Hoàng Tử Mỗi Ngày Hăm Hở Tiến Lên Full



Edit: Dĩnh Tiệp dư.

Beta: Cát Tu dung.

Sau khi Bùi Thanh Thù trở về phủ Hoàng tử, mệt đến không còn hơi sức. Chuyện gì cũng đều không màng tới, đặt lưng xuống liền ngủ ngay, kết quả ngủ đến nửa đêm lại đột nhiên tỉnh giấc.

Tiểu Đức Tử vẫn đang ở cùng mấy người Công Tôn Minh, chưa hồi kinh. Người trực đêm hôm nay chính là Tiểu Duyệt Tử. Sau khi nghe thấy trong phòng có động tĩnh, Tiểu Duyệt Tử liền thò đầu qua hỏi: "Điện hạ muốn đi tịnh phòng[1] sao?"

[1] Tịnh phòng: Nhà vệ sinh.

"Đem nước vào đây, ta muốn tắm gội."

Tiểu Duyệt Tử vội vàng vâng lời rời đi.

Bùi Thanh Thù ngẩn ngơ nằm trên giường, đột nhiên muốn đi thăm Tống thị. Ban ngày hắn về nhà, còn chưa kịp gặp nàng nói chuyện. Có điều, nghĩ đến lúc này đã muộn, nàng chắc chắn đã đi ngủ rồi, tạm thời không nên quấy rầy.

Hạ nhân mang nước vào phòng, sau khi tắm gội thay quần áo xong, Bùi Thanh Thù chán nản phát hiện mình không ngủ được, chỉ đành nhắm mắt dưỡng thần.

Trời sáng rất nhanh, hắn thật sự không nằm được nữa, đành thức dậy sớm hơn một chút, bắt đầu viết lại những điều đã nhìn thấy nghe thấy trong chuyến đi này, cũng chỉnh sửa lại mấy điều cần kiến nghị, chuẩn bị trình lên cho Hoàng đế.

Tận tới lúc Tống thị sắp thức dậy Bùi Thanh Thù mới chịu buông bút, mượn ánh nắng mờ nhạt sáng sớm đi tới hậu viện.

Nói ra cũng thật kỳ lạ, hắn ở trong cung suốt mười mấy năm, nhưng ở phủ Hoàng tử lại chỉ mới mấy ngày mà thôi. Chẳng biết tại sao luôn cảm thấy nơi này mới đích thực là nhà mình.

Cho dù Khánh Ninh cung đối với hắn vô cùng quen thuộc, nhưng nơi đó lại không còn là nhà hắn nữa. Tuy nói phòng ở đó có thể tùy ý hắn sử dụng, nhưng hắn cứ cảm thấy không được tự nhiên.

Nói sao thì phủ Hoàng tử vẫn là tốt nhất, không chỉ rộng rãi mà quan trọng nhất là ở nơi này hắn là chủ nhân, không phải nhìn sắc mặt bất cứ kẻ nào.

Tống thị thấy hắn tới, vẻ mặt vô cùng vui mừng: "Điện hạ tới sớm như vậy chắc là chưa ăn sáng đúng không? Nam Kiều, còn không nhanh hầu điện hạ rửa tay."

"Vâng." Nam Kiều biết Tống thị đang tạo cơ hội cho mình, vì thế liền cười duyên đi đến, vừa định kéo tay Bùi Thanh Thù, nhưng lại bị Bùi Thanh Thù ngăn cản: "Không cần đâu, ngươi lui xuống đi, ta có việc muốn nói với Hoàng tử phi."

Nam Kiều nghe xong, dường như có chút oan ức, nhưng vẫn không dám nói gì, ngoan ngoãn mà lui ra ngoài.

"Nàng ta thường xuyên tới đây sao?"

Nam Kiều đi rồi, Bùi Thanh Thù có chút khó chịu hỏi.

Không biết tại sao, khi nhìn hai nữ nhân của mình sống chung hoà thuận, Bùi Thanh Thù có cảm giác rất quái dị.

Lẽ ra thê thiếp hòa thuận vốn là chuyện tốt, nhưng các nàng như vậy....Đặc biệt là Tống thị, nàng làm vậy khiến cho Bùi Thanh Thù có cảm giác giống như nàng không hề để tâm tới cảm giác của hắn vậy.

Không biết có phải là bị ảo giác hay không.

"Điện hạ không ở trong phủ mấy ngày, mỗi ngày thiếp ngồi ngốc cũng cảm thấy nhàm chán. Nam Kiều thường đến hầu ta, cùng ta nói chuyện, hai người làm bạn cũng tốt."

Tống thị nói, đích thân hầu Bùi Thanh Thù rửa tay: "Điện hạ cũng đã trở về rồi, chuyến đi này có vất vả lắm không?"

Sau khi Bùi Thanh Thù ngồi xuống, cũng không buồn câu nệ quy tắc "ăn không nói, ngủ không nói" gì đó nữa, hai vợ chồng vừa ăn vừa nói chuyện. Đa phần đều là Bùi Thanh Thù nói, Tống thị ngồi nghe.

Nghe đến đoạn mạo hiểm, Tống thị không kiềm được dùng khăn che miệng lại, vô cùng kinh ngạc mà nói: "Có chuyện này nữa sao? Vậy, vậy điện hạ có bị thương không?"

Bùi Thanh Thù sợ Tống thị thẹn thùng nên không có mặt mũi nói thẳng, thật ra trên người hắn không hề bị thương gì cả, có điều mấy ngày nay cưỡi ngựa đường dài, bây giờ hông và hạ bộ có chút đau....

"Ta không sao cả, chỉ có Hổ Tử ca bị thương thôi....cũng may miệng vết thương được xử lý kịp thời, không quá nghiêm trọng."

"Vậy là tốt rồi." Tống thị thở phào nhẹ nhõm, nghĩ mà sợ nói: "Thiếp và điện hạ vừa thành thân không bao lâu, nếu điện hạ có gì bất trắc....làm sao thiếp sống tiếp được."

"Yên tâm đi, cứ cho là vì các nàng, ta cũng sẽ bảo vệ bản thân thật tốt." Bùi Thanh Thù cầm tay nàng, nhỏ giọng hỏi: "Nguyệt sự tháng này...đang tới sao?"

Thấy Tống thị đỏ mặt gật gật đầu, Bùi Thanh Thù có chút cảm giác thất vọng, nhưng cũng biết bản thân không thể nóng vội, không nói gì thêm, chỉ vỗ nhẹ tay Tống thị mà nói: "Ta còn có chút công vụ phải xử lý, sẽ đến thăm nàng muộn một chút."

Sau khi ra khỏi chỗ của Tống thị, Bùi Thanh Thù quay về thư phòng tiếp tục viết tấu chương, sẵn tiện sai người đến Phó phủ tìm Phó Húc tới, để Phó Húc giúp hắn chỉnh sửa.

Sau khi Phó Húc xem xong bản thảo của Bùi Thanh Thù, không khỏi cảm khái: "Xem ra chuyến đi này của điện hạ thu hoạch được không ít."

Kiến nghị của Bùi Thanh Thù viết có tất cả sáu điều, mỗi điều đều viết rất kỹ càng tỉ mỉ, giải thích cùng thuyết minh. Chủ yếu trong đó là xoay quanh mỗi một chuyện khoa cử, có đến ba điều.

Điều thứ nhất là vấn đề tuyển chọn Lẫm sinh. Bùi Thanh Thù cho rằng, chi phí cho kỳ thi đọc sách rất lớn, có rất nhiều con cái gia đình nghèo đều không theo kịp, vậy nên các gia đình nghèo mới không thể có được nhân tài.

Nếu mỗi năm triều đình đều chi tiền hỗ trợ thí sinh, vậy tốt nhất là ưu tiên trợ cấp cho những học trò ưu tú.

Vậy nên hắn kiến nghị, hủy bỏ thứ suy nghĩ chủ quan coi trọng phẩm cách này đi, xem xét trong danh sách năm mươi thí sinh vừa trúng tuyển, tính từ đầu xuống, ưu tiên lựa chọn những gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà trợ cấp.

Rắc rối ở đây chính là, Bùi Thanh Thù và Phó Húc dự định sẽ liệt kê những gia đình có hơn ba người, thu nhập một năm dưới hai mươi lượng để cho vào phạm vi trợ cấp.

Thật ra gia đình bá tánh bình thường mỗi năm thu nhập hai mươi lượng, đặc biệt là ở thôn quê thì không thể xem là đặc biệt nghèo khó, ít nhất cũng có thể ăn no mặc ấm.

Nhưng mà phí ăn ở trong kỳ thi tiêu hao khá nhiều ngân lượng, đặc biệt là những người ở nơi khác đến thi, số tiền đó đủ khiến một đứa trẻ nhà bình dân phải chùn bước.

Cho nên mấy người Bùi Thanh Thù hạ thấp tiêu chuẩn xuống một chút, để những học sinh có hoàn cảnh gia đình giống nhau cũng sẽ được triều đình trợ cấp.

Còn về những đứa con trong gia đình nghèo đến nỗi không có cơm để ăn, đừng nói đọc sách thi cử, sợ rằng việc ăn no mặc ấm cũng là cả vấn đề.

Tuy biết là vậy, nhưng tạm thời Bùi Thanh Thù không thể liệt họ vào đối tượng được hỗ trợ.

"Thật ra ta nghĩ, đề nghị cải cách này của chúng ta chỉ làm tổn thương duy nhất đến lợi ích của đám con nhà giàu thành tích nổi bật mà thôi. Chẳng qua với bọn họ, một chút ngân lượng này không là gì cả, bởi vì cái bọn họ cọi trọng là danh dự. Cho nên triều đình có thể áp dụng các chính sách khác để bù đắp cho bọn họ. Ví dụ như trong Khánh Ninh cung vậy, lập một tấm bảng vàng danh dự. Không phải chỉ dán một hai ngày, mà là một danh sách dài kỳ, nêu tên những ngươi trúng cử lên đó, đến đợt khảo thí tiếp theo mới thay đổi."

"Như vậy không tệ đâu." Phó Húc tán thành nói: "Mấu chốt ở đây chính là, việc này không khác nào xin tiền của triều đình dùng trên mũi dao."

"Còn có, sau này nếu có người muốn làm giả, lấy thân phận người giàu có động tay vào danh sách Lẫm sinh, nhất định phải nghiêm trị." Bùi Thanh Thù dùng ngón tay gõ gõ mặt bàn: "Nếu hành vi bịp bợm bị phát giác, quan viên có liên quan lập tức cách chức tạm thời, bãi miễn tư cách tham dự kỳ thi của thí sinh, cả đời không được làm quan."

Bùi Thanh Thù nghĩ nghĩ, lại hỏi Phó Húc: "Ngươi có ý kiến gì muốn bổ sung hay không?"

"Không dám nói là ý kiến, nói đúng hơn là nghi vấn. Nếu điện hạ chỉ ưu tiên lấy gia đình nghèo khó mà không xét đến nhân phẩm, giả dụ như thí sinh đó nhân phẩm đồi bại, thành tích tốt nhưng bên ngoài làm đầy việc xấu, cái này phải nói thế nào?"

"Việc này ngay từ khi báo danh tham gia khoa thi phải làm rõ. Triều đình ta có quy định, phàm là ca kỹ, nô lệ, tăng đạo, có tiền án tiền sự thì hoàn toàn không thể tham gia khoa cử. Chỉ cần thí sinh không có tiền án, vậy có thể chứng minh họ chưa từng vi phạm pháp luật. Thậm chí nếu tư chất đạo đức của thí sinh thấp kém, sau khi xác minh được thì vẫn có thể hủy bỏ tư cách Lẫm sinh. Có điều quá trình xác minh này không thể để cho quan phủ làm, giao cho quan Học chính đến địa phương đảm nhiệm."

Phó Húc nghĩ nghĩ, gật đầu: "Quan Học chính là quan trong triều, ba năm mới quản một lần, tỷ lệ cấu kết với cường hào địa phương sẽ thấp đi một chút. Chẳng qua cứ cho là vậy, sau khi chính sách ban bố xuống, vẫn phải để cho quan Ngự sử giám sát ra sức nhiều hơn mới được."

Đây chỉ là kiến nghị đầu tiên mà thôi, hai người đã bàn bạc hết một buổi sáng. Đến trưa, hai người không rảnh ăn cơm, dùng tạm hai ba miếng điểm tâm lót bụng, lại tiếp tục thảo luận.

Phó Húc đọc bản thảo của Bùi Thanh Thù xong, liền hỏi: "Điện hạ muốn chỉnh đốn quan học?"

"Ừ!"

Quan học chính là việc quản lý trường học ở các nơi của triều đình. Sau khi học sinh thông qua khoa thi rồi, thành tích tốt là có thể đến trường học đọc sách.

Nói như vậy, có nghĩa là những thầy giáo đảm nhiệm ở trong trường không có ai đạt tới trình độ cử nhân tiến sĩ cả.

Phần lớn những người này đều còn muốn thi tiến sĩ, cho nên tâm tư của bọn họ vẫn coi trọng tiền đồ bản thân hơn cả, tất nhiên khi đối đãi với học sinh không thể nào hết lòng được.

"Ta từng thâm nhập vào địa phương, phát hiện việc quản lý trong trường học rất hỗn loạn. Như chuyện tên Lễ thư kia vì muốn đối phó với ta mà gọi tất cả lão sư lẫn học sinh đến học, dù vậy cũng không khó để nhìn ra, kỷ luật của trường học cực kỳ vô tổ chức, không khí học tập đạm mạc, bọn học sinh chủ yếu tự học là chính. Trường học như vậy, chẳng phải là đang lãng phí thời gian của thí sinh cùng tài nguyên của Đại tề sao.",

Phó Húc nhắc nhở hắn: "Cải cách quan học không đơn giản như cải cách chế độ Lẫm sinh, đây là một quá trình rất dài, điện hạ cần phải nghĩ kỹ."

"Ta biết, nhưng ta cảm thấy việc này là vô cùng cần thiết. Dù sao lúc này Lễ bộ cũng đang rảnh rỗi, không có nhiều việc cần làm. Chỉ cần phụ hoàng đồng ý, thời gian sau này ta sẽ ra tay chỉnh đốn tốt quan học."

Chuyện này cũng không quá cấp bách, có thể chờ mấy người Công Tôn Minh trở về rồi cùng nhau thương lượng tiếp. Nếu như có thể thành công, không chỉ Bùi Thanh Thù lập được công lớn, mà quan trọng nhất là, có thể cải thiện vấn đề nhiều năm không có nhân tài của Đại Tề.

Chỉ có cách nhanh chóng bồi dưỡng ra nhiều nhân tài, quốc gia này mới có hy vọng và tương lai.

Bùi Thanh Thù trình ba điều kiến nghị, đều là vấn đề hỗ trợ hoàn cảnh thí sinh dự thi.

Lần này xuống địa phương, hắn đích thân đến lều thi xem xét, phát hiện hoàn cảnh của các thí sinh dự thi thật sự quá kém. Lều thi vô cùng nhỏ hẹp không nói, còn cực kỳ ẩm ướt lạnh lẽo.

Lúc ấy tên Lễ Thư kia lấy cớ vì muốn tiết kiệm chi phí để đối phó với Bùi Thanh Thù, trên thực tế không phải là như vậy. Trước khi Bùi Thanh Thù rời khỏi kinh thành có xem qua công văn trong Lễ bộ, biết rõ mỗi năm triều đình đều sẽ tiết kiệm một chút tiền bút mực để làm kinh phí cho khoa cử.

Không cần nói cũng biết, số tiền này từ triều đình chuyển xuống, sau khi trải qua tầng tầng lớp lớp trung gian bốc lột, tới được địa phương chẳng còn được bao nhiêu.

Nếu quan viên địa phương vẫn còn muốn "kiếm chác từ trong nước béo", thì số tiền hỗ trợ này hoàn toàn bị lãng phí, đối với việc bồi dưỡng nhân tài của quốc gia không có một chút hiệu quả nào.

Có điều, chuyện này lại có liên quan đến vấn đề cai trị ở các địa phương.

Bùi Thanh Thù soạn bốn điều kiến nghị, lại nhắc đến chuyện cai trị. Nhưng hắn biết hắn là quan của Lễ bộ, việc cai trị không phải phận sự của hắn. Cho nên hắn chỉ có thể cho Hoàng đế nhìn thấy lòng thành của hắn, còn muốn làm thế nào, vẫn là tùy vào suy nghĩ của Hoàng đế. Bùi Thanh Thù chỉ đành giữ lời nói lại trong lòng.

Mấy điều kiến nghị khác của Bùi Thanh Thù, với công việc của Lễ bộ không có liên quan. Hắn dùng thân phận của Hoàng tử, đề xuất lên Hoàng đế những điều bản thân thấy có vấn đề.

Bao gồm việc quan binh, bắt đạo tặc, việc thu thuế đi đường.

Còn có vấn đề an toàn trong mỏ than ở Sơn Tây.....vân vân và vân vân.

Đến tận khi Bùi Thanh Thù và Phó Húc hợp lực chỉnh sửa tốt tấu chương xong, bên phía thiên lao, mấy tên thích khách cũng đã lần lượt khai nhận.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui