Sao gọi là định kiên cố? Thì là tâm hằng thường không thay đổi, cũng tức là tâm Bồ Đề không thối chuyển.
Ai có thể thường tinh tấn thì là người ở trong định.
Sao gọi là Kim Cang Định? Tức là cái khả năng không bị cảnh giới xoay chuyển và có thể chuyển được cảnh giới.
Khả năng này cũng có thể tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên, đó là Kim Cang Định.
Kim Cang Định không có một hình tướng nào cả, nó chỉ là tâm Bồ Đề bất hoại thôi.Chúng ta là người tu đạo, khi đạt đến trình độ tương đương, phù hợp thì chúng ta sẽ không còn vọng tưởng, không còn dục niệm, cũng không bị thất tình lục dục sai khiến, cũng sẽ không tùy tiện khóc, tùy tiện cười.
Vì sao? Bởi vì chúng ta đã có Kim Cang Định.
Hơn nữa, chúng ta sẽ không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ.
Vì sao thế? Vì chúng ta đã có định kiên cố rồi.Cho nên nói: “Na Già thường trong định, không lúc nào là không đinh,” (Na Già là Rồng, nhưng đây ý chỉ cho tánh định kiên cố của đức Phật) lúc nào nơi đâu cũng đều ở trong Định.
Về Định này, nếu mức thượng thì thông suốt vạn cổ, còn mức hạ thì đạt đến vạn kiếp, không sau không trước, thời thời đều nhập định.
Người tu đạo mà đạt được tâm định như thế, đó tức là họ đang đi đến con đường Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Họ cần phải tiếp tục bước tới, đã tinh thông còn muốn tinh thông hơn nữa và dũng mãnh tinh tấn cho đến khi thành Phật.Quý vị đừng tưởng rằng Kim Cang Định là có hình tướng.
Thật ra, nó chính là tâm kiên cố bất động.
Quý vị thử nghĩ xem! Nếu không phải như thế, vậy rối cuộc đến trình độ nào mới là Kim Cang Định đây? Có người nói: “Tổ sư Ca Diếp nhập Kim Cang Định và không xuất định.
Ngay cả khi Phật nhập Niết Bàn, Tổ cũng không biết.” Tổ sư Ca DIếp không phải là nhập Kim Cang Định mà là nhập lão định.
Bởi Ngài già rồi, thành thử Ngài ngồi mà không động đậy.
Mãi cho đến nay, tổ sư Ca Diếp vẫn còn nhập định tại núi Kê Túc ở Vân Nam, chứ Ngài không có nhập Niết Bàn.
Tổ chờ Phật Di Lặc giáng thế đấy.
Rồi phụng mạng lời di chúc của đức Phật Thích Ca, Tổ sẽ đem y cà sa truyền trao lại cho đức Phật Di Lặc, là vị Phật thứ năm của thời Hiền Kiếp.
Khi hoàn thành sứ mạng, Tổ mới nhập Niết Bàn.Giảng ngày 5 tháng 11 năm 1985.