Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa


67.

LÒNG THAM KHÔNG ÐÁY CỦA CON NGƯỜI(Vạn Phật Thành ngày 16 tháng 10 năm 1983)Con người ai cũng có tâm tham: tham tài, tham sắc, tham danh, tham ăn, tham ngủ.

Tham không đáy, chẳng biết dừng lại.Khi con người thấy nhan sắc, hình tướng mỹ lệ, nghe âm thanh thánh thót, nếm hương vị ngon ngọt, thì tự nhiên mê đắm, rồi chắc chắn sẽ tìm đủ mọi cách chiếm cho được mới thôi.

Vì nhất thời hưởng thụ mà người ta dùng mọi thủ đoạn bất chính để tranh đoạt, dù sẽ phải ân hận suốt đời; thật là đáng tiếc thay! Cổ nhân nói:"Tri túc thường lạc,Năng nhẫn tự an."Nghĩa là:"Biết đủ thì sung sướng,Biết nhịn thì yên thân."Thật là đúng thay!Các bạn học sinh! Khi học hành thì phải nỗ lực mà học, khi rảnh rỗi chơi giỡn thì phải hết sức vui đùa; không thể làm mà không chơi, chơi mà không làm.


Mình phải phát triển một cách quân bình, thì mới có ích lợi cho thân và tâm; cho nên Ðức Phật dạy rằng:"Bất thiên Không,Hữu nhị biên, thị vi Trung Ðạo."Nghĩa là:"Không lệch qua hai bênCó và Không, chính là Trung Ðạo."Mình phải biết giữ đạo lý Trung Dung, không nhiều quá cũng không ít quá, lúc nào cũng vừa đủ.

Trong khi đang học hành đừng nên nghĩ rằng:-Tại sao mình phải học?-A! Ðể kiếm tiền.-Vì sao phải kiếm tiền?-Ðể hưởng thụ, để thỏa mãn sự hưởng thụ vật chất.Nghĩ như vậy tức là mình đã bỏ gốc mà chạy theo ngọn, bỏ điều gần mà đuổi theo điều xa xôi, và quên mất những điều căn bản làm người, không biết thế nào là hiếu thuận với cha mẹ, thế nào là cung kính với thầy giáo, thế nào là có đức hạnh, thế nào là làm người tốt.

Ðó là những điều căn bản làm người mà mình lại hoàn toàn quên mất!Cho nên, nguyên nhân làm thế giới sụp đổ chính là lòng tham không đáy của con người! Nếu ai cũng không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối, thì thế giới chẳng còn khổ não nữa!Các bạn học sinh! Ở Vạn Phật Thành, Sáu Tông Chỉ này là tiêu chuẩn để mình học cách xử thế.

Nếu mình chăm chỉ thực hành Sáu Tông Chỉ đó, thì mình sẽ trở nên con người khác biệt với thế tục.

Mình không tranh danh, cũng không đoạt lợi; được vậy thì mọi phiền não thống khổ sẽ tiêu tan hết.Các em phải nhận trách nhiệm sửa đổi những phong tục tập quán xấu, làm cho thế giới suy sụp hiện tại trở thành thế giới tốt đẹp.

Làm sao để sửa đổi? Tức là phải dùng Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; phải dùng năm đức tính này để cải biến và tạo thành một thế giới mới.

Ðó gọi là "an thiên lập địa", làm cho thế giới an lạc vậy!68.

BA THỨ ÐỘC TÁC HẠI CON NGƯỜI NẶNG NỀ NHẤTCon người nếu có lòng tham thì vĩnh viễn không thể sung sướng được.


Không tham thì sẽ sung sướng, bởi vậy mình cần phải "chỉ tham," tức là dứt lòng tham:"Tham tâm hữu như vô để khanh, Ðiền chi nan mãn, Sân hận sanh.Ngũ dục phân trần điên đảo tưởng,Si nhiên bất giác, Pháp khí băng." Dịch là:"Lòng Tham lam như hố sâu không đáy,Không thỏa mãn được thì sanh Sân hận.Năm dục phừng phừng, suy nghĩ đảo điên,Si mê chẳng biết, Pháp khí tiêu tan."Do khởi lòng tham nên có rất nhiều người thân tàn danh hoại, nhiều kẻ khiến cho nước mất nhà tan.

Quả thật tham lam là thứ hại người, chúng ta không thể chẳng cẩn thận, đắn đo.Khởi sân hận thì mình phải biến nó thành không có, vì lửa sân có thể thiêu hủy mọi công đức.

Do đó, người tu Ðạo trước tiên phải học pháp môn Nhẫn Nhục Ba La Mật; tu tới chỗ công phu chín mùi thì có thể hóa sân hận thành từ bi.

Lòng sân hận cũng giống như nước đã biến thành băng, và tu là đem băng hóa thành nước, vì nước có thể lợi ích vạn vật.Khởi si mê thì mình cần phải trừ đi để cho trí huệ hiện tiền.

Vì sao mình có rất nhiều vọng tưởng? Là vì mình quá sức ngu si, mà gốc của sự ngu si chính là vô minh.

Do vô minh tác động khiến mình khởi dục niệm, sinh ra đầy dẫy vọng tưởng.


Khi lý trí không khống chế nổi tình cảm thì mình làm chuyện điên đảo; đó là điều hết sức nguy hiểm, khiến cho mình dễ mất đi Ðạo nghiệp.

Cho nên, mình phải trừ sạch vọng tưởng thì ngu si sẽ tự nhiên tiêu diệt.Tóm lại, lúc nào ba độc Tham, Sân, Si, mà trừ tận gốc thì lúc đó thân tâm mình sẽ thanh tịnh, không còn phiền não.

Hết phiền não thì đạt được cảnh giới an nhàn.

Lúc đó thì vô ưu, vô lự, vô quái, vô ngại; thật là vô cùng tự tại tiêu dao! Bởi vậy cho nên ý nghĩa rất là sâu sắc, hy vọng các vị để tâm nghiên cứu tường tận thì sẽ được lợi ích không nhỏ..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận