Ai có thể hàng phục được mười tám giới: sáu căn, sáu trần và sáu thức, khiễn chúng đừng tạo phản thì người đó chính là Bồ Tát.
Ai có thể dọn sạch tình cảm của mình để không còn lôi thôi nữa thì người đó chính là Bồ Tát.
Bồ Tát thì không cười, cũng không khóc.
Dù bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, Bồ Tát cũng đều tự tại, không câu thúc, không quái ngại, không phiền não, không sanh không diệt, không cấu không tịnh, không tăng không giảm.
Người học Phật nên phải dụng công phu ngay tại chỗ này.Thiền Tông không lấy văn tự làm tông chỉ.
Tại vì sao? Vì sợ rằng người sơ học chấp trước vào thể tướng của văn tự rồi sanh ra pháp chấp.
Phàm hễ có ngã chấp, pháp chấp thì đều không thể đạt đến tự tại.
Con người vì bị phiền não, vọng tưởng áp bức thân tâm, cho nên phải nổi trôi trong dòng sanh tử, trồi lên hụp xuống trong bể khổ, vĩnh viễn không bao giờ ngưng dứt.Quý vị nên tỉnh táo để hiểu rằng, đời người là vô thường.
Quỷ vô thường sẽ đến tìm ta bất cứ lúc nào.
Đến lúc bấy giờ thì “Vạn bang đái bất khứ, chỉ hữu nghiệp tùy hình,” tất cả đem không được, chỉ có nghiệp theo mình.
Chúng ta nên biết rằng đức Phật Thích Ca cũng phải nhập Niết Bàn, chớ đâu phải là Ngài ở đời vĩnh viễn.
Huống chi phàm phu tục tử như chúng ta, lại càng phải đề cao cảnh giác! Thời gian không con nhiều nữa, chúng ta nên mau mau nỗ lực tinh tấn học tập Phật Pháp, như thế mới có thể thoát khỏi vòng sanh tử.
Nếu như chúng ta không cố gắng dụng công, vậy chờ đến kiếp nào mới được thành tựu đây?Mình nên hiểu được chút nào thì làm chút đó, đừng ham làm những chuyện xa rời thực tế.
Chúng ta phải biết rằng: Bánh vẽ không thể làm cho đỡ đói.
Chúng ta hãy trở về bổn địa để chăm sóc ngôi nhà, kho báu vốn có của mình.
Hà tất gì phải tìm kiếm ở bên ngoài? Tất cả đều là ở trong tự tánh.
Nếu không phải là mất nó, thì là được nó! Không được không mất tức là tự tại.
Không tăng không giảm, không đến không đi, ngay đây chính là nó.
Bởi vậy chúng ta không cần phải tìm cầu ở đâu xa.
Như Đại Sư Vĩnh Gia đã nói trong Chứng Đạo Ca:“Tổn pháp tài, diệt công đứcMạc bất do tư tâm ý thứcThị dĩ thiền môn liễu khước tâmĐốn nhập vô sanh tri kiến lực”Nghĩa là:Tốn pháp tài, dứt công đứcKhông gì hơn chỉ vì vọng thứcDo vậy pháp thiền không dùng tâmThoắt chứng vô sanh sáng trí huệ.Khi chúng ta không dùng tâm ý thức, tức là chúng ta đã hòa hợp với đạo thành một.
Vậy còn cái gì để mà phiền phức, hãy còn vấn đề gì nữa đây!Giảng ngày 1 tháng 12 năm 1985.