Ico, Lâu đài trong Màn sương

Khung cửi đã trở nên yên lặng. Ông lão đã chú ý sự thiếu vắng của tiếng lách-cách-lách-cách nhịp nhàng của nó trước đó một chút, và bây giờ ông kiên nhẫn chờ đợi nó trở lại. Ông ngồi ở một cái bàn cũ, trên mặt bàn nơi ông đặt vài cuốn sách cổ, bề mặt của nó phủ một lớp vàng hổ phách sau nhiều năm sử dụng. Một cơn gió nhỏ thổi qua cánh cửa sổ mắt cáo thổi tung lề giấy úa vàng và làm những ngọn râu trắng dài của ông run lẫy bẩy.

Ông hếch đầu lên, căng ra để nghe bất cứ âm thanh nào – tiếng khóc lóc, chẳng hạn.

Họ đã hoàn thành phòng dệt sớm hơn vài ngày. Tất cả những sự tẩy uế cần thiết đã được thực hiện. Căn phòng ở đó đợi bà ấy bất cứ khi nào bà sẵn sàng bắt đầu – không, ông nghĩ, bà ấy phải bắt đầu ngay tức thì. Thế nhưng Oneh đã khóc lóc, gào thét, nguyền rủa và sẽ không đến gần nó. “Thật quá tàn nhẫn,” bà nói, bám chặt vào áo choàng của ông lão. “Làm ơn dừng nó lại. Đừng bắt tôi làm điều này.”

Ông không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc để bà khóc đến khi nước mắt bà cạn khô. Sau đó ông nói với bà, giải thích một cách kiên nhẫn, như một người nói chuyện với một đứa trẻ. “Bà đã biết điều này sẽ xảy ra. Bà đã biết nó vào ngày mà thằng bé được sinh ra.”

Ông đã năn nỉ bà từ lúc hoàng hôn của ngày hôm trước cho đến tận đêm. Cuối cùng, rạng sáng, Oneh đã để ông dẫn bà vào phòng dệt. Từ sự nghiên cứu của mình, ông đã nghe âm thanh nặng nhọc của con thoi trong khung cửi. Đó là một âm thanh lạ lẫm, điều này làm cho sự biến mất của nó thậm chí còn dễ nhận ra hơn.

Ông lão nhìn qua cửa sổ nơi những lá cây xào xạc trong khu rừng nhỏ. Chim chóc đang hót vang. Ánh sáng của mặt trời rực rỡ, và nó làm ấm căn phòng nơi mà những tia nắng của nó rọi vào. Vẫn không có âm thanh nào của những đứa trẻ đang chơi đùa, và khi dân làng đi lại ra đồng làm việc, họ cũng làm thế trong yên lặng. Những tiếng thở dài muộn phiền nổi lên tại nơi những tiếng thịch thịch của cuốc vang vọng xuống những luống cày. Thậm chí những thợ săn, ông lão tưởng tượng, ngừng cuộc săn đuổi dọc những đường mòn chạy qua những ngọn núi và thở dài xót xa khi họ nhìn xuống làng từ xa.

Đó là Thời điểm Hiến tế.

Ông lão là trưởng lão của làng Toksa. Năm nay ông đã bảy mươi tuổi, mười ba năm sau khi thừa kế vị trí từ cha mình. Ông chỉ vừa tiếp nhận chức vị của ông ấy, lòng tràn đầy những ý tưởng về chuyện mình sẽ làm những việc cha ông không thể làm như thế nào, và những chuyện cha mình chưa bao giờ thử làm, khi đứa trẻ được sinh ra. Đứa trẻ bất hạnh đó, chịu số phận là Vật tế.

Vào lúc đó, cha của trưởng lão đã bệnh rất nặng, cả cơ thể và tinh thần ông suy yếu trầm trọng. Dù vậy, cái đêm khi ông nghe được rằng một đứa trẻ được Muraj và Suzu sinh ra - một đứa trẻ với cặp sừng mọc lên trên đầu – ông đã lao khỏi giường bệnh, gương mặt ông ngập tràn sự đau khổ tột độ. Ông vội vã đến nhà hộ sinh trong làng và bế đứa trẻ sơ sinh trên đôi tay mình, lướt nhẹ những ngón tay mình trên cái đầu mềm của nó cho đến khi ông cảm nhận được cặp sừng.

Trong lúc trở về nhà, ông triệu con trai mình đến. Ông đóng hết cửa lớn và cửa sổ và vặn nhỏ tim đèn đến khi căn phòng sáng lờ mờ, và khi ông lên tiếng, giọng ông là một tiếng thì thầm, không lớn hơn một ngọn gió đêm.

“Ta đã không sẵn sàng giao chiếc áo choàng trưởng làng cho con,” ông đã nói. “Thậm chí khi ta thấy những dân làng tôn kính con với lòng tự hào và tin tưởng như thế nào, ta đã giữ con lại. Ta chắc chắn con thỉnh thoảng tự hỏi tại sao như vậy. Ta biết, con không vui, và ta không trách con vì điều đó.”

Tân trưởng làng ngồi xuống, không nói gì, đầu ông cúi thấp. Ông không dám nhìn vào mắt cha mình. Đêm đó đã biến cha ông người đàn ông già ốm yếu, mệt mỏi thành điều gì đó vừa lạ lùng vừa kinh hãi.

“Nhưng hãy biết điều này – ta không níu kéo vai trò trưởng lão của mình vì ta không sẵn sàng rời bỏ. Ta chỉ muốn miễn cho con khỏi gánh nặng của việc Hiến tế. Ta đã quá hèn nhát, và trì hoãn điều mà ta biết sớm hay muộn gì cũng phải xảy ra. Ta thật ngu dốt làm sao. Người cai trị trong Lâu đài trong Màn sương nhìn xuyên qua tất cả nhưng mưu đồ nông cạn của chúng ta. Chúng ta còn có thể giải thích gì khác, khi vừa đây thôi vào ngày mà bệnh tật buộc ta phải truyền lại cho con tư cách trưởng lão, thì một đứa trẻ với cặp sừng được sinh ra ở làng chúng ta?”

Giọng cha ông rung lên như là ông sắp sửa khóc.

Ở Làng Toksa, có một sự thật là cứ vài thập kỷ, một đứa trẻ với đôi sừng được sinh ra. Đôi sừng nhỏ khi mới sinh – mềm, u tròn lên, chỉ nhận thấy dưới lớp tóc mỏng của đứa bé.

Đứa trẻ có sừng lớn nhanh và khỏe mạnh hơn những đứa trẻ bình thường. Chân tay nó dài, cơ thể nó khỏe mạnh. Nó sẽ băng qua những cánh đồng như một con nai, nhảy nhót như một con thỏ rừng, leo trèo như một con sóc, và bơi lội như một con cá.

Trong khi đứa trẻ lớn lên, sừng của nó vẫn sẽ như khi mới sinh, ngủ vùi dưới mái tóc của nó. Không thể phân biệt một đứa trẻ có sừng với những đứa bình thường với chỉ một cái nhìn lướt qua. Chỉ sức mạnh vô biên của nó, một giọng nói có thể được nghe thấy thừ hàng dặm qua khu rừng, và đôi mắt ánh lên sự khôn ngoan trước tuổi làm nó nổi trội hơn.

Thế nhưng, đôi sừng là một dấu hiệu không thể phủ nhận đứa trẻ này trở thành Vật tế; rằng một ngày nó sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ được đặt ra bởi lệ làng; rằng nó phải đi đến Lâu đài trong Màn sương.

Đôi sừng là dấu hiệu của lời nguyền của lâu đài lên nó và mọi người nó biết.

Khi đứa trẻ được mười ba tuổi, đôi sừng sẽ để lộ hình dáng thực sự của chúng. Chúng sẽ mọc qua đêm, một cái bên mỗi phía của đầu nó, giống như của một con trâu nhỏ, tách mớ tóc chỗ chúng nhô ra và hướng lên.

Điều này đánh dấu Thời điểm Hiến tế.

Lâu đài trong Màn sương đang gọi. Thời gian đã đến. Đứa trẻ phải được hiến tế.

“Vật tế cuối cùng được sinh ra khi ta chỉ là một đứa trẻ,” cha của trưởng lão nói với ông. “Những cuốn sách cũ nói rằng đôi khi những một trăm năm trôi qua sau khi một Vật tế được sinh ra và gửi đến lâu đài.” Ông cau mày và lắc đầu. “Ta đã hy vọng vận may của chúng ta sẽ tốt. Làm sao mà ta đã cầu nguyện rằng đời con có thể trải qua mà không gặp một vụ Hiến tế – chỉ để có một cái xuất hiện ngay bây giờ, quá sớm! Ta sợ rằng Vật tế trước không đủ hiệu lực.”

Đó là lý do, cha ông giải thích, Lâu đài trong Màn sương đói lại sớm thế.

“Tuy nhiên,” ông tiếp tục, “thời gian vẫn còn trước khi đứa trẻ sinh ra tối nay được mười ba tuổi. Ta có thể dạy con tất cả con cần về việc hiến tế Vật tế. Con sẽ phải tham khảo những cuốn sách cổ gia đình mình giữ. Khi đứa trẻ đến tuổi, và Thời điểm Hiến tế đến, một tùy tùng từ nhà thờ ở thủ đô sẽ đến và thu xếp mọi thứ. Con chỉ cần làm theo lời thầy tu nói.”

Sau đó cha trưởng lão tóm lấy cổ tay ông với một sức mạnh đáng ngạc nhiên. “Dù cho bất cứ chuyện gì xảy ra, con không được để Vật tế trốn thoát. Con không được cho phép nó rời làng. Và con phải khắc sâu vào nó trọng trách của vận mệnh nó, huấn luyện nó thật cụ thể đến khi nó thực sự chấp nhận điều đó và sẽ không bao giờ chọn đấu tranh. Con không được khoan dung hay bạc nhược trái tim. Lâu đài đã chọn nó làm Vật tế, và về điều đó không thể có sai lầm gì.”

Trưởng lão run sợ, nghĩ về đứa trẻ mới sinh. Đứa trẻ có vẻ đáng yêu, bất lực và vô giá làm sao. Ngay cả khi nó mang theo đôi sừng của Vật tế, nó vẫn chỉ là một đứa bé vô tội. Làm sao trưởng làng có thể lạnh lùng với thứ nhỏ bé như thế? Ông có thể nói những gì với đứa trẻ rằng cuộc đời của nó một ngày sẽ được hiến tế cho Lâu đài của Màn sương?

Ông không thể chống lại bổn phận của mình với cha. Thay vào đó, bằng một giọng yếu ớt ông hỏi, “Điều gì xảy ra nếu con thành công trong việc giữ đứa trẻ không trốn thoát, để rồi phải xem nó bị ốm? Nếu nó bị thương thì sao? Nếu nó không sống đến tuổi thích hợp?”

“Vật tế không thể bị ốm,” cha ông nói với sự tự tin vững chắc. “Nó cũng không dễ dàng bị thương. Thực tế, nó sẽ đặc biệt khỏe mạnh. Con chỉ cần nuôi dưỡng nó để trở thành một kẻ cô độc như đại bàng, dễ bảo như bồ câu, và cam kết sâu sắc với số mệnh của nó.”

“Nuôi dưỡng nó?”

“Phải. Là một trưởng lão, con phải nuôi dưỡng đứa trẻ sinh ra đêm nay như là con của mình.”

“Nhưng còn về cha mẹ của đứa trẻ?”

“Một khi mẹ đẻ của nó có thể đi được, cha mẹ phải ra khỏi làng.”

“Gì cơ? Tại sao?” trưởng làng hỏi, mặc dù ông biết câu trả lời sẽ là gì.

“Đó là tục lệ,” cha ông trả lời. “Cặp vợ chồng sinh ra đứa trẻ có sừng phải rời khỏi làng Toksa.”

Sau đó, lần đầu tiên, những nếp nhăn trên gương mặt cha ông giãn ra, và nước mắt lấp lánh ở khóe mắt ông.

“Ta biết nó nghe có vẻ khắc nghiệt. Nhưng thực tế nó là một sự nhân từ. Hãy tưởng tượng nỗi đau đớn của cha mẹ phải nuôi một đứa trẻ họ biết phải rời bỏ họ khi nó sắp trưởng thành. Nếu sự chia cắt này đã được quy định trước, nó càng nhanh càng tốt. Muraj và Suzu sẽ sống một cuộc đời tốt đẹp ở thủ đô. Họ tự do có một đứa con khác, hoặc ba hoặc năm – bao nhiêu họ muốn. Mặc dù lâu đài tham lam, nó sẽ không lấy đi hơn một đứa trẻ từ một gia đình.”

Sự đanh thép trong giọng nói của cha ông làm trưởng lão không nói nên lời trong một lúc, đến khi cuối cùng ông thốt ra một cái tên. “Oneh…”

Vợ ông. Oneh sẽ nghĩ gì? Bà biết rõ lệ làng như ông. Bà sẽ đón nhận tin tức mà sớn thôi họ sẽ trở thành những người tham gia trực tiếp như thế nào?

“Con sẽ nói với Oneh thế nào?”

Ông đã có sáu đứa con với vợ mình rồi. Bốn đứa đã chết bởi tai nạn hoặc bệnh dịch trước khi đến tuổi trưởng thành, để lại họ một đứa con trai và một đứa con gái. Chúng lớn lên khỏe mạnh. Con trai của họ đã lấy vợ.

“Con và Oneh đủ khả năng nuôi dưỡng một đứa trẻ ở tuổi này ư?”

“Dĩ nhiên. Nó sẽ giống như cháu của con.” Cha của trưởng lão mới mở một nụ cười mỏng, để lộ những lỗ trống nơi mà răng ông đã rụng. “Hãy nghĩ về nó theo cách này. Bởi vì đứa trẻ có sừng đã được sinh ra vào tối nay, cháu trai ruột của con, đứa trẻ cũng sắp được chào đời, sẽ được miễn khỏi số mệnh của nó. Con nên coi đó là vận may của mình.”

Trưởng làng rùng mình. Cha ông đúng. Bởi vì Vật tế đã được sinh ra tối nay, ngôi làng sẽ sống yên bình trong nhiều năm, có lẽ nhiều thập kỷ. Cháu mình sẽ được tha. Tuy nhiên, ông không thể nó rằng liệu cơn ớn lạnh chạy dọc xương sống của mình là một kiểu của sự nhẹ nhõm hay của sự kinh khủng mà cha ông có thể nói một điều khủng khiếp như thế.

Cha ông siết chặt hai tay ông một lần nữa, lắc chúng với từng từ. “Hãy biết điều này,” ông nói. “Trưởng lão không bao giờ được sợ hãi. Trưởng lão không bao giờ nghi ngờ. Không ai đổ lỗi cho làng của chúng ta về điều này, họ cũng không đổ lỗi cho con. Chúng ta chỉ là tuân theo tục lệ. Hãy làm mọi thứ mà thầy tu nói con làm. Hoàn thành nhiệm vụ của con, và Lâu đài trong Màn sương sẽ được thỏa mãn.”

Hãy làm theo thầy tu bảo. Đó là công việc của thầy tu – không ai đổ lỗi cho làng - hoặc trưởng làng – trưởng lão –

“Trưởng lão!”

Giọng nói mang ông trở lại mười ba năm trong chốc lát. Trở lại cái tuổi bảy-mươi-của-chính-ông; trở lại với bộ râu dài mọc từ cằm ông; trở lại với đôi vai gầy xương xẩu.

“Xin lỗi, Trưởng lão, không có ý xâm phạm.”

Ở cửa, vài người đàn ông của làng đứng vai kề vai, vẫn ăn mặc trang phục làm đồng.

“Không xâm phạm gì cả, ta chỉ đang đọc một chút.”

Những người đàn ông trao đổi ánh nhìn đến khi một trong bọn họ cất tiếng.

“Bà Oneh đang khóc lóc trong phòng dệt.”

“Bà ấy trở nên hung dữ,” một người đàn ông khác nói, “giống như sự điên dại đã khống chế bà ấy, và bà ấy cố phá khung cửi. Chúng tôi đã giữ bà ấy lại, Trưởng lão, nhưng bà vẫn còn hoang dại.”

Điều đó giải thích tại sao khung cửi vẫn im ắng.

“Ta sẽ tự đi,” trưởng lão nói, đặt cả hai tay lên bàn để giúp ông đứng dậy từ ghế.

Oneh, Oneh ngọt ngào. Đã có đủ nước mắt rồi.

Sẽ mất bao lâu để bà ấy hiểu được không có nước mắt hay cơn thịnh nộ nào có thể thay đổi những điều đã xảy ra? Dù cho bà có giơ nắm tay lên trời cao đến đâu hay bà đập mặt đất khóc than vật vã như thế nào, tất cả chỉ là vô ích.

Tiếng khóc của họ sẽ không chạm tới lâu đài cổ được xây dựng trên vách đá ở tận cùng thế giới, xa về phía tây nơi mặt trời chìm xuống sau chuyến hành trình hằng ngày của nó. Điều duy nhất có thể giảm bớt cơn thịnh nộ của chủ nhân trong lâu đài, điều mà có thể ngăn chặn lời nguyền của lâu đài thậm chí chỉ cho một khoảng thời gian ngắn, là Vật tế được chọn.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui