Hồn Thuật


Hồn Thuật

Chương 33: Trận chiến thứ hai

Nguồn: tangthuvien

Trong đại sảnh phủ Thiên Đức, Lý Thường Kiệt mỉm cười lẩm bẩm:
- Quách Quỳ a Quách Quỳ! Ngươi bố chí cái bẫy thì cũng nên cẩn thận chút chứ? Lại để cho tình báo gần quân địch nhất trở về vậy chẳng phải bảo cho ta biết ngươi chuẩn bị tấn công sao?
Nói đoạn quay xuống phía dưới:
- Hoàng tử Lý Hoằng Chân và Lý Chiêu Văn đem theo hai vạn quân tiến về phía Vạn Xuân. Hành quân tốc độ trung bình để làm nghi binh, tưởng chúng ta mang binh trợ giúp thủy quân.
Đồng thời hạ lệnh cho tướng quân Kế Nguyên cử ba ngàn hạ quân gấp rút về phòng tuyến Như Nguyệt đợi lệnh.
Các tướng nghe vậy thì giật mình, chẳng phải chúng ta cần đem quân đi chi viện thủy quân sao? Thế nào mà lại cứ có hai vạn quân đi tới Vạn Xuân để nghi binh là thế nào? Tới Vạn Xuân thì đúng là nằm trên con đường ra cửa biển phối hợp với thủy quân, nhưng sao lại hành quân chỉ tới Vạn Xuân mà không đi tiếp.
Các tướng sỹ đều thắc mắc trong lòng nhưng vẫn răm rắp nghe lệnh.
Hai vị hoàng tử dẫn theo hơn hai vạn quân đủng đỉnh lên đường. Nhưng tình báo của Tống quan sát bên ngoài thì lại thấy khác. Trong doanh trại của Quách Quỳ:
- Bẩm báo nguyên soái! Quân Đại Việt đã gấp rút lên đường hướng tới cửa biển mà hành quân, binh sỹ cực kỳ đông đảo.
Quách Quỳ gật gù lại hỏi:
- Chỉ còn mình người về sao?
- Dạ! Những người khác đều tử trận hết!
- Vậy ngươi mai phục cách bao xa?
- Khoảng gần bốn trăm trượng thưa tướng quân.
Quách Quỳ ngạc nhiên:
- Sao nấp xa vậy?
- Dạ! Nấp gần không còn ai sống sót. Chỉ có tiểu nhân được bố chí ở xa nên may mắn thoát chạy được.
Quách Quỳ phất tay:
- Ngươi lui đi!
Triệu tiết nghe tình báo thông báo vậy tức thì cười lớn:
- Ha ha! Đúng như mưu kế của nguyên soái, quân Đại Việt đang chổng vó lên chạy ra cửa biển hết rồi! Chắc bọn chúng vẫn còn cay cú việc chúng ta thủ tiêu hết tình báo nên đáp trả lại đây mà.
Quách Quỳ mìm cười gật gật cái đầu. Tuy nhiên trong lòng vẫn cảm giác có gì đó không ổn? Nhưng rõ ràng tình báo đã nói rằng quân Đại Việt đi rất đông mà. Dù gì thì cũng đi rồi, có quân ở lại dự phòng đi chăng nữa ta vẫn đánh sập phòng tuyến này.
- Lệnh toàn quân chuẩn bị! Dân phu đóng bè lớn. Năm ngày sau tổng công kích!
- Tuân lệnh.
Tất cả các tướng sỹ của nhà Tống đều hưng phấn rút đi, trong lòng đều thầm nghĩ. Chuyến này nhờ cao kế của Quách Quỳ nguyên soái, quân Đại Việt rút gần hết quân đi viện trợ cho thủy quân. Quân ta chẳng phải đánh thủng phòng tuyến dễ dàng sao? Lúc ấy kinh thành Đại Việt nằm gọn trong tay chúng ta rồi.
Năm ngày sau, trời còn chưa sáng rõ, sương phủ dày đặc trên mặt sông Như Nguyệt. Lúc này hai vị hoàng tử đã dắt theo hơn hai vạn quân Đại Việt tới Vạn Xuân.
Bên kia mạn bắc sông Như Nguyệt đang chìm trong màn sương tĩnh lặng bỗng nhiên vang lên những hồi kèn dồn dập.
Văn Lục đứng bên cạnh Thái Úy nhìn về phía mặt sông nói:
- Quân địch đóng bè lớn sang bên này, tướng quân tính sao?
- Bè lớn hả? Thuyền lớn ta còn chẳng sợ nữa là bè. Ha ha…
Nói đoạn, tướng quân phất tay, ở phía sau tức thì ba ngàn hạ quân từ thủy quân điều về liền tiến ra bờ sông nhảy xuống. Trên tay mỗi người một đoạn dao dài sắc bén được nối trên cây sào dài chừng ba bốn mét.
Thấy cảnh vậy Văn Lục sửng sốt, tiếp đó nhịn không được giơ ngón tay cái về phía tướng quân Lý Thường Kiệt. Lý Thái Úy cười to:
- Hôm nay ta sẽ cho cậu thấy lấy ít địch nhiều là thế nào…khà khà.
Từ lúc lập nên tuyến phòng thủ này, quân Đại Việt đóng ở đây dưới sự chỉ huy của Lý Thái Úy chỉ có hơn sáu vạn mà thôi. Giờ rút đi hai vạn tới Vạn Xuân rồi, thì cả doanh trại giờ chỉ còn hơn bốn vạn binh sỹ và ba ngàn hạ quân thủy chiến. Trong khi đó quân Tống vẫn ở mức tám chín vạn quân, gấp đôi so với quân Đại Việt. Nhưng mà Văn Lục vẫn nhận thấy Lý Thái Úy rất tự tin.
Trận này Văn Lục cũng không tham gia, hắn chỉ đứng bên cạnh Lý Thái Úy để bảo vệ cho ông, kẻo tên lạc lại bắn trúng thì bao nhiêu công đều đổ xuống biển hết. Hơn nữa linh thức của hắn cũng làm công tác tình báo nên cũng đứng gần thông báo tình hình thì nhanh hơn quân tình báo một chút.
Bên kia sông quân Tống kết những bè lớn, mỗi bè phải rộng tới nửa sân bóng rổ. Hàng ngàn tấm bè được thả xuống sông cùng lúc.
Quách Quỳ chọn khúc sông mà sau khi chọc thủng liền có thế tiến thẳng tới Thăng Long. Nhưng mà bên này sông, Lý Thái Úy cũng đoán được ý đồ của Quách Quỳ nên dồn hết bốn vạn quân lại phòng thủ tuyến sông này.
Văn Lục cùng Thái Úy đang đứng trên một đỉnh núi. Bên dưới bờ sông kia là tuyến phòng thủ bằng tre được xây dựng lên. Chiến lũy của phòng tuyến được xây dựng bằng đất có đóng cọc tre dầy mấy tầng làm dậu. Dưới bãi sông được bố trí các hố chông ngầm tạo thành một phòng tuyến rất vững chắc. Tầng tre cao tới hơn mười mét, dày ba bốn mét.
Khi quân Tống thả bè và tiến ra gần sang bờ rồi mà ba ngàn hạ quân vẫn nằm im dưới đáy sông làm Văn Lục ngạc nhiên không thôi. Đến khi bè cập bờ bên này tạo thành một con đường phao nổi nối liền hai bờ sông thì quân Tống ào ào tiến lên như dòng lũ.
Đón tiếp bọn chúng là hàng vạn cung thủ của Đại Việt xả mưa tên xuống đầu. Dòng người phía sau vẫn ùn ùn kéo lên, băng qua làn mưa tên tiến tới gần bờ tường tre thì bỗng nhiên cả đám sụt xuống. Vài chục binh sỹ không kịp lùi lại đều nằm dưới hố chông do quân Đại Việt bố trí.
Bên kia Quách Quỳ vuốt râu tự tin đứng nhìn về phía bên này sông. Chỉ cần tốn vài ngàn quân là mở được con đường lên thành lũy phòng thủ đó. Khi ấy thì Đại Việt nằm trong tay hắn rồi.
Ở bên này quân Tống đè lên nhau, lấy xác lấp các hố chông vượt tới chân vách lũy tre.
Văn Lục mặt biến sắc, nếu cứ để vậy chẳng lẽ cứ để chúng một đường lên sao?
Chưa kịp nói câu nào với Thái Úy thì linh thức hắn phát hiện ra hạ quân nãy giờ án binh bất động đã ngoi lên gần mấy tấm bè.
Ngạc nhiên hơn nữa là ba ngàn hạ quân không phải là nằm bên dưới bè mà là nằm lệch lên thượng nguồn so với dường bè bắc ngang sông khoảng tám chín chục mét. Ba ngàn quân nhưng chỉ có ba trăm người đi trước, còn lại vẫn nằm im dưới sông. Ba trăm người đi trước này lại chia thành mười tốp, mỗi tốp ba mươi người chọn các đoạn bè trên sông. Các đoạn bè được chọn này lại cách nhau một hai tấm.
Văn Lục thấy vậy lấy làm kỳ. Sao không đục cả luôn một đoạn đi, lại chia ra làm nhiều đoạn cách nhau vậy. Nhưng mà hắn không phải thắc mắc lâu. Một lần nữa Thái Úy cho Văn Lục thấy sự tính toán tỷ mỉ từng chi tiết của ông ta. Ba trăm hạ quân lặn bên dưới nước dùng con dao sắc buộc trên đầu sào cứa đứt dây nối bè khiến cho đường bè bắc ngang sông từng khúc, từng khúc tan rã. Sau khi làm đứt đoạn đường bè thì ba trăm hạ quân nọ gấp rút trốn phía dưới mấy tấm bè còn sót lại. Đúng lúc đó thì phía bên quân Tống cũng có phản ứng.
Quách Quỳ bèn ra lên phóng tiễn xuống nước nhằm tiêu diệt những người đục thuyền của quân Đại Việt. Nhưng mà lúc này ba trăm người nọ đã trốn sâu dưới những bè còn sót nên chẳng ai bị tử vong. Có chăng thì là binh sỹ nào đó đứng lệch ra khỏi phạm vi bè một chút thì bị thương thôi. Hơn nữa đứng ở dưới sâu trong lòng sông, nước cũng đã cản đi rất nhiều lực xuyên thấu của tên.
Bên quân Tống bắn tên hồi lâu cũng chẳng thấy có hiện tượng gì thì gấp rút ra lệnh nối lại con đường bè. Việc nối tiếp vô cùng thuận lợi, dường như hạ quân của Đại Việt cũng phối hợp vậy.
Nhưng khi quân tiếp viện của Tống sang bên bờ thì toán quân sang trước khi đường bè bị cắt đã thành những cái xác nằm la liệt dưới thành lũy tre rồi. Quách Quỳ cũng nhận thấy điều gì đó không đúng, tuy nhiên vẫn tiếp tục cho quân ùn ùn tiến sang.
Nhưng kịch bản lại tái diễn, khi quân tống tràn sang được khoảng sáu bảy ngàn người thi đường bè lại đứt, sáu bảy ngàn quân đã sang hoàn toàn bị cô lập dưới thành lũy. Tất cả đều ra sức chặt tre để phá lũy nhưng đều biến thành những cái xác dưới những mũi tên của quân Đại Việt.
Quách Quỳ lúc này cũng nhận ra mình lọt vào mưu kế của Lý Thường Kiệt tức thì sôi máu, quát tháo máy bắn đá bắn nát mấy cái bè còn lại trên sông kia. Tiếp đó ra lệnh rải mưa tiễn xuống chỗ những tấm bè đó.
Ba trăm hạ quân toàn bộ bị tiêu diệt. Văn Lục thấy vậy cũng đau sót không thôi. Toàn những tinh anh a.
Sau khi chắc chắn tiêu diệt hết thủy quân mai phục bên dưới của Đại Việt, Quách Quỳ tiếp tục hạ lệnh thả bè, nối đường qua sông.
Lần này quân Tống tràn sang khoảng một vạn quân, đường bè lại bị đứt.
Quách Quỳ vò đầu bứt tai: “Lại ở đâu ra thủy quân vậy trời”.
Trong hai ngàn bảy trăm hạ quân đang tiềm phục dưới sông, lại cử ra tiếp ba trăm người phá bè.
“Chết” là kết quả của ba trăm người đi này, nhưng tất cả đều mỉm cười ra trận. Tất cả những người còn ở lại đều giơ ngón tay cái với những người đi rời đi.
Vân Nhi đứng cạnh Văn Lục lại mau nước mắt. Văn Lục xoa xoa đầu cô bé rồi ngẩng lên nhìn về trận địa.
Một vạn quân Tống lên bờ bị cắt mất tiếp viện, tức thì hùng hổ lao về chiến lũy, vung tay chặt tre. Quân Đại Việt bắn tên tới hai tay tê dại, tóe máu vẫn kiên cường kéo cung chĩa xuống kẻ địch.

Trời sẩm tối, xác quân Tống đã chất ngang bằng thành lũy, bộ binh Đại Việt lúc này cũng bỏ cung cầm thương, cầm kiếm dẵm lên xác địch mà ngăn cản quân địch rồi.
Quân Tống từ sáng tới giờ bị hơn mười lần đục bè. Mỗi lần phải mất tới vài giờ mới nối lại con đường bắc ngang sông. Nhưng mỗi lần bắc là mỗi lần Quách Quỳ già thêm … chục tuổi. Mỗi lần bắc là lại có mấy ngàn quân sỹ chết bên thành lũy đối phương, là mỗi lần thầm nhủ là thủy quân của Đại Việt hết rồi. Nhưng quân sang tới nơi đều bị cô lập, bao vây rồi bị tiêu diệt. Lần bị tử vong thảm trọng nhất là hơn một vạn quân có đi không về.
Quân Tống lúc này chỉ còn hơn năm vạn, trong khi quân Đại Việt chỉ tử vong có vài ngàn, chủ yếu là thủy quân. Lúc này tình hình quân Đại Việt rất nguy kịch. Số thủy quân đục thuyền đã không còn, quân Tống vẫn kéo lên, mặc dù không dám kéo nhiều sợ bị cô lập như trước.
Nhưng mà quân Đại Việt đánh từ sáng tới tối, tinh thần và sỹ khí đã suy yếu cực độ rồi. Nều quân Tống mà kéo cả lên thì tan dã như sóng đánh lên thành cát vậy.
Bên kia Quách Quỳ đầu tóc rối mù, hai mắt vằn đỏ dữ tợn. Liên tiếp bị Lý Thường Kiệt đùa giỡn làm vị tướng tài ba cũng không khỏi xuất hiện bóng ma trong lòng.
Trời tối, gió thổi ào ào, cả hai phía quân đều không tự chủ rùng mình.
“Boong…”

Một tiếng chuông chùa vang vọng, trải dài cả khúc sông Như Nguyệt. Quân lính hai bên đang mệt mỏi đâm chém tức thì sửng sốt.
- Không phải chiêng thu quân… là chuông chùa…
Một binh sỹ Tống ngẩn ra.
Lẫn vào trong tiếng gió, một tiếng vang vọng tựa như ngân lên tận tầng trời cao đen thẳm.
“Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
Như tiếng chuông đâm thẳng vào lòng người, khiến cho người ta có cảm giác nhỏ nhoi, yếu ớt. Cả hai quân đều bất chi bất giác dừng trận chiến. Quân Đại Việt thì sửng sốt, quân Tống thì run rẩy.
Tiếng… lại vang vọng từ bốn phương tám hướng tụ về, chắc nịch:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Quân Tống tức thì rụng rời, đánh rơi binh khí lúc nào không biết.
Máu trong người Văn Lục cũng sôi trào, tay phải run run nắm chuôi đao.
Bên dưới quân sỹ Đại Việt gầm lên “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ”. Không biết sức mạnh từ đâu tràn về cơ thể, hai mắt đò bừng, lao bổ vào phía quân Tống đang ngẩn ngơ mà chặt mà chém.
Nước non là của vua nước nam ta, không ai được xâm phạm… quyết không được xâm phạm…
Khí thế bừng bừng, quân Đại Việt tràn lên như hổ vồ mồi, như ưng rượt thỏ, đánh cho quân Tống táng đảm kinh hồn dẫm đạp lên nhau mà chay về.
Quách Quỷ bên kia sông nghe được tiếng vang cũng rụng rời chân tay vội vàng đánh chiêng thu quân.

Tháng ba, sau trận thứ hai tấn công chiến lũy sông Như Nguyệt, quân Tống tổn thương thảm trọng, hơn mười vạn quân sỹ lúc đi, giờ chỉ còn hơn năm vạn. Quân sỹ Đại Việt tổn thất gần tám ngàn… Một con số quá chênh lệch, được ghi sử sách tới muôn đời con cháu Văn Lang.

Đứng bên Văn Lục Thái Úy mỉm cười:
- Quách Quỳ a Quách Quỳ… Kịch hay đợi ngươi còn chưa tới a…


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui