào hoa[5], nếu một ngày nào đó bỗng nhiên suy nghĩ thông suốt, cưới vợ nạp thiếp, con trai thành đàn, các lão thần chắc chắn sẽ đầu đến mức trắng tóc, rụng răng.
([5] phong nhã hào hoa (风华正茂): tinh thần phấn chấn mạnh mẽ, tài hoa hơn người)
Tuy Bùi gia đã giao trả binh quyền, nhưng lực kêu gọi ở trong quân vẫn còn đó.
Hơn nữa, Hoàng Đế lại độc sủng ngoại tôn nữ của Bùi Hầu, người ta lại là Hoàng Hậu, là chính thê của Hoàng Đế.
Các lão thần cũng vì vậy mà không khỏi âm thầm lo lắng thế lực ngoại thích có phải đang ngày càng mạnh mẽ hay không.
Nữ nhân được phong Hậu, chẳng qua là nghe êm tai một chút, đất phong nhiều một chút, nhưng Bùi Hầu, thực sự là không thể phong thêm nữa.
Triệu Yên Dung cảm thấy những lão gia hỏa này thực sự là buồn lo vô cớ, ăn no rửng mỡ không có việc gì làm.
Đầu năm nay, hoàng quyền lớn hơn trời, Bùi Nghi đã giao binh quyền, cho dù danh vọng của Bùi gia trong quân vẫn rất cao, không có binh phù, ngươi có thể làm được cái gì? Hay có thể nói mười sáu vệ đang tập trung trong kinh thành chỉ có ăn mà không có làm?
Lý Duệ vào núi Thúy Bình, mang theo một vệ binh mã trong Kim Ngô Vệ phụ trách đảm bảo an toàn, dưới chân núi có thêm hai doanh binh mã là Thanh Long doanh và Hổ Bí doanh, vây cả ngọn núi lớn như một thùng sắt.
Vinh Vương đang thử tiếp chưởng Tông Nhân lệnh, có quyền điều động 5000 phủ binh.
Lần này xuất cung, hắn đã được Hoàng Đế ân chuẩn, đã điều một ngàn nhân mã làm phụ quân, đóng quân bên cạnh Thanh Long doanh, xem như nhiều thêm một phần chắc chắn.
Tiếu Trầm Mặc cẩn thận dịch dung cho Lý Duệ và Triệu Yên Dung một chút, chủ yếu là để giảm bớt vẻ mỹ mạo của Hoàng Đế, làm cho hắn không quá gây sự chú ý.
Triệu Yên Dung lại đi theo Tiếu Trầm Mặc học mấy chiêu thật tốt, khi đi ra ngoài, chỉ cần có dụng cụ trong tay, cũng có thể làm ra hình ra dáng được tám chín phần mười.
Nữ nhân ở phương diện học thuật dịch dung thực sự là có thiên phú.
Lý Duệ chỉ học một chút đã không còn hứng thú, nhưng Triệu Yên Dung thì ngược lại, cả ngày túm lấy Tiếu Trầm Mặc học cách điều chỉnh màu da, thay đổi cho mắt to, mắt nhỏ hơn, làm sao để nâng mũi, làm cằm gầy đi một chút, học được lại càng đặc biệt thích thú.
Sau khi lên núi Thúy Bình được ba ngày, Lý Duệ cùng Triệu Yên Dung lặng lẽ rời Ngọc Tuyền Sơn trang.
Chỉ có hai chiếc xe ngựa cộc kệch, Lý Duệ và Triệu Yên Dung dịch dung thành một đôi phu thê, Vinh Vương dẫn đến một người trong giang hồ, gọi là lão Mạc giả trang làm quản gia của đoàn người.
Tiếp đó lại mang theo hai người là Tử Dư và Tử Lan làm thị nữ bên người, còn có mười sáu thị vệ khác giả trang thành thư đồng, tôi tớ.
Cứ như vậy, một hàng xe gồm xa phu và tất cả những người khác, được Vinh Vương yểm hộ rời núi.
Một vị thiếu gia nhà phú hộ ở trong kinh dẫn theo tân nương tử là Lạc Thủy, một đường đi xuyên qua Nam Hạ, đến thành Đại Lý bái kiến nhạc phụ.
Tất cả được phối hợp vô cùng thỏa đáng, không hề để sót một kẽ hở nào.
Thời tiết khô nóng, làm việc gì cũng khó khăn hơn.
Đoàn người nghỉ ngơi vào lúc giữa trưa, khi ánh nắng mặt trời chói chang nhất, lại lên đường lúc rạng sáng hay chạng vạng chiều.
Cứ đi như vậy trong mười ngày, cuối cùng đoàn người cũng vào trong ranh giới Định Châu.
Nơi đây đã cách kinh thành rất xa, từng mảnh ruộng cạn lớn làm cho người ta thấy mà giật mình.
Hai đầu bờ ruộng là quanh cảng hoang vu, trên đường lại càng không thấy được bao nhiêu người qua lại.
Tuy rằng có chút hoang vắng, nhưng coi như vẫn an ổn.
Bọn họ vào phủ thành Định Châu, trước tiên liền chọn một khách điếm lớn để nghỉ ngơi, sau đó Lý Duệ và Triệu Yên Dung cùng thương lượng muốn lên đầu phố để xem xét tình hình.
Muốn biết quan viên cai trị người bên dưới như thế nào, trực quan nhất chính là tìm hiểu chuyện truyền miệng ngoài đường.
Triệu Yên Dung dựa vào phương pháp Tiếu Trầm Mặc đã dạy để sửa lại khuôn mặt của Lý Duệ, chính mình lại mang thêm một cái thiển lộ[6], mang theo Tử Dư, Tử Lan cùng Lý Duệ lên phố.
([6] thiển lộ (浅露): một loại dụng cụ che mặt của triều đại nhà Đường, gồm có một cái nón và lụa mỏng che đến cổ)
Lúc này đã là gần tối, thời tiết đã bớt khô nóng một chút, nhưng thực sự vẫn vô cùng oi bức.
So sánh với kinh thành, phủ Định Châu có vẻ hơi quạnh quẽ một chút, nhưng người đến người đi vẫn rất náo nhiệt.
Chỉ là, rất nhiều cửa hàng bên đường đã đóng cửa, xa xa nhìn lại, trên đường phố, chỉ có một đội ngũ rất dài đang xếp hàng trước cửa tiệm duy nhất, đội ánh mặt trời chói chang trên đỉnh đầu, cũng không hề nghe thất bất kì một thanh âm nào khác, chỉ là những khuôn mặt hờ hững lạnh nhạt, chậm rãi di chuyển.
Lý Duệ liền mang theo Triệu Yên Dung đi thẳng về phía đội ngũ kia.
Đến gần mới phát hiện đó là cửa tiệm lương thực, tất cả người xếp hàng đều là dân chúng đến mua gạo.
Trước cửa tiệm lương thực là mười mấy hán tử vạm vỡ, mỗi người đều cầm gậy trong tay, hai mắt nhìn chằm chằm vào những người đang mua gạo, giống như con sói đói nhìn chằm chằm vào từng con cừu non béo bở.
Triệu Yên Dung vừa nhìn thấy cảnh này liền lập tức nhíu mày.
"Cửa tiệm nhà ai mà lại có uy phong như vậy? Ngài xem, trên đường này có đến bốn năm cửa tiệm bán lương thực, sao chỉ có một mình cửa tiệm nhà hắn mở cửa? Mà nhà khác đều đã đóng? Là không muốn bán hay vẫn là muốn tích trữ riêng nên không bán?"
Đang nhỏ giọng nói chuyện, liền thấy một đôi mẹ con vừa mua được gạo trở về, bên cạnh nàng ta là một đứa bé khoảng chừng bốn năm tuổi, khuôn mặt u sầu, đang ủ rũ mang một cái túi nhỏ.
"Nương, con muốn đồ chơi làm bằng đường." Đứa trẻ kia chỉ vào một sạp hàng bên đường bán đồ chơi làm bằng đường, nói.
"Con ngoan, tiền nương mang trên người đều mua gạo hết rồi, không còn dư tiền để mua đồ vật kia nữa." Nữ nhân kia liền lôi kéo đứa trẻ rời đi.
Hài tử liền làm ầm ĩ lên: "Lúc trước nương đã nói sẽ mua cho con, nương đáp ứng rồi!" Đứa trẻ không thuận theo, không chịu bỏ qua mà khóc nháo.
"Chỉ có chút tiền như vậy, ngay cả mua gạo cũng không đủ..." Âm thanh của nữ nhân kia rất yếu ớt, vừa nói xong thì đã khóc lên.
Triệu Yên Dung dừng chân lại một chút, sau đó liền rời đội ngũ đi đến trước mặt đôi mẹ con kia, nói với đứa trẻ: "Đừng quấy mẹ nữa, tỷ tỷ mời đệ ăn kẹo đường."
Đứa bé kia còn nhỏ tuổi, nhưng rất có tính cảnh giác, vội trốn phía sau mẫu thân nó, nhỏ giọng nói: "Ta không cần kẹo đường nữa.
Nương, chúng ta đi."
Triệu Yên Dung cười cười, vén lụa mỏng quanh thiển lộ lên một nửa, lộ ra mặt của nàng: "Tỷ tỷ không phải người xấu, dệ sợ cái gì." Nói xong, nàng vẫy tay với Tử Lan, bảo nàng ấy đến trước sạp bán đồ chơi bằng đường mua ba xâu trở về.
"Tỷ tỷ thấy đệ rất đáng yêu, nên mới tặng cho đệ ăn đấy."
"Sao chúng ta có thể không biết ngượng mà nhận như vậy?" Nàng kia liên tục từ chối.
Khuôn mặt của Triệu Yên Dung chỉ là thường thường, đặt trong hậu cung của Lý Duệ có lẽ không được coi là quá tài hoa hơn người, nhưng ở phủ Định Châu, nếu nữ tử như nàng khi lên phố không mang thứ gì che mặt, nhất định sẽ khiến mọi người vây quanh ngắm nhìn.
Nữ tử này vốn xuất thân từ gia đình bình dân, có lúc nào lại gặp qua một phụ nhân quý khí cấp bậc cao như vậy, vẻ mặt xinh đẹp tỏa sáng, làm hai đầu gối nàng kia chỉ muốn nhũn ra mà quỳ lạy.
Vừa cảm thán tiểu nương tử này thật sự xinh đẹp đến mức không dám nhìn thẳng.
Vừa lo lắng sao tiểu nương tử này lại lớn gan như vậy, cứ vậy mà lên phố không sợ xảy ra chuyện gì sao?
"Cho ngươi thì ngươi cầm đi." Tử Lan ở một bên cau mày nói: "Đây là phu nhân nhà ta thưởng cho."
Nữ tử kia lại nhìn hai nha hoàn hầu hạ bên cạnh.
Tuổi ước chừng tầm mười bảy, mười tám, mặt mày đoan chính, thanh nhã, quần áo mặc trên người cũng là một bộ áo bằng lụa mềm mại.
Người đang nói chuyện với nàng mày rậm mắt to, khí thế không hề kém ai.
Người không nói chuyện tu mi (lông mày được cắt sửa) mắt phượng, vẻ mặt lạnh nhạt.
Không biết là người đi ra từ gia đình phú quý nào, ngay cả điệu bộ của nha hoàn cũng lớn như vậy.
Không dám chối từ lần nữa, nàng ta liền ngàn ân vạn tạ nhận món đồ chơi làm bằng đường kia, nhét vào tay con trai.
Chỉ là mấy món đồ chơi làm bằng đường mà thôi, phụ nhân này lại làm như nhận được bánh bột ngô bằng vàng, ngay cả hai chân cũng bắt đầu run lên.
Triệu Yên Dung chỉ bao gạo trên tay nàng ta, cười nói: "Vị đại tẩu này, có thể cho ta xem gạo của ngươi một chút sao?"
Phụ nhân do dự một chút, nhưng lại nghĩ đến người trước mặt không giàu cũng quý, chỉ một kiện trang phục trên người đã có thể mua được mấy gánh gạo, sao còn có thể tham chút gạo này của nàng? Vì vậy nàng liền mở bao gạo ra, mang đến trước mặt Triệu yên Dung.
Gạo kia cầm trong tay có chút dinh dính, lại ẩm ướt, đã ngả sang màu vàng còn mang theo trấu cám, nhìn không giống như gạo mới.
Triệu Yên Dung lấy một nắm đặt trước mũi ngửi, rồi đem gạo bỏ lại vào túi: "Đại tẩu, gạo là bao nhiêu tiền một đấu vậy?"
Nghe hỏi giá gạo, phụ nhân kia lộ vẻ mặt sầu khổ: "Hôm qua còn là tám mươi bảy văn tiền một đấu, đến hôm nay đã thành một trăm mười văn, không biết ngày mai có tăng lên hay không."
Đây là gạo cũ, còn bỏ thêm những thứ hỗn độn khác, sao có thể lại đắt như vậy?
Triệu Yên Dung không biết giá hàng, nhưng khi Tử Lan và Tử Dư xuất cung ra ngoài đã từng hỏi thăm chuyện này.
Tử Lan lập tức đến bên tai Triệu Yên Dung hạ giọng nói: "Giá bán ở chợ trong kinh là bốn mươi lăm văn một đấu, lại là gạo mới.
Gạo cũ như vậy, rất khó bán trên bốn mươi văn."
Trong kinh gạo tốt bán bốn mươi lăm văn, tới Định Châu, gạo cũ như vậy lại có thể bán được một trăm mười văn, nhóm thương gia bán gạo này thật đúng là muốn phát tài tới chết!
Triệu Yên Dung cười lạnh một tiếng, lấy ra một túi tiền từ trong lòng, lấy ra một ít thỏi bạc từ bên trong, nặng chừng ba bốn thỏi, đưa cho phụ nhân kia nói: " ngươi bán cho ta một ít gạo trong túi gạo này, bạc này, ngươi có cầm đi mua thêm một chút gạo nữa."
Nói xong liền gọi Tử Lan lấy ra một cái túi nhỏ, nắm đi vài nắm gạo từ trong túi gạo của phụ nhân kia.
Đây quả thực là tiền từ trên trời rơi xuống, phụ nhân kia sao có thể không chịu, suýt nữa đưa toàn bộ bao gạo cho nàng.
Triệu Yên Dung cười cười với nàng kia.
Sau khi nữ tử đó rời đi, nàng liền nắm một chút gạo đưa cho Lý Duệ xem.
"Tướng công ngài nhìn xem, gạo như vậy lại bán được trên dưới một trăm văn tiền một đấu, nếu chúng ta mang chút ít gạo từ trong nhà ra bán, chẳng phải sẽ phát tài lớn rồi sao?"
Lý Duệ vẫn thực bình tĩnh, sau khi nhìn thấy gạo như vậy vẫn không thay đổi sắc mặt, gật gật đầu, dẫn các nàng tiếp tục đi về phía trước.
Tuy Dung mạo Lý Duệ đã bị Triệu Yên Dung dịch dung xấu đi, nhưng dù sao cũng là nam nhân của nàng, không thể xuống thẳng tay như Tiếu Trầm Mặc, tuy xấu đi một chút, nhưng vẫn có khí thế cao ngạo như hạc trong bầy gà.
Hắn còn dẫn theo bốn Long Nha Vệ ở phía sau, dáng vẻ của mỗi người đều rất vững vàng, bước đi nhẹ nhàng, vừa nhìn đã biết là cao thủ.
Hơn nữa còn có hai mĩ tì và một vị phu nhân trẻ tuổi mang thiển lộ đi phía sau, đoàn người đi trên đường vô cùng gây chú ý.
Việc Triệu Yên Dung ngăn vị phu nhân kia lại để xem gạo, mua gạo đều đã bị người khác nhìn thấy, nhớ kỹ.
Nói đến cũng khéo, người thấy Triệu yên Dung cách bọn họ cũng không xa, lại vừa vặn thấy nửa khuôn mặt của nàng khi vén lụa mỏng che mặt lên.
Chuyện phiền toái không cần ngươi đi tìm, chính nó sẽ tự đến trước cửa.
---
(Bài thơ: Ly tứ kỳ 4 - Nguyên Chấn
Tằng kinh thương hải nan vi thuỷ,
Trừ khước Vu Sơn bất thị vân.
Thủ thứ hoa tùng lãn hồi cố,
Bán duyên tu đạo, bán duyên quân.
Dịch nghĩa:
Nỗi nhớ xa cách kỳ 4
Ai từng ngắm biển xanh, khó còn gì đáng gọi là nước,
Trừ phi đã đến Vu Sơn, nếu không coi như chưa nhìn thấy mây.
Dần dà bụi hoa cũng lười ngó ngàng tới,
Một nửa duyên kiếp của ta cho tu đạo, một nửa là cho nàng.
Dịch thơ:
Từng trải biển xanh e gì nước,
Chẳng phải mây trừ ở Vu San.
Lần chọn bụi hoa lười ngoái lại,
Nửa do tu đạo, nửa duyên nàng.
Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ này được tác giả làm để nhớ tới người vợ đã mất là Vi Tùng 韋叢.
Bài thơ chỉ người đã từng qua biển rộng sẽ cảm thấy những thứ nước khác so với biển không thể gọi là nước.
Ngụ ý trong câu thơ này của Nguyên Chẩn chính là so sánh người vợ yêu quý của mình với biển lớn, còn "những thứ nước" kia là chỉ những người phụ nữa khác trên thế gian.
Tức: Từ khi ta gặp được vợ yêu của mình, luôn nghĩ rằng những người phụ nữ khác đều không thể coi là phụ nữ.
Trong văn học, câu thơ này được sử dụng để biểu đạt tình yêu trung trinh không thay đổi.).