Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa


Ðức Phật Thích Ca đã thành Phật từ vô lượng kiếp trong quá khứ.

Tuy nhiên, do tâm đại từ đại bi của Ngài muốn cứu độ các chúng sinh, đặc biệt những ai chưa có tâm trường viễn, không đủ tâm kiên cố và thành khẩn, do đó Ngài thị hiện thành Phật để dẫn dắt họ.Ðể nêu ra cái yếu tố căn bản, trong sáu năm Ngài tu khổ hạnh tại Tuyết-sơn.

Tại sao phải khổ tu? Bởi khổ tu là nền tảng để thành Phật.

Thí dụ chúng ta xây nhà lầu thì công việc đầu tiên là làm nền móng cho kiên cố, sau đó mới xây lên thành lầu cao.

Nền móng không chắc thì không thể được, chẳng khác gì xây nhà trên bãi cát vậy.Chúng ta ngồi thiền tại thiền đường này, so với ở Tuyết sơn thì tốt hơn nhiều lắm.

Tuy ăn không ngon, nhưng không đến nỗi đói ăn, ốm nhom như que củi.

So với đức Phật Thích Ca ở Tuyếtsơn thì dễ chịu hơn biết bao! Nay, chúng ta đã có đủ cơ hội như thế này, có đạo tràng tổ chức thiền tập như vậy, chúng ta nhất định phải phấn chấn tinh thần mà ráng sức tham thiền.

Chúng ta phải bắt chước tác phong của Bồ-tát Vi-đà, oai nghi lẫm liệt, cầm chày kim cương để hàng phục ma ngủ, chớ không phải để đầu hàng nó.

Ðầu gục xuống trước bụng là không phải tư thế đúng đắn của người tham thiền.

Cũng chớ có học thói con rùa đen, rụt đầu rút cổ lại, đó cũng chẳng phải oai nghi của người tu thiền.Dụng công tham thiền cũng không nên làm quá dữ, hay quá yếu ớt, một đàng thì thái quá, một đàng bất cập.

Tu hành là phải giữ trung đạo, tránh sự thiên lệch, cho nên có câu nói: "khẩn liễu băng, mạn liễu tùng, bất khẩn bất mạn tài thành công," nghĩa là: gấp thì căng, nới thì trùng, chẳng gấp chẳng nới mới thành công.

Cứ như vậy, ngày ngày dụng công, từng giờ dụng công, không gấp, không nới, dần dà tới lúc thành công và thành công tức là đạt tới cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

Ðạt tới cảnh giới đó không quá vui mừng, mà không đạt được cũng không quá bi ai.

Như nếu quá hoan hỷ, thì ma hoan hỷ lại tới quấy nhiễu làm ta mất định lực, khiến cho từ sáng tới tối cứ khúc khích cười, không còn vẻ tự nhiên nữa.

Có ai hỏi cười cái gì? Không biết.

Chẳng hiểu tại sao mà cười, như kẻ phát cuồng, đó chính là ma cuồng ám.

Nếu để lòng bi ai quá độ, thì ma bi ai sẽ tới quấy nhiễu, làm ta mất định lực, khiến cho từ sáng đến tối cứ thút thít khóc, một cách bất bình thường.

Hỏi tại sao khóc? Nói: "Chúng sanh quá khổ a! Ðáng thương quá! Tôi muốn cứu độ chúng sanh." Chính mình chẳng độ được mình, thì làm sao độ được chúng sanh? Ðó chính là hiện tượng ma bị ai đến ám.Tại thiền đường chúng ta chuyên tâm tham thiền, chân có đau cũng ráng nhẫn.

Nhẫn đến cực điểm thì sẽ hết đau.

Tại sao? Vì khổ tận cam lai, sau đó là tốt đẹp, cho nên nói cái khổ chính là nền tảng thành đạo.

Mấy câu sau đây diễn tả ý nghĩa của cái khổ này:Bất kinh nhất phiên hàn triệt cốt Chẩm đắc mai hoa phác tỵ hương.Dịch nghĩa:Chửa nếm một phen lạnh thấu xươngÐâu được thưởng thức hương hoa mai..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui