Trong giờ văn, Thảo đang chăm chú lắng nghe cô giảng bài, rồi bổng Thảo bật cười khúc khích khi nghe cô giảng về Nguyễn Du miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”:
- Các em thấy Nguyễn Du đã miêu tả Kiều phải nói là rất tài, khắc họa được sắc đẹp của cô, nào là: “khuôn mặc tròn như trăng, da trắng như tuyết” qua đó ta có thể thấy được sắc đẹp vẹn toàn của Thúy kiều, phải nói là cô rất đẹp lại có tài ( cầm, kì, thi, họa) đấy các em à “ một, hai nghiên nước nghiên thành” ……….( cô bỗng quay xuống khi thấy Thảo đang cười trong giờ học) cô bảo:
- THẢO…….( làm Thảo giật mình) hãy cho cô biết Thúy Kiều là người như thế nào?
Thảo đứng lên ( vẫn còn cười), Thảo nói không được lưu loát như hằng ngày:
- Dạ……….a………….dạ thưa cô ( cười )…………( lấy lại phong độ thôi không cười, mặt nghiêm túc, ăn nói 1 cách trôi chảy)………. Thưa cô Nguyễn Du đã miêu tả Kiều rất thành công. Qua đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” đã cho ta thấy Kiều là một con gái có tài nhưng bất hạnh vì Kiều mang trong mình những căn bệnh nan y, mà Kiều lại không có nhan sắc như Nguyễn Du đã miêu tả khiến mọi người hiểu nhầm Kiều là một người tài sắc vẹn toàn. Thúy kiều phải nói là rất xấu ạ, cũng có thể ví nhan sắc của Kiều như Thị Nở trong tác phầm "Chí Phèo” của Nam Cao
Cô giáo mặc phừng phừng ( cáu):
- SAO EM LẠI NÓI VẬY, CÓ PHẢI NÃY GIỜ KHÔNG LO CHÚ Ý BÀI GIẢNG PHẢI KO >.<
Thảo bắt đầu triết lí:
- Khoan thưa cô, hãy nghe em giải thích. Cô nói Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Kiều “ da trắng như tuyết, mặc tròn như trăng”. Thế em hỏi cô: người bình thường có ai lại trắng như tuyết chứ, chỉ có những người bị bệnh bạch tạng da mới trắng như tuyết thậm chí là tóc cũng trắng hơn cả mây. Rồi mặc tròn như trăng, cái mặc tròn như trăng vành vạnh làm sao mà đẹp được chứ, ko có ai trên đời này lại có mặc tròn như trăng mà nếu có thì nó cũng rất xấu, những người đẹp người ta thường có khuôn mặc hình trái xoan, hình chữ “ Điền” chẳng hạn, chẳng ai lại có cái khuôn mặc tròn quay thế cả.
Cô giáo nghe Thảo nói xong, rất tức nhưng không thể nói gì hơn bởi Thảo có lí luận và cơ sở rất chặc chẽ:
- HMM…………( TỨC)…………….EM GIỎI LẮM………..NẾU EM NÓI ZẬY CHẲNG KHÁC NÀO LÀ PHỈ BÁN TÁC PHẨM “TRUYỆN KIỀU" CỦA NGUYỄN DU À.
- Thưa cô em ko có phỉ bán truyện Kiều nhưng thật sự nó vẫn là sự thật, Nguyễn Du nói thế thì nó là thế chứ em âu dám nói khác. Nếu như cô cho em là nói sai thì em có thể đưa ra những dẫn chứng khác chẳng hạn
Cô giáo tức đến nỗi phải nói là “ khí thế” sùng:
- ZẬY NÓ RA SAO…………….NÓI ……………ĐI
- Theo như em biết thì trong chương trình văn lớp 9 ta sẽ có học nhiều đoạn trích trong truyện Kiều, và em cũng biết cuộc đời của Thúy Kiều gắn nhiều với những oan trái cuộc đời, bị bán vào lầu xanh ( Kiều ở lầu Ngưng Bích). Trái ngang sao Kiều đã gánh nhiều phong trần gió bụi của cuộc đời lại còn mang trong người những can bệnh nan y như bệnh bạch tạng khiến da trắng như tuyết, rồi thêm cái bệnh vô sinh nữa, đã ở 2 đời chồng mà không có con ( Thúc Sinh và Từ Hải). Cuối cùng lại đi ở với một tên quái nhân Từ Hải, trong văn rõ rằng Nguyễn Du đã miêu tả Từ Hải
“Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”
Người bình thường vai ai lại rộng 5 tấc, ai lại cao tới 10 thước không phải quái nhân là gì hở cô ( hé hé lần này bà cô bí luôn)
Cô giáo không nói được gì nữa ( cứng họng chứ biết nói gì, Thảo lí luận quá sắt bén mà)……..tức muốn ói máu mà không nói được lời nào! Thật tội……….Cả lớp thì hôm đó được 1 phen cười vỡ bụng, mọi người phải gọi cô nhóc Thảo này là nhóc cao thủ
1 ngày tại học đường của Thảo là xong mời đoán xem những trò nghịch của Thảo với tiếng cười vui vẻ như thế nào nhé
Zing Blog