71.
ÐỨC LỤC TỔ Ở ẨN NƠI NHÓM THỢ SĂNLúc Lục Tổ Huệ Năng ở chùa Ðông Sơn tại Hoàng Mai thì Ngài được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền tâm ấn.
Ðức Ngũ Tổ dạy Ngài phải mau mau trở về Quảng Ðông mà giấu mình, làm kẻ ẩn sĩ, không tranh giành với đời, đừng để lộ tông tích, cũng đừng mưu cầu danh vọng.
Vì nhân duyên đó nên Lục Tổ mới trốn đi; song, không phải Ngũ Tổ dạy Ngài trốn lánh nơi sơn động đừng cho ai thấy.
Ðó là điểm mà mình cần phải phân biệt cho rõ ràng.Ðức Lục Tổ trốn ở chỗ nào? Ngài gặp chỗ nào thì ở chỗ đó, lẩn trốn trong nhóm thợ săn và ở chung với họ hơn mười lăm năm.
Ngài che giấu tông tích để tu hành và hòa đồng với thế tục mà dụng công tu Ðạo.
Không ai đoán nổi được Ngài chính là kẻ đắc Pháp.
Bấy giờ Ðức Lục Tổ còn chưa xuất gia, Ngài chỉ là một vị cư sĩ.Chúng ta là người tu Ðạo, bất luận gặp trường hợp nào mình cũng phải "thao quang hối tích," nghĩa là che đậy công phu tu hành của mình, không nên để lộ liễu chân tướng.
Như vậy thì mới có thể tu hành được.
Ngược lại thì rất khó mà tu hành.Các vị không thể đi đến chỗ nào cũng tự quảng cáo là mình có công phu như thế nọ thế kia, là mình đã tham Thiền bao nhiêu năm như vậy như kia.
Chạy hết chỗ này qua chỗ khác rêu rao về sự tu hành của mình thì không phải là hành vi của kẻ xuất gia, của người tu Ðạo!Các vị phải hết sức chân thật mà tu hành, không được tự quảng cáo cho mình, muốn người ta phải ngẩng đầu ngước lên nhìn mình kính nể; bởi vì đó là điều hết sức sai lầm, làm mất tư cách của người xuất gia! Tục ngữ có câu:"Hữu xạ tự nhiên hương, Hà nhu đại phong dương?" Nghĩa là:"Có xạ hương thì tự nhiên có mùi thơm, Cần gì đợi có gió lớn thổi mới thơm?"72.
PHÁ BỎ TRI KIẾN NHÂN NGÃ, CHIA RẼ PHẬT GIÁOHiện tại tôi cảm thấy nhiều chuyện tôi làm khi xưa sai lầm rất nhiều.
Thế nào là những chuyện sai lầm? Phật Giáo đề xướng "vô ngã" nhưng tôi lại thường có cái "ngã"; bởi vì có cái "ngã" cho nên không biết đến người khác.
Căn bản là phải "quên mình, quên người" mới đúng; song, tôi thì lại "nhớ mình, quên người"! Do vì quên bẵng người khác nên không biết được họ đã làm rất nhiều việc cho đạo Phật; đó là một điều sai lầm khiến tôi áy náy vô cùng.Hiện tại, Phật Giáo Tây phương bắt đầu phát triển, các vị phải đồng tâm nỗ lực, đoàn kết nhất trí ủng hộ Phật giáo, đồng lòng hiệp sức xiển dương Phật Giáo.
Mình không nên bài bác lẫn nhau, phân tông chia phái, bênh chùa mình, chê chùa khác; càng không nên phân chia màu da, quốc tịch.
Bất luận là Ðại Thừa hay Tiểu Thừa, tất cả nên cùng nhau đoàn kết lại, chân thật tu hành để Phật Giáo càng ngày càng phát triển!Các vị phải đem cái "ngã" dẹp đi, coi người và mình đồng một thể, phải tự mình làm gương cho kẻ khác, như vậy thì tiền đồ Phật Giáo mới trở nên xán lạn đặng.
Cứ bước từng bước như vậy mà cảm hóa người khác; đừng dùng thế lực để uy hiếp mà phải dùng đạo đức để khiến người ta kính phục.
Không ra oai, dọa nạt cho người ta sợ; càng không nên cống cao ngã mạn, tự cao tự đại, cho rằng mình giỏi hơn mọi người.
Vì làm như vậy tức là vẫn còn ngã kiến, ngã chấp, ngã mạn, ngã tướng; những thứ đó nếu chưa trừ diệt thì sẽ là chướng ngại trên đường Ðạo, khiến Phật Giáo phải suy yếu dần dần và mình sẽ có tội với Phật.Các vị phải lấy sự phục hưng Phật Giáo làm trách nhiệm của mình, không sợ gian khổ, không sợ khó khăn.
Hãy vì Phật Giáo mà nỗ lực, tình nguyện hiến thân cho Ðạo mà chẳng có ý mưu đồ, tính toán.
Nếu ai cũng được như vậy thì Phật Giáo làm sao không có ngày phục hưng được? Chúng ta phải giữ gìn tôn chỉ: "Lỗi của kẻ khác là lỗi của chính mình." Phải có được tư tưởng như vậy thì mới không sinh ra tâm phân biệt, chia rẽ, thì mới không có cái nhìn sai lệch.
Tôi thường nói rằng:"Chân nhận tự kỷ thác, Mạc luận tha nhân phi.Tha phi tức ngã phi, Ðồng thể danh Ðại bi."Nghĩa là:"Nhận thật rằng mình sai, Ðừng bàn tới lỗi người.Lỗi người là lỗi ta,Ðồng thể mới Ðại bi."Làm được như vậy thì nhất định khắp nơi đều hòa bình, tuyệt đối chẳng có tâm tranh chấp; bởi:"Sự sự đô hảo khứ,Tỳ khí nan hóa liễu.Chân năng bất sinh khí, Tựu thị vô giá bảo.Tái nhược bất oán nhân, Sự sự đô năng hảo.Phiền não vĩnh bất sinh, Oan nghiệt na lý trảo?Thường tiều nhân bất đối,Tự kỷ khổ vị liễu!" Dịch là:"Chuyện gì cũng êm xuôi, Tính nóng là khó nguội.
Nếu thật chẳng nổi nóng,Chính đó, báu vô ngần.
Nếu lại không oán người, Mọi việc sẽ êm xuôi.Vĩnh viễn không lo phiền,Oan nghiệt sao truy đuổi?Cứ lén nhìn lỗi người,Khổ mình vẫn chưa nguôi!"Hồi xưa tôi chỉ thấy cái sai của người khác nên tôi rất đau khổ.
Nay thì tôi coi mọi người đều đúng, cho nên tôi rất thoải mái.
Câu "khẩu đầu thiền" của tôi là: "Mọi sự đều O.K.!" Như vậy, tất cả mọi chuyện sẽ được nhiều lợi ích, may mắn và thông suốt..