Hình Đồ

Nguyện vọng lớn nhất của Hạng Võ vào thời điểm này, chính là có thể đánh thắng Lưu Khám.

Không chỉ vì Lưu Khám là địch nhân lớn nhất của y, trong chuyện này còn có sự tôn nghiêm của võ giả. Trận chiến trước kia dưới chân thành Lâu
Thương đã thành tâm bệnh in sâu trong lòng Hạng Võ. Cả cuộc đời vũ dũng
kiêu ngạo lại phải dựa vào đánh lén mới có thể thắng, thực sự cảm thấy
hổ thẹn.

Nhưng y cũng biết, Lưu Khám không còn là Lưu Khám ở
Lâu Thương năm đó, y cũng không phải Hạng Tịch trước kia. Cuối cùng hai
người vẫn phải phân cao thấp, nhưng không nhất định là loại quyết đấu
trong tưởng tưởng của y. Vì thế, sau khi Hạng Tịch ngồi lên Vương Vị,
biết Lưu Khám đã đến Lạc Dương, y lập tức thống lĩnh binh mã đến Tế
Dương. Y nhất định phải ở đây quyết chiến với Lưu Khám một lần nữa.

Thằng Trì không thể theo ý nguyện, vậy quyết chiến tại thành Đại Lương đi!

Quả thực Phạm Tăng hiểu rất rõ tâm tư này của Hạng Tịch. Tận trong sâu
đáy lòng, Phạm Tăng cũng không ngờ sẽ quyết chiến với Lưu Khám nhanh như vậy.

Nguyên nhân chính là: Lưu Khám từ Hàm Cốc Quan xuất
hiện ở Quan Đông, cơ hồ không mất một binh một tốt có thể chiếm được Hà
Lạc, lại đạt được ba quận Toánh Xuyên, quận Trần và Nam Dương, khí thế
như hồng thủy, sĩ khí tăng lên rừng rực. Còn nước Sở thì sao? Vốn Sở
Vương bị giết, Hạng Võ quanh co ngàn dặm trở về, mặc dù giết chết Ngụy
Báo, nhưng nguyên khí đại thương. Cộng thêm chiến sự tại Tam Tề xuất
hiện tình hình hỗn loạn, quân Sở hiện tại cùng lúc phải đối mặt với hai
địch nhân, quyết chiến vào thời điểm này thực sự không có lợi đối với
nước Sở.

Theo như ý của Phạm Tăng, Hạng Võ nên giữ vững quận
Tứ Thủy và quận Nãng, lệnh cho Kình Bố, Sài Vũ mau chóng rút khỏi thế
cục hỗn loạn tại Tam Tề, hợp binh cùng một chỗ. Sau đó cố thủ Tứ Thủy,
phái binh đánh quận Trần, nghĩ biện pháp liên hệ với phiên quân Ngô Nhuế trấn thủ tại Trường Sa, đứng vững gót chân tại Giang Băng. Đương nhiên, nếu như có thể thừa cơ chiếm lấy Nam Dương, tiêu diệt quân đội nước
Đường tại Di Lăng sẽ là kết cục cực kỳ hoàn hảo.

Phạm Tăng
biết, chiếm đoạt Nam Dương, tiêu diệt quân Đường ở Di Lăng cũng không
phải chuyện dễ dàng, nhưng ít ra có thể ngăn cản quân Đường tại Tây Nam
Di Lăng, sẽ có tác dụng rất lớn đối với việc Hạng Võ ổn định cục diện.

Đáng tiếc, Hạng Võ không nghe theo lời đề nghị của Phạm Tăng. Chỉ là y
hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc cố thủ quận Nãng, vì thế đã ra lệnh
cho Tào Cữu lui binh đến Tuy Dương, bất luận tình hình thế nào cũng phải thủ vững không được thoái lui.

Giữ được quận Nãng, cánh quân Hạng Võ xem như ổn định, y có thể quyết chiến với Lưu Khám tốt hơn.

Ngày 10 tháng 3, Lưu Khám dẫn binh đến Đại Lương!

Trải qua hai năm chiến loạn, cố đô Đại Lương bị tàn phá càng thêm nặng nề.

Nước sông ào ào lượn quanh Đại Lương mà đi. Đại kỳ nước Ngụy trên đầu
thành đã không còn dấu vết, thay vào đó là hàng chữ màu đỏ thêu bên trên chiến kỳ Bạch Long, tung bay phấp phới trong gió. Ngụy Vương và Thừa
Tướng Chu Thị cùng nhau đi xuống ra khỏi thành Đại Lương nghênh đón Lưu
Khám.

Ngụy Vương là tiểu hài tử mười năm tuổi, tên là Ngụy Mạo, sắc mặt tái nhợt, dường như vô cùng sợ hãi.

Chu Thị đứng bên cạnh y, nhẹ giọng an ủi.

Mặc dù Ngụy Vương ít tuổi, nhưng đã trải qua không ít sóng gió. Từ khi
Ngụy Cữu xưng Vương, y trở thành Thiên Chi Kiêu Tử, rồi sau khi Ngụy Cữu chết, Ngụy Báo leo lên vương vị, y liền không bị người chú ý đến nữa.
Ngụy Báo chết rồi, y trở thành Ngụy Vương, nhưng không chờ y ngồi ấm
Vương Vị đã phải dâng đất đầu hàng nước Đường. Trải qua không ít sóng
gió, vì thế khiến Ngụy Mạo trưởng thành hơn nhiều so với đám bạn cùng
trang lứa. Y hiểu rõ, dựa vào tình hình trước mắt, đầu hàng nước Đường
chính là lựa chọn tốt nhất, dù sao vào lúc này nước Ngụy và nước Sở thù
sâu như biển.

Có thể y vẫn sợ hãi, sợ sau khi đầu hàng bị sát hại một cách mờ ám.

Cũng may Chu Thị ở bên cạnh y một mực an ủi. Nếu không Ngụy Mạo mới trông thấy Lưu Khám, sẽ khó tránh khỏi sợ hãi.

Cũng khó trách, Lưu Khám thân cao gần trượng, khí lực phi phàm. Hắn gần ba mươi tuổi, toàn thân khoác một đại bào màu vàng sáng chói, bước đi
uy vũ sinh uy kéo theo một cổ sát khí dồi dào.

Ngụy Mạo phủ
phục trước cửa thành, miệng hô vạn tuế. Lưu Khám cũng không có ý khinh
thường y, tiến lên một bước đỡ Ngụy Mạo dậy, sau đó kéo tay y leo lên
cùng chiến xa.

Chỉ hành động nhỏ này, lập tức khiến người Đại Lương thở phào một hơi.

Phải biết rằng, cừu hận và mâu thuẫn giữa nước Ngụy và Quan Trung chưa
hề phai mờ. Khỏi cần phải nói, cảnh tượng Vương Bí năm đó nhấn chìm Đại
Lương trong biển máu vẫn còn hiển hiện ngay trước mắt. Hành động này của Lưu Khám đã nói rõ hắn sẽ không tàn sát đối với người Đại Lương.

Trong Ngụy Vương cung, Chu Thị dẫn đầu đám quần thần vái lạy Lưu Khám
chín lạy, rồi sau đó cử hành một hồi tiệc rượu long trọng. Sau tiệc
rượu, Lưu Khám một mình triệu kiến Chu Thị, hỏi thăm tình hình Đại
Lương.

Tổng thể mà nói, tình hình Đại Lương xem như đã ổn.
Trước khi thi thể Ngụy Báo chịu roi, nước Sở luôn luôn nhòm ngó, khiến
người Đại Lương lo lắng không yên. Sau khi Hạ Lạc bị nước Đường chiếm
lĩnh, Ngụy Vương quy hàng nước Đường, dân tâm đã từ từ bình ổn.

Trải qua năm năm, Đại Lương liên tục gặp chiến hỏa, người Đại Lương tựa hồ đã quen rồi.

Chu Thị nói:

- Không biết Bệ hạ an bài Ngụy Vương thế nào?

Vấn đề này rất quan trọng, nếu như Lưu Khám không an bài Ngụy Vương
thỏa đáng, khó tránh khỏi xuất hiện chút phiền toái nhỏ. Còn Lưu Khám
không muốn xuất hiện tình trạng như vậy trong lúc đại chiến.

- Trẫm có hai phương án, Chu tiên sinh có thể lựa chọn một trong hai.

Lưu Khám nói:

- Ngụy Vương có thể đến Hàm Dương, cùng hưởng thụ với Triệu Vương Hiết; hoặc có thể tới Lạc Dương, cũng có thể nhận được Công tước vị. Thừa
tướng nghĩ thế nào?

Đi Hàm Dương, căn bản không được tự do. Còn ở Lạc Dương, giống vậy, cũng không được tự do nhưng còn thoải mái hơn một chút.

Dựa theo suy nghĩ của Lưu Khám, hắn hi vọng Ngụy Mạo đi Lạc Dương, có
thể có tác dụng nào đó đối với việc ổn định lòng người nước Ngụy.

Nhưng Chu Thị lại để Ngụy Vương chọn đi Hàm Dương. Tuy Lạc Dương rộng
rãi thoải mái, nhưng nguy hiểm tương đối lớn. Ngụy Mạo vẫn là trẻ nhỏ,
dễ bị kẻ xấu thừa cơ xúi giục, một khi gặp chuyện không may, xem như
phải rơi đầu.

Chu Thị cảm khái sự ân sủng của Ngụy Cữu, vì
thế tuy đầu hàng nước Đường, nhưng vẫn hi vọng có thể bảo vệ huyết mạch
của Ngụy Cữu, để Ngụy Mạo cả đời không phải lo lắng. Đứng ở Hàm Dương,
cho dù Ngụy Mạo trưởng thành, cũng khó có thể phát sinh suy nghĩ gì khác biệt. Chỉ cần Ngụy Mạo thành thật, có thể sống lâu trăm tuổi, không
chừng còn con đàn cháu đống. . .

- Tiên sinh đã có quyết định, vậy hãy làm theo lời tiên sinh nói.

Như vậy, Lưu Khám đã đồng ý lựa chọn của Chu Thị, cũng đồng ý ba ngày sau để Chu Thị dẫn theo Ngụy Vương đến Hàm Dương.

An bài Chu Thị thế nào? Lưu Khám còn chưa có quyết định.

Bãn lãnh của Chu Thị cũng không tồi, nếu không cũng không thể dựa vào
thân phận gia nô mà trở thành Thừa Tướng nước Ngụy. Tuy trong đó có
nguyên nhân, nhân tài nước Ngụy suy tàn, nhưng không thể phủ nhận, nhiều năm qua thực sự dựa vào Chu Thị, nước Ngụy mới suôn sẽ mọi việc, miễn
cưỡng tồn tại. Chu Thị thông hiểu binh pháp, nhưng không tự chiến, biết
mưu lược lại không quá chặt chẽ; có thể xử lý chính vụ nhưng không quá
chu toàn; cũng có tài hùng biện, nhưng so với đám người Khoái Triệt, Lục Giả lại kém rất xa.

Nói trắng ra, Chu Thị biết mọi thứ,
nhưng không tinh thông thứ gì. Một người như vậy, khó có thể một mình
đảm đương một phương, nhưng bỏ đi lại có chút đáng tiếc. Huống hồ, bản
thân y là hàng thần nước Ngụy, lại có công hiến thành, nếu không an bài
thỏa đáng, xem như mình lạnh nhạt với hàng thần hàng tướng.

Lưu Khám suy nghĩ, quyết định tạm thời ủy nhiệm Chu Thị làm Trường Sử, trợ giúp Tiêu Hà.

Trường Sử không có trong danh sách Tam Công Cửu Khanh, nhưng là Chư Sử
Trưởng, quản lý chính vụ, dưới trướng Thừa Tướng, thân phận không cao
không thấp, rất thích hợp với Chu Thị. Quan trọng nhất chính là, Chu Thị dưới sự khống chế của Tiêu Hà, sẽ không thể xuất hiện sơ xuất gì quá
lớn.

Đối với sự sắp xếp của Lưu Khám, Chu Thị vô cùng vui vẻ tiếp nhận.

An bài cho Chu Thị xong, Lưu Khám liền chuyển lực chú ý tới khía cạnh
quân sự. Hắn vẫn dùng Trương Lương làm quân sư, đóng quân tại Đại Lương. Dưới sự bày mưu tính kế của Trương Lương, tạo ra một bộ dáng quyết
chiến với Hạng Võ. Trước hết để Mông Khắc chiếm lĩnh Trần Lưu, sau đó
bản thân mình đích thân dẫn đại quân tới Lâm Tế, cách Hạng Võ dòng sông
Hoàng Hà.

Thoáng chốc, Trung Nguyên bốc lên chiến hỏa.

Lưu Khám đóng binh tại Lâm Hà, cao hứng nhất không phải chủ soái các lộ đại quân nước Đường, mà là Hạng Võ tại Tế Dương.

Lưu Khám bên này vừa đóng quân, Hạng Võ phía đối diện liền sai sứ đến đại doanh quân Đường, muốn gặp Lưu Khám tại Hộ Dũ.

Hộ Dũ vốn là Song Cách Tử.

Chỉ có điều Hộ Dũ theo như lời Hạng Võ nói, là chỉ đông bắc Lan Khảo ở
hậu thế, chỗ ngẹo của sông Hoàng Hà vừa vặn là điểm giao nhau giữa Lâm
Tế và Tế Dương.

- Hạng Tịch muốn bày tiệc rượu mời ta tới dự tiệc?

Lưu Khám cầm thư Hạng Võ tự tay viết, nghi hoặc nhìn Trần Bình và Trương Lương:

- Hai khanh cho rằng, trẫm có nên đi dự tiệc hay không?

Trần Bình tiếp nhận thư, sau khi lướt qua hai lần, trầm tư không nói.

Trương Lương nói:

- Thần cho rằng, Bệ hạ không thể đáp ứng.

- Vì sao?

- Đại chiến sắp bùng nổ, Hạng Tịch lúc này mời Bệ hạ, e là không có ý tốt.

Nếu như y nhân lúc tiệc rượu bố trí phục binh ám toán Bệ hạ, như vậy
lòng quân sẽ dao động. Chuyện này, Bệ hạ không thể không đề phòng.

Lưu Khám suy nghĩ, nhẹ nhàng lắc đầu nói:

- Trẫm và Hạng Tịch tiếp xúc không nhiều, nhưng biết rõ.

Người này là người có nghĩa khí, sẽ không sử dụng thủ đoạn. Chỉ có
điều, Trẫm tuy tin Hạng Tịch, nhưng không tin Phạm Tăng. . .Nếu không đi dự, sẽ bị người Sở cười Trẫm nhát gan; nhưng nếu đi . . .Uhm, không thể không đề phòng! Đạo Tử, khanh cho rằng, Trẫm nên đi, hay không nên đi?

Trần Bình suy nghĩ một chút, rồi nói:

- Bệ hạ nói không sai, không đi sẽ bị Hạng Tịch chê cười, khiến cho
quân ta khiếp sợ, chuyện này rất bất lợi đối với sĩ khí quân ta; nhưng
nếu đi, Tử Phòng nói cũng không phải không có đạo lý. Nếu Hạng Tịch thực sự thiết đãi yến tiệc thì cũng tốt, nhưng nếu Phạm Tăng bày mưu, e là
không ổn.

Y ngẩng đầu nói:

- Việc này xử lý tốt,
nói không chừng có thể chặt đứt một tay Hạng Tịch; nếu như không xử lý
được, có thể sẽ khiến Bệ hạ rơi vào tình cảnh nguy hiểm.

Gặp mặt ở Hộ Dũ, vì sao ta cứ cảm giác giống như Hồng Môn Yến nhỉ?

Lưu Khám hiểu ý tứ của Trần Bình.

Nếu như Hạng Tịch thiết đãi yến tiệc, ngược lại cũng không đáng lo.
Nhưng nếu Phạm Tăng tham dự, khó tránh khỏi chuyện phát sinh ngoài ý
muốn. Mọi thứ đều có hai mặt, dựa vào tính cách của Hạng Tịch sẽ không
sử dụng âm mưu quỷ kế, còn Phạm Tăng kia lòng dạ thực khó lường. Nhưng
cũng là cơ hội ly gián hai người, lúc này Hạng Võ mâu thuẫn với Phạm
Tăng còn chưa quá lớn, bởi chỉ dựa vào tin đồn của Trần Bình, chưa hẳn
đã khiến Hạng Võ trúng kế.

Nói cách khác, Hộ Dũ hội không chừng sẽ trở thành cơ hội tốt ly gián hai người.

Nhưng chuyện này phải giữ chừng mực, nếu ly gián không tốt, ngược lại sẽ khiến Lưu Khám rơi vào tình cảnh xấu.

Trương Lương và Trần Bình cũng không dám đưa ra chủ ý, bởi vì một khi xuất hiện nguy hiểm, xem như gây nên đại họa rồi. . .

Lưu Khám nhíu mày trầm tư.

Sau một hồi, hắn bỗng nhiên đứng dậy nói:

- Trẫm đã quyết định, mặc kệ Hạng Tịch có mai phục hay không, Trẫm cũng phải đi Hộ Dũ gặp y một lần. Nếu không, không duyên không cớ bị y chế
nhạo, ngược lại sẽ khiến sĩ khí tướng sĩ bị giảm sút. Trẫm cũng muốn xem xem, Hạng Tịch có chủ định gì.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui