Học Sinh Nghèo Vượt Khó


1
”Gửi quý tác giả,
Tôi là người biên dịch phụ trách chuyển ngữ Trung – Nhật tác phẩm ‘Công viên 1’.

Trong quá trình dịch thử, tôi có một số vướng mắc, chủ yếu xoay quanh việc chuyển ngữ danh từ riêng, chú âm và phong cách ngôn ngữ.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh.

Nội dung cụ thể vui lòng kiểm tra tệp đính kèm.
Xin lỗi nếu đã làm phiền, mong nhận được hồi âm từ anh.
Trân trọng cảm ơn,
Biên phiên dịch Vương Đại Chu.”
Vương Đại Chu là bút danh của Vương Tử Chu.
Hầu hết các biên tập và PM① từng hợp tác đều hỏi cô: “Bút danh của em nghĩa là gì thế? Chỉ khác một chữ thôi mà.”
① Người quản lý dự án của công ty dịch thuật.
Vương Tử Chu luôn trả lời bằng một cái lắc đầu: “Miễn bình luận”.
Dù sao thì Đại Chu vẫn tốt hơn Tử Chu nên khi ký tên cô đã chọn cái trước.

Về xưng hô trên tiêu đề, Vương Tử Chu vốn định viết là “anh Trần” nhưng người ta đã gọi cô là “quý dịch giả” thì cô cũng phải đáp bằng “quý tác giả”.
Sau khi gửi email, Vương Tử Chu lặng lẽ rời khỏi phòng tài liệu.

Suy cho cùng, cô không muốn để mình mặc sức phát triển thành một kẻ bi3n thái chân chính, rình rập cả phản ứng của người khác ngoài đời.
Về nhà ăn tối, dọn dẹp, tắm rửa xong xuôi, ngồi xuống trước máy tính, mở hòm thư, không có thư mới.
Sau vài lần F5 trong vô vọng, cô lần sang Weibo, tìm trang cá nhân của Trần Ổ, bấm theo dõi.
Đoạn, chuyển về trang cá nhân của mình, kiểm tra xem có nội dung nào kì lạ không.
Trang cá nhân trên mạng xã hội tựa như một phòng khách online.

Nếu bạn không mấy quan tâm đến khách khứa vãng lai thì tất nhiên khỏi phải dọn.

Áo khoác, nội y, tất, v.v.

cứ vứt bừa phứa trên ghế sofa là được.

Nhưng nếu một ngày, bạn nghe tin một vị khách quan trọng có khả năng sẽ viếng thăm, thôi thôi dọn phòng cái đã!
Bởi tên Weibo của cô là “Biên phiên dịch Vương Đại Chu”.
Nhìn cái là nhận ra ngay.
Dọn mỗi cái phòng khách online thôi mà Vương Tử Chu mệt phờ người.
Cô thả lỏng vai dựa lưng vào ghế, ngơ ngác nhìn trang cá nhân của mình trên màn hình máy tính.
Cửa sổ cách âm tương đối kém, nghe rõ mồn một tiếng xe cứu thương hú còi inh ỏi giữa đêm khuya thanh vắng.

Vương Tử Chu nghiêng đầu sang, trời không biết mưa từ lúc nào, bảo sao thấy hơi lành lạnh, cô lồm cồm dậy tắt điều hoà rồi lại ngồi phịch xuống ghế.
Tiếng máy nén điều hòa biến mất, căn phòng trở nên yên tĩnh lạ thường.

Vương Tử Chu quay lại nhìn cửa sổ, kính thuỷ tinh phản chiếu lại dáng ngồi rệu rã và khuôn mặt nhợt nhạt của mình.
Haizz.
Tự dưng thấy chán bản thân là sao.
Cô lại nhìn màn hình máy tính, di chuyển chuột và nhấp vào hòm thư.
Vẫn không có email mới.
Lại tự luyến rồi.
Ý nghĩ này nảy ra trong đầu cô.
Ảo tường rằng người khác cũng chú ý đến mình âu cũng là tự luyến phải không?
Thế dọn dẹp phòng khách online để làm gì? “Tự luyến” xúi giục mình xây đắp lên một công trình như thế, chứ đó đâu phải con người thật của mình.
Vương Tử Chu đóng trình duyệt, sạc điện thoại, tắt đèn, chui vào trong chăn.
Mấy hôm liền bận tối mắt tối mũi, nào tổ chức hội thảo, nào lên kế hoạch cho kỳ nghỉ, đã vậy PM hợp tác còn gửi bản thảo nhờ cô giúp gấp, Vương Tử Chu thậm chí còn không có thời gian để nhớ rằng mình có một dự án dịch sách Trung – Nhật, cho đến tận đêm nay.
Trước khi đi ngủ, cô vào hòm thư thì thấy một email chưa đọc nằm lẳng lặng trong đó.
Tức tốc bấm mở.
“Gửi quý dịch giả,
Tôi đã nhận được thư của bạn, xin lỗi vì đến giờ mới trả lời.
Trong quá trình sáng tác, tôi chỉ viết cốt sao cho mình vui, không ngờ lại tạo ra nhường ấy rắc rối cho bạn.”
Tiếp theo là một đường link.
“Tài liệu chia sẻ này bao gồm các danh từ riêng mà tôi trích từ bản thảo trong những ngày qua.

