Hồi Ký Của Kẻ Lưu Hành Thời Gian

Khi ông già bước ra, tiếng hò hét từ các khán đài im lặng hẳn đi. Âm thanh phấn khích lúc nãy được thay thế bởi những tiếng xì xào bất ngờ. Nhưng người đàn ông này chỉ mỉm cười và bắt đầu bước lên một trong năm võ đài bằng đá đã dựng sẵn. Ông đến đứng giữa võ đài đó rồi ngầng lên nhìn các khán đài.
Như rằng bước vào một sân khấu dành riêng cho bản thân, ông già tóc trắng cười toe toét. Những kẻ trên các khán đài như biết con người này. Họ từ từ im lặng và nhìn xuống người đàn ông này với sự tập trung cao độ.
“ Sao Minh Chủ Kiên Sơn lại tự dưng xuất hiện ? Tôi nghe nói ông ta ba năm rồi không bước nửa bước ra khỏi cửa cơ mà ? “ _ Lê Đặng thắc mắc.
Nhưng ba người họ Hồ hoàn toàn mặc kệ ông ta và cũng như những người khác, nhìn ông già Kiên Sơn kia không chớp mắt.
Ông già tóc tai bạc trắng hết này khi nhận ra mọi sự chú ý cuối cùng cũng đổ vào mình liền búng ngón tay. Hai người mặc áo chàm tím liền xuất hiện từ cái cổng lúc nãy, họ vác trên vai một sào ngang nâng một cái hộp màu đen cao bằng nửa người. Sau khi đã đặt cái hộp hình chữ nhật đó bên cạnh người đàn ông râu trắng, họ tháo cái sào ra và lui đi. Ông già nhìn cả năm khán đài một lượt rồi bắt đầu nói.
Một giọng nói to đến mức tôi, một người đứng trên cao trăm mét, cách ông ta cũng tới trăm mét đó, đứng lùi sau tận chân tường, vẫn có thể nghe rõ ràng như thể ông già này đang đứng trước mặt mình.
Cái này có phải là thứ nội công tôi từng nghe tới ?
“ Xin chào tất cả những vị cao thủ đến từ bốn phương trời đã tập họp tại đây hôm nay. Trước khi các đấu thủ của chúng ta tranh tài, tôi có một vài lời để nói… “
Ông già dừng lại một chút, có vẻ như đang nghĩ lại về cách mình chuẩn bị nói điều tiếp theo.
“ Như các vị đã biết: tôi quy ẩn ba năm nay là do tuổi già sức yếu. Nhưng con cháu lại cho rằng cứ ở nhà thì lại càng yếu đi, nên chúng đẩy tôi đi ngao du đây đó với chúng. Và trong khi đi hít thở không khí trời, tôi vô tình đã tới một ngọn đồi nhỏ ở miền quê Hòa Bình. “
Ông ta lại ngừng lại để ho hắng. Lấy khăn tay ra lau miệng, Kiên Sơn tiếp tục:
“ Đó là một ngọn đồi xanh mướt rất đẹp. Tôi cưỡi ngựa, một chú ngựa ô xinh xắn, quanh ngọn đồi cho đến khi mệt thì nghĩ mình nên ngồi xuống lấy khăn trải ra rồi dùng chút trà nóng cho nó lại sức. “
“ Và đúng lúc đó… tôi thấy cái này. “
Ông già gõ tay lên cái hộp bằng gỗ hai cái. Như rằng có cơ chế tự động, năm mặt cái hộp ngã xuống. Bên trong là một tảng đá với một thanh kiếm cắm lên trên.
Tất cả mọi người đều “ Ồ ! “ lên một tiếng. Lê Đặng vuốt cằm, mặt không dấu được vẻ thích thú.
Tảng đá thì có rêu mọc đầy, không có gì đáng chú ý trừ một dòng màu đỏ ngoằn ngoèo được khắc trên nó, bao quanh cái chỗ thanh kiếm cắm vào. Nó như một thứ ngôn ngữ cổ nào đó mà qua thời gian đã phai mờ thành một dòng phấn đỏ nhạt.
Còn thanh kiếm. Thanh kiếm thì khác tảng đá rất nhiều.
Lưỡi kiếm cong duyên dáng. Nhưng sắc bén đến nỗi tôi đổ mồ hôi lạnh. Nó tạo ra một cảm giác lấn át những người dám nhìn vào nó như thể lưỡi kiếm là một con quái vật thực sự đang gờm tất cả. Tôi quên mất đi cách hít thở khi nhìn vào nó. Vì lưỡi kiếm này khi vừa xuất hiện, nó đã tỏa ra một làn khí có thể thấy được bằng mắt cùng một ánh hào quang lúc ẩn lúc hiện, mụ mị khó lường. Kiếm thế này, thậm chí với một kẻ mù tịt về các loại vũ khí như tôi cũng có thể hiểu là một thanh kiếm hết sức đáng sợ.
Cán kiếm được buộc bằng tre màu vàng. Khắc trên cán là một biểu tượng màu đỏ mà tôi không biết là gì. Nó giống như một ngôi sao, nhưng đã được cách điệu.
Tất cả mọi con mắt trong đấu trường hoàn toàn bị thanh kiếm mê hoặc mà dính chặt vào nó.
Võ Lâm Minh Chủ Kiên Sơn nhẹ nhàng đặt tay lên cán kiếm, vân vê nó như một câu đố bí ẩn mà ông đã dày công suy nghĩ từ rất lâu. Rồi nắm chắc cán kiếm bằng tay phải, Kiên Sơn hét lên một tiếng kinh hãi hơn tiếng hổ gầm. Gân mạch ông ta nổi lên thành từng dải xanh đỏ quanh cánh tay. Bằng tất cả sức lực của mình, ông ta cố gắng tháo cây kiếm ra khỏi tảng đá.
Trong giây phút đó, tôi tưởng ông ta đã có thể làm được. Vì cái khí thế của ông già này tôi chưa từng gặp bao giờ. Nó đáng sợ hơn cả Hồ Quí Trừng. Chuyện tháo một cây kiếm cũ ra khỏi tảng đá có gì khó khăn đâu ?
Nhưng một phút, rồi hai phút trôi qua, cây kiếm vẫn im lìm trong khi ông già tóc trắng với hai ống tay áo bay phần phật đang dùng hết sức để kéo nó ra. Nhìn cảnh này, tôi có cảm giác như một siêu lực sĩ đang cố gắng đạp đổ một ngọn núi nhưng ngọn núi vẫn cứ đứng im lìm. Chỉ vì đơn giản ngọn núi đó là một thứ không thể bị lay chuyển.
Cuối cùng, Minh Chủ hiện thời của Võ Lâm dừng lại, cổ áo hết bay, dáng vẻ như một ông già vừa uống trà lại quay trở lại thay cho hình tượng hùng dũng trong giây phút trước vừa thể hiện.
Ông ta cười hà hà với đám đông đang muốn bùng nổ:
“ Tuổi già sức yếu, cho dù ta cố gắng đến mấy cũng không thể nào kéo thanh kiếm này ra khỏi tảng đá được. Nhưng ta nhớ rằng năm nay quần hào sẽ tới đây xem đại hội, chắc chắn cao thủ rợp trời, nên ta mạo muội mang tới để xem ai có thể giúp ông già này lấy một thanh kiếm ra khỏi một tảng đá hay không. “
Ngay lập tức, khi Kiên Sơn vừa kết thúc, một bóng người vụt xuống từ khán đài bên phải, xuất hiện ngay bên cạnh ông già tóc trắng. Người này thân chưa hiện hình, thì bỗng dưng năm bóng người khác cũng di thân xuống võ đài, đứng thành một vòng tròn quanh tảng đá.
Một người thân chắc nịch, mặc áo đen. Một người cao dong dỏng, áo xanh dương nhạt với một đai lưng đỏ. Một ông già khác, còng lưng cầm gậy gỗ, run rẩy như chỉ cần có một ngọn gió thổi qua là ngã xuống. Một thanh niên với đôi mắt híp tới nỗi tôi tưởng chúng chỉ là một đường kẻ trên mặt anh ta. Một người đàn ông mặc áo màu cốm với một thanh kiếm nhỏ dắt bên hông và một chiếc cung to bằng nửa người đằng sau lưng. Tôi không thể nhìn thấy mặt người đàn ông này vì ông ta đứng quay lưng lại với căn phòng. Cuối cùng là một người hết sức gầy guộc, ông ta thậm chí mất luôn cả tay trái và phải đeo băng che mắt phải.
Đương Võ Lâm Minh Chủ thấy vậy vẫn không ngừng nở nụ cười trên môi. Ông ta khiến tôi có cảm giác ông ta sẽ mang trà ra mời họ uống cùng với mình.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui