Sau hơn hai tháng sửa sang lại quán xá theo bản thiết kế mình tự vẽ, bàn ghế đã đóng xong nàng bắt tay vào việc phát tờ rơi, tuyển nhân viên chuẩn bị ngày mở quán. Kế hoạch quảng cáo cũng được nàng thiết kế cẩn thận vì toàn bộ vốn liếng nàng đổ hết vào đây rồi. Nếu kinh doanh đổ bể chắc chắn nàng chỉ có cách gặm bắp ngô qua ngày không có tiền đi phượt nơi cổ đại. Thiết kế menu, biển quảng cáo cho quán cũng rất vất do thời cổ đại không có máy in. Nàng đành nhờ hoạ sĩ gần đấy vẽ hình ảnh phác hoạ tượng tự tranh tĩnh vật của mình để người dân xung quanh được biết.
Món chủ đạo của quán nàng là bánh đa cua Hải phòng. Sợi bánh được nàng chuẩn bị từ gạo được ngâm vào nước vài canh giờ. Nàng vớt lên nhờ ông lão xay nhuyễn chế nước đủ để tạo ra bột sánh, mịn, dẻo. Nàng tìm quả gấc và ít mật mía và đường phèn hoà cùng hỗn hợp bộn trên. Sau đó nàng đem ra miết mỏng, hấp chín rồi trải ra phên tre hong nắng, tránh sương. Thế là xong công đoạn khó khăn nhất. Muốn bát bánh đa cua thơm ngọt phải chọn được những con cua cái chắc, ngọt thì lượng gạch mới vàng au, dồi dào. Thường một nồi canh cua ngon phục vụ khách phải mất khoảng 8 cân cua cái ngon. Mà cua thời cổ đại rất dễ kiếm vì không có ai ăn nên ông tiều phu chỉ việc ra đồng một lúc là mang được cả bao cua to về cho nàng. Rau muống ở đây giống rau nàng vẫn ăn. Những cọng rau muống giòn ngọt xanh mướt, dễ chẻ mà ít vị sượng đắng ấy mềm mại dưới ánh nắng mai. Hương vị quê hương chợt ùa về trong ký ức của nàng với những buổi chiều cùng đám bạn đi học thêm xong rẽ vào quán bánh đa đối diện Nhà hát lớn xì xụp ăn cho đỡ đói. Đúng là dù đi xa nơi đâu trong tim ai cũng có hình ảnh của quê hương bên mình.
Lựa chọn xong nguyên liệu nàng bắt tay vào giai đoạn chế biến, nấu riêu cua. Ngon nhất là giã cua bằng chày gỗ và cối đá đúng lối cổ truyền. Một bát canh bánh đa đỏ phải hội tụ được ngũ hành âm dương: màu nâu sậm của bánh, đỏ rực của ớt tươi, phớt đỏ cà chua, màu xanh ngát của rau muống, rau rút, loáng thoáng mấy sợi răng cưa, hành lá, gạch cua vàng rộm trưng hành cùng tôm nõn, chả lá lốt, chả cá, chả thịt viên rán.....theo sở thích của người dân. Ngày khai trương đã đến, khách ra vào tấp nập do việc phát tờ rơi rầm rộ với giá cả hợp lý. Bánh đa bán hết ngay trong buổi sáng, cơm suất trưa cũng hết veo. Nàng cười híp mắt vì thu được lượng tiền khủng mà rất nhiều khách còn hẹn lần sau sẽ đến. Qua một thời gian hướng dẫn, ông lão đã có thể trực tiếp nắm bắt các công thức nấu ăn và quản lý nhân viên cùng cô cháu gái. Hàng tuần quán làm ra bạc chuyển về cho mình.
Thời giam thấm thoát thoi đưa, nàng ở cổ đại được ba năm. Tiền quán làm ra nàng đầu tư mua đất xây dựng khu công viên, vui chơi, giải trí cho các hộ dân xung quanh nhu khu vườn trẻ ở hải phòng. Vé vào cổng miễn phí, nàng chỉ thu vé các trò chơi như cầu trượt, nhà bóng, bập bênh, các trò chơi nghịch nước, câu cá.... Làm được ra các sản phẩm tượng tự như thời hiện đại là rất mất công. Ví dụ như để làm những trái bóng cho các em nhỏ vui chơi nàng phải nhờ thợ may làm những trái bóng bằng vải vụn sau đó cuốn nhiều lần bằng vải rồi thêu nhiều hình ngộ nghĩnh lên. Bể nghịch nước cho các bé, nàng dẫn nước từ suối thành dòng nhỏ lọc sạch bằng đá sỏi và than hoa. Nàng thiết kế nhiều căn nhà gỗ nhỏ trong bể bơi có gắn cầu trượt để các em nhỏ tắm mát, vui đùa thoả thích ngày nóng.
Hiện tại, khu vui chơi giải trí và quán ăn phát triển. Nàng có số vốn nhất định xây nhà gỗ mới cho ông cháu lão tiểu phu. Nàng cũng dựng căn nhà gỗ cho mình thiết kế bể bơi và nhà tắm khép kín trong nhà. Sau khi đã lo đủ cơm áo, gạo tiền nàng quyết định mang theo ít bạc xách balô lên và đi tham quan cảnh đẹp bốn phương.