Một số đã được kiểm chứng, một số thì tôi không chắc lắm nên đã chú thích trong phần ghi chú, mong giúp được bạn phần nào.

Về vấn đề phong cách ngôn ngữ trong quá trình dịch thuật, tôi cần thêm thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời cho bạn.

Xin lỗi bạn nhiều.
Ngoài ra, tài liệu này để mở chỉnh sửa, nếu bạn có ý kiến khác, xin vui lòng góp ý, bổ sung.
Chúc bạn công tác thuận lợi, suôn sẻ.”
Vương Tử Chu nhấp vào liên kết tài liệu chỉnh sửa trực tuyến được chia sẻ, hiện ra một bảng Excel có tổng cộng bốn cột là “bản gốc, bản dịch, chú âm và ghi chú”, tương tự như “bảng chú giải thuật ngữ”.
Vương Tử Chu từng gặp trường hợp này.
Một số công ty phát triển trò chơi và phần mềm, khi mở rộng sang thị trường nước ngoài, trong quá trình bản địa hóa, họ sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu thuật ngữ để phục vụ cho việc dịch thuật, nhằm tránh trường hợp xuất hiện nhiều cách dịch khác nhau cho cùng một thuật ngữ.

Ví dụ:
“げつようび (月曜日)” hiểu đơn giản là “Đầu tuần, thứ hai”, bình thường dùng nghĩa nào cũng được nhưng bảng chú giải yêu cầu dịch là “Thứ Hai”, thì chữ 月曜日 trong toàn dự án tuyệt đối không được dịch là “Thứ hai” hay “Đầu tuần”.
Đây là sự nhất quán mà bảng chú giải thuật ngữ yêu cầu.
Tài liệu được chia sẻ trực tuyến mà Trần Ổ gửi có tính chất tương đồng với bảng chú giải thuật ngữ.
Vì tiểu thuyết có quá nhiều yêu quái xuất hiện trong sách cổ Trung Quốc, riêng việc dịch tên thôi đã đủ đau khổ rồi.

Bởi nó đòi hỏi phải nghiên cứu tài liệu và mất rất nhiều công đoạn để xác minh.

Đầu tiên cần tìm nguồn gốc của yêu quái, sau đó tìm cách dịch tiếng Nhật tương ứng, cụ thể là tìm xem nó đã được dịch sang tiếng Nhật trước đó chưa? Có thể tham khảo phương pháp dịch nào không, chú âm chữ Hán như thế nào?
Đây là cách tra cứu ngữ nghĩa song song theo nghĩa rộng.
Và cũng là công việc mà người dịch cần làm.
Trần Ổ đã làm trước một phần.
Tất nhiên, sau này Vương Tử Chu vẫn phải tự kiểm tra lại lần nữa nhưng việc xây dựng cơ sở thuật ngữ phần nào cho thấy xu hướng dịch danh từ riêng của tác giả.

Sau đó, cả hai có thể cùng nhau bổ sung, sửa đổi các thuật ngữ liên quan trên tài liệu trực tuyến này, từ đó hoàn thành một bảng chú giải thuật ngữ tương đối hoàn chỉnh, giúp cải thiện độ chính xác và hiệu suất của bản dịch.
Vương Tử Chu nhìn bảng biểu kín màn hình, ngẫm nghĩ, ừ thì cũng được.
Cô lướt sơ sơ, rồi soạn thư trả lời: “Tôi nhận được rồi, cảm ơn anh nhiều.”
Kể từ đó, Vương Tử Chu thực sự tập trung vào dự án này.
Mỗi dịch giả có phong cách làm việc khác nhau.

Một số người thích sửa soạn kĩ lưỡng mọi vấn đề có thể xảy ra, một số khác lại cứ thế bắt tay vào làm, khi nào có vấn đề thì tra cứu sau.

Vương Tử Chu thiên về phe trước, đó cũng là lý do lớn nhất khiến cô dễ dàng chấp nhận bảng chú giải của Trần Ổ.
Hơn nữa, nhìn phần chỉnh sửa của chính mình dần lan rộng trong tài liệu chung này, Vương Tử Chu cảm nhận được một thú vui bi3n thái khi xâm phạm lãnh địa của người khác.
Ngay khi cô đang hoàn thiện bảng chú giải, email thứ hai của Trần Ổ đến.
Chưa mở ra, Vương Tử Chu đã thấy có điềm chẳng lành.
Bởi chủ đề của email ấy là “Style Guide”.
Giây phút giác quan thứ sáu cảm nhận được cái điềm chẳng lành ấy, vai cổ tự nhiên cứng ngắc, cả tay di chuột cũng đờ ra chỉ có tim là đập nhanh hơn.
Vương Tử Chu nuốt nước bọt, nhìn màn hình trước mặt.
Trang văn bản này ít nhất phải tầm 10.000 chữ.
Mở nó ra, bên trong chi chít chữ chèn vài bảng biểu, tiếng Anh, Trung, Nhật đan xen, Vương Tử Chu bất chợt nghĩ tới một thứ khủng khiếp gọi là “hướng dẫn văn phong”.
Example:
Chinese
Preferred Target
Avoid
Bảng ba cột, cột đầu tiên là bản gốc tiếng Trung, cột thứ hai là kiểu dịch “ưa thích” và cột thứ ba là kiểu dịch “cần tránh”.
Cậu ta liệt kê hàng loạt ví dụ từ đối thoại của nhân vật, thậm chí là trích dẫn sách cổ trong chú thích.
Như thể muốn nói:
Những đoạn đối thoại tương tự, cô nên dịch như thế này.
Những đoạn độc thoại tương tự, cô nên tránh giọng điệu sau.

Lời khuyên và hướng dẫn là hai chuyện khác nhau.
Cô chỉ muốn tham khảo suy nghĩ của cậu về phong cách dịch.
Ấy vậy mà cậu đòi chuẩn hóa việc dịch thuật.
Nhưng!
Đây, không, phải, bản, địa, hoá, trò, chơi, hay, ứng, dụng.
Đây, là, tiểu, thuyết.
Dịch, văn, học, không, đồng, bộ, hoá.
Không, một, ai, viết, hướng, dẫn, văn, phong, cho, dịch, văn, học, cả.
Không, một, ai.
Càng kéo con trỏ chuột xuống, Vương Tử Chu càng bầm gan tím ruột.
Cô tức sôi máu.
Cậu coi thường tôi.
Cậu không hề tin tưởng vào khả năng của tôi.
Sự khiêm tốn học hỏi của tôi trở thành thứ định kiến mà cậu gắn lên tôi.
Cậu nghĩ là cậu ai? Cậu thi viết CATTI cấp 1 chưa? Cậu có chứng chỉ JTA chưa?
*CATTI: Bài đánh giá năng lực cho biên phiên dịch của Trung Quốc.

Chia làm 4 cấp: Cao cấp, cấp 1, cấp 2, cấp 3.
Chứng chỉ JTA: Chứng chỉ dịch thuật cấp bởi JTA còn được gọi “Kỳ thi kiểm tra năng lực chuyên môn dịch thuật JTA”.
Vương Tử Chu tức đến mất ngủ.
Nửa đêm cô lồm cồm bò dậy, viết nguyên một đoạn văn trên tài liệu chia sẻ trực tuyến của họ:
“Xin lỗi quý tác giả.

Nói thế này thì hơi quá tuy nhiên, theo tôi, tác giả có thể góp ý về văn phong nhưng viết hướng dẫn cho người dịch thì không phù hợp cho lắm.

Tôi sẽ tham khảo ý kiến của anh nhưng chưa hẳn sẽ tiếp thu.

Một lần nữa chân thành xin lỗi và cảm ơn anh đã giúp đỡ trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu này.
Biên phiên dịch Vương Tử Chu.”
Cô nghiến răng nghiến lợi viết xong đoạn này rồi tắt văn bản.
Mò lên Weibo đăng status.
Đính kèm một con cá nóc căng như quả bóng.
Caption là “Đùa không vui, tôi đã căng”.

Đoạn, quẳng điện thoại sang một bên, vùi đầu ngủ.
Thực ra có ngủ được đâu, trằn trọc trên giường, nhắm mắt lại rồi mở mắt ra, tất cả là lòng tự trọng đáng thương của mình.
Sự tức giận dần dần biến thành tủi thân, và cuối cùng là sa vào vũng lầy tự kiểm điểm.
Trước khi bước vào giai đoạn hiệu đính, người dịch sẽ tạm thời trở thành một quân chủ chuyên chế trong thế giới chênh lệch thông tin* thế này.

Ở đó quyền lực là tuyệt đối, tất cả phải phục tùng.
*chênh lệch thông tin: hay còn gọi là thông tin không cân xứng (asymmetric information), thuật ngữ dùng khi một bên có nhiều thông tin hơn bên còn lại.
Thế mà bây giờ có người dám chỉ bảo vị quân chủ chuyên chế này làm việc.
Viên quan nào đang phát biểu trong chầu đấy?
Ồ, là ái khanh.
Thì ra ái khanh là tác giả.
Tác giả cũng không được!
Im ngay cho trẫm, trẫm mới là vua của đất nước này!
Nhưng thực ra cốt truyện không phải như vậy.
Thực ra chính cô, nhà quân chủ chuyên chế ấy, đã đặc biệt vời viên quan nọ vào chầu, tự nguyện trao một phần quyền lực, thậm chí còn ban kim bài miễn tử: Trẫm là một nhà vua sáng suốt, khiêm nhường, ái khanh cứ nói đi, yên tâm trẫm không bao giờ giết ái khanh.
Tuy nhiên viên quan nọ nói xong thì nhà vua lại tức điên.
Quả là chuyên chế, ngang tàng, thất thường, dã man, tàn bạo.
Dò sông dò biển dễ dò/Lòng vua mấy thước mà đo cho vừa.
Nếu làm vua thì mình sẽ là một vị vua tồi.
Với những suy nghĩ bi quan như vậy, Vương Tử Chu chào đón những tia nắng đầu tiên của buổi sớm.
Đồng hồ báo thức thậm chí vẫn chưa reo.
Cô dậy đánh răng rửa mặt, thấy bản thân trong gương như bao trùm một lớp khí tối tăm khó tả.
Lớp khí ấy tồn tại suốt ba ngày không tan.
Nhưng người mắc kẹt trong đó cuối cùng đã đạt đến giai đoạn suy nghĩ bằng lý trí.
Vương Tử Chu bắt đầu tự hỏi về ranh giới giữa tác giả và dịch giả.

Tại sao rất nhiều tác giả và dịch giả không quen nhau? Ngoài những yếu tố khách quan về mặt thời gian và không gian, còn tồn tại nguyên nhân nào khác không? Trong trường hợp tác giả biết ngoại ngữ, nếu dịch giả hỏi ý kiến tác giả, liệu tác giả có thể vượt qua được cám dỗ đó không?
Mong muốn kiểm soát dành cho tác phẩm của chính mình ấy.
Cô không biết nữa.
Cô khá nhạy cảm với sự kiểm soát vô tình này.
Nhưng nó không còn quan trọng nữa.
Xét cho cùng, với tư cách là một quân chủ chuyên chế, sau khi đánh vị cận thần nọ năm mươi roi, nhà vua tự xưng tội và lại trở về làm một vị vua tốt, ít nhất bên ngoài là như vậy.
Tâm trạng bỗng trở nên yên bình như tiết trời chạng vạng của Kyoto.
Dải nắng chiều hôm ngả màu hồng tím đọng lại cuối đường.
Ba ngày rồi cô chưa động đến dự án “Công viên”.

Trên đường về nhà, Vương Tử Chu nghĩ, thôi, hôm nay về làm tiếp đi, đằng nào cũng ký hợp đồng rồi, còn deadline đang chờ mình chạy nữa, không thể trở thành nô lệ của cảm xúc được.
Điện thoại bỗng rung lên.
Vương Tử Chu lấy ra xem.

Gặp nhau.
Vương Tử Chu nghiêm túc nghĩ về khả năng này.

Vương Tử Chu không nói gì thêm.

Dường như Đinh Viện Viện nhận ra điều gì đó, gửi thêm một tin nhắn:

Vương Tử Chu trả lời bằng một sticker cúi đầu đáng yêu, cất điện thoại rồi tiếp tục về nhà.
Ba giờ chiều mai.
Cậu đợi đấy.
Vương Tử Chu mài răng kèn kẹt..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui