Khai Thị Quyển 1- Hòa Thượng Tuyên Hóa FULL


Thật Ðau Lòng Cho Nền Giáo Dục Hiện TạiLuôn luôn y theo tinh thần đại công vô tư,Quang minh lỗi lạc, với tinh thần vô úy.Ngày nay nền giáo dục trong rất nhiều nước đang bị suy sụp.

Tuy nhiên vẫn có một số người phấn tấn nổ lực mong cứu vãn cơn nguy trầm luân đạo đức.

Việc làm của kẻ phấn tấn nổ lực so với kẻ đọa lạc giống như tạt một ly nước để dập tắt căn nhà đang cháy lớn.

Nguyên nhân vì sao nền giáo dục sụp đổ như vậy? Ðó là do con người, những vị nhân sĩ trong nền giáo dục không chịu cải thiện, không biết cầu tiến.

Tuy thấy học sinh càng ngày càng đọa lạc, giết người, phóng hỏa, cướp giựt, hút ma túy, nhưng họ coi những chuyện này như không.

Thậm chí còn công khai cổ vỏ học sinh hút ma túy, phá thai, tự do phóng túng, mặt tình dùng thuốc ngừa thai v.

v...!Những hành vi tồi tệ ấy chỉ làm ý chí học sinh lụn bại, lương tri tiêu tán.Tuy nhiên một số nhà giáo dục vẫn còn có tâm tận tụy; hết sức hô hào để cứu vãn sự trầm luân đó; vì thanh niên mà vun đắp lại cơ sở tốt đẹp.

Nhưng phần đông kẻ làm giáo dục thì tâm lý tối tăm, cổ xúy những chuyện dâm dục, bại hoại luân lý, tổn thương thuần phong, khiến chí nguyện của thanh niên, những bậc anh hùng, hiền tài, bị sụp đổ, thiện căn giảm sút, đứt đoạn.


Trước khi khai phát trí huệ chân chính, họ đã học toàn những thứ điên đảo xằng bậy.Có những nhà giáo dục, thậm chí hô hào cải tạo nhân tâm.

Nhưng những kẻ đó là giặc ở trong làng đạo đức.

Bởi vì họ dùng thứ văn chương bại hoại để che đậy những thứ xấu xa; cực lực phản đối nền giáo dục chân chính là nền giáo dục có tính cách xây dựng.

Họ giống như những kẻ đui mê hoặc những kẻ vô tri.

Những điều này làm cho người ta đau khổ và lo lắng.Những nhân sĩ phục vụ trong nền giáo dục, phải luôn luôn y theo tinh thần đại công vô tư, quang minh lỗi lạc, có tinh thần vô úy để gây dựng lên tầng lớp thanh niên biết làm chủ tương lai.

Ðược vậy thì mình sẽ không xấu hổ với lương tâm, không hổ thẹn làm thầy kẻ khác.

Nếu quý-vị không sửa đổi những lỗi lầm đó, đầy dẫy những tà tri, tà kiến, những hiểu biết sai lầm, những sự đố kỵ chướng ngại, chỉ muốn cầu danh mong lợi, đè người khác xuống để mình đứng lên trên, luôn luôn có hành vi hư ngụy lừa dối, thì nền giáo dục vĩnh viễn không chấn hưng được.

Những bậc anh tài sẽ bị mai một, tiền đồ của quốc gia cũng sẽ rất nguy hiểm.

Hy vọng các nhà giáo dục hô hào để thanh niên chú ý.

Luôn luôn tìm phương kế để cứu vãn tầng lớp thanh niên, để họ khỏi phải rơi vào con đường bế tắc, rồi đọa lạc.

Ðược vậy thì thực là diễm phúc cho xã hội quốc gia lắm.Giảng tháng 12 năm 1982Tham Thiền Cần Có Con Mắt Biết Chọn PhápNếu không nhận thức được pháp môn chân chính, thì có thể đi vào con đường tà đạo.Người học Phật-pháp cần phải có Trạch-pháp-nhãn, tức là con mắt biết chọn Pháp; biết cái nào là Pháp, cái nào không phải Pháp; cái nào đen, cái nào trắng, cái nào thiện, cái nào ác.

Phải nhớ đừng nhận lầm cái giả là thiệt, đen cho là trắng, trắng cho là đen, hoặc lấy thiện làm ác, lấy ác làm thiện.

Ðó đều là điên đảo.

Khi mình muốn nhận thức những Pháp như vậy, cần phải có con mắt gọi là Trạch-pháp-nhãn.Trước tiên hãy rũ bỏ ngã tướng.

Nếu có ngã tướng thì sẽ sinh ra đủ thứ chướng ngại, cũng không có trí huệ nữa.


Có ngã tướng thì tự sinh ra tâm ích kỷ, rồi tiếp theo đó sinh ra tâm tư lợi, tâm truy cầu, tâm tham lam.

Khi cầu không được, tham không xong, thì lại sinh ra tâm đấu tranh, cùng người tranh cường luận thắng.Nếu như không có "ngã tướng," thì có cái gì gọi là "ngã"? Ai là cái ngã? Cái ngã này là ai? Quý-vị suy nghĩ, tham nó.

Như tham câu"Niệm Phật là Ai?" Câu "Niệm Phật là Ai?" nầy là tham chớ không phải để niệm.

Nếu mình niệm tới niệm lui thì vô ích, mình phải tham nó.

Tham thì tựa như lấy cái dùi đục mà dùi; dùi mãi tới lúc nào đâm thủng nó được thì tức là mình triệt ngộ.Nhất thời bất minh bạch, nhất thời đô yếu tham; Thời thời bất minh bạch, thời thời đô yếu tham.Nghĩa là:Lúc nào chưa hiểu rõ, lúc đó cần phải tham.Mọi lúc chưa hiểu rõ, mọi lúc cần phải tham.Tham thiền cũng không phải đoán mò, nếu như mình cứ đoán rằng "Tôi niệm Phật à? Anh niệm Phật? Người đó niệm Phật? Ai niệm Phật?" Ðoán tới đoán lui đều đoán không đúng.

Mình cần phải tìm ra "Ai." Chữ "Ai" nầy chính là Kim-cang-vương Bảo-kiếm, tức là lưỡi kiếm trí huệ.

Nếu dùng lưỡi kiếm trí huệ nầy mà chặt đứt hết các vọng tưởng khác, thì trí huệ tự nhiên hiện tiền.Nếu không nhận thức, không hiểu rõ pháp-môn tham-thiền, mà cho rằng pháp-môn nầy cũng giống như pháp-môn niệm Phật, nghĩ rằng niệm càng nhiều càng tốt (thay vì tham) thì đó là điều hết sức là sai lầm.

Không cần niệm cho nhiều, chỉ cần kéo hơi cho dài, tham cho nhiều, mấy giờ đồng hồ cũng được.

Thậm chí tham đến tám vạn đại kiếp cũng không gián đoạn, thì đó mới là chân chính tham thiền.Tại sao phải tham câu "Niệm Phật là Ai?" Chữ "Ai" nầy cũng là đã nhiều lời.

Nhưng vì chúng ta giống như con khỉ, lúc nào cũng muốn tìm cái nầy cái nọ để làm.


Do đó chữ "Ai" để mình đi tìm, thì vọng tưởng mới hết.

Nghĩa là dùng chữ "Ai" nầy giống như lấy độc trị độc.

Tham thiền tức là quét sạch bụi (vọng tưởng).

Khi mình không còn vọng tưởng thì mới đúng là "thời thời thường phất thức." Nghĩa là lúc nào cũng quét sạch.

Tại sao cần phải quét bụi? Bởi vì không muốn cho tâm bám đầy bụi, mình muốn "quét sạch tất cả mọi Pháp, xa rời tất cả mọi tướng." Ðó là phápmôn tham thiền.Nếu mình không có con mắt chọn Pháp, không hiểu biết được chân pháp, thì mình không biết thế nào là tham thiền.

Không biết tham thiền thì chỉ phí công lao tu tập.

Nếu không nhận thức được pháp môn chân chính thì có thể đi vào con đường tà đạo, nên Trạch-pháp-nhãn, con mắt biết chọn pháp, rất quan trọng.

Giảng tối ngày 4 tháng 12 năm 1982 tại Vạn Phật Thánh Thành.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận