Hồng Lâu Mộng

Hồn thơm chờ đợi, con Nam may được yêu nhầm

Oan án trả xong, Nghênh Xuân trở về cõi lạc

Bảo Thoa gọi Tập Nhân hỏi rõ duyên cớ. Sợ Bảo Ngọc đau xót sinh bệnh, liền vờ đem chuyện lúc Đại Ngọc chết bàn với Tập Nhân. Chị ta nói:

- Người ta sống ở đời thì có tình có ý. Sau khi chết rồi thì tình ý đều hết. Chứ không phải lúc sống thế nào thì khi chết cũng thế. Người sống dù có mơ tưởng đến họ, người chết cũng không hề biết. Vả lại, nếu cô Lâm đã thành tiên rồi thì cô ta xem người trần là hạng dơ bẩn, đời nào lại ở trên đời này? Đó chỉ vì tự lòng người ta ngờ vực nên mới bị tà ma quấy nhiễu đấy thôi.

Bảo Thoa tuy nói chuyện với Tập Nhân, nhưng cốt là để cho Bảo Ngọc nghe. Tập Nhân hiểu ý cũng nói:

- Đúng đấy, nếu nói là linh hồn cô Lâm còn ở trong vườn thì sao bọn mình là người thân, chẳng bao giờ thấy chiêm bao lần nào cả?

Bảo Ngọc ở ngoài nghe nói, nghĩ bụng

- Lạ thật? Từ lúc em Lâm chết đi, ngày nào ta lại chẳng mơ tưởng mấy lần. Thế sao không thấy chiêm bao? Chắc là cô ta lên trời rồi. Coi bọn phàm phu tục tử mình đây, không có thể thông cảm với thần minh, cho nên không hề hiện ra trong lúc chiêm bao. Hôm nay ta thử nằm ngủ ở ngoài, sau khi vừa ở trongvườn về, có lẽ em Lâm cũng hiểu rõ lòng ta mà chịu gặp ta ở trong giấc mơ chăng. Ta sẽ hỏi cô ta ở đâu, để ta thường thường tế lễ. Nếu quả cô ta không nhìn đến cái hạng nhơ bẩn như ta và

không hề ứng vào chiêm bao thì ta cũng chàng tưởng nhớ cô ta nữa.

Bảo Ngọc định sẵn như vậy. liền nói

- Đêm nay tôi nghỉ ở nhà ngoài, các chị cứ để mặc tôi.

Bảo Thoa cũng không ép, chỉ nói

- Cậu cũng đừng có nghĩ ngợi lan man đấy. Cậu lại không thấy mẹ vì cậu đi vào vườn mà đến nỗi hoảng sợ nói không ra lời hay sao? Bây giờ cậu không giữ gìn thân thể, nếu mà bà biết, lại bảo chúng tôi không tận tâm.

Bảo Ngọc nói

- Tôi nói chơi thế thôi, tôi ngồi một chốc rồi sẽ vào. Mợ cũng mệt rồi, cứ đi ngủ trước đi thôi.

Bảo Thoa biết anh ta thế nào cũng vào, giả vờ nói

- Tôi đi ngủ trước, bảo chị Tập Nhân hầu cậu.

Bảo Ngọc nghe nói, chính hợp ý mình. Chờ Bảo Thoa nằm rồi, anh ta liền bảo Tập Nhân và Xạ Nguyệt giải riêng một bộ chăn nệm rồi sai vào xem mợ Hai đã ngủ hay chưa. Bảo Thoa cố ý vờ ngủ, kỳ thực cũng suốt đêm không yên.

Bảo Ngọc tưởng là Bảo Thoa ngủ rồi, liền nói với Tập Nhân

- Các chị ai nấy cứ đi ngủ thôi, tôi không hề có thương cảm gì cả. Nếu các chị không tin thì cứ hầu hạ cho tôi ngủ rồi hãy vào đừng làm kinh động đến tôi là được.

Tập Nhân quả nhiên hầu cho Bảo Ngọc nằm xuống, sắp sẵn trà nước, đóng cửa tử tế, vào nhà trông nom một chốc rồi ai nấy nằm giả ngủ, chờ xem Bảo Ngọc có việc gì thì lại ra.

Bảo Ngọc thấy Tập Nhân vào rồi. liền bảo hai bà già canh đêm ra ngoài. Anh ta khẽ ngồi dậy lầm rầm khấn khứa mấy câu rồi mới nằm xuống. Ban đầu anh ta ngủ không được, sau cố định thần rồi ngủ quên lúc nào không biết. Ngủ suốt đêm cho tớitrời sáng mới tỉnh dậy, dụi mắt một lát, không hề thấy chiêm bao gì cả. Anh ta liền thở dài và nói

- Thật là "Cách năm sống thác đôi nơi, thấy đâu hồn phí vãng lai giấc nồng? ".

Trái lại, Bảo Thoa suốt đêm không ngủ. Nghe Bảo Ngọc ở ngoài đọc hai câu ấy. liền đỡ lời:

- Cậu nói câu ấy tục quá. Nếu em Lâm còn sống thì lại đâm giận đấy.

Bảo Ngọc nghe nói, cảm thấy khó coi, đành phải ngượng ngùng dậy đi vào nhà trong và nói

- Tôi định vào trong nhà, không biết thế nào mà ngủ quên đi mất.

Bảo Thoa nói

- Cậu vào hay không, can gì đến tôi?

Tập Nhân cũng không ngủ, nghe hai người nói chuyện liền dậy pha trà. Bỗng thấy Giả mẫu sai a hoàn nhỏ sang hỏi:

- Cậu Bảo đêm qua ngủ có yên giấc không? Nếu ngủ yên thì mau mau chải đầu rửa mặt cùng mợ Hai đi sang ngay.

Tập Nhân nói

- Em về thưa với cụ

đêm qua cậu Bảo ngủ rất yên giấc. Chốc nữa sẽ tới.

A hoàn nhỏ ra về.

Bảo Thoa vội vàng chải đầu rửa mặt. Bọn Oanh Nhi và Tập Nhân đi theo. Trước hết đến chỗ Giả mẫu làm lễ rồi đến chào Vương phu nhân và Phượng Thư. Chào hỏi xong lại đến chỗ Giả mẫu thì thấy Tiết phu Nhân cũng đã đến. Mọi người hỏi:

- Đêm qua Bảo Ngọc có khỏe không?

Bảo Thoa nói

- Về rồi ngủ ngay. Không xảy ra việc gì.

Mọi người yên lòng rồi cùng nhau nói chuyện suông.

Bỗng thấy a hoàn nhỏ vào nói

- Cô Hai định về. Nghe nói người bên cậu Tôn đến chỗ bà Cả nói những gì gì. Rồi bà Cả sai người đến chỗ cô Tư bảo đừng giữ cô Hai lại nữa. cứ để cho cô ấy về. Hiện giờ cô Hai đang khóc ở bên nhà bà Cả. Có lẽ cô ấy sắp đến đây từ biệt cụ bà đấy.

Giả mẫu nghe xong, trong lòng bực tức. Ai nấy đều nói:

- CÔ Hai là người tốt, sao lại gặp phải thằng chồng như thế. Suốt đời không sao mở mày mở mặt ra được. Nhưng làm sao được bây giờ?

Đang nói thì Nghênh Xuân đi vào, mắt đầy ngấn lệ, nhưng vì là ngày sinh nhật của Bảo Thoa. đành phải nuốt lệ từ biệt mọi người định về. Giả mẫu biết cô ta khổ, nhưng giữ lại không tiện, chỉ nói

- Cháu về cũng được, nhưng đừng có buồn. Gặp phải con người như thế cũng chẳng biết làm thế nào. Mấy ngày nữa, ta sẽ cho người đến đón cháu về chơi.

Nghênh Xuân nói

- Bà bao giờ cũng thương cháu, nhưng nay không thể được. Thương hại cho cháu từ nay không còn có ngày trở về đây nữa đâu!

CÔ ta nói đến đó lại ứa nước mắt.

Mọi người đều khuyên

- Có gì mà không được. Có phải như em Ba nhà cô ở quá xa thì gặp mặt mới khó chứ.

Bọn Giả mẫu nghĩ đến Thám Xuân. Ai nấy đều ứa nước mắt. Vì là ngày sinh nhật của Bảo Thoa, họ đành phải đổi buồn làm vui và nói

- Cái đó cũng không khó, cốt sao miền biển yên lặng. Bên nhà thông gia được đổi về kinh thì sẽ gặp mặt thôi.

Mọi người đều nói

- Đúng như thế đấy.

Nghênh Xuân đành ngậm buồn từ biệt. Mọi người tiễn cô ta ra rồi trở về chỗ Giả mẫu. Từ sáng đến chiều, cùng nhau vui một ngày nữa. Họ thấy Giả mẫu mệt nhọc nên đều ra về.Riêng Tiết phu Nhân từ biệt Giả mẫu rồi đến bên nhà Bảo Thoa nói:

- Anh con thì hết năm nay phải chờ đến khi ơn vua đại xá, giảm nhẹ án tích mới có thể chuộc tội được. Trong lúc này, một mình mẹ bơ vơ khổ sở biết làm thế nào? Mẹ định cưới vợ cho anh Hai con, con nghĩ có nên không?

Bảo Thoa nói


- Mẹ khiếp sợ vì chuyện vợ anh Cả nên đối với việc anh Hai cũng đâm ra ngờ vực. Theo ý con thì lo cưới đi là phải. Cô Hình thì mẹ đã biết. Ở bên ấy cũng rất khổ. Cưới về tuy nói là nhà mình nghèo, nhưng còn hơn phải ở nhờ nhà người ta.

- Khi nào tiện, con thưa với cụ rằng nhà ta không có người, xin chọn ngày rước dâu.

- Mẹ cứ bàn với anh Hai, chọn được ngày tốt rồi sang thưa với cụ và bà Cả, cưới về đi, thế là xong việc.

- Hôm nay nghe nói cô Sử cũng về. cụ bà định giữ em con ở lại đây mấy hôm cho nên nó ở lại. Mẹ nghĩ em con cũng chưa biết sớm muộn sẽ về nhà người ta, chị em cũng nên trò chuyện với nhau thêm ít hôm.

- Phải đấy. Tiết phu Nhân lại ngồi một lát rồi ra cáo từ mọi người ra về.

Đêm ấy. Bảo Ngọc về phòng. nghĩ bụng

"Đêm qua Đại Ngọc không ứng mộng, có lẽ vì cô ta đã thành tiên, không chịu đến gặp hạng người nhơ bẩn như mình. Hay là có thể vì tính mình nôn nóng cũng chưa biết chừng". Anh ta liền nghĩ một cách, rồi

nói với Bảo Thoa

- Đêm qua tôi ngẫu nhiên ngủ ở ngoài, hình như yên giấc hơn ngủ ở trong nhà. Sáng nay thức dậy, cảm thấy trong bụng yên tĩnh hơn. Ý tôi muốn ngủ ở ngoài vài hôm, chỉ sợ các chị lại ngăn cản tôi.

Bảo Thoa nghe nói, biết rõ lúc súc miệng anh ta ngâm mấy câu thơ ấy, tất nhiên là vì việc Đại Ngọc. Nhưng nghĩ lại cái tính si ngốc của anh ta không thể nào khuyên được, chi bằng cứ để cho anh ta ngủ ở ngoài vài đêm, để tắt hẳn cái lòng mơ tưởng

ấy đi. Vả lại đêm qua thấy anh ta ngủ yên giấc. Chị ta liền nói

- Rõ buồn cười. Cậu muốn ngủ ngoài thì cứ ngủ. Chúng tôi ngăn cậu làm gì. Nhưng đừng có nghĩ ngợi lung tung, sinh chuyện ma quỷ là được.

Bảo Ngọc cười nói

- Nào ai nghĩ gì đâu?

Tập Nhân nói:

- Tôi khuyên cậu nên ngủ trong nhà thôi. Ngủ ngoài, nhỡ khi trông nom không chu đáo, gặp phải lạnh thì lại không hay.

Bảo Ngọc chưa kịp trả lời, Bảo Thoa liền liếc mắt ra hiệu. Tập Nhân hiểu ý liền nói

- Thôi cũng được. Bảo một người theo hầu, đến đêm tiện việc pha trà lấy nước cho cậu.

Bảo Ngọc cười nói

- Vậy thì chị theo tôi thôi.

Tập Nhân nghe nói, đâm ngượng, má đỏ ửng lên, không nói gì cả.

Bảo Thoa vốn biết Tập Nhân là người đứng đắn, liền nói

- Chị ấy với tôi đã quen rồi, cứ để theo tôi thôi. Bảo Xạ Nguyệt và con Năm trông nom cậu là được. Vả lại chị ấy hôm nay bận rộn suốt ngày, cũng mệt rồi, để cho chị ấy nghỉ một chút.

Bảo Ngọc đành phải cười mà đi ra.

Bảo Thoa bảo Xạ Nguyệt và con Năm soạn sửa chăn nệm cho Bảo Ngọc nằm ở ngoài. Lại dặn hai người

- Phải tỉnh ngủ, để khi cậu cần trà nước.

Hai người vâng lời đi ra, thấy Bảo Ngọc ngồi ngay ngắn trên giường. nhắm mắt chắp tay, y như ông sư. Hai người không dám nói, chỉ nhìn anh ta mà cười. Bảo Thoa lại bảo Tập Nhân ra ngoài trông nom. Tập Nhân thấy thế cũng buồn cười, liền gọi

- Cậu nên đi ngủ đi. sao lại ngồi như thế?

Bảo Ngọc mở mắt. thấy Tập Nhân, liền nói:

- Các chị cứ ngủ đi thôi. Tôi ngồi một lát sẽ ngủ.

- Vì hôm qua cậu như thế làm cho mợ Hai suốt đêm không ngủ. Nay cậu lại như thế này thì còn ra sao nữa?

Bảo Ngọc nghĩ mình không ngủ thì họ sẽ không chịu ngủ, nên soạn sửa nằm xuống. Tập Nhân lại dặn dò bọn Xạ Nguyệt mấy câu mới đi vào đóng cửa mà ngủ.

Ngoài này, Xạ Nguyệt và con Năm cũng sắm sửa chăn nệm, chờ cho Bảo Ngọc nằm rồi ai nấy đều nằm xuống.

Không ngờ Bảo Ngọc muốn ngủ cũng không ngủ được, thấy hai người sửa soạn chăn nệm, chợt nhớ lại chuyện năm nọ lúc Tập Nhân không ở nhà, Tình Văn và Xạ Nguyệt hầu hạ mình, đang đêm Xạ Nguyệt ra ngoài, Tình Văn định đi dọa chị ta, nhưng vì không mặc áo, cảm lạnh, sau này cũng vì bệnh ấy mà chết. Nghĩ đến đó, anh ta lại tưởng nhớ đến Tịnh Văn. Chợt nghĩ đến Thượng Thư nói con Năm giống Tịnh Văn như lột, vì thế anh ta đem lòng nhớ tưởng nhớ Tình Văn chuyển sang con Năm.

Bảo Ngọc giả vờ ngủ, mắt nhìn trộm con Năm. Càng nhìn càng giống Tình Văn. Tự nhiên tình si trở lại. Anh ta để ý nghe nhà trong đã im lặng, biết là ngủ rồi, nhưng không biết Xạ Nguyệt đã ngủ hay chưa, liền cố ý gọi vài tiếng thì thấy Xạ Nguyệt không trả lời.

Con Năm thấy Bảo Ngọc gọi. liền hỏi

- Cậu cần gì?

- Tôi muốn súc miệng một tý.

Con Năm thấy Xạ Nguyệt đã ngủ, đành phải dậy cắt lại ngọc nến, rót một chén trà, một tay bưng ống nhổ. Vì dậy vội vàng nên chị ta chỉ mặc một cái áo lót bằng lụa màu đào hồng trên đầu búi tóc vấn lên qua loa. Bảo Ngọc trông kỹ. hệt như

Tình Văn sống lại. Bỗng lại nhớ đến câu nói của Tình Văn: "Nếu biết mắc phải tiếng hão thì thà làm thật cho xong". Nghĩ như thế, cho nên anh ta cứ nhìn trừng trừng con Năm, cũng không đón lấy chén trà.

Sau khi Phượng Quan đi rồi, con Năm cũng không nghĩ gì đến chuyện vào ở nữa. Rồi nghe nói Phượng Thư gọi mình vào hầu Bảo Ngọc, thì nó lại nóng lòng trông đợi hơn là Bảo Ngọc trông nó vào. Không ngờ sau khi vào, thấy Bảo Thoa và Tập Nhân đều là người đứng đắn, trong lòng nó kính mến ; lại thấy Bảo Ngọc điên điên dại dại. không còn dáng điệu đẹp đẽ như trước. Vả chăng, nghe nói Vương phu nhân đuổi hết bọn con gái hay cười đùa với Bảo Ngọc nên nó đã gác hết mọi niềm tâm sự tư tình của một cô gái. Khốn nổi cái anh ngốc ấy đêm nay lại cứ xem nó là Tình Văn mà một mực yêu đương. Nó thẹn quá, hai má đỏ ửng, lại không dám lên tiếng to, đành phải nói khẽ

- Cậu súc miệng này?

Bảo Ngọc cười rồi cầm lấy chén trà vào tay, cũng không biết có súc miệng hay không. chỉ cười và hỏi

- Chị thân với chị Tịnh Văn phải không?

Con Năm nghe nói, không hiểu đầu đuôi ra sao, liền nói:

- Cũng là chị em cả, sao lại không thân?

Bảo Ngọc lại hỏi khẽ

- Chị Tình Văn ốm nặng, tôi đến thăm, chị cũng đến thăm phải không?

Con Năm mỉm cười, gật đầu, Bảo Ngọc nói

- Chị có nghe chị ta nói gì không?

Con Năm lắc đầu

- Không.

Bảo Ngọc lúc đó quên bẵng, liền kéo tay nó. Con Năm đỏ mặt lên, trống ngực đánh thình thịch, nói khẽ

- Cậu có việc gì cứ nói. đừng lôi kéo như thế.

Bảo Ngọc mới buông tay và nói

- Chị ta nói với tôi rằng

Nếu biết mắc phải tiếng hão thì thà làm thật sự cho xong, tại sao mà chị không nghe?


Nghe câu ấy, rõ ràng là Bảo Ngọc có ý trêu ghẹo mình.

Con Năm không dám làm gì, liền nói

- Đó là chị ta không biết thẹn. Bọn con gái chúng tôi mà nói câu ấy được à?

Bảo Ngọc nóng lên nói

- Sao chị cũng làm ra vẻ cụ đồ như thế! Tôi thấy người chị giống hệt như chị ta, tôi mới nói câu ấy. Sao chị lại đem những lời nói ấy mỉa mai chị ta.

Lúc ấy trong bụng con Năm không biết Bảo Ngọc có ý tứ gì liền nói

- Đêm khuya rồi, cậu nằm ngủ thôi, đừng ngồi thế mãi, sợ mắc phải lạnh đấy. Vừa rồi mợ Hai và chị Tập Nhân dặn gì, cậu không nhớ à?

- Tôi không lạnh.

Nói đến đó, Bảo Ngọc chợt nghĩ con Năm không mặc áo ngoài, sợ cũng bị lạnh như Tình Văn năm nọ. liền hỏi

- Sao chị không mặc áo vào mà đã lại đây?

- Cậu gọi gấp quá. làm gì có thì giờ mặc áo. Nếu biết nói chuyện như từ nãy đến giờ thì tôi cũng đã mặc áo rồi.

Bảo Ngọc nghe nói, vội vàng lấy cái áo bông màu nguyệt bạch đang đắp đưa cho nó, bảo khoác vào người. Nó không chịu cầm và nói

- Cậu đắp lấy thôi, tôi không lạnh. Tôi lạnh đã có áo của tôi

Nói xong, nó trở lại chỗ nằm, kéo một chiếc áo dài khoác lên người, lắng nghe một lúc, thấy Xạ Nguyệt đang ngủ say, mới thong thả trở lại và nói:

- Cậu đêm nay định dượng thần phải không?

Bảo Ngọc cười nói

- Nói thật với chị chứ có dượng thần gì đâu! Ý tôi là muốn gặp tiên đấy.

Con Năm nghe nói, trong bụng càng nghi ngờ, liền hỏi

- Gặp tiên nào?

- Chị muốn biết thì chuyện này dài lắm. Chị ngồi xuống sát đây tôi nói cho mà nghe. Con Năm đỏ mặt lên. cười nói

- Cậu nằm ở đó, tôi ngồi sao tiện.

- Điều đó có làm gì? Năm nọ trời lạnh. tôi cùng chị Tình Văn và chị Xạ Nguyệt chơi đùa. Tôi sợ chị ta lạnh. còn kéo chung vào trong một chăn đấy. Người ta không cần vờ làm bộ mới được.

Con Năm thấy Bảo Ngọc nói câu nào cũng ra vẻ trêu ghẹo mình, có biết đâu đó là lòng thực của anh chàng ngốc. Lúc đó, nó lui ra cũng dở, đứng lại cũng dở, ngồi xuống cũng dở, rất là bối rối. Nó lườm một cái, nhoẻn miệng cười và nói

- Cậu đừng nói nhảm nữa, nhỡ người ta nghe thấy còn ra cái gì. Chẳng trách người ta nói cậu chỉ chăm nom đến bọn con gái! Mợ Hai và chị Tập Nhân đều đẹp như tiên mà cậu lại hay đi dan díu với người khác. Sau này mà cậu còn nói những câu

chuyện ấy nữa thì tôi thưa lại với mợ Hai. Xem cậu còn mặt mũi nào mà nhìn người ta.

Đang nói thì nghe bên ngoài "thịch" một tiếng làm cho hai người giật mình. Trong nhà Bảo Thoa ho. Bảo Ngọc vội vàng dẩu môi ra hiệu. Con Năm cũng tắt phụt đèn, khe khẽ nằm xuống. Thì ra Bảo Thoa và Tập Nhân đêm qua không ngủ, cả ngày lại mệt cho nên ngủ say, không hề nghe họ nói chuyện. Lúc đó trong sân có tiếng động. Chợt tỉnh dậy lắng tai nghe thì chẳng có tăm hơi gì.

Lúc bấy giờ. Bảo Ngọc đang nằm trên giường, trong bụng nghi ngờ

"phải chăng là em Lâm tới đây, thấy mình nói chuyện với con Năm, rồi cố ý doạ mình?" Anh ta cứ nằm trằn trọc, nghĩ ngợi lan man đến canh năm mới mơ màng ngủ đi.

Con Năm bị Bảo Ngọc quấy rầy một lúc lâu, lại nghe Bảo Thoa ho, trong bụng lo lắng ngờ vực, chỉ sợ Bảo Thoa nghe thấy nên cũng lo trước nghĩ sau, suốt đêm không ngủ. Hôm sau chị ta dậy sớm, thấy Bảo Ngọc đang ngủ say, liền nhẹ nhàng quét dọn

nhà cửa. Xạ Nguyệt tỉnh dậy. liền hỏi

- Sao chị dậy sớm thế? Chả nhẽ cả đêm chị không ngủ hay sao?

Con Năm nghe câu ấy. hình như Xạ Nguyệt đã biết, nên chỉ ngượng ngùng cười gượng, không nói gì cả. Một lúc Bảo Thoa và Tập Nhân đều dậy. Hai người mở cửa ra, thấy Bảo Ngọc đang ngủ, trong bụng cũng bực. Nghĩ sao anh ta ngủ ngoài hai

đêm lại yên giấc như thế?

Đến khi Bảo Ngọc tỉnh giấc, thấy mọi người đều dậy, vội vàng bò dậy, dụi mắt, nghĩ lại thì đêm qua cũng không hề thấy chiêm bao gì cả, thật là trời tiên cõi tục cách nhau xa vời! Rồi anh ta thong thả bước xuống giường. Nhớ đến câu nói của con

Nam đêm qua

"Bảo Thoa và Tập Nhân đều đẹp như tiên", câu nói ấy thật không sai. Anh ta cười, nhìn Bảo Thoa chằm chằm.

Bảo Thoa thấy anh ta có vẻ ngơ ngác, tuy biết là vì việc Đại Ngọc, nhưng cũng không đoán ra là có chiêm bao hay không? Chỉ thấy anh ta cứ nhìn mình lấy làm khó coi, liền hỏi

- Đêm qua, cậu có gặp tiên không?

Bảo Ngọc nghe nói, cho rằng câu chuyện đêm qua bị Bảo Thoa nghe được, bèn cười và miễn cưỡng trả lời:

- Làm gì có chuyện ấy?

Con Năm nghe câu ấy thì động lòng, càng hối hận, cũng không tiện nói gì, đành chờ xem Bảo Thoa có tỏ vẻ gì không?

Bỗng thấy Bảo Thoa cười và hỏi con Năm.

- Chị có nghe cậu Hai trong khi ngủ nói chuyện với ai không?

Bảo Ngọc nghe nói, không thể ngồi yên, ngượng ngùng ra khỏi phòng. Con Năm má ửng đỏ, đành phải trả lời một cách bâng quơ

- Vào khoảng nửa đêm, cậu Hai có nói mấy câu, tôi cũng không nghe rõ, nào là "mang tiếng hão". nào là "làm thật sự" gì đó tôi cũng không hiểu, chỉ khuyên cậu Hai nên ngủ đi. Sau đó, tôi ngủ rồi, không biết cậu Hai có nói gì không?

Bảo Thoa cúi đầu nghĩ ngợi

"Những câu ấy rõ ràng là vì Đại Ngọc, nếu cứ để cho cậu ta ngủ ở ngoài mãi, vốn sẵn lòng tà, sợ lại vướng lấy chuyện yêu ma. Vả lại, bệnh cũ của cậu ta, vốn là vì nặng tình với chị em. Vậy phải có cách làm cho cậu ta xoay lòng chuyển dạ, thì sau này mới khỏi sinh chuyện". Nghĩ đến đó. chị ta đỏ mặt, liền thờ thẫn vào phòng, chải đầu rửa mặt.

Hai ngày vừa rồi, Giả mẫu vì cao hứng ăn hơi nhiều, chiều hôm ấy trong người thấy khó ở; hôm thứ hai cảm thấy đầy bụng. Bọn Uyên ương định thưa với Giả Chính, nhưng Giả mẫu không cho, và nói:

- Hai hôm nay ta tham ăn nhiều quá, nhịn đói một bữa thì khỏi chúng bay đừng làm ồn lên.

Bọn Uyên ương cũng không nói với ai.

Chiều hôm đó, Bảo Ngọc về phòng, thấy Bảo Thoa đi hỏi thăm sức khỏe của Giả mẫu và Vương phu nhân cũng vừa về.

Bảo Ngọc nghĩ đến việc ban đêm, nên lúc sáng dậy, có vẻ hổ thẹn. Bảo Thoa thấy bộ dạng như thế cũng biết là anh ta bẽ bàng vì việc gì. Bảo Thoa lại nghĩ Bảo Ngọc là người si tình, muốn trị bệnh ấy, không gì hơn lại lấy si tình mà trị. Nghĩ ngợi một lúc rồi chị ta hỏi Bảo Ngọc

- Cậu hôm nay vẫn ngủ ở ngoài chứ?

Bảo Ngọc cảm thấy khó coi, liền nói:


- Trong ngoài gì thì cũng thế.

Bảo Thoa ý muốn nói nữa, nhưng nói ra không tiện.

Tập Nhân nói

- Thôi đi, thế là nghĩa lý gì? Tôi không tin cậu ngủ yên giấc như thế!

Con Năm nghe nói liền đỡ lời

- Cậu Hai ngủ ở ngoài cũng chẳng có việc gì khác, chỉ hay nói mơ làm cho người ta không hiểu đầu đuôi gì, lại không dám cãi lại.

Tập Nhân liền nói

- Để đêm nay tôi dời ra nằm giường ấy, xem có nói mơ hay không. Các chị cứ đem chăn nệm của cậu trải vào nhà trong là được

Bảo Thoa nghe nói cũng không lên tiếng. Về phần Bảo Ngọc thì đã xấu hổ, còn đâu dám cãi lại, nên liền thuận cho dọn vào trong nhà. Bảo Ngọc tự thấy mình có lỗi, muốn yên ủi Bảo Thoa. Bảo Thoa lại sợ Bảo Ngọc uất ức thành bệnh. chi bằng tỏ

ra tình âu yếm cho anh ta được gần gũi để làm cái kế "dời hoa nọ chắp cành kia ". Do đó, đêm ấy Tập Nhân dời ra ngoài nằm. Bảo Ngọc cố nhiên trong lòng ăn năn hổ thẹn, Bảo Thoa cũng muốn lung lạc Bảo Ngọc. Từ khi làm lễ cưới đến nay mới thật là mây mưa tình đượm, ân ái triền miên, khí âm dương bắt đầu kết hợp lại (I) Đó là câu chuyện sau này.

Sáng hôm sau, Bảo Ngọc và Bảo Thoa cùng thức dậy.

Bảo Ngọc chải đầu rửa mặt rồi qua nhà Giả mẫu trước. Giả mẫu vì thương yêu Bảo Ngọc, lại thấy Bảo Thoa hiếu thuận, chợt nhớ đến một vật, liền bảo Uyên ương mở rương lấy ra một viên ngọc đời ông cụ để lại. Tuy nó không bằng viên ngọc của Bảo Ngọc, nhưng nếu đeo trên mình thì cũng là vật hiếm có.

Uyên ương tìm viên ngọc ra đưa cho Giả mẫu và nói

- Vật này hình như cháu chưa bao giờ trông thấy. Đã bao nhiêu năm rồi mà cụ còn nhớ được như thế, bảo để ở hộp nào trong rương nào. Cháu theo lời cụ mà tìm là thấy ngay. Bây giờ cụ bảo lấy ra làm gì?

Giả mẫu nói

- Mày biết sao được. Viên ngọc này nguyên là cố của ta cho ông ta. Khi ta xuất giá, ông ta thương ta liền gọi đến trao tận tay cho ta và nói: "Viên ngọc này là người đời Hán đeo, rất quý giá. Cháu cầm lấy cũng như là trông thấy ta ". Lúc đó, ta còn nhỏ,

cầm lấy ngọc cũng chẳng cho ra gì, liền vứt vào trong rương. Khi ề đây ta thấy đồ vật của nhà mình cũng nhiều. viên ngọc ấy cũng chẳng đáng gì. nên ta không bao giờ đeo. vứt vào rương, đến nay đã hơn 60 năm. Bây giờ thấy cháu Bảo hiếu thuận với ta như thế mà lại mất viên ngọc, ta sực nhớ lại mới lấy ra để cho nó, cũng giống như ông cố ta cho ta ngày trước.

Một lúc sau. Bảo Ngọc tới hỏi thăm sức khỏe. Giả mẫu liền vui mừng nói

- Cháu lại đây, bà cho xem cái này.

Bảo Ngọc đi tới trước giường. Giả mẫu liền cầm viên ngọc ấy trao cho anh ta. Bảo Ngọc đi lấy xem thì thấy viên ngọc ấy to chừng ba tấc, hình như quả dưa, màu sắc đỏ sẫm, rất là tươi. Bảo Ngọc tấm tắc ngợi khen.

Giả mẫu nói

- Cháu thích à? Đó là ông ta cho ta. nay ta giao lại cho cháu đấy.

Bảo Ngọc cười rồi lạy tạ, lại định đem cho mẹ anh ta xem. Giả mẫu nói

- Mẹ cháu xem sẽ nói với cha cháu rồi lại bảo là ta yêu cháu hơn yêu con. Vì xưa nay chưa hề ai trông thấy của này.

Bảo Ngọc cười rồi đi ra. Bọn Bảo Thoa cũng nói mấy câu rồi cáo từ ra về.

Từ đó. Giả mẫu luôn hai ngày không ăn uống, lại thêm nhức đầu chóng mặt và ho. Hình phu nhân,Vương phu nhân và Phượng Thư đến hỏi thăm sức khỏe, thấy tinh thần Giả mẫu vẫn khá, nên chỉ cho người nói với Giả Chính. Giả Chính lập tức vào

hỏi thăm. rồi ra mời thầy thuốc đến xem mạch. Một chốc, thầy thuốc đến xem xong. Nói là người già, ăn uống bị ngừng trệ, và bị cảm hàn, chỉ uống tiêu dao và phát tán một chút là khỏi. Thầy thuốc kê đơn. Giả Chính xem, biết là những vị thuốc thường, liền sai người sắc cho Giả mẫu uống. Sau đó. sớm chiều nào Giả Chính cũng vào thăm. Uống luôn ba ngày. chẳng thấy bệnh bớt chút nào.

Giả Chính lại sai Giả Liễn đi tìm thầy thuốc giỏi và nói

- Cháu mau đi tìm thầy thuốc giỏi đến xem bệnh cho bà. Mấy ông thầy nhà mình hay mời. ta thấy chẳng ra sao cả. Bây giờ cháu đi tìm thầy khác.

Giả Liễn nghĩ ngợi một lát rồi nói:

- Cháu còn nhớ lúc em Bảo ốm, có mời một người không làm nghề thuốc mà chữa khỏi. Chi bằng bây giờ đi tìm thầy ấy.

Giả Chính nói

- Nghề thuốc rất khó, càng là ông thầy không đông khách lại càng eo tài. Cháu cứ cho người đi mời ngay.

Giả Liễn vâng lời. vội vàng đi. Một lúc trở về nói:

- Thầy Lưu gần đây ra ngoài thành dạy học. Chừng hơn mười ngày mới về một lần. Bây giờ chờ không được. đã mời một thầy khác, cũng sắp đến đấy.

Giả Chính nghe nó, đành phải chờ.

Từ khi Giả mẫu ốm, tất cả đàn bà con gái trong nhà ngày nào cũng đến hỏi thăm. Một hôm, mọi người đều đang ở đấy thì thấy bà già coi cửa nách trong vườn vào nói:

- CÔ Diệu Ngọc ở am Lũng Thúy trong vườn nghe cụ bà ốm nên đến hỏi thăm.

Mọi người nói

- CÔ ta không hay đến, hôm nay tới đây, các người mau mau ra mời vào.

Phượng Thư đến bên giường thưa lại với Giả mẫu. Tụ Yên là người bạn quen cũ của Diệu Ngọc nên ra đón trước. Thấy Diệu Ngọc đầu đội mũ Diệu Thường ( 1), mình mặc áo trừu màu nguyệt bạch, bên ngoài khoác áo cà sa dài bằng đoạn xanh viền

biên, lưng thắt dây tơ màu thu hương. bên dưới mặc cái quần là trong, có vẽ màu mực nhạt, tay cầm chuỗi tràng hạt. CÔ ta thướt tha đi đến, theo sau là một người hầu gái. Tụ Yên chào hỏi và nói

- Lúc ở bên vườn, tôi đến thăm cô luôn. Gần đây trong vườn ít người, một mình khó đi. Cái cửa nách đấy lại thường đóng, nên mấy lâu nay không được gặp cô. Hôm nay được gặp thật là may mắn.

Diệu Ngọc nói

- Trước kia các chị là người sống trong cảnh náo nhiệt. nên tuy ở vườn ngoài tôi cũng không tiện qua lại. Nay nghe nói việc nhà ở đây không được tốt, cụ bà lại ốm. Một phần cũng nhớ chị và luôn tiện đến thăm cô Bảo. Tôi có kể gì cửa các người

đóng hay không. Tôi muốn đến thì đến, tôi không muốn đến thì mặc ai muốn cho tôi đến cũng vô ích.

Tụ Yên cười nói

- Cô vẫn giữ cái tính khí ấy?

Hai người vừa đi vừa nói chuyện, đã đến phòng Giả mẫu.

Mọi người thấy cô ta, đều chào hỏi. Diệu ngọc đến trước giường Giả mẫu, hỏi thăm và nói mấy câu chuyện suông. Giả mẫu liền nói

- Cô là một nữ bồ tát. CÔ xem bệnh tôi có khỏe được hay không

Diệu Ngọc nói

- Người từ thiện như cụ bà, tuổi thọ còn nhiều. Chẳng qua bị cảm trong chốc lát. Uống mấy liều thuốc chắc sẽ khỏi. Người có tuổi không nên quá lo nghĩ.

Giả mẫu nói

- Tôi không phải vì thế mà sinh ốm đâu. Tôi là người rất ưa vui. Giờ đây bệnh cũng chẳng sao. Có điều trong bụng cứ đầy tức khó chịu. Vừa rồi. ông thầy thuốc nói vì tức giận sinh bệnh. Cô cũng biết đấy. ai dám làm cho tôi giận? Có phải là cách xem

mạch của ông ta kém không? Tôi đã nói với cháu Liễn. chỉ có ông thầy trước kia nói bị cảm mạo và ăn không tiêu là đúng hơn. Ngày mai cứ mời thầy ấy đến.

Giả mẫu nói đến đó. lại bảo Uyên ương

- Mày dặn nhà bếp làm một mâm cơm chay cho tinh khiết mời sư phụ ở đây xơi cơm.

Diệu Ngọc nói

- Tôi đã ăn cơm trưa rồi. tôi không ăn gì đâu.

Vương phu nhân nói

- CÔ không ăn cũng được, chúng ta ngồi rốn một chốc nói chuyện phiếm cho vui.

Diệu Ngọc nói

- Đã lâu tôi không gặp các vị cho nên hôm nay đến thăm một chút.

CÔ ta lại nói chuyện một hồi nữa định về, chợt thấy Tích Xuân đứng đấy, liền hỏi

- Cô Tư sao mà gầy gò thế? Đừng có ham vẽ quá mà mệt.

Tích Xuân nói


- Đã lâu nay tôi không vẽ nữa. Cái phòng ở bây giờ không còn sáng láng như hồi ở trong vườn, nên không còn hứng thú gì mà vẽ.

- Bây giờ cô ở đâu?

- Chính là ngôi nhà ở cái cửa phía đông mà cô vừa đi qua đấy. Cô muốn đến chơi cũng rất gần.

- Lúc nào thích. tôi sẽ đến thăm.

Bọn Tích Xuân tiễn Diệu Ngọc đi ra, vừa quay trở về.

Bỗng nghe a hoàn nói thầy thuốc đang ở trong nhà Giả mẫu. Mọi người hãy tạm ra về.

Không ngờ bệnh Giả mẫu càng ngày càng nặng. Mời thầy chữa chạy đều không công hiệu. về sau lại thêm chứng đi ngoài. Giả Chính hoảng sợ, biết là bệnh khó chữa, liền sai người đến nha môn xin phép nghỉ. Ngày đêm cùng Vương phu nhân hầu hạ

thuốc thang. Một hôm thấy Giả mẫu ăn uống được đôi chút. trong bụng mới hơi dễ chịu. Bỗng thấy có một bà ở ngoài cửa thò đầu vào dòm. Vương phu nhân bảo Thái Vân ra hỏi xem ai. Thái Vân thấy là người đi theo hầu Nghênh Xuân khi về nhà họ Tôn, liền hỏi:

- Bà đến làm gì?

- Tôi đến đây đã lâu, tìm chẳng được chị nào. Sốt ruột quá nhưng lại không dám hấp tấp.

- Bà sốt ruột vì việc gì Không nhẽ lại vì chuyện cậu rể hành hạ cô tôi à?

- CÔ nguy lắm rồi? Hôm trước đây lại xảy ra chuyện cãi vã. Cô khóc suốt một đêm. Hôm qua đờm tắc lên cổ. Bọn họ không chịu mời thầy thuốc. Hôm nay lại càng nguy cấp.

- Cụ bà đang ốm bà đừng có làm ầm lên.

Vương phu nhân sợ Giả mẫu nghe lại sinh buồn, vội vàng bảo Thái Vân đưa bà ta ra ngoài mà nói. Không ngờ Giả mẫu trong khi ốm, lòng rất yên tĩnh, nên cũng nghe, liền hỏi:

- Con Nghênh Xuân sắp chết à?

Vương phu nhân thưa

- Không phải đâu! Bọn bà già không biết hay dở, nói là hai hôm nay cô ta hơi mệt, sợ là không thể khỏi ngay, đến đây hỏi thăm thầy thuốc.

Giả mẫu nói

- Ông thầy xem bệnh cho ta khá đấy, mau mau mời ông ta đi

Vương phu nhân liền bảo Thái Vân

- Mày bảo bà già kia đi thưa với bà Cả.

Bà già đi ra. Trong này Giả mẫu thấy thương hại nói

- Ba đứa cháu gái ta, một đứa hưởng hết phúc đã chết rồi; con Ba lấy chồng xa không được gặp mặt, con Nghênh Xuân chịu khố, còn mong may ra qua khỏi được. Không ngờ còn trẻ như thế mà đã phải chết, để lại người nhiều tuổi như ta đây, sống làm cái gi.

Bọn Vương phu nhân và Uyên ương khuyên giải một hồi.

Lúc đó, bọn Bảo Thoa và Lý Hoàn không ở trong phòng. Phượng Thư thì dạo này lại ốm. Vương phu nhân sợ Giả mẫu đau xót thêm bệnh, liền sai người gọi bọn họ đến hầu, còn bà ta thì về phòng mình gọi bọn Thái Vân đến quở

- Mụ ấy không hiểu gì cả! Sau này ta ở nhà cụ bà thì chúng mày dù có việc gì cũng đừng tới nói.

Bọn a hoàn vâng lời. Không ngờ bà già kia vừa đến bên nhà Hình phu nhân thì người bên ngoài đã đưa tin vào nói: "Cô Hai chết rồi!"

Hình phu nhân nghe nói cũng khóc một hồi. Hiện giờ Giả Xá không ở nhà, đành phải bảo Giả Liễn qua thăm. Mọi người đều biết Giả mẫu ốm nặng nên không ai đám trình lại. Đáng thương cô gái xinh đẹp như hoa, lấy chồng vừa được hơn một năm, không ngờ bị họ nhà Tôn giày vò đến nơi phải chết. Lại vừa gặp ỉúc Giả mẫu ốm nặng, không ai dám rời bước, đành để mặc nhà họ Tôn tống táng qua loa.

Bệnh tình của Giả mẫu ngày một nặng thêm. Bà ta chỉ nhớ bọn cháu gái. Nhớ Tương Vân, liền sai người đến thăm. Người đi thăm về khẽ tìm Uyên ương. Vì Uyên ương ở luôn bên Giả mẫu. Bọn Vương phu nhân cũng đều ở đấy. Đến đó không tiện, người ấy liền ra phía sau tìm Hổ Phách và nói với chị ta

- Cụ bà nhớ cô Sử, bảo tôi đi thăm. Không ngờ cô Sử đang khóc lóc thảm thiết, nói là cậu rể bị bệnh đột ngột. Các thầy thuốc xem đều nói sợ không khỏi được. Nếu dở chứng lao sẽ còn kéo dài bốn năm năm, vì thế trong bụng cô Sử lo sợ. Cô ta cũng biết cụ bà ốm, nhưng không sang thăm được. CÔ ta còn bảo tôi đừng nói chuyện ấy với cụ bà. Nếu cụ bà có hỏi thì nhờ các chị tìm cách mà thưa lại mới được.

Hổ Phách nghe nói. đằng hắng một cái, không nói gì. Hồi lâu mới nói

- Chị ra đi thôi.

Hổ Phách thưa lại thì không tiện, định bàn với Uyên Ương liệu cách nói dối, vì thế chị ta mới đến bên giường Giả mẫu, nhưng thấy sắc mặt Giả mẫu đã thay đổi hẳn, người đứng chật nhà, nói thầm với nhau: "xem chừng nguy lắm" vì thế Hổ Phách cũng không dám nói nữa.

Giả Chính khẽ bảo Giả Liễn tới bên cạnh, rồi ghé vào tai dặn mấy câu Giả Liễn vâng lời, khe khẽ đi ra, gọi tất cả bọn người nhà lại và nói

- Các người mau mau chia nhau đi lo liệu việc cụ thôi. Đầu tiên phải đem quan tài ra xem, để may đồ tang cho đúng. Rồi đến các phòng đo kích thước, áo quần của mọi người, ghi chép rõ ràng, bảo bọn thợ may may áo tang ngay. Những người

coi việc làm rạp cũng bàn định sẵn. Nhà bếp cũng phải thêm mấy người nữa.

Bọn Lại Đại nói:

- Thưa cậu, những việc ấy không cần cậu phải bận tâm, chúng tôi đã tính toán đầy đủ cả rồi, nhưng khoản tiền ấy thì lấy vào đâu?

Giả Liễn nói

- Khoản tiền ấy không cần lấy ở ngoài. Cụ bà đã để dành lại rồi. Vừa rồi, ý ông lớn muốn lo liệu cho tử tế, tôi nghĩ bên ngoài cũng phải cho đẹp mặt mới được.

Lại Đại vâng lời, phái người chia nhau đi lo liệu.

Giả Liễn lại về phòng mình mà hỏi Bình Nhi:

- Mợ hôm nay ra sao?

Bình Nhi ngoảnh vào trong ra hiệu và nói

- Cậu vào mà xem.

Giả Liễn đi vào thì thấy Phượng Thư đang định mặc áo, nhưng vì mệt quá, không mặc được, tạm dựa vào cái bàn mà nghỉ.

Giả Liễn nói

- Sợ mợ không tĩnh dưỡng được nữa đâu. Việc bà chỉ ngày một ngày hai thôi. Mợ không thể nào vắng mặt được. Mau mau bảo người thu xếp đồ đạc trong nhà rồi nên gắng gượng mà sang. Nếu có việc, tôi với mợ còn về nhà được hay sao?

Phượng Thư nói:

- Nhà mình đây còn có cái quái gì nữa mà thu xếp? Chẳng qua chỉ còn một ít đồ đạc, sợ cái gì? Cậu sang trước đi. nhỡ ông Hai gọi. Tôi thay áo rồi sẽ sang sau.

Giả Liễn đi trước tới phòng Giả mẫu nói nhỏ với Giả Chính:

- Mọi người đều cắt đặt xong xuôi rồi.

Giả Chính gật đầu. Bên ngoài lại báo tin:

- Thầy thuốc đã đến.

Giả Liễn đón vào xem mạch, hồi lâu thầy thuốc ra nói nhỏ với Giả Liễn

- Mạch của cụ bà kém lắm, cần phải đề phòng.

Giả Liễn hiểu ý, nói cho bọn Vương phu nhân biết.

Vương phu nhân vội vàng đưa mắt cho Uyên ương, hảo cô ta sắp đặt sẵn sàng quần áo của cụ bà. Uyên ương vội vàng đi sửa soạn. Giả mẫu mở mắt đòi uống nước. Hình phu nhân liền bưng lại một chén nước sâm. Giả mẫu vừa ghé miệng uống. liền nói

- Không cần cái ấy, rót một chén trà lại đây ta uống.

Mọi người không dám trái lời, vội vàng đưa trà lại. Giả Mẫu uống một hớp lại đòi uống hớp nữa, liền nói:

- Ta muốn ngồi dậy.

Giả Chính nói

- Mẹ cần cái gì cứ nói, không cần phải ngồi dậy thì hơn.

Giả mẫu nói:

- Ta uống hớp nước, trong bụng hơi đỡ, nên muốn ngồi dựa một tý để nói chuyện với các con.

Bọn Trân Châu lấy tay nhẹ nhàng đỡ dậy, xem chừng tinh thần của Giả mẫu lúc đó hơi khá.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận