Vạn Phật Thành là nơi các Thánh nhân tu đạo, cho nên ma vương đến nhiễu loạn tâm người tu đạo thanh tịnh.
Vì muốn chiến thắng Thánh nhân và chiếm độc bá một phương, cho nên Ma vương mới gây phiền phức khắp nơi để Thánh nhân phải đầu hàng, quỳ xuống xưng thần.
Quý vị nên kiên nhẫn, đừng thối chí và tuyệt đối không được dựng cờ trắng đầu hàng.
Quý vị phải phấn đấu cho đến cùng và thắng lợi sau cuối sẽ thuộc về quý vị.
Cho nên nói: “Muốn thành Phật ắt vị Ma phá, muốn làm người tốt thời oan nghiệt tìm.” Kẻ không có đủ đức hạnh sẽ tùy theo gió thổi bập bềnh nổi trôi rồi đọa lạc.
Người có đủ đức hạnh sẽ không bị ma vương làm dao động.
Tại sao vậy? Bởi đời đời kiếp kiếp họ đã có căn tu hành thâm hậu, thành thử bất cứ ma gì họ cũng không sợ.Tật xấu mà chúng ta thường hay phạm là thích được người ta tán thán và ưa được tâng bốc.
Như khi được người khen một câu thôi là mình đã thấy lâng lâng mê mẩn tinh thần rồi.
Vậy làm sao thành được Phật đây? Tự chính mình cũng không biết, không rõ.
Nếu có thể giữ giới và tu định, chúng ta sẽ có trí huệ.
Khi đã có trí huệ rồi, chúng ta sẽ không động tâm bởi lời khen chê, phỉ báng.
Nếu ai phỉ báng mình, trong lòng mình cũng không chút gì bực bội; nếu có người khen mình, lòng mình cũng không chút gì mừng vui.
Thực ra, sự khen chê hoặc phỉ báng chỉ là những thứ gió của thế gian, gọi là “Tám gió thổi không động.” Sao gọi là bát phong, tám gió? Đó là xưng, cơ, khổ, lạc, lợi, suy, hủy, dự; tức là : Khen ngợi, chê bai, khổ sở, vui vẻ, lợi lộc, suy yếu, hủy báng và danh dự.
Nếu bị tám gió này thổi đến mà tâm bị dao động, thế tức là quý vị không có nền tảng vững vàng.
Cái gì gọi là nên tảng? Đó là đức hạnh.
Người không đủ đức hạnh thì tính tình rất nóng nảy, vô minh cũng rất nặng nề.
Người có đức hạnh sẽ không nóng giận và có thể biến vô minh thành trí tuệ.
Cho nên, chúng ta tu hành là phải lo bồi dưỡng đức hạnh.Người học Phật phải chú trọng đến đức hạnh và không được làm những chuyện thât đức, vì đó là chân đế của sự tu hành.
Muốn tiêu trừ nghiệp chướng, chúng ta phải cúng dường.
Vì cúng dường có thể bồi phước, bồi huệ, cho nên chúng ta phải tu đạo, tu đức.
Bằng không, dù chúng ta có tu Lục Độ cũng chẳng có tác dụng đâu.
Lục độ được lập ra là để cho chúng ta chuyên tu đạo, tu đức.
Người tu hành nếu không chú trọng đến đạo đức thì sẽ tạo nghiệp!Giảng ngày 9 tháng 11 năm 1985.