Bà Yến có thể nghe thấy tiếng khóc rấm rức của má mình.
Và lẽ ra lúc này bà phải nói gì đó để an ủi người đã sinh thành và dưỡng dục mình, nhưng bà không làm được điều đó.
Bởi trên mắt bà những giọt lệ cũng đã tuôn rơi từ lúc nào.
Má của bà sảy thai ngay trong cái hôm chị hai của bà tử nạn.
Nỗi đau không hẹn mà kéo đến cùng một lúc khiến bà Tỵ gục ngã.
Bà gào khóc như điên như dại mà quên mất một con gái khác của bà cũng đau khổ không kém gì bà.
Bà Yến khi đó chỉ là một đứa trẻ tám tuổi.
Cái tuổi chưa hiểu sống chết là gì.
Nhưng khi nhìn thấy người chị gái ruột thịt của mình nằm bất động với thân thể đầy rẫy máu là máu thì bà đã cảm nhận được sự mất mát… cảm nhận được sự cô đơn khi mai này không có chị hai ở bên cạnh để che chở, bảo vệ.
Đứa trẻ tội nghiệp khi ấy đã khóc… khóc rất nhiều.
Rồi thì nó đã chạy quanh hỏi mọi người rằng ai đã giết chị nó, ai đã gây ra tội nghiệt thì nó đã nhận được câu trả lời.
-Tạ Hoàng Nhạn!
Đúng là Tạ Hoàng Nhạn, tên chuẩn tướng của chế độ cũ.
Gắp miếng bò nạm lên chuẩn bị đưa vào miệng, nhưng rốt cuộc Huệ Lan lại bỏ nó xuống lại vào tô phở.
Câu trả lời khi nãy của đối phương đúng là khiến người ta được một phen nổi da gà mà.
-Tạ Hoàng Nhạn!? Nhã Chi vừa nói Tạ Hoàng Nhạn phải không?
Bên kia nghe được câu hỏi của Huệ Lan, Nhã Chi liền vội nuốt xuống bụng mớ sợi phở đang nhai dở.
Cô nàng nói trong tiếng ho khan vì bị hóc.
-Đúng, là Tạ Hoàng Nhạn.
Xin lỗi Huệ Lan.
Chi nuốt vội quá nên bị sặc.
Không đáp lời cô bạn mới quen, Huệ Lan chìa nhanh đến trước mặt Nhã Chi một cốc nước.
Nhưng trong từng hành động ân cần đó là một cảm giác hiềm khích mà Hà Duy, cậu bạn chơi lâu năm của Huệ Lan đã phần nào nhìn thấy.
Hiềm khích… đúng thôi! Bắt đầu câu chuyện là gì nhỉ? Là Huệ Lan hỏi tại sao Nhã Chi có thể chắc chắn ngã ba MC trong câu chuyện của Hà Duy, là ngã ba MC mà Nhã Chi cần tìm thì cô bạn đã thốt ra một cái tên mà Hà Duy anh thật không thể ngờ tới được.
Tạ Hoàng Nhạn ư? Một cái tên chưa hề xuất hiện trong sử sách.
Ấy vậy mà cô gái trước mặt anh đây lại thốt ra như thế quen thân.
Đúng, là quen thân! Lẽ nào cô bạn có tên Nhã Chi này là người thân của Ta Hoàng Nhạn.
Và cái câu chuyện kia là bịa đặt hòng tranh thủ sự đồng cảm của hai người bạn Hà Duy và Huệ Lan.
Nhưng như vậy thì sao? Nếu thật như vậy thì mục đích của chuyến đi này là gì? Hà Duy với suy nghĩ nọ lập tức ném ánh mắt như có lửa về phía Nhã Chi.
Và bên cạnh anh chàng, Huệ Lan cũng đang làm việc tương tự.
Bốn ánh mắt tóe lửa nên chẳng mấy chốc nhiệt độ bao quanh Nhã Chi đã tăng lên.
Và cô nàng với chút ít sự tinh ý để nhận ra điều đó.
Cái Nhã Chi vội vàng xua tay:
-Không phải như hai người nghĩ đâu.
Chi không có phải là người thân của ông Tạ Hoàng Nhạn đâu
-Vậy sao? Thế tại sao bạn lại biết đến cái tên Tạ Hoàng Nhạn.
Bởi theo tôi nhớ thì cái tên ấy không có được lên Wikipedia đâu.
Hà Duy vừa dứt lời thì Huệ Lan đã tiếp.
-Chiến tranh đã lùi xa rồi.
Tuy nỗi đâu nó để lại vẫn còn rất kinh khủng, nhưng Chi cứ yên tâm rằng người Việt Nam bọn tôi không có cái tính ghét cả tông ti họ hàng kẻ thủ ác đâu, nên nếu Chi có là bà con xa gần gì đó thì cứ nói thật.
Đừng viện cớ này nọ.
Bạn tôi rất ghét phải nghe những lời dối trá.
Sau mấy lời gan ruột, Huệ Lan đẩy tô phở đang ăn dở ra giữa bàn rồi ngả người vào lưng ghế với dáng điệu chờ đợi.
Không khí quanh Nhã Chi mới khi nãy còn nóng bừng đó thì giờ đã lạnh ngắt, bởi ở phía đối diện Hà Duy cũng thực hiện động tác tương tự.
Quán phở buổi sáng sớm không có mấy khách nên chẳng ai để ý đến cái bàn ở trong góc có ba nam thanh nữ tú ngồi, bởi nếu để tâm một chút thì họ sẽ tưởng đang có một cuộc thẩm vấn cũng nên.
*
Đang chăm chú đọc mấy mẩu tin nhắn trên điện thoại, ông Tư Minh bỗng ngẩng đầu lên mà nhìn ra cửa của tiệm đồ gỗ.
Cửa tiệm có khách, mà vị khách ấy không hề xa lạ.
-Chú Chín! Ngọn gió nào đưa chủ đến cửa tiệm nhà con vậy.
-Cha bây!
Ông lão được gọi là chú Chín cười móm mém.
-Không phải ngày nào tao cũng sang cửa tiệm nhà bây để uống trà ké hả? Gì mà ngọn gió nào.
Bây đó, ngày nào cũng chào câu đó làm tao nhột lắm có biết không?
Ông Tư Minh nghe đối phương đáp trả có dây, có dắm như vậy thì phì cười.
Quả đúng như ông lão Chín tính thiệt, rằng ngày nào ông lão cũng ghé qua cửa tiệm đồ gỗ của ông Tư Minh để xin chén trà.
Không thiếu thốn chi đâu mà ông lão Chín làm như vậy, chỉ là nhà cửa rộng rãi khang trang, tiền bạc rủng rỉnh, nhưng ông lão gần chín mươi ấy chỉ sống có một mình nên đâm ra buồn chán, nói chuyện mà thôi.
-Nhột gì mà nhột chú Chín ơi! Con cũng đang ế dài cổ cả ra đây.
May mà có chú ghé chơi chớ không chắc con ngủ gật đó chú.
-Bây xạo vừa thôi!
Ông lão Chín chậm rãi ngồi xuống cái ghế đối diện ông Tư Minh rồi đưa mắt ngó quanh.
Cả cửa tiệm rộng cả trăm mét vuông với trường kỷ bóng loáng, bộ bàn ghế cỡ đại được chạm trổ long phượng tinh tế.
Nói chung chung là toàn hàng tốt, nhưng lại không có một bóng khách nào.
Quang cảnh buôn bán ế ẩm đập vào mắt làm ông lão Chín không nhịn được mà tặc lưỡi.
-Vậy thì bây ăn cái gì hả Tư? Biết mấy cái thứ này là do xưởng mộc bây đóng ra thật, nhưng cũng phải trả tiền công cho thợ, rồi tiền gỗ nguyên liệu nữa chứ.
Chia sẻ của ông lão Chín hàng xóm đã làm ông Tư bên này không nhịn được mà đem mắt liếc nhanh.
Rõ là hàng gỗ của ông tốt thật, rồi thì cửa tiệm cũng được đặt ở trí đắc địa nhưng khách mua thì cứ ít dần.
Có điều chuyện này cũng là đúng quy luật thôi.
Bởi nghĩ coi, một bộ bàn ghế hay giường rồi tủ bằng gỗ thì có tuổi thọ bao lâu? Mười
năm, hai mươi năm hay thậm chí là cả năm mươi năm thì đào đâu ra khách mà cứ đến mua hàng liên tục.
Và nếu là hàng gỗ và có khách liên tục thì họa chăng chỉ có…
-Mà thằng Tư nè, tao có cái thắc mắc này…
Dòng suy nghĩ của ông Tư Minh bị ngắt ngang bởi mấy câu nói của lão Chín.
Hơi bực dọc nhưng ông Tư vẫn vui vẻ đáp lời.
-Chú Chín có thắc mắc gì vậy ạ? Đừng nói là thắc mắc về chuyện sao con lấy vợ trễ nha.
Tất cả là do mấy cái sẹo xấu xí trên mặt con chứ sao nữa.
-Không phải chuyện đó.
Tao thắc mắc chuyện khác.
Là cái chuyện là xưa bây mở xưởng đóng quan tài làm ăn ngon nghĩ vậy, sao tự nhiên lại sang cho người ta rồi mở quay ra đóng bàn ghế đồ.
Thấy chẳng ăn ai.
Ông lão Chín dừng lại để bưng tách trà trước mặt lên nhấp một ngụm.
Nước trà đắng chát luồn qua kẽ răng chạm vào đầu lưỡi rồi trôi tuột xuống cổ họng làm ông lão sống ngót nghét gần cả thế kỉ phải khà lên thỏa mãn.
Nhưng ông lão đã uống xong trà, mà bên nọ ông Tư vẫn chưa có động tĩnh gì là sẽ trả lời cho câu hỏi kia khiến lão Chín phải là tò mò mà đưa mắt sang dò xét.
Một màn sương mờ giăng trên con ngươi mà thiên hạ gọi là đục thủy tinh thể khiến đôi mắt của lão Chín kèm nhèm và nhìn không rõ.
Có lẽ vì thế mà lão đã nhìn thấy ở người ngồi đối diện mình đang tái mặt và có biểu hiện lúng túng chăng.
- Kìa thằng Tư, nếu bây ngại không muốn nói thì thôi.
Chứ thắc mắc của tao cũng là của mấy người trong xóm này đó.
Cửa tiệm quan tài đang ngon lành tự nhiên sang cho người ta.
Rồi thì cái nghề gia truyền của nhà bây là bốc thuốc cứu người, mà cả bây khi xưa cũng đi học, sao lại không làm.
-Không làm là bởi đã học tới nơi tới chốn đâu mà làm.
Câu trả lời kia đến từ ông Thủy, bạn chí cốt cùng là hàng xóm của Tư Minh.
Ông Thủy bước vào bàn tiếp khách của cửa tiệm đồ gỗ rồi tự nhiên mà kéo cho mình cái ghế ngồi xuống Ông Thủy tiếp:
-Bốc thuốc cứu người nhưng cũng làm hại người nếu tay nghề mình chưa vững vàng.
Đúng không anh Tư? Đợt đó trường mở lại tui cứ khuyên ảnh là tiếp tục đèn sách đi để con bé Duyên tui lo cho mà ảnh có chịu đâu.
Rồi thì học đâu được cái nghề đóng hòm.
Nhưng vì mặt sẹo, lại làm cái nghề kiếm tiền từ người chết nên đàn bà con gái nó chê.
Mãi đến đi bỏ nghề con út Nhung, em ông Tỵ mới ngó đến ảnh đó chú Chín.
Lời giải thích của ông Thủy làm gương mặt ông Tư thoáng ửng đỏ.
-Anh Thủy nói chí phải.
Xưa đóng quan tài cứ mãi lẻ bóng một mình, mãi tới hồi sang lại mới có con người lấy nên miết tới năm mươi mới có được đứa con trai chống gậy.
Câu nói thêm vào của ông Tư làm lão Chín không hỏi gì nữa mà gật gù cho là đúng.
Không khí im lặng bủa vây lấy ba người đàn ông chợt bị phá vỡ bởi ông Thủy.
Ông Thủy nhìn quanh cửa tiệm một lượt rồi hỏi.
-Chớ con Duyên rồi vợ con anh đâu rồi? Trưa trờ trưa trật rồi mà sao không thấy cơm nước gì.
-Chứ mai ngày gì anh Thủy không nhớ sao? Là giỗ bà má của tui đó, nên thằng Chính được má nó chở ra chợ từ sớm để mua đồ.
Còn con Duyên thì bị lòa rồi câm điếc nữa nên vợ tui nó dắt sang nhà Ba Tỵ nhờ trông giùm rồi.
Vậy là bốn mươi bảy năm rồi đó.
(Hết chương 6: )