Phật Pháp rất Bình ÐẳngTrong Phật-giáo một phần công, một phần tội đều chẳng bao giờ sai lạc.Phật-pháp rất thâm áo.
Khi ở trong Phật-pháp mình không cảm thấy chỗ nào tốt, khi ở ngoài Phật-pháp mình cũng chẳng thấy chỗ nào xấu.
Song, trong Phật-giáo một phần công, một phần tội đều chẳng bao giờ sai lạc.
Ðạo Phật hết sức tự do, bình đẳng, chẳng có chuyên chế, cũng chẳng đi vào chỗ cực đoan.Tại sao nói là hết sức bình đẳng? Bởi vì tất cả chúng sinh, bất luận là ngạ quỷ địa ngục, hung thần ác thú, kẻ dữ người xấu, nếu phát tâm tu hành, quay đầu về bến, đều có thể thành Phật.
Không giống như thuyết ngoại đạo rằng: "Kẻ ác người xấu thì vĩnh viễn là xấu ác, không có cách gì có thể độ được.
Hoặc rằng mãnh hổ ác thú vì tánh tình vô cùng tàn bạo, sẽ không được cứu vớt."Ðời nhà Minh bên Trung Quốc có vị Ðại-sư tên là Liên Trì.
Ngài có một đệ tử là con cọp, thường hay ở bên cạnh để hộ vệ Ngài.
Nhưng vì cọp là loài ác thú, nên mọi người thấy đều sợ hãi.
Do đó, Ðại-sư mới dạy con cọp nầy, rằng mỗi lần đi ra đi vô thì không được đi thẳng; con cọp liền nghe lời Ngài, khi ra vô đều đi lui.
Nên mọi người không còn sợ, vì biết là cọp thiện.
Con cọp nầy cũng biết đi khắp nơi để hóa duyên cho Liên Trì Ðại-sư.
Khi người ta thấy con cọp thiện này tới, ai nấy đều tranh nhau bố thí cúng dường.
Thành ra cọp cũng có thể quy y Tam-bảo, hộ trì Phật-pháp, và có thể thành Phật vậy.Phật-giáo hết sức là tự do, bởi vì giáo lý trong Kinh Phật chỉ khuyên dạy người ta làm thiện tránh ác.
Làm ác thì tự mình thọ quả báo.
Nhưng Phật-giáo cũng không bắt ép người ta làm chuyện tốt, cũng không dọa rằng: "Nếu không nghe lời, chuyên tạo ác nghiệp thì bị bỏ vào tù." Bởi vì mọi thứ đều do tâm tạo, thiên đường hay địa ngục đều do tư tưởng và nghiệp lực của mình tạo thành.
Phật-pháp dạy người ta rằng: "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành." Nghĩa là đừng làm chuyện ác, chỉ làm tất cả điều lành, đồng thời xiển minh đạo lý nhân quả, không sai lạc được dù đối với việc nhỏ như sợ tóc, để người ta nhận thức được chân lý siêu xuất luân hồi.Ðại Thiện Ðại Ác Vượt Ra Ngoài Số MạngVận mệnh có thể sửa đổi, khả năng sửa đổi ở trong tay mình.Xưa kia có một vị họ Viên hiệu Liễu Phàm, tên Học Hải, là một danh nho đời nhà Minh, lúc nhỏ chàng hay đọc sách nhưng phụ thân muốn chàng học nghề thuốc để tế thế cứu người, cho nên chàng liền cải đổi học y.
Về sau, chàng gặp một vị tướng số râu dài nói với chàng rằng: "Ngài có số làm quan, ngài nên đọc sách để có thể làm quan lớn.
Vào ngày đó tháng đó thì ngài sẽ đậu tú tài; năm đó tháng đó ngày đó ngài sẽ được làm huyện quan, bổng lộc rất nhiều, bao nhiêu đó...!Rồi năm nọ tháng kia ngài sẽ được thăng quan tiến chức bỗng lộc bao nhiêu bao nhiêu...!Cho đến năm năm mươi bốn tuổi, ngày 14 tháng 8 nửa đêm ngài sẽ mệnh chung, suốt đời không có con cái gì cả." Do vậy cho nên Viên Học Hải mới đổi môn học, thì quả đúng như lời toán số, mười phần linh nghiệm.
Bởi vì mệnh vận đã định rồi cho nên chàng chẳng cần tinh tấn, chẳng cầu tiến bộ.
Suốt ngày chỉ du sơn ngoạn thủy.Một hôm nọ chàng tới núi Thê Hà, tại đó có một vị thiền sư tên là Vân Cốc.
Khi chàng tới bái kiến vị thiền sư này; Thiền-sư Vân Cốc liền đưa cho chàng một bồ đoàn.
Hai người ngồi đối diện như vậy suốt ba ngày, thiền sư cảm thấy rất là kỳ lạ, hỏi rằng: "Ngài từ đâu tới? Có thể ba ngày đêm ngồi bất động chẳng có vọng tưởng, hẳn rằng ngài là một vị kỳ nhân tu đạo."Họ Viên đáp: "Bởi vì tất cả mọi sự đều do vận mệnh an bài, nên tôi chẳng tham chẳng cầu, chẳng có vọng tưởng gì cả."Vị thiền sư nghe nói liền tiếp lời: "Tôi tưởng ngài là một bậc phi thường, nhưng hóa ra ngài chỉ là một kẻ phàm phu tục tử."Họ Viên nghe thế, lấy làm không vui, mới hỏi rằng: "Sao thiền sư nói tôi chỉ là một kẻ phàm phu tục tử?"Thiền sư trả lời: "Nếu không phải là phàm phu thì tại sao lại bị vận mệnh trói buộc?"Họ Viên liền hỏi: "Vận mệnh trốn thoát được chăng?"Thiền sư đáp rằng: "Ngài là kẻ thư sinh đọc sách, sao lại không biết trong Kinh Dịch có một câu nói rất rõ là: "Thú kiết tỵ hung," nghĩa là tới chỗ tốt, tránh chỗ xấu.
Nếu mà số mạng không thể trốn được thì làm sao tới chốn an tường, tránh xa điềm dữ.Họ Viên nghe thấy liền đại ngộ, lập tức đổi tên mình thành Liễu Phàm.
Ý nói rằng từ ngày hôm nay về sau mình không còn là kẻ phàm phu nữa.
Từ đó về sau, chàng luôn làm việc thiện, tích phước tích đức khiến những điều mà vị tướng số nói không còn linh nghiệm nữa.
Viên Liễu Phàm sống đến hơn tám mươi tuổi, có ba người con.
Bởi vậy vận mệnh không phải là nhất định, điều tốt xấu kiết hung cũng không phải nhất định.
Cổ nhân nói rằng: "Quân tử tạo mệnh." Người có đạo đức, chính nhân quân tử thì có thể sửa đổi được vận mệnh, siêu xuất khỏi số mệnh mình.Tại sao có điều chẳng lành xảy ra? Ðó là vì trong tâm mình chẳng lành, mình luôn trồng những thứ nhân ác thì đương nhiên sẽ gặt những thứ ác báo.
Nếu như mình có thể sửa đổi lỗi lầm, làm lành tránh dữ, thì mình có thể thú kiết tỵ hung.
Từ chuyện này mà suy ra rằng vận mệnh có thể thay đổi, mà chính năng lực thay đổi đó lại ở trong tay mình.
Rằng: "Ðại thiện đại ác, vượt ra ngoài số mạng.".