Chương 7
Bảy giờ mười lăm, tôi xuống nhà hàng cạnh sảnh tiếp tân ăn điểm tâm - mấy lát bánh mì nướng, sữa nóng, giăm bông và trứng. Nhưng bữa điểm tâm miễn phí của khách sạn này còn lâu mới làm tôi đẫy dạ dày. Thức ăn hết sạch lúc nào không biết và tôi vẫn còn đói nguyên. Tôi nhìn quanh, chẳng thấy triển vọng gì được tiếp thêm và thở dài đánh thượt.
"Nào, cậu định làm gì bây giờ?" cái thằng tên là Quạ hỏi.
Nó ngồi ngay trước mặt tôi, bên kia bàn ăn.
"Cậu không còn ở nhà mình nữa, nơi cậu tha hồ nhồi nhét bất cứ cái gì cậu thích," nó nói. "Tớ muốn nói, cậu đã bỏ nhà ra đi, phải không nào? Hãy ghi nhớ điều đó trong đầu. Cậu đã quen thói sáng dậy đã có sẵn một bữa điểm tâm tổ bố, nhưng những ngày đó đã qua lâu rồi, anh bạn ạ. Cậu sẽ phải bằng lòng vớiười ta cho cậu. Cậu có biết câu Ăn nhiều bụng bự, ăn ít bụng teo không? Cậu sắp có dịp nghiệm xem điều đó có thật đúng không. Bụng cậu rồi sẽ teo đi, tuy nhiên cũng phải một thời gian nữa. Liệu cậu có kham nổi không?
"Được, tớ kham nổi," tôi đáp.
"Tốt," Quạ nói. "Cậu phải là trang thiếu niên mười lăm tuổi kiên cường nhất hành tinh, nhớ không?"
Tôi gật đầu.
"Tốt, vậy thì hãy thôi đừng có giương mắt nhìn cái đĩa không ấy, mà hãy hành động đi!"
Theo lời khuyên ấy, tôi đứng dậy và ra quầy lễ tân thương lượng giá phòng. Tôi giải thích rằng mình là học sinh một trường trung học ở Tokyo đến đây để viết bài tốt nghiệp (đây không phải là một lời bịa đặt hoàn toàn vì cấp trung học ở trường tôi có quy chuẩn ấy). Tôi nói thêm là tôi đang thu thập tài liệu ở Thư viện Komura. Có nhiều mục phải nghiên cứu hơn tôi tưởng, cho nên tôi phải ở lại Takamatsu ít nhất là một tuần. Nhưng vì tiền mang đi có hạn, nên liệu khách sạn có thể giảm giá phòng cho tôi không, không chỉ ba ngày mà trong cả thời gian tôi lưu lại không? Tôi xin trả trước từng ngày và hứa sẽ không gây rắc rối gì.
Tôi đứng đó, trước mặt cô phụ trách tiếp tân, cố hết sức làm ra dáng một chàng trai tử tế, con nhà gia giáo bị lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Không nhuộm tóc, không xăm da. Tôi mặc một chiếc áo polo trắng nhãn hiệu Ralph Lauren sạch bong và một chiếc quần Topsiders mới toanh. Hàm răng trắng bóng, người thơm mùi xà phòng và dầu gội đầu. Tôi biết cách nói năng lễ phép. Khi tôi muốn, tôi có thể gây ấn tượng khá tốt với những người lớn tuổi hơn tôi.
Cô gái lặng lẽ nghe, gật đầu, môi hơi mím. Người nhỏ nhắn, mặc đồng phục với áo vest có phù h khoác ngoài sơ mi trắng, trông cô có vẻ hơi buồn ngủ, nhưng thi hành công vụ thoăn thoắt. Cô trạc tuổi chị gái tôi.
"Tôi hiểu," cô nói, "nhưng tôi phải trình bày với ông quản lý. Chúng tôi sẽ trả lời cậu vào quãng trưa." Đặc giọng hành chính, nhưng tôi biết tôi đã được cô "duyệt". Cô ghi tên tôi và số phòng. Tôi không biết cuộc thương lượng này sẽ dẫn đến đâu. Có thể nó sẽ tai hại nếu người quản lý yêu cầu tôi cho xem thẻ học sinh, chẳng hạn, hoặc tìm cách liên lạc với cha mẹ tôi. (Dĩ nhiên, khi đăng ký, tôi đã cho số điện thoại đểu). Nhưng vì tiền túi eo hẹp, tôi nghĩ cũng bõ liều một phen.
Tôi tra sổ danh bạ điện thoại Những Trang Vàng và gọi một phòng tập thể dục công cộng, hỏi xem ở đó có những loại thiết bị luyện cơ bắp nào. Họ có hầu hết các loại tôi cần và phí tập chỉ hết có sáu trăm yen một ngày. Tôi hỏi đường tới đó từ nhà ga, cảm ơn rồi gác máy.
Tôi trở về phòng lấy ba lô rồi ra phố. Tôi có thể để đồ ở trong phòng hoặc gửi vào két của khách sạn, nhưng tôi cảm thấy yên tâm hơn khi mang theo tất cả. Dường như nó đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của cơ thể tôi vậy.
Trên chuyến xe buýt từ bến xe trước cửa ga đến phòng tập, tôi có thể cảm thấy da mặt mình căng ra vì phập phồng. Giả sử có người hỏi tại sao một thằng nhóc ở tuổi tôi lại la cà ở phòng tập thể dục giữa ban ngày thay vì đến trường? Tôi chẳng biết gì về cái thành phố này cũng như cách nghĩ của những người dân ở đây. Nhưng chẳng ai buồn nhìn tôi đến lần thứ hai. Tôi bắt đầu cảm thấy như mình là Người Vô Hình hay đại khái như thế. Tôi trả tiền vào cửa ở quầy thu phí, không ai hỏi gì và người ta giao cho tôi một chiếc chìa khóa mở ngăn để quần áo. Sau khi thay đồ, mặc quần soọc và áo phông, tôi tập vài bài vươn giãn. Cơ bắp thư giãn, tinh thần cũng thư giãn theo. Tôi thấy an toàn trong cái vỏ bọc gọi là thằng tôi đây. Tôi ch vào vành trong vừa khít của nó và khóa lại đánh tách. Đúng ý tôi. Tôi đang ở chỗ phù hợp.
Tôi bắt đầu bài luyện liên hoàn. Vừa nghe Prince gào trong chiếc Walkman bỏ túi, tôi vừa tập suốt một giờ trên cả loạt bảy cái máy khác nhau. Tôi cứ tưởng một phòng tập thể dục công cộng ở một thành phố nhỏ như thế này chắc phải đầy những máy cổ lỗ sĩ, nhưng những máy này thuộc những môđen gần đây nhất còn thơm mùi thép mới. Vòng đầu, tôi tập với trọng lượng nhẹ, rồi sang vòng hai, tăng mức cân lên. Tôi biết đích xác mức cân nào và bao nhiêu lần thì hiệu quả đối với tôi. Chẳng mấy chốc tôi đã đổ mồ hôi và thỉnh thoảng lại ngừng để tợp một ngụm nước và nhấm một múi quả chanh tôi mua trên dọc đường tới đây.
Tập xong, tôi tắm nước nóng ở vòi hoa sen, dùng xà phòng và dầu gội đầu mang theo. Tôi rửa chim thật kỹ (mới bóc bao quy đầu chưa được bao lâu), xát xà phòng cả hai hòn dái, nách và hậu môn. Tôi tự cân, trần truồng đứng trước gương, thử độ co duỗi của cơ bắp. Cuối cùng, tôi giặt chiếc áo phông và quần soọc đẫm mồ hôi, vắt kiệt nước rồi nhét vào một túi ni lông.
Tôi đáp xe buýt trở về ga, đánh một bát udon nóng bốc hơi vẫn ở nhà hàng hôm trước. Tôi nhẩn nha vừa ăn vừa nhìn ra ngoài cửa sổ. Ga đông nghịt người nườm nượp ra vào, tất cả đều mặc những bộ quần áo ưa thích, tay xách túi hoặc va li, mỗi người đều tất tả lo toan một công việc khẩn cấp nào đó. Tôi nhìn đám đông không ngừng hối hả ấy và tưởng tượng đến một trăm năm về sau. Một trăm năm nữa, tất cả mọi người ở đây, kể cả tôi, sẽ biến khỏi mặt đất và biến thành tro bụi. Với ý nghĩ kỳ cục ấy, mọi thứ trước mắt tôi dường như bắt đầu trở nên hư ảo, tựa hồ một ngọn gió có thể cuốn hết đi.
Tôi xòe hai bàn tay ra trước mặt và nhìn thật riết vào chúng. Tôi cứ luôn căng thẳng vì cái gì vậy? Can cớ gì lại phải lao vào cuộc vật lộn tuyệt vọng này để sống còn? Tôi lắc đầu, quay mặt khỏi cửa sổ, xua đuổi cái ý nghĩ về một trăm năm sau. Tôi sẽ chỉ nghĩ về hiện tại. Về những cuốn sách mà tôi cần đọc ở thư viện, những thiết bị ở phòng tập mà tôi chưa tận dụng. Nghĩ đến những chuyện khác sẽ chẳng ích gì.
"Thế mới đúng," Quạ nói. "Hãy nhớ lấy, cậu phải là trang thiếu niên mười lăm tuổi kiên cường nhất hành tinh."
Giống như hôm trước, tôi mua một suất trưa hộp ở nhà ga và đáp tàu, đến Thư viện Komura vào lúc mười một rưỡi. Và y như rằng Oshima đã ở đó, đằng sau quầy. Hôm nay anh ta mặc một sơ mi sợi tơ nhân tạo màu xanh lơ cài cúc đến tận cổ, quần jeans trắng, giày tennis trắng. Anh ta ngồi ở bàn làm việc, chúi mũi vào một quyển sách to tướng, chiếc bút chì vàng để bên cạnh - vẫn chiếc bút chì hôm qua, tôi đoán thế - tóc xõa cả xuống mặt. Khi tôi vào, anh ngước mắt lên, mỉm cười và nhận chiếc ba lô từ tay tôi.
"Tôi thấy là cậu vẫn chưa trở về trường."
"Em sẽ không bao giờ trở lại đó nữa," tôi thú thật.
"Vậy thì thư viện là một lựa chọn khá tốt đấy," Anh quay lại xem giờ trên chiếc đồng hồ treo đằng sau, rồi lại đọc tiếp.
Tôi sang phòng đọc, trở lại với cuốn Nghìn Lẻ Một Đêm. Như mọi lần, một khi đã yên vị và bắt đầu lật giở các trang sách là tôi không thể dừng lại. Bản của Burton có đầy đủ các truyện mà tôi nhớ là đã đọc hồi nhỏ, nhưng tất cả đều dài hơn, nhiều hồi hơn và nhiều tình tiết phức tạp hơn, nên hấp dẫn hơn nhiều, đến nỗi khó mà tin rằng đây vẫn là những truyện ấy. Đầy những màn tục tĩu, hung b đắm đuối tình dục và phi lý. Giống như vị thần bị nhốt trong lọ, cuốn sách tràn trề một sinh khí chơi quậy, một ý thức tự do mà lẽ phải không kiềm chế nỗi. Nó làm tôi say mê không rời ra được. So với đám người vô diện mạo tất ta tất tưởi ở ga xe lửa, những truyện điên khùng phi lý này của cả ngàn năm trước còn thật hơn nhiều, ít nhất là đối với tôi. Làm sao có thể thế được, tôi cũng không hiểu. Thật quái dị.
Đến một giờ, tôi lại ra vườn, ngồi ở hiên sau ăn bữa trưa. Ăn được gần nửa thì Oshima đến bảo là có người gọi điện thoại cho tôi.
"Cho em?" tôi ngớ ra.
"Nếu đúng cậu tên là Kafka Tamura."
Tôi đỏ mặt đứng dậy và cầm lấy ống nghe không dây từ tay anh.
Đó là cô tiếp tân ở khách sạn, chắc là để kiểm tra xem có thật tôi đang nghiên cứu tài liệu ở thư viện không. Cô có vẻ như trút được gánh nặng khi thấy rằng tôi không nói dối cô. "Tôi đã nói chuyện với ông quản lý," cô nói, "ông bảo là khách sạn này trước đây chưa từng làm thế, nhưng thấy cậu còn trẻ quá và xét hoàn cảnh đặc biệt, nên ông sẽ làm một ngoại lệ là để cậu ở với giá mà YMCA[9] thu xếp cho cậu. Hiện tại, chúng ta không đông khách lắm, ông nói, nên chúng ta có thể linh động một chút. Ông cũng nói rằng nghe đồn cái thư viện ấy rất tốt, nên ông hy vọng là cậu có thể dư dả thời gian để nghiên cứu mọi thứ mình cần."
Tôi thở phào nhẹ nhõm và cảm ơn cô. Tôi hơi áy náy vì đã nói dối, nhưng tôi không thể làm khác được. Bản thân tôi cũng đã phải vi phạm một số luật lệ để tồn tại. Tôi tắt máy và trả ống nghe lại cho Oshima.
"Cậu là học sinh trung học duy nhất đến đây, nên tôi đã đoán ngay là cô ta gọi cậu," anh ta nói. "Tôi đã bảo cô ta là cậu cứ chúi mũi vào những trang sách từ sáng đến tối. Mà đó là sự thật."
"Cám ơn anh," tôi nói.
"Kafka Tamura?"
"Đó là tên em."
"Kể cũng lạ."
"Đúng là tên em mà," tôi nhấn mạnh.
"Tôi đồ rằng cậu đã đọc truyện của Kafka?"
Tôi gật đầu. "Lâu Đài, Vụ Án, Hóa Thân và cái truyện quái đản về cái máy hành hình."
"Trại Giam," Oshima nói. "Mình mê cái truyện ấy. Chỉ có Kafka mới viết được thế."
"Đó là truyện em thích nhất trong các tác phẩm của ông."
"Thật không?"
Tôi gật đầu.
"Tại sao?"
Tôi phải mất một lúc để tập trung tư tưởng. "Em nghĩ Kafka muốn đưa ra một giải thích thuần túy cơ học về cái máy phức hợp ấy thay vì mô tả thân phận con người. Em muốn nói là..." tôi dừng lại một chút để suy nghĩ thêm. "Em muốn nói đó là thủ pháp riêng của ông để diễn giải kiếp sống của chúng ta. Không phải bằng cách nói về thân phận chúng ta mà bằng cách mô tả chi tiết cái máy
"Có lý," Oshima nói, đặt tay lên vai tôi, một cử chỉ tự nhiên và thân thiện. "Tôi nghĩ có thể Kafka đồng ý với cậu đấy."
Anh cầm cái ống nghe không dây và trở vào trong nhà. Tôi ngồi lại ngoài hiên một lúc nữa, ăn nốt bữa trưa, uống nước khoáng, ngắm lũ chim trong vườn. Có lẽ vẫn là lũ chim hôm qua. Trời đầy mây, không thấy một mảng xanh nào.
Có vẻ như Oshima thấy cách lý giải của tôi về truyện của Kafka là thuyết phục. Ít nhất là ở một mức độ nào đó. Nhưng tôi chưa diễn đạt hết điều tôi muốn nói. Đó không chỉ là một lý thuyết chung chung về cách hư cấu của Kafka, mà tôi nhằm nói về một cái gì rất thực kia. Cái máy hành quyết bí ẩn, phức tạp của Kafka không chỉ là một ẩn dụ hoặc một thứ ngụ ngôn - nó thực sự hiện hữu, ở đâu đây quanh tôi. Nhưng tôi nghĩ ắt chẳng ai hiểu gì. Cả Oshima lẫn những người khác.
Tôi trở về phòng đọc, ngồi xuống chiếc ghế bành để đắm mình vào thế giới của Nghìn Lẻ Một Đêm. Từ từ, như cảnh quay mờ dần trong phim, thế giới thực tại tan biến. Chỉ còn mình tôi trong thế giới đó. Cảm giác mà tôi ưa thích nhất trên đời.
Năm giờ, khi tôi sắp ra về, Oshima còn ngồi sau quầy, vẫn đọc cuốn sách ấy, chiếc sơ mi vẫn phẳng phiu không một nếp nhăn, mớ tóc vẫn xõa xuống mặt. Kim đồng hồ treo trên tường đằng sau anh vẫn lặng lẽ nhích từng tí một. Mọi thứ quanh anh đều lặng lẽ và sạch tinh. Dễ thường anh không bao giờ đổ mồ hôi hoặc nấc cục. Anh ngước lên và trao trả tôi chiếc ba lô. Anh hơi cau mày như thể nó quá nặng đối với anh.
"Cậu đáp tàu từ trung tâm thành phố tới đây?"
Tôi gật đầu.
"Nếu cậu đến đây hằng ày thì nên có cái này," anh chìa cho tôi một tờ giấy, đó là bảng giờ tàu giữa ga Takamatsu và ga tôi phải xuống để tới thư viện. "Tàu thường chạy đúng giờ."
"Cám ơn," tôi nói và nhét tờ giấy vào ba lô.
"Kafka, tôi không biết cậu từ đâu tới và định làm gì, nhưng cậu không thể ở khách sạn mãi được, phải không nào?" anh nói, thận trọng cân nhắc từng chữ. Anh lấy đầu ngón tay thử gại vào đầu bút chì, điều hoàn toàn không cần thiết vì bút chì đã được vót rất tốt.
Tôi không nói gì.
"Tôi không có ý định can thiệp đâu, mà chỉ nghĩ mình cũng có thể hỏi cho biết. Một thiếu niên ở tuổi cậu giữa một nơi trước đây chưa từng đến, thật chẳng dễ dàng gì."
Tôi lại gật đầu.
"Sau đây cậu có đi nơi nào khác không? Hay cậu định lưu lại đây một thời gian?"
"Em chưa quyết định, nhưng em nghĩ em sẽ lưu lại đây một thời gian. Không có nơi nào khác mà đi," tôi thừa nhận.
Có lẽ tôi nên kể với Oshima tất cả. Tôi dám chắc anh sẽ không chê trách tôi, hoặc lên lớp tôi, chỉ bảo cho tôi thấy điều hay lẽ phải. Nhưng ngay lúc này đây, tôi đang cố giữ miệng, chỉ nói ở mức tối thiểu. Với lại, tôi vốn không quen thổ lộ những cảm nghĩ của mình với người khác.
"Vậy tạm thời cậu nghĩ là cậu có thể tự xoay xở được?" Oshima hỏi.
Tôi gật đầu ngắn gọn.
"Thế thì chúc may mắn,
Tôi qua bảy ngày tiếp theo cũng theo quy trình ấy, ngoại trừ vài chi tiết nhỏ (tất nhiên trừ thứ Hai thư viện đóng cửa, hôm ấy tôi đến một thư viện công cộng khác). Mỗi sáng, đồng hồ báo thức đánh thức tôi vào lúc sáu rưỡi. Tôi ngốn vội cái gọi là điểm tâm của khách sạn, khẽ vẫy chào cô gái tóc màu hạt dẻ, nếu cô đã ngồi sau quầy tiếp tân. Bao giờ cô cũng gật đầu và mỉm cười đáp lại. Tôi nghĩ cô thích tôi và tôi cũng có phần thích cô. Liệu cô có thể là chị tôi không nhỉ? Ý nghĩ đó thoáng qua đầu tôi.
Sáng sáng, tôi làm vài bài tập vươn giãn đơn giản trong phòng trước khi đến phòng tập thể dục thực hiện đủ chuỗi bài tập liên hoàn. Bao giờ cũng vẫn mức tạ ấy và ngần ấy lượt. Không hơn không kém. Tắm vòi hoa sen, kỳ cọ từng phân vuông trên người. Tự cân để kiểm tra trọng lượng cơ thể. Trước giờ trưa, đáp tàu đến Thư viện Komura. Trao đổi vài câu với Oshima khi gửi ba lô ở quầy và khi nhận lại từ tay anh. Ăn suất cơm trưa ngoài hiên. Và đọc. Đọc xong Nghìn Lẻ Một Đêm, tôi chuyển sang toàn tập Natsume Soseki - hãy còn vài cuốn tiểu thuyết của ông mà tôi chưa đọc. Năm giờ, tôi ra khỏi thư viện. Như vậy, phần lớn thời gian trong ngày, tôi ở phòng tập thể dục và thư viện. Chừng nào tôi ở một trong hai nơi ấy, chẳng ai để ý đến tôi. Lý nào một thằng nhóc trốn học lại lảng vảng ở hai nơi ấy. Tôi ăn tối ở cái nhà hàng trước cửa ga. Tôi cố ăn thật nhiều rau và thỉnh thoảng còn mua trái cây, dùng con dao tôi lấy trên bàn giấy của cha tôi để gọt. Tôi mua dưa chuột và cần tây, rửa sạch ở bồn trong khách sạn và ăn với xốt mayonaise. Thi thoảng, tôi mua một thùng sữa ở siêu thị mini để ăn với hạt ngũ cốc.
Trở về phòng, tôi ghi những gì đã làm trong ngày vào nhật ký, nghe Radiohead trên chiếc Walkman, đọc một chút rồi đến mười một giờ, tắt đèn. Đôi khi, tôi thủ dâm trước khi ngủ. Tôi tưởng tượng đến cô gái ở quầy tiếp tân, tạm thời gạt mọi ý nghĩ về khả năng cô ta có thể là ch mình. Tôi hầu như không xem tivi hoặc đọc báo.
Nhưng đến chiều ngày thứ tám, cuộc sống giản dị, hướng tâm ấy bỗng tan tành, như sớm muộn tất sẽ phải thế.
Chương 8
BÁO CÁO CỦA CỤC TÌNH BÁO QUN ĐỘI MỸ (MIS)
Ngày: 12 tháng Năm năm 1946
Tên: Báo cáo về sự kiện Đồi Bát Cơm, 1944
Tài liệu số: PTYX-722-8936745-42216-WWN
Dưới đây là cuộc thẩm vấn ghi âm với Tiến sĩ Shigenori Tsukayama (52 tuổi), giáo sư Khoa Tâm thần học Trường Y khoa, Đại học Hoàng gia Tokyo, diễn ra trong vòng ba giờ tại Đại bản doanh Tư lệnh Tối cao các Lực lượng Đồng minh. Các tài liệu liên quan đến cuộc thẩm vấn này có thể truy cập theo số PTYX-722-SQ-267 đến 291. [Chú thích: các tài liệu 271 và 278 bị mất]
Cảm giác của người thẩm vấn, Trung úy Robert O’Connor: Giáo sư Tsukayama rất bình tĩnh và thoải mái trong suốt cuộc thẩm vấn, như người ta có thể chờ đợi ở một chuyên gia tầm cỡ như ông. Ông là một trong những nhà tâm thần học hàng đầu ở Nhật Bản và đã xuất bản một số sách xuất sắc về vấn đề này. Không giống như phần lớn người Nhật, ông tránh những câu phát biểu mơ hồ, phân biệt rạch ròi giữa sự việc thực tế và phỏng đoán. Trước chiến tranh, ông đã ở Stanford trong khuôn khổ trao đổi và nói tiếng Anh rất thạo. Chắc chắn ông được nhiều người kính trọng và yêu mến.
Chúng tôi được lệnh của bên quân sự là phải tiến hành xem xét ngay những đứa trẻ có vấn đề. Đó là vào giữa tháng Mười một năm 1944. Đối với chúng tôi, những yêu cầu hoặc mệnh lệnh đến từ các nhà chức trách quân sự là điều thật bất thường. Tất nhiên, bên quân sự có ngành y riêng của mình và, với tư cách là một thực thể riêng biệt coi bí mật là ưu tiên hàng đầu, họ thường xử lý các vấn đề trong phạm vi nội bộ. Trừ những trường hợp hiếm hoi khi họ cần đến những kiến thức và kỹ thuật đặc biệt mà chỉ những nhà nghiên cứu hoặc thầy thuốc ngoài quân đội nắm được, họ ít khi cầu đến các nhà nghiên cứu dân sự.
Cho nên khi họ phá lệ này, chúng tôi lập tức đoán rằng một chuyện gì đó bất thường đã xảy ra. Thành thực mà nói, tôi không thích làm việc dưới sự chỉ đạo của quân đội. Trong phần lớn các trường hợp, mục đích của họ là thuần túy thực dụng, chứ không hề quan tâm đến việc theo đuổi chân lý theo nghĩa học thuật, chỉ đi đến những kết luận phù hợp với những tiên kiến của họ. Họ không phải loại người tuân thủ lô-gích. Nhưng đây là thời chiến và chúng tôi không thể nói không. Chúng tôi phải im miệng và làm đúng những gì họ sai bảo.
Chúng tôi vẫn tiếp tục công trình nghiên cứu của mình, bất chấp các cuộc không kích của Mỹ. Khốn nỗi, phần lớn sinh viên của chúng tôi đã bị động viên và sinh viên Khoa Tâm thần học cũng không được miễn quân dịch. Khi lệnh của bên quân sự đến, chúng tôi bỏ hết mọi công việc và đáp tàu đến [tên bị xóa] ở tỉnh Yamanashi. Chúng tôi có ba người: bản thân tôi, một đồng nghiệp cũng ở Khoa Tâm thần học và một bác sĩ ở Khoa Giải phẫu thần kinh.
Vừa tới nơi, họ đã cảnh báo chúng tôi rằng điều mà họ sắp cho chúng tôi biết là một bí mật mà chúng tôi không bao giờ được để lộ. rồi họ kể với chúng tôi về cái sự kiện xảy ra hồi đầu tháng. Mười sáu học sinh đã bất đồi, sau đó mười lăm em đã hồi tỉnh mà hoàn toàn không nhớ điều gì đã xảy ra. Theo lời họ, một bé trai đã không tỉnh lại và hiện vẫn đang ở trong một viện quân y ở Tokyo.
Ông bác sĩ – thiếu tá quân đội đã khám bọn trẻ ngay sau khi xảy ra chuyện, một chuyên gia nội khoa tên là Toyama – đã giải thích cặn kẽ cho chúng tôi về điều đã xảy ra. Nhiều bác sĩ quân đội thường giống những kẻ quan liêu chỉ lo bảo vệ quyền lợi riêng của mình, nhưng may thay, Thiếu tá Toyama không thuộc loại đó. Ông ta trung thực và thẳng thắn, và hiển nhiên là một bác sĩ tài giỏi. Ông không bao giờ viện cớ chúng tôi là dân sự để át giọng hoặc giấu giếm chúng tôi điều gì, như một số người có thể làm thế. Ông cung cấp mọi chi tiết chúng tôi cần, một cách rất chuyên nghiệp và cho chúng tôi xem những hồ sơ y tế về lũ trẻ. Ông muốn đi vào cốt lõi của vấn đề. Tất cả chúng tôi đều có ấn tượng rất tốt về ông.
Điều quan trọng nhất chúng tôi gạn lọc ra từ những hồ sơ là, về mặt y học, sự cố này không gây hậu quả lâu dài đối với bọn trẻ. Từ ngay sau bữa đó cho đến hôm nay, các cuộc khám và xét nghiệm đều không phát hiện thấy có gì bất bình thường bên ngoài cũng như bên trong nội tạng. Bọn trẻ tiếp tục sống khỏe mạnh như trước khi xảy ra sự kiện đó. Những cuộc khám kỹ lưỡng cho thấy một trong số bọn trẻ có ký sinh trùng, nhưng không có gì nghiêm trọng. Ngoài ra, chúng hoàn toàn không có triệu chứng gì – không đau đầu, đau nhức, buồn nôn, kém ăn, mất ngủ, đờ đẫn, ỉa chảy, ác mộng. Hoàn toàn không.
Điều đặc biệt duy nhất là cả quãng thời gian hai tiếng đồng hồ bất tỉnh trong vùng đồi đã bị xóa sạch khỏi trí nhớ của lũ trẻ. Cứ như thể toàn bộ cái phần ấy đã bị lược đi. Đó là một sự thiếu hụt trí nhớ, chứ không phải mất trí nhớ. Từ này không phải là thuật ngữ y học, tôi dùng nó cho tiện thôi, nhưng có một sự khác biệt lớn giữa mất và thiếu hụt. Tôi đồ rằng nó tựa như... ờ phải, hãưởng tượng một đoàn tàu hàng chạy trên đường sắt. Hàng hóa biến khỏi một toa và toa rỗng không – thế gọi là mất. Nhưng nếu cả cái toa ấy bốc hơi, thì là thiếu hụt.
Chúng tôi bàn cãi về khả năng bọn trẻ hít phải hơi độc. Bác sĩ Toyama nói rằng dĩ nhiên họ đã xem xét giả thuyết này. Chính vì thế mà quân đội can dự vào, ông nói với chúng tôi, nhưng xem ra xác suất là rất nhỏ. Ông nói tiếp: Song đây là bí mật quân sự, các vị không được nói với ai. Quả là quân đội đang phát triển hơi độc và vũ khí sinh học, nhưng việc này được tiến hành bởi một đơn vị đặc biệt ở nội địa Trung Hoa, chứ không phải ở trên chính đất Nhật. Đó là một dự án rất nguy hiểm, không thể thực thi ở nơi đông dân như Nhật Bản được. Tôi không thể nói với các vị là những thứ vũ khí ấy có được tàng trữ ở nơi nào trên đất Nhật hay không, nhưng tôi có thể đảm bảo dứt khoát với các vị rằng chúng không được giữ ở bất cứ nơi nào trong tỉnh Yamanashi.
- Vậy là ông ta dứt khoát phủ nhận việc tàng trữ vũ khí đặc biệt ở trong tỉnh?
Đúng. Ông ta rất rõ ràng về điểm này. Về cơ bản, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tin ông ta, vả chăng, xem ra ông ta là người có thể tin được. Chúng tôi cũng kết luận rằng không có lẽ hơi độc lại được ném xuống từ một chiếc máy bay B-29. Nếu người Mỹ đã thực sự phát triển một vũ khí như thế, và quyết định dùng nó, họ ắt phải ném nó xuống một thành phố lớn mới gây được tác hại hàng loạt chứ. Ném một, hai trái bom hơi độc xuống một nơi hẻo lánh sẽ không cho phép họ xác định được hiệu quả của nó. Vả chăng, ngay cả nếu ta chấp nhận giả thuyết là một quả bom hơi độc đã được ném xuống đó, thì cái thứ hơi độc chỉ làm trẻ con bất tỉnh hai giờ mà không có tác hại lâu dài nào khác cũng là vô giá trị về mặt quân sự.
Chúng tôi cũng biết rằng không một thứ hơi độc nào, dù là nhân tạo hay tự nhiên, lại tác động như thế, chẳng để lại hậu quả gì hết. Nhất là khi áp dụng với trẻ con, vốn nhạy cảm hơn người lớn và có hệ miễn dịch yếu hơn, lẽ ra phải có chút hậu quả nào chứ, đặc biệt với mắt hoặc màng nhầy. Chúng tôi loại trừ khả năng ngộ độc thức ăn cũng vì lý do ấy.
Vậy chỉ còn lại những vấn đề tâm lý hoặc những vấn đề liên quan đến chức năng não. Trong trường hợp như vậy, phương pháp y học tiêu chuẩn sẽ không giúp gì vào việc cách ly nguyên nhân. Hậu quả có thể sẽ không thấy được và không định lượng được. Cuối cùng, chúng tôi hiểu ra tại sao bên quân đội lại gọi chúng tôi đến để tham vấn.
Chúng tôi phỏng vấn riêng từng đứa trẻ mắc vào sự cố cũng như cô giáo chủ nhiệm và bác sĩ điều trị. Thiếu ta Toyama cũng tham dự. Nhưng những cuộc phỏng vấn ấy hầu như không đem lại điều gì mới, mà chỉ giúp chúng tôi xác nhận những gì ông thiếu tá đã nói với chúng tôi. Lũ trẻ không nhớ tí gì về sự kiện đó. Chúng nhìn thấy một cái gì giống như máy bay lấp lánh tít trên trời, chúng trèo lên Owan yama (Đồi Bát Cơm) và bắt đầu tìm nấm. Thế rồi có một khoảng trống trong thời gian và điều tiếp theo chúng nhớ được là thấy mình nằm trên mặt đất, xung quanh là những bộ mặt lo lắng của các thầy cô giáo và cảnh sát. Chúng cảm thấy ổn, không đau đớn, khó chịu hoặc buồn nôn gì cả. Chúng chỉ cảm thấy đầu hơi trống rỗng như mới thức giấc vào sáng sớm. Chỉ có thế thôi. Đứa nào cũng trả lời hệt như thế.
Sau khi tiến hành các cuộc phỏng vấn đó, chúng tôi kết luận rằng đây là một ‘ca’ hôn mê hàng loạt. những triệu chứng mà cô giáo chủ nhiệm và ông bác sĩ của nhà trường quan sát được tại chỗ cho thấy giả thuyết này là có lý nhất: nháy mắt đều đặn, nhịp thở, mạch và nhiệt độ đều hơi hạ, trí nhớ hụt hẫng – tất cả đều ứng hợp. chỉ có cô giáo là không bị ngất bởi lẽ cái chất gây nên sự hôn mê hàng loạt này, không hiểu vì lý do gì, không có tác động đối với người lớn.
Tuy nhiên, chúng tôi không thể xác định được nguyên nhân. Nói chung, phải có hai yếu tố mới sinh ra hôn mê tập thể. Thứ nhất, tập thể đó phải gắn bó chặt chẽ và đồng nhất, lại bị đặt trong hoàn cảnh bó hẹp. Thứ hai, phải có cái gì phát động phản ứng, một cái gì tác động cùng một lúc lên tất cả mọi người. Trong trường hợp cụ thể này, tác nhân đó có thể là cái ánh lấp lánh của chiếc máy bay mà chúng đã nhìn thấy. Xin nhớ, đây chỉ là một giả thuyết – chúng tôi không tìm thấy tác nhân nào khác – và rất có thể có một nhân tố nào khác đã khởi phát hiện tượng này. Tôi trình bày với Thiếu tá Toyama giả thuyết về một “ca” hôn mê tập thể, nhấn mạnh đó chỉ là một phỏng đoán. Nói chung, hai đồng nghiệp của tôi cũng đồng ý. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên: điều này lại gián tiếp liên quan đến một đề tài nghiên cứu mà chính chúng tôi đang thực hiện.
“Có vẻ như khớp với những bằng chứng,” Thiếu tá Toyama nói sau một lát suy nghĩ. “Đây không phải là lĩnh vực của tôi, nhưng xem ra đây là cách giải thích có lý nhất. Nhưng có một điều tôi không hiểu: điều gì làm cho chúng thoát ra khỏi cơn hôn mê? Chắc phải có một thứ cơ chế khởi động nghịch đảo chứ?”
Tôi thừa nhận là mình thực sự không biết. Tôi chỉ có thể suy biện mà thôi. Giả thuyết của tôi là thế này: cơn hôn mê có thể đã được lập trình để tự động chấm dứt sau một quãng thời gian nào đó. Cơ thể con người có một cơ chế tự vệ rất mạnh; nếu một hệ thống bên ngoài tạm thời chiếm lĩnh, thì chỉ sau một quãng thời gian, nó sẽ phản ứng tựa như rung chuông báo động, khởi động một hệ thống đột xuất để hóa giải cái hệ thống ngoại lai (trong trường hợp này là cơn hôn mê) đang chặn đứng cơ chế tự vệ nội
Rủi thay, tôi không có sẵn tư liệu trong tay nên không thể dẫn ra những con số chính xác, nhưng tôi đã nói với Thiếu tá Toyama, đã có những báo cáo về những sự kiện tương tự xảy ra ở nước ngoài. Tất cả những vụ đó đều được coi như những bí ẩn không giải thích một cách lô-gích được. Một số lớn trẻ con đồng thời bất tỉnh rồi vài giờ sau hồi tỉnh mà không nhớ điều gì đã xảy ra.
Nói cách khác, sự kiện này rất khác thường nhưng không phải không có tiền lệ. Một thí dụ kỳ lạ đã diễn ra vào khoảng năm 1930 ở ven một làng thuộc Devonshire, nước Anh. Chẳng vì lý do cụ thể nào, một nhóm ba mươi học sinh trung học phổ thông lần lượt gục ngã bất tỉnh trên một con đường nông thôn. Mấy giờ sau, như không có chuyện gì xảy ra, tất cả hồi tỉnh và tự đi bộ về trường. Một thầy thuốc đã khám ngay cho chúng, nhưng không phát hiện thấy điều gì không ổn về mặt y học. Không một đứa nào nhớ được điều gì đã xảy ra.
Vào cuối thế kỷ trước, một sự cố tương tự đã xảy ra ở Úc. Ở ngoại thành Adelaide, mười lăm nữ sinh một trường nữ học tư thục đã bất tỉnh trong một cuộc đi chơi ngoại khóa, rồi tỉnh lại. Đây cũng lại không có tổn thương nào, không có hậu quả gì. Cuối cùng, chuyện này được xếp loại là một “ca” say nhiệt, nhưng tất cả đã ngất rồi tỉnh lại gần như cùng một lúc mà không ai bộc lộ triệu chứng say nhiệt cả, nên nguyên nhân thực sự vẫn là một bí ẩn. Thêm nữa, hôm xảy ra chuyện ấy không phải là một ngày đặc biệt nóng. Có lẽ họ kết luận như thế vì không có cách giải thích nào khác.
Những trường hợp kể trên có một số điểm chung: xảy đến với một nhóm trẻ nhỏ, trai hoặc gái, ở cách trường chúng khá xa, tất cả đều bị bất tỉnh, về cơ bản là đồng thời rồi cùng tỉnh dậy một lúc mà không bộc lộ hậu quả gì. Theo báo cáo, một số người lớn đ bọn trẻ cũng bị ngất, còn một số thì không. Về điểm này, mỗi trường hợp một khác.
Còn có một số sự kiện khác tương tự, nhưng hai trường hợp này là có đầy đủ tài liệu nhất và do đó trở thành những “ca” tiêu biểu cho hiện tượng này. Tuy nhiên, thí dụ gần đây ở tỉnh Yamanashi chứa đựng một yếu tố khiến nó khác biệt với những trường hợp khác: cụ thể là có một bé trai không tỉnh lại. Đứa bé này là chìa khóa để mở ra sự thật về toàn bộ biến cố này. Chúng tôi trở về Tokyo sau những cuộc phỏng vấn ở Yamanashi và đến thẳng viện quân y nơi thằng bé được điều trị.
- Vậy là quân đội chỉ quan tâm đến sự cố này vì họ ngờ rằng nó có thể gây nên bởi hơi độc?
Theo tôi hiểu thì là thế. Nhưng thiếu tá Toyama chắc biết rõ hơn và tôi đề nghị các ông nên trực tiếp hỏi ông ấy.
- Thiếu tá Toyama đã chết trong một trận không kích ở Tokyo hồi tháng Ba năm 1945 trong khi thi hành công vụ.
Tôi lấy làm tiếc khi nghe tin đó. Chúng ta mất bao nhiêu người tài giỏi trong chiến tranh.
- Tuy nhiên, cuối cùng, quân đội kết luận đây không phải do loại vũ khí hóa học nào gây ra. Họ không thể xác định được nguyên nhân, nhưng họ lại khẳng định – có phải thế không? – rằng sự việc này không liên quan gì với cuộc chiến.
Phải, tôi nghĩ đúng là như vậy. Đến đoạn đó là họ kết thúc cuộc điều tra. Nhưng thằng bé Nakata vẫn được ở lại viện quân y vì đích thân Thiếu tá Toyama quan tâm đến “ca” này và có quan hệ với những người phụ trách ở đây. Thành thử chúng tôi có thể đến bệnh viện hàng ngày và thay phiên nhau trực đêm để tìm hiểu kỹ hơn trường hợp của đứa bé bất tỉnh này từ nhiều góc độ khác nhau.
Mặc dù bất tỉnh, các chức năng cơ thể của thằng bé vẫn tiếp tục bình thường. Nó được tiêm chất dinh dưỡng qua đường ven và tiểu tiện với những khoảng cách đều đặn. Ban đêm, nó nhắm mắt ngủ khi chúng tôi tắt đèn và mở mắt lại vào buổi sáng. Ngoài việc mất ý thức, nó có vẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Nó ở trong một cơn hôn mê, nhưng rõ ràng là nó không mơ. Khi người ta mơ, điều đó bộc lộ ra bằng những cử động đặc biệt của nhãn cầu hoặc những sắc thái của nét mặt. Nhịp tim tăng lên khi phản ứng với những gì thấy trong mơ. Nhưng với Nakata, chúng tôi không thể phát hiện thấy bất cứ dấu hiện tương tự nào. Nhịp tim, nhịp thở và nhiệt độ của nó vẫn hơi thấp, nhưng ổn định một cách lạ lùng.
Nói thế này nghe cũng kỳ, nhưng quả là cứ như thằng cu Nakata thật đã đi chơi đâu, tạm thời để lại cái vỏ xác và cái vỏ xác này, trong khi nó đi vắng, vẫn duy trì mọi chức năng cơ thể ở mức tối thiểu cần thiết để tự bảo toàn. Cái cụm từ “hồn thoát xác” vụt đến trong óc. Ông có biết cụm từ ấy không? Tuyện dân gian Nhật Bản đầy những thứ như vậy: hồn tạm thời rời khỏi xác, đi đến một nơi rất xa để lo một việc có tính chất sống còn nào đó, rồi trở về nhập lại vào xác. Cái loại hồn mang thù hận trong Truyện Genji có một cái gì tương tự như thế. Cái khái niệm cho rằng hồn không chỉ lìa khỏi xác khi chết mà còn có thể tách khỏi xác người còn sống khi ý muốn đó đủ mạnh, có lẽ là một ý tưởng đã bắt rễ ở Nhật Bản từ thời cổ đại. Dĩ nhiên, chẳng có bằng chứng khoa học nào về hiện tượng đó và tôi thậm chí còn thấy e ngại không dám nêu ý kiến đó.
Vấn đề thực tế trước mắt chúng tôi là làm sao kéo thằng bé ra khỏi cơn hôn mê và trả nó về trạng thái ý thức. Chúng tôi xoay xở đủ mọi cách để tìm ra một cơ cấu khởi động nghịch đảo nhằm hóa giải tình trạng hôn mê. Chúng tôi đưa cha mẹ nó đến, bảo họ kêu tên nó thật to. Làm thế mấy ngày, chẳng có phản ứng gì cả. Chúng tôi thử mọi ngón trong sách dạy xử lý hôn mê – vỗ tay theo nhiều cách trước mặt nó. Chúng tôi mở những đĩa nhạc nó thích, đọc to những bài học của nó, cho nó ngửi món ăn ưa thích của nó. Thậm chí chúng tôi còn mang theo con mèo nó đặc biệt yêu quý đến. Chúng tôi dùng mọi phương pháp có thể nghĩ ra để đưa nó trở về thực tại, nhưng vẫn không đem lại kết quả.
Qua gần hai tuần đánh vật, khi chúng tôi đã cạn sáng kiến, mệt lử và nản chí, thì đùng một cái, thằng bé tự nó tỉnh dậy. Không phải do bất kỳ cái gì chúng tôi đã làm. Không hề báo trước, như thể thời điểm này đã được định sẵn, nó hồi tỉnh.
- Hôm ấy, có điều gì khác thường xảy ra không?
Chẳng có gì đáng kể. Đó là một ngày như mọi ngày khác. Vào lúc mười giờ sáng, cô y tá đến để lấy mẫu máu xét nghiệm. Ngay sau đó, nó hơi bị ngạt và một chút máu rớt trên ga giường. Chẳng mấy tí và người ta đã cho thay ga giường ngay. Đó có lẽ là điều khác thường duy nhất trong ngày hôm ấy. Khoảng nửa giờ sau đó thì thằng bé tỉnh dậy. Đùng một cái, nó ngồi nhổm dậy trên giường, vươn vai và nhìn quanh phòng. Nó đã trở lại trạng thái ý thức và hoàn toàn ổn về phương diện y học. Tuy nhiên, chúng tôi sớm nhận ra rằng nó đã hoàn toàn mất trí nhớ. Thậm chí nó không nhớ nổi tên mình. Nơi nó đã sống, ngôi trường của nó, mặt cha mẹ nó, tất cả đã bị xóa sạch trong đầu. Nó không còn biết đọc và thậm chí không có khái niệm gì về nước Nhật hay TrĐất nữa. Nó đã trở về thế giới này với đầu óc sạch trơn. Như một tờ giấy trắng.