Đi đến ngày hôm nay rồi, ngoài cám ơn các bạn ra Văn cũng không biết nói gì hơn. Thật sự rất cám ơn các bạn đã luôn ủng hộ truyện 'Hợp đồng bạn giường' cũng như ủng hộ Văn.
Rất cám ơn các bạn đã đọc truyện của Văn.
Rất cám ơn các bạn đã theo Văn đến cuối truyện.
Rất cám ơn các bạn đã yêu thích truyện của Văn.
Và... Rất cám ơn các bạn đã cho Văn thêm động lực để tiếp tục viết...
Trong khi viết, Văn đã rất nhiều lần thay đổi cốt truyện ban đầu, Văn thay đổi để có một bộ truyện tốt, hay hơn, và chính là nhờ các bạn mà Văn mới có can đảm để thay đổi.
Cám ơn các bạn đã chờ Văn, chờ Văn viết đến cuối truyện, thật không ngờ là bộ truyện lại thành công đến thế, và chính các bạn là người đã cho Văn cảm nhận được thành công ấy.
Và nhân đây, dù không liên quan gì đến việc viết hay đọc truyện nhưng Văn vẫn muốn chia sẻ một câu chuyện mà Văn tâm đắc nhất từ một năm trở lại đây. Văn rất yêu quý các bạn nên mới muốn chia sẻ điều này, có lẽ nó không giúp được các bạn lúc này nhưng cũng sẽ giúp được con bạn, mong các bạn đừng chê...
Một giảng viên của Văn đã kể lại một câu chuyện có thật thế này:
Trước đây ở Mỹ cũng như ở những nước phương tây khác, khi vào những cửa hàng thời trang hay công nghệ.... Thì họ thường treo những biển báo thế này: Hàng mua rồi nếu không vừa ý có thể trả lại.
Điều này đã diễn ra rất lâu, và không có bất cứ chuyện đáng tiếc nào xảy ra nếu không có hiện tượng du học sinh Châu Á đến.
Bạn của giảng viên Văn lúc ấy gửi hình chụp ở bên đó về cho cô, cô ấy mới ngạc nhiên hỏi bạn mình: "Hình chụp đẹp quá vậy, sao mày có tiền mà mua máy ảnh chụp đẹp như thế?"
Bạn cô mới nói rằng: "Tao đâu có mua, tụi tao (những bạn du học sinh Châu Á khác) gom tiền lại rồi mua máy này ở một cửa hàng. Tụi tao chụp đã đời sau đó chỉ cần nói không hài lòng là được trả lại tiền, vừa không tốn tiền, vừa có hình đẹp..."
Cứ thế ngày càng nhiều những việc tương tự xảy ra, từ đó người ta mới thấy không ổn và thay đổi lại chiến dịch của mình. Họ phát hiện ra rằng, người phương tây không lừa dối về việc này là vì từ nhỏ họ đã được dạy là phải chính trực, trong khi phần lớn người Châu Á lại được dạy là phải thật thà, mà thật thà cũng gần giống như việc có người làm chứng mình không nói dối hoặc không ai thấy mình làm sai, còn chính trực là làm đúng với lương tâm của mình...
Đương nhiên không đánh đồng quan niệm này đúng hay tất cả mọi người phương tây và Châu Á đều như thế, nhưng nhìn một cách khách quan thì ta lại không thể không thừa nhận điều đó.
Có thể với người khác thì cảm thấy câu chuyện này thật nhảm nhí và phi lý, nhưng với Văn nó lại có một ý nghĩa rất sâu sắc! Bạn đã gặp qua bao nhiêu người có sự chính trực? Hay toàn gặp người thật thà? Chỉ riêng việc bỏ rác đúng nơi quy định, mấy ai khẳng định rằng mình sẽ đi nhặt lại mẩu rác mình quăng trật ra ngoài và bỏ đúng lại vào thùng rác? Và lưu ý rằng khi ấy xung quanh không có người nhé, nếu có người thì không nói làm gì, đương nhiên ta sẽ biết ý thức mà nhặt lại, còn nếu không có người thì sao? Mấy ai nhặt lại?
Đó là câu chuyện mà Văn muốn chia sẻ, thật cám ơn các bạn một lần nữa vì đã đọc đến tận đây...