- Trời đất, một đống tài liệu thế này phải chép tới lúc nào!
- Đừng cằn nhằn, cô chỉ phải đọc hiểu và chép thôi, công đoạn dễ dàng nhất mà còn kêu gì nữa.- Kiệt hắng giọng
Đống sách mà Amira đang chép chính là những ghi chép về cuộc chiến trên Nam Bàn, kể cả từ những cuộc chiến phòng thủ đầu tiên của Dương Quốc Lộ, cuộc chiến trên đường rút lui của Minh, cuộc luyện binh trên đường lên tiếp viện của Kiệt và đặc biệt là trận quyết chiến với Mala.
Chúng được viết rất đầy đủ, từ nguyên nhân, so sánh lực lượng hai bên, so sánh điểm mạnh điểm yếu, rồi mới tới đoạn bày binh bố trận, các diễn biến, sau đó là kết quả, thương vong, cộng với những bài học rút ra, phân tích các giả định có thể diễn ra,...
Đây chính là kiểu cách trình bày mà Kiệt thường đọc trên wiki, nó giúp người ta nắm bắt được cơ bản các vấn đề của trận chiến, dù chỉ là dân mới bắt đầu.
Có thể nói, rất may cho Kiệt và dân Hồng Bàng là Kiệt sinh ra trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, rất nhiều thứ kiến thức như cách viết chiến ký cũng được chỉ ra, nên dù là tay ngang, Kiệt không mơ mơ màng màng, chỉ biết lao vào trận chiến xong rồi thôi, để lắm khi có thể lại mắc lại sai lầm cũ nào đó.
Đây là điều mà một tay ngang về quân sự sẽ luôn mắc phải, và kể cả tới các gia đình dòng dõi quân sự lâu đời thì mới đỡ dần, sau khi dùng mồ hôi và xương máu của cha ông để dạy dỗ con cháu những bài học đó.
Ardant du Picq- sĩ quan quân đội Pháp thế kỷ 19, chuyên gia kỵ binh, tác giả của Chiến trận Luận đã nói về các kiến thức quân sự rằng: "Làm sao chúng ta biết được? Chỉ có thông qua kinh nghiệm, nhưng thật đáng tiếc, không thứ gì, đặc biệt là trong chiến tranh, có thể mai một nhanh hơn kinh nghiệm."
- Này, cho tôi thêm vài người cùng chép đi, tôi đọc cho họ chép cũng được vậy!- Amira giờ giọng năn nỉ
- Làm vậy chỉ hại cho cô thôi, trên đờin ày không gì giúp lưu giữ ký ức tốt hơn là ghi chép, chép một lần hơn đọc hàng chục lần đấy.
Mà làm nhanh nhanh lên, sắp tới tôi còn bao nhiêu việc phải làm, cô không chép nhanh, tôi bận không chỉ dạy được, về không có gì thì đừng có mà trách
- Hừ!
Sở dĩ Amira phải ngồi học đống chiến ký này, là vì cô ta muốn đem kiến thức về cho Hiên Giáo.
Gần đây, mâu thuẫn giữa Hiên Giáo và chính quyền Trấn Hoài Nhân đang lên cao, bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành chiến tranh võ trang.
Hiên Giáo không có người có tài cầm quân, và Chiêm Thành càng không đáng tin cậy.
Trong trận chiến lần này, hành động của Mala: bỏ rơi quân Thượng để rút quân an toàn đã làm.
Kiệt sau đó nới với Amira rằng: không có đồng minh hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn và phải tự lực là chính, tranh thủ người khác giúp thôi, đừng cậy hết vào người ta.
Đây là những lời răn dạy quý báu của một vĩ nhân nước Việt Nam đó.
Nghe xong, Amira quyết tâm học binh pháp để ít nhất còn có thể về dạy cho người mình, khi cần còn có đạo quân mà dùng.
Vừa ghi chép lại chiến ký, Amira cũng nhân tiện hỏi han Kiệt luôn, cậu là người có mặt trực tiếp trong nhiều trận, mà kinh nghiệm phân tích cũng đã có, nên nghe xong, không khác gì được khai thông.
Chỉ ngặt nỗi, chiến ký được ghi chép tỉ mỉ rồi, cho nên số lượng cực nhiều, mấy ngày đầu còn hăng hái, tò mò thì còn làm nhanh, về sau người cũng chai sạn đi, không chép nhanh nổi, cứ dần thành cực hình vậy.
- Thôi, mai chép tiếp!- Amira nhìn Kiệt đang ngồi trên sa bàn đọc chiến ký, cảm thấy không hứng thú chút nào nữa, vứt bút ra, đứng dậy ra khỏi phòng.
Thấy Amira đi khỏi, Kiệt chau mày, nhưng không nói gì, học thì ấm vào thân mình, phải tự giác thôi.
Bản thân Kiệt, đang ngồi xem sa bàn, thôi diễn lại một vài trận chiến, thời gian sắp tới là sẽ phải lo cho đám thợ mà Trương Hách cử lên, phải nhân cơ hội này rèn luyện.
Chợt nhìn qua quyển chiến ký mà Amira đang chép, đó là về vụ đào tẩu của Mala, Kiệt lại nghĩ, phải bảo Minh tìm cách nói chuyện với Hà Văn Huy.
Cậu rất muốn biết thêm thông tin về trận bao vây tiêu diệt quân Thượng ở đồn Thượng Bàn.
Lúc trước cũng tìm hiểu qua nhưng thông tin trận này hạn chế.
Nghe sơ bộ qua, trận đó dù thắng nhưng cũng nhiều vấn đề, đặc biệt là việc không bao vây trọn vẹn, để nhiều kẻ chạy trốn, trong đó có Vương Vĩnh.
Tên này cũng thực là minh chứng cho việc kẻ xấu sống dai, phản lại cha vợ, phản lại quê cha đất tổ, dẫn người Thượng về đánh miền xuôi, kích thổ phỉ đi làm loạn,...!vậy mà vẫn có thể thoát.
Đang còn suy nghĩ, chợt cửa phòng hồ sơ mở rộng, có người bước vào.
Kiệt liếc nhanh, là bọn Xủ Lu.
- Có chuyện gì thế?
- Thưa cậu Kiệt, anh Y San đang có tranh chấp với người khác.
Cậu Minh bảo tôi tới tìm cậu.
Kiệt đứng lên, ra khỏi phòng hồ sơ.
Trên đường đi, Kiệt hỏi cho rõ, thì được biết là Y San đang có tranh chấp trong việc chia chiến lợi phẩm.
Khi được phân phát chiến lợi phẩm để thưởng công trận đại thắng, Y San muốn được chia phần như tất cả những người khác tham gia trận đại chiến.
Nhưng Lưu Kiệm lại không đồng ý.
Khi đó, để đưa Y San lên đây, Kiệt đã dùng kế, nói với Lưu Kiệm để chú mình đem lương thực đi mau chuộc người Đá Vách, tạo cớ tránh về sau có người nói ra nói vào rằng bản thân cậu ta có quan hệ với dân Đá Vách, dưỡng phỉ tự trọng.
Đang ở thế yếu, Kiệt cần tránh mọi rắc rối.
Chính vì lấy danh nghĩa thuê mướn, nên khi chiến lợi phẩm về, Đan Quốc Hùng từ chối chi trả công bằng, y cho rằng Y San và dân Đá Vách được thuê lên, đã trả bằng lương thực, đồ vật khác từ trước, lại chỉ góp công trong trận cuối, nên không thể bằng những người lính khác chiến đấu ngay từ đầu.
Các binh sĩ khác phải đánh bao nhiêu lâu, trải hàng trăm trận, tinh thần và thể xác đều hao tổn, chưa kể tới các thương binh tử sĩ cũng cần có khoản cứu tế.
Nếu bớt phần của quân Đá Vách mà chia vào thì hợp lý hơn.
Kiệt nghe xong, biết tại sao mà Anh Minh lại kêu cậu.
Đan Quốc Hùng dùng lời tru tâm, các binh sĩ khác, cả người Thượng lẫn quân miền xuôi theo Minh phá vây, rồi chiếm đất của A Trang quả thực trải nhiều trận, thương vong quá nhiều, Minh với họ có tình nghĩa, nay nếu đứng ra bênh vực quân Đá Vách, dù chỉ là chủ trì công đạo thì tất nhiên khiến mọi người thất vọng rồi xa lánh.
Có câu lon gạo ân mà đấu gạo thù là vậy.
Minh và Kiệt đã bàn nhau, đạo quân hiện đã về với Dương Quốc Lộ này đã được Minh dìu dắt trong thời gian nhất định, là lực lượng mà Minh cũng như làng Hông Bàng đầu tư không ít, không thể tùy tiện bỏ.
Dù Minh mất chức quyền, nhưng chỉ cần cậu ta còn ở trên đây, đôi khi có hành động quy tụ nhân tâm, có lẽ vẫn có thể giữ được đạo quân này, về sau có thể làm được chuyện.
Kiệt vừa đi tới, thấy phía trước đã ồn ào, thậm chí có hành vi va chạm thân thể, tuy chưa động tay chân nhưng không khí đã rất căng thẳng.
Kiệt sầm mặt xuống, hít một hơi sâu rồi quát to:
- Tất cả giữ trật tự!
Nghe tiếng quát, lại thấy Kiệt, binh sĩ các bên đều bắt đầu lùi lại.
Kiệt lúc này thấy rõ, hai kẻ cầm đầu, một bên là Y San, bên kia là P'Lư.
Thảo nào Minh bảo Kiệt ra, P'Lư là chiến tướng người Thượng mà Minh rất quý, nên không muốn ra mặt vậy.
- Có chuyện gì?
- Tướng quân Anh Kiệt, bọn khốn này không chịu chia sẻ phần thưởng!- Y San trầm giọng, hàm bạnh ra, mắt vằn máu.
- Chia sẻ cái gì, bọn mi là lính đánh thuê, tiền đã trả rồi, còn đòi gì nữa!- P'Lư vặc lại ngay
- Phần thưởng phải trả, bọn ta lên đây trợ chiến, không trả là không xong.
- Không có bọn mi, bọn ta vẫn cứ đánh trận bao nhiêu tháng ngày đấy.
Công lao gì mà đòi hỏi.
Rõ là quân ăn bám
- Mi nói gì!
Y San sừng cồ lên, nhảy vào nắm áo P'Lư.
Tuy thấp hơn cái đầu, P'Lư cũng không hề chịu kém cạnh, lâp tức vung tay đánh trả.
Nhưng Kiệt còn nhanh hơn, cậu mỗi tay cầm cổ áo một tên, rồi lựa thế, vật một phát quật cả hai người xuống.
Đang mải chú ý tới đối thủ trước mặt, bị Kiệt ra tay, hai người không kịp phản ứng, ngã vật ra.
Y San vốn phụ thuộc Kiệt, nên còn nhịn, P'Lư đâu chịu, nhảy dựng lên nắm áo Kiệt, lại lần nữa bị Kiệt quật ngã.
Hắn lại lao lên, và Kiệt lại quật, và cậu còn dùng thế khóa ghì chặt y xuống.
- Hai người đều từng cùng một chiến tuyến, đánh lui quân Chiêm, giờ sao lại vì chút tiền vặt mà cãi nhau.
- Tiền vặt ư, đây là phần của thương binh, tử sĩ,...
- P'Lư, mi thật đáng thất vọng, không biết nghĩ sao mà anh trai ta lại muốn tài bồi một kẻ như mi.
Nghe tới tên Minh, P'Lư dịu bớt, hắn dù sao cũng phục Minh nhất mà.
Thấy đối phương có vẻ chịu nghe lời, Kiệt liền mỏi P'Lư xe hắn nghĩ, nếu không có hội Y San, đánh thắng được Mala sao và nếu không đánh thắng Mala, còn phải đánh bao lâu, thương binh tử sĩ sẽ còn nhiều lên thế nào.
- P'Lư, mi đấu tranh vì anh em, ta khen ngợi, nhưng kiểu nghĩ ngắn thế này không hợp để làm việc lớn đâu.
Mi đừng quên, người Thượng bọn mi khi nghĩ cái lợi trước mắt mà đánh lẫn nhau cướp lấy lương thực nuôi mình, cuối cùng đã đánh xuống miền xuôi, lại bị quân Chiêm sử dụng như những con tốt.
Nghe Kiệt nói một hồi, P'Lư cũng nuốt nước bọt, cơ thể thả lòng.
Kiệt nhân đó thả y ra, kêu y đứng lên.
Lại gọi Y San tới, trách hắn tự tiện gây chuyện, họ là quân đội anh em với nhau, có gì tranh cãi phải có luật lệ, còn tư đấu là phạm tội.
Vì tư đấu chưa diễn ra, hai bên bị phạt cảnh cáo, còn nếu còn thắc mắc, mai lên chỗ Kiệt nói chuyện..