Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

C 140: Lão già Thái Học Sinh

Hoàng Anh Minh vừa cùng với anh bạn bán tò he dọn dẹp hộ bà cụ bán đậu, vừa nói chuyện về bản thân. Cậu bán tò he này tên là Triệu Bỉnh, nhà ở tận làng Củng, huyện Môn, Châu Bắc Bình. Cậu này nhà không khá giả gì, ruộng ít, thấy anh mình có đông con, bèn nhường ruộng cho anh, đi làm nghề khác kiếm sống. Sau một thời gian bươn chải, cậu ta cũng học được cái nghề làm gốm ở một cửa tiệm xa, nhưng rồi nơi đó định lại tiền lương bèo quá, Bỉnh không chịu nổi, thấy người ta nặn tò he, nghĩ rằng bản thân tay nghề nặn gốm không tệ, thế là đi nặn bán..

- Cậu vào đời rồi mà vẫn còn giữ được tính ngay thẳng, thật là đáng quý.- Minh khen ngợi thực lòng. Đã làm anh thợ học việc, rồi lại chuyển sang làm đồ chơi tò he, tức là đã là những công việc chiếu dưới, vậy cũng có nghĩa là phải cố gắng chiều lòng người thợ cả cùng khách, lắm khi phải vắt óc nghĩ cách làm thợ cả truyền nghề và để khách mua hàng, dần dần miệng lưỡi trơn tru, lựa tình thế, đoán ý người ta, lựa chiều gió mà sống, khó mà cứng cổ như lúc ban đầu

- Thú thực, tôi cũng mới đi bán lần đầu! Cái tính thẳng quá của tôi cũng là lý do tôi không ở lại tiệm gốm được đó!- Bỉnh cười chua chát.

- Thôi bạn ạ, người ta có câu tái ông mất ngựa, họa phúc khó mà liệu.

- Còn anh mới là người đáng quý!- Bỉnh lại khen ngược lại Minh.- Anh tuy là dân đọc sách, lại vì tôi mà ăn một đạp, mà dùng tiền ấy trả cho người cần, tôi thật phục anh, có trí có mưu.

- Không có gì. Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã!- Minh cười trừ

- Là ý gì cơ, cái gì mà kiến mãi lất phi!- Trần Bỉnh học thức ít, nghe không ra, chữ tác đánh chữ tộ làm Minh suýt bật cười thành tiếng. Cậu bèn nói lại câu đó cho Bỉnh nghe, giải nghĩa từng tí một, cực kì kiên nhẫn.

- Cảm ơn!- Dù chỉ là việc giải nghĩa một câu nói, nhưng Bỉnh lại cảm thấy thân thiết với Minh, vì khi nói điều này, giọng Minh chỉ như lời cha cậu dạy cậu, mang tính truyền đạt kiến thức chứ không mang tính dạy khôn kiểu khoe mẽ. Bỉnh từng được mấy người thầy chỉ dạy, cách họ dạy thực sự khiến cậu ta thấy không vui.

Có sự giúp đỡ của Minh và Bỉnh, thoáng chốc bão bán đậu đã được đưa về nhà. Căn nhà bà ở thực sự khá là to, thoáng mát, thậm chí Minh còn nghĩ hay mình đưa về nhầm nhà, vì tính ra muốn mua được tòa nhà này, không phải tiền một bà bán đậu có thể mua được. Tuy cả Minh và Bỉnh không mở miệng hỏi, xong là người sống lâu, nhiều kinh nghiệm, bà bán đậu hiểu ngay, bèn kể cho hai người nghe câu chuyện về tòa nhà này.

- Căn nhà này vốn không phải của bà, mà là của một người họ hàng xa. Ông ấy từng là một Thái Học Sinh giống cậu Minh đó. Tên ông ấy là Viên Đỉnh Lập.

- Thế ư? Thực đúng là trùng hợp. Nói khéo ra thì cháu là sư đệ của ông ấy đó.

- Nhưng mà đây cũng là lý do khiến chuyện hôm nay xảy ra. Ông Lập là Thái Học Sinh, nhưng tính tình cương trực, tuy có học giỏi, nhưng không chịu làm những chiêu trò được yêu cầu, nên không lên cấp được, lẹt đẹt mãi ở mức thấp, không có việc để làm. Nhưng mà lúc gia cảnh nhà ông Lập vẫn ổn, hai đứa xem, căn nhà này được tạo nên khi nhà ông ấy chưa sa sút đó. Ai dè tầm chục năm trở lại đây bắt đầu sa sút dần, phải đi bán sách kiếm sống. Thế rồi, dạo gần đây, tầm một năm trở lại, có kẻ tên Trần Đức tới muốn mua nhà.

- Có phải bác Lập không chịu, Trần Đức mới cho người làm phiền liên tục, thậm chí còn gây hấn với những người tới đây thuê phải không?- Bỉnh ngẫm một hồi là ra ngay câu chuyện.

- Vậy sao bác vẫn cứ lên đây thuê căn nhà này!- Minh chợt hỏi lại- Bác Lập không nói rõ vụ này sao?

- Cậu nghi ngờ anh Lập lừa người sao? Anh ấy là người tốt lắm, cậu không nghe tôi nói qua rồi ư! Cái này thực ra là hiểu nhầm thôi. Mấy ngày này, chỗ ở cũ của tôi bị tạm thu mất do không đóng đủ tiền thuê, nên tới đây nhờ chỗ anh Lập làm hàng. Anh Lập cũng khuyên tôi không nên làm ở đây mà bị liên lụy, nhưng dân buôn thúng bán mẹt như tôi, tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ, không làm là đói, nên cứ làm liều. Mấy ngày trước còn làm trót lọt, tới hôm nay thì...

- Nếu vậy, thì là cháu đã trách lầm người tốt, thật quá hồ đồ.- Minh lập tức nhận lỗi.

- Hừ, xem ra mi cũng xứng danh một tên có học!- Đột nhiên, có tiếng người vang lên ngay phía sau lưng họ.

- Là ông anh tôi, chủ nhà này đó, Viên Đỉnh Lập!- Bà bán đậu nói cho hai người biết.

- Chào bác!

- Chào sư huynh!

- Xin lỗi, ta không ở học phủ lâu lắm rồi.- Viên Đỉnh Lập lạnh lùng đáp lại, Minh cũng không phật ý lắm, vì qua câu chuyện mà người phụ nữ này kể, cậu ta biết ông lão này coi bọn Thái Học Sinh đều là lũ tay sai, và hẳn những gì Minh đang chịu thì ông ta đã cũng phải chịu.

- Ngài...- Trần Bỉnh thấy Viên Đỉnh Lập tỏ thái độ với Minh, tuy không hiểu tại sao, cũng thấy bất bình, vì Minh là người đã cứu họ hàng của ông ta mà. Song Minh vỗ vai bảo Trần Bỉnh không nóng.

- Thôi, nếu chuyện đã không có gì nữa, hai đứa bọn tôi xin phép đi về!- Minh cười cười rồi cùng Bỉnh quay đi.

Sau khi hai cậu quay đi, bà bán đậu lập tức quay lại nhìn lão Lập và trách ông:

- Em biết là anh bị những người Thái Học Sinh khác chèn ép, nhưng việc nào ra việc đó, em được người ta cứu, ông anh lại mặt nặng mày nhẹ với người ta, thật sự là...

- Bọn Thái Học Sinh đứa nào cũng là lũ đạo đức giả mà thôi. Hừ! Cô không phải không biết rằng Thái Học Sinh cần làm gì, đó là bóc lột người dân thường, là làm tay sai cho Đại Hoa. Tiểu thiện khó che lấp đại ác.- Viên Đỉnh Lập nói cứng

Lúc nãy, Viên Đỉnh Lập cũng chứng kiến mọi sự từ đầu tới cuối. Từ khi người em họ này tới mượn nhà ông làm chỗ buôn bán, làm hàng thì ông đã lo có sự hôm nay, nên mấy ngày nay hay bám theo. Đúng hôm nay, thì có chuyện thật. Nếu Minh và Bỉnh không can thiệp, ông ta sẽ nhảy ra, nhưng vì thấy Bỉnh ra can thiệp, Minh vào tiếp, lại thấy thân phận của Minh- thân phận Thái Học Sinh mà ông ta khá ghét, ông ta không muốn vào đó nữa. Thay vào đó, lão Lập hiện suy nghĩ cách đi tìm ngay Trần Đức để nói rõ mọi chuyện, vì gốc rễ vấn đề là ở chỗ Trần Đức có mâu thuẫn với ông ta. Với gia cảnh sa sút hiện giờ, thuế nhà đất không trả nổi, cũng nên sớm bán đi. Song nếu bắt ông ta xuống nước với một tên lưu manh như Trần Đức, Viên Đỉnh Lập làm không nổi. Ngày xưa, ông ta dám vì giữ lý tưởng, chẳng thà mãi là tên Thái Học Sinh quèn, cũng không làm tay sai cơ mà. Hai người tan ra trong sự không vui, bà bán đậu tiếp tục làm mẻ khác để chiều đi bán, lão Lập tiếp tục ngồi tính cách.

Về phần Anh Minh và Trần Bỉnh, Minh mời Bỉnh đi làm bữa cơm. Bỉnh khách sáo từ chối, Minh cũng không nài ép, hai người chia tay nhau. Song người có duyên thì sớm gặp lại, vào lúc chiều, Minh gặp lại anh bạn này khi đang tiếp tục đi hỏi thăm nhà trọ. Lúc này thì Bỉnh đang bán mấy món đồ chơi cho lũ nhóc, những món đồ này không mới mẻ lắm, chỉ có voi, ngựa, chó, mèo, người,... song được cái là tinh xảo lạ thường.

- Cậu làm cũng được quá đấy chứ!- Minh đi tới xem hàng, không tiếc lời khen ngợi

- Trò tiểu xảo thôi!

- Cho mua một con tò he đi.

- Tặng ai vậy, em trai hay em gái.

- Tặng cô người hầu.

- Cô hầu gái! Tiểu thiếp hả?

- Không, cô ấy gia cảnh nghèo khó, tôi bỏ tiền ra giúp, cô ấy bảo làm trả nợ cho tôi xong mới đi. Mấy ngày gần đây phải nhờ vờ cô ấy nhiều, sẵn thấy cậu làm tò he đẹp nên mua con tò he về tặng.

- Thế đợi tôi một chút!- Trần Bỉnh gật gù, rồi làm một con tò he kiểu cô gái đẹp. Đây là tò he tiên, một loại tò he muốn làm cho đẹp thì thật sự khó, nên giá tiền khá đắt. Câu “được voi đòi tiên” chính là nói về nó, trẻ con thời này ít đồ chơi, tò he là một trong số ít những loại đồ chơi được yêu thích, trong đó tò he voi giá rẻ, tò he tiên giá đắt, người lớn thì mua voi, nhưng trẻ con sẽ dễ vòi con tò he tiên.

- Cảm ơn, bao tiền!

- Không cần đâu! Tặng cậu! Số tiền sáng nay cậu đòi và đưa cho tôi thừa để mua nó.

- Bậy rồi! Việc nào ra việc đó.- Minh vẫn kiên trì trả tiền

- Mà sao ông bạn vẫn còn ở đây vậy?

- Tôi đang đi tìm một căn nhà để thuê!

- Sao thế, có chủ nhà nào dám đuổi một Thái Học Sinh đi à.

- Học Phủ!- Minh tặc lưỡi, và sẵn tiện chia sẻ câu chuyện của bản thân cậu ta cho Trần Bỉnh nghe. Vụ bị bắt nạt trong trường này đã làm Minh bức xúc mấy tháng, song cậu ta không có ai để chia sẻ, Trần Cường không ở đây, Thị Lý thì là con gái, đi kể lể sự uất ức của mình với một cô gái không quá thân thiết thì hơi mất mặt. Cứ phải tự giữ trong lòng thì khó chịu quá, nên nhu cầu chia sẻ càng bức bối hơn nữa. Trần Bỉnh là một người thanh niên trượng nghĩa, tuy Minh mới gặp, song thấy đây không phải kẻ mồm rộng rêu rao khắp nơi, cũng không muốn bán cậu ta, nên chia sẻ ra cũng tốt. Minh chợt nghĩ tới câu chuyện “Ông vua có đôi tai lừa” mà Kiệt kể cậu ta nghe hồi nhỏ, giờ mới thấy được rằng, anh thợ cắt tóc bức bối ra sao khi phải giữ bí mật kia trong lòng.

Nghe Minh nói hết những chuyện xảy ra, Bỉnh chỉ biết an ủi ông bạn mới gặp. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Chia sẻ với người khác rồi, tự nhiên thấy vui vẻ hơn, Minh liền đi về nhà trọ, dù hôm nay cũng chưa tìm được nhà. Còn Bỉnh, cứ suy nghĩ mãi về Minh vì muốn trả ơn người thanh niên này. Cậu ta ngẫm một hồi, liền tới tìm Viên Đỉnh Lập. Thấy Trần Bỉnh, Viên Đỉnh Lập tiếp đón đàng hoàng, vì ông ta không ghét anh bạn này, đãi cốc trà rồi hỏi sao Bỉnh tới tìm mình. Trần Bỉnh thuật lại câu chuyện Minh chia sẻ, và gợi ý rằng Viên Đỉnh Lập có thể cho Minh thuê căn nhà. Minh đang là Thái Học Sinh, gia cảnh khá giá, có thể ở nơi đây và khiến Trần Đức không dám làm càn, đã thế Minh và Lập đều có hoàn cảnh như nhau, tính cách tương đồng, thật sự dễ thương lượng.

Viên Đỉnh Lập ban đầu do dự, thậm chí nghi ngờ Bỉnh tới thuyết khách hộ, nhưng ông ta là kẻ có học, không vội giở mặt tỏ thái độ, mà liền bảo Bỉnh để ông ta nghĩ đã. Sau đó, sáng hôm sau, Viên Đỉnh Lập đi dò hỏi về Minh, từ hoàn cảnh, gia thế, rồi những việc cậu ta gặp phải. Tuy hoàn cảnh sa sút, lại chỉ là một Thái Học Sinh lớn tuổi, không cao cấp, nhưng Lập cũng hỏi được điều ông ta cần. Thấy mọi chuyện thực như Bỉnh kể, lão Lập bèn bảo Bỉnh đi hỏi xem Minh có muốn thuê nhà lão ở không?

Bỉnh nghe vậy là tới gặp Minh ngay để hỏi chuyện, tất nhiên là Minh không lý gì lại từ chối. Cậu ta liền tới gặp Viên Đỉnh Lập thương thảo hợp đồng, thấy giá không quá bất hợp lý, nhà lại rất tiện lợi, bèn vung tiền ra ngay. Viên Đỉnh Lập lúc này rõ Minh và bản thân giống nhau, đều là kẻ có tự trọng dân tộc, nên rất nhã nhặn, coi cậu như một người sư đệ, hậu bối. Thậm chí ông ta còn cẩn thận nói rõ uy thế của Trần Đức, để Minh hiểu rõ, nếu thấy ngại, cứ từ chối luôn, thậm chí đặt cọc một tháng, ở được thì ở, không thì thôi. Minh cũng không chối từ, vì quả thực cậu cũng nghĩ rằng, nếu quá rắc rối, cũng không nên cứng làm gì, với cả đây là lão Lập tự nói cơ mà. Kẻ sĩ chết vì người tri kỷ, cậu và lão Lập lại mới gặp mà thôi.

Hai bên thảo hợp đồng thuê mướn xong, thì Minh bảo Thị Lý tới ở cùng, cả Bỉnh cũng tới nữa. Dù chuyến mua nhà này thành hay là không, cậu cũng nên trả ơn Bỉnh. Của một đồng, công một nén.

Ban đầu Bỉnh tính từ chối, nhưng nghĩ lại, thấy rằng nếu chỉ mình Minh ở đây, bọn Trần Đức có thể tới làm phiền, có khi cậu ta không chống được, cậu quyết định cùng tới giúp sức và ở chung. Buổi lễ tân gia- mừng có nhà mới của Minh, Bỉnh, Thị Lý tổ chức, mời Viên Đỉnh Lập cùng bà bán đậu tới ăn cùng diễn ra trong đêm luôn, thức ăn tuy đơn sơ, nhưng cũng ngon lành. Trong bữa cơm, Minh tiện thể hỏi quan về Trần Đức.

Viên Đỉnh Lập không ngần ngại kể lại cho Minh đầy đủ hơn về thế lực của đối phương. Trần Đức là một trong 4 tên lưu manh cộm cán, đầu lĩnh của đám cửu vạn trong quận trị An Lạc này. 4 tên lưu manh này gồm: Từ Văn Hòa, Trương Nghiêm, Bùi Thành và Trần Đức, kết nghĩa anh em cùng nhau xưng bá, Trần Đức là hạng tư. Quận trị An Lạc là quận trị- trung tâm hành chính của Phủ Tân Bình, dân ở đây đa phần khá giả, nhưng cũng có nhiều việc nặng nhọc phải làm: vận lương thực, vận chuyển đồ đạc, vật liệu xây dựng,... Những kẻ làm việc này là đám cửu vạn, rất hung hăng, đông đảo, lại nghe lời 4 tên kia, nên uy thế của 4 tên này rất là vang dội, thậm chí quan lại cũng lười động vào, miễn chúng không làm sự phạm pháp nghiêm trọng.

Nghe giới thiệu xong, Minh chợt nhớ tới Bang Bất Lương, cũng là những kẻ tương tự thôi mà. Thế là cậu ta vui miệng kể cho mọi người nghe vụ đó luôn. Câu chuyện này, Bỉnh và bà bán đậu nghe thì suýt xoa vì tài tình, nhất là khi Kiệt cho người đánh chết Thái Văn Phương, lại tới đám ma hắn mà mắng cha mẹ hắn. Thị Lý thì im lặng, cô ta cũng biết sơ sơ vụ này qua đọc trộm thư của Kiệt gửi lên. Còn Viên Đỉnh Lập, ông ta im lặng khác thường. Sau đó Viên Đỉnh Lập cẩn thận hỏi Minh về những chính sách đối xử của Kiệt với người làm thuê. Là một trong những người thúc đẩy ý tưởng hỗ trợ người làm thuê của làng Hồng Bàng, dẹp bỏ chợ nhân công, nên Minh nắm chắc những điều này, từ cương lĩnh tới thực hành, bèn kể lại chi tiết cho Viên Đỉnh Lập, đặc biệt nói rõ về sức mạnh mà khoa học kỹ thuật đóng góp vào.

- Nói vậy, mấy thứ kỳ dâm xảo kỹ đó mới là yếu tố tiên quyết thành công!- Viên Đỉnh Lập hơi ngần ngử hỏi lại. Là một nho sinh, hiển nhiên trọng nông khinh thương, coi thường kỹ xảo là tư tưởng chung. Đặc biệt, là khi ông ta nghe được việc những người đọc sách chỉ còn đóng vai trò phụ trong công việc này: quản lý sổ sách, kiểm tra giấy tờ,...

- Không phải vậy!- Minh nói rõ luôn. Kỹ thuật là dòng nước, tư tưởng là cách dùng dòng nước đó, như là mương nước vậy. Nếu không có dòng nước, có xây mương cũng không thể tưới tiêu ruộng nương, ngược lại xây mương sai cách, nước nhiều cũng như không, thậm chí gây ngập úng hoặc hủy hoại ruộng nương là bình thường. Vì lẽ đó, hai thứ phải kết hợp và kết luận rằng- Kiệt là người có thể làm tốt nhất điều này!

- Chà!- Viên Đỉnh Lập nhướng mày nhìn lại- Cậu có quá khen người nhà chăng?

- Nếu ông tự thân xuống nhìn ở quê tôi, gặp thằng em tôi, ông sẽ tin điều đó đấy!- Minh tin rằng sự thật thắng hùng biện, dù cậu nói hay tới đâu, nếu những người này không thực sự tự trải qua, sẽ không thể nào hiểu được những gì đây xảy ra ở dưới đó.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui