Hình Đồ

Giữa tháng năm Thủy Hoàng Đế thứ ba mươi chín, Người Nguyệt Thị đột
nhiên xuất binh. Thừa dịp mặt sông đóng băng, tám vạn thiết kỵ Nguyệt
Thị tập kích Nam Hà. Quận thủ quận Bắc Bình Triệu Bình không kịp phòng
bị bị người Nguyệt Thị đánh bại.

Từ Đặng Khẩu tới phía huyện Bắc
Quảng Võ đều bị người Nguyệt Thị tập kích. Hơn vạn người bị bắt đi,
thành trấn thôn trang dọc tuyến này đều thành một mảnh phế tích.

Cuối tháng mười Tân nhậm tướng quân Đại Tần, Vương Ly thống suất biên quân,
hạ mệnh lệnh phản kích. Năm mươi nghìn quân Tần từ ven sông chờ xuất
phát, tiến hành phản kích đối với người Nguyệt Thị. Trong cách nhìn của
rất nhiều người, người Nguyệt Thị tinh thông cưỡi ngựa bắn cung, sẽ cùng Đại Tần biên quân một hồi liều chết ẩu đả. Nhưng ai cũng không ngờ, lúc người Nguyệt Thị chuẩn bị phản kháng, lại cấp tốc rút lui khỏi Hà Nam,
lui về phía Hà Bắc một trăm dặm

Tốt rồi. Không thể nghi ngờ đây chính là một hồi đại thắng.

Đối với biên quân Bắc Cương mà nói. Đột nhiên người chủ suất đổi cũ thay mới, không hề nghi ngờ sẽ sản sinh hỗn loạn.

Nhưng sau một trận chiến, đã dời đi sự thực hiện của mọi người. Đặc biệt là
quân của Vương Ly giành được toàn thắng, làm cho nhiều người vui mừng
khôn xiết.

Tự nhiên như vậy, sự ảnh hưởng của việc người chủ suất bị thay mới cũng bị áp xuống thấp nhất.

Đại tướng quân Thiệp Gian của quân Tần đóng tại Dương Châu vốn đối với mệnh lệnh này rất bất mãn, nhưng lúc đang chiến hỏa cũng không hạ lệnh truy
tra việc này. Đến sau khi đại chiến chấm dứt, Thiệp Gian phát hiện thì
Vương Ly đã đứng vững, thay thế được vị trí của Mông Điềm ở Bắc Cương.

Những tướng lĩnh thân với Mông Điềm ngày trước, đều bị bỏ cũ thay mới.

Mà Đông Lăng hầu Triệu Bình thất tung, càng làm cho một hệ tướng lĩnh
trước kia của Phù Tô mất đi người chủ soái. Chủ tướng các bộ nhân mã,
đều bị một hệ tướng lĩnh của Vương Ly chiếm lấy. Đại tướng Tô Giác bị
chuyển đến nhậm chức thống suất đại doanh ở Phu Thi quận Thượng. Vương
Ly thì đóng quân tại Cửu Nguyên thành.

Phù Tô đột nhiên bị hạ chiếu xử tử, Mông Điềm cũng hồn về hoàng tuyền.

Triệu Bình thất tung, người Nguyệt Thị kỳ quái sang khấu biên… tất cả những
việc này, nhìn qua tựa hồ đều rất bình thường, nhưng nếu là người thông
minh, có thể bắt được một tia không tầm thường. Đồng thời, Vương Ly hạ
lệnh truy tìm tung tích Phù Tô, miệng nói sống phải thấy người, chết
phải thấy xác.

Vì sao bệ hạ lại phải giết Phù Tô và Mông Điềm?

Tuy Vương Ly nói là phụng chiếu hành sự, vậy mà lúc này lại không dư thừa
hành động truy bắt, càng làm cho người cảm thấy có chút cổ quái.

Giữa tháng mười một, Thiệp Gian gửi thư cho Vương Ly, thỉnh cầu xuất binh ở
Hà Bắc, để trừng phạt người Nguyệt Thị. Người Nguyệt Thị có khoảng hai
triệu, quân sĩ khoảng hơn một trăm nghìn, trong mắt Thiệp Gian, với sức
chiến đấu của biên quân Đại Tần, phá hủy Nguyệt quốc, chỉ là chuyện vặt.

Lại nói, sức chiến đấu của quân Tần, so với hồi Mông Điềm đánh Hung Nô thì càng mạnh mẽ hơn.

Khi chiếm được Hà Nam, quân Tần lại tăng thêm được một vùng mã nguyên. Hà
Nam đích thực rất hợp nuôi ngựa, thế cho nên kỵ quân của quân Tần sẽ
càng tăng lên. Với quân Tần cường đại như vậy, qua sông xuất kích Nguyệt Thị quốc, dễ như trở bàn tay. Thế nhưng thỉnh cầu nhìn có vẻ hợp lý
này, lại bị Vương Ly không lưu tình chút nào bác bỏ. Theo cách nói của
Vương Ly thì: Mấy quận phía bắc đại bại, mà người Đông Hồ lại đang nhìn
chằm chằm những nguy ngập ấy, nên không thể vọng động chiến tranh

Quận phía bắc đích thực là bị tổn thất, nhưng lại không bị thương nguyên
khí. Về phần người Đông Hồ… Đông Hồ vương vừa ốm chết hồi tháng chín,
tám đại trướng đều lập Đan vu, đang trong trạng thái hỗn loạn. Tuy Loan
Đề ở Đông Hồ là một bộ phận cường đại, nhưng chung quy cũng chỉ là một
bộ phận mà thôi, căn bản là không đáng để tâm.

Vì vậy, Thiệp Gian lần thứ hai trình thư, cố gắng thuyết phục.

Giữa tháng mười một, Vương Ly hạ lệnh bãi miễn chức chủ tướng Dương Châu của Thiệp Gian, điều đến quận Vân Trung, đóng quân dọc theo Âm sơn. Với
việc giám thị hành động của hai bộ Đông Hồ và Nguyệt Thị, trong mệnh
lệnh của Vương Ly còn có lời lẽ nghiêm khắc cảnh cáo Thiệp Gian: không
có quân lệnh, Thiệp Gian không được tự ý mở ra chiến tranh.

Gần
như đồng thời với lúc Thiệp Gian tiếp được mệnh lệnh, nghi trượng của
Thủy Hoàng Đế từ Bì Thị (nay là Hà Tân thị ở Sơn Tây), qua Đại Hà, tiến
vào bên trong Nội Sử quận. Ở Long Môn sơn (nay là Kim sơn ở Tây Bình,
phía đông bắc Thuận huyện) vào ở hành cung. Mười ngày sau, chiêu cáo tin tức Thủy Hoàng Đế băng hà.

Phó văn do tả thừa tướng Lý Tư soạn, liệt kê từng công tích của cuộc đời Thủy Hoàng Đế, cũng định ra thời gian tang tế.

Đóng giữ ở Hàm Dương, hữu thừa tướng Phùng Khứ Tật biết tin này, nhất thời
hoảng sợ, hầu như xuất phát suốt đêm, suất lĩnh quan viên Hàm Dương đi
tới Long Môn sơn nghênh đón linh cữu. Khi đó ở tại Long Môn sơn, Lý Tư
lại lấy ra di chiếu của Thủy Hoàng Đế, do Doanh Hồ Hợi kế nhiệm đế vị.

Đây là di chiếu ngoài dự liệu của mọi người.

Nhưng theo tình lý…

Từ tháng sáu tới nay, các hành động của Thủy Hoàng Đế đều khiến người khác không giải thích được. Đầu tiên là ở huyện Trứ đề Mông Nghị làm Ngự sử
đại phu, tựa hồ là làm cho mọi người thấy ông quyết tâm lập Phù Tô.
nhưng hành trình chợt cải biến thành tuần thú Bắc Cương… tiếp theo là
ban thưởng chết cho Phù Tô, tru sát Mông Điềm, làm cho mọi người, ngay
cả Mông Nghị đều không hiểu nổi đến tột cùng là đã xảy ra chuyện gì
trong thời gian đó. Giờ ông đã chết rồi!

Hơn nữa còn hạ chiếu cho Hồ Hợi kế vị. Nếu như vậy, hành vi ban chết cho Phù Tô, ngược lại cũng
có thể dễ giải thích. Nhưng Thủy Hoàng Đế tuy rằng thương yêu Hồ Hợi,
nhưng đối với chuyện thừa kế, cũng vẫn có khuynh hướng về phía Phù Tô…

Các loại nghi ngờ trong Phùng Khứ Tật không cách nào tiêu tan, mà càng làm
cho y giật mình chính là, khi y đến tế bái Thủy Hoàng Đế, đã bị cự
tuyệt. Thân là cựu thần của Thủy Hoàng Đế, tế bái bệ hạ là việc rất bình thường. Nhưng thỉnh cầu này bị cự tuyệt làm cho Phùng Khứ Tật cảm thấy
thật kỳ quái.

Ngay đêm đó, xa sĩ Trung xa phủ xông vào chỗ ở của
Phùng Khứ Tật, đem bắt Phùng Khứ Tật và đại nhi tử của y, đương triều
đại tướng quân Phùng Kiếp cũng bị bắt gọn.

Không đợi các đại thần phản ứng lại, Mông Nghị cũng bị tróc nã.

Đây, đây, đây đến tột cùng là xảy ra chuyện gì?

Chỉ là, đối với những chuyện cổ quái xuất hiện, dựa theo lễ pháp, nên là
trước tiên tang tế Thủy Hoàng Đế, sau đó linh cữu mới có thể nhập táng.

Thời gian tang tế, là mùng một tháng giêng.

Nhưng nhập táng cũng vào ngày mùng 3 đầu tháng mười hai, nói cách khác, nhập
táng so với thời gian tang tế sớm hơn gần một tháng. Lúc tang tế này, tế điện ai? Lại làm sao tế điện? Các bác sĩ đi theo tất nhiên sẽ không
đồng ý, lần lượt trình thư lên, biểu thị phản đối việc này.

Ngày thứ hai trình thư, Hồ Hợi hạ chiếu, đem xử tử toàn bộ Bác sĩ trình thư, tru di tam tộc.

Trong một ngày, Hồ Hợi liền giết chết hơn ba mươi nho sinh bác sĩ có danh
tiếng tại triều đình. Làm cho mọi người lập tức đều câm như hến.

Ngày kế, Hồ Hợi lần thứ hai hạ chiếu, mệnh thiếu phủ Chương Hàm gia nhanh chóng tu kiến tẩm lăng Thủy Hoàng.

Cũng chinh phạt Nội Sử quận, Tam Xuyên quận mười một vạn người, khôi phục tu kiến cung A Phòng mà lúc trước Thủy Hoàng Đế đã hạ lệnh đình công.

Viết rất hay rằng: Để nhớ lại anh linh của tiên đế.

Những chiếu lệnh như vậy, làm cho nhân tâm Nội Sử quận thoáng cái hoang mang
lo sợ. Đến tột cùng là đã xảy ra chuyện gì? Vì sao lại xuất hiện nhiều
cục diện quái dị như vậy?


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui