Trong giáo lý nhà Phật, đối với người hoặc đối với sự việc, chúng ta đều nên dựa vào Tứ Vô Lượng Tâm: Từ Bi Hỷ Xả để làm căn bản.
Khi xử lý việc gì, chúng ta có thể dùng hai cách: chiết và nhiếp.
Ví như một vị Tỳ Kheo có tánh xấu ác thì mọi người có thể mặc tẩn, bỏ mặc ông ta, chẳng màng để ý đến ông ta nữa.
Đó là đối với vị Tỳ Kheo cực kỳ khó giáo hóa.
Nếu có số Tỳ Kheo vì cố ý hay vô tâm phá giới và hủy hoại giáo pháp, lúc đó các vị Tỳ Kheo trì giới nên đem lòng vô thượng từ, bi, hỷ, xả mà giúp đỡ họ.
Nhưng có lúc lại dùng phương pháp “khu khiển” đuổi đi, như đổi chỗ cho người phạm tội ở riêng, hầu để xám hối, sửa lỗi thành người mới.
Cũng có khi dùng pháp “Ha trách”, tức là la mắng, khiển trách một cách nghiêm khắc.
Nhưng chúng ta không được lấy chuyện công để báo thù riêng.
Chúng ta không thể vì có mối bất hòa với người, rồi bèn bới lông tìm vết, cố ý tìm lỗi họ.
Chúng ta nhất định phải dùng lòng ngay thẳng, không ân oán và không đem tâm thiên lệch riêng tư để chủ trì, xử xự chuyện công.
Nếu lấy chuyện công để báo thù riêng, ví như vừa thấy mặt ông là quý vị phản đối ngay, đó là một lỗi lầm lớn, hết sức sai trái.Tỷ dụ như quý vị thấy người đó không hợp nhãn, bèn chém hắn bên phái, búa hắn bên trái, thiếu chút nữa là bổ cho hắn chết, để trả thù rửa hận! Đó là đại sai lầm! Chúng ta nghiên cứu Kinh Phật thì phải đại công vô tư.
Chung ta hoàn toàn vì giúp người, mà vận dụng hai phương các “chiết nhiếp,” hoặc là nghiêm khắc la trách, hoặc dùng lời lẽ mềm dịu để khai đạo dẫn đường cho họ.
Đó cũng đều là những phương pháp giúp người.Nhất là khi đến đâu, chúng ta chớ nên nói người này làm như vậy là không đúng, người kia làm như thế lại cũng không đúng.
Nếu nói vậy là mình đã phạm lỗi nhân quả rồi.
Chúng ta nên vận dụng lòng đại công vô tư, từ bi hỷ xả của mình.
Nếu biết vận dụng hai cách chiết nhiếp thì ta là thiện tri thức.
Nếu ai không biết dùng thì là ác tri thức.
Sai một ly thì trật tự đi ngàn dặm đấy! Không làm sai là hợp pháp, còn làm sai là bất hợp pháp rồi.
Mà hễ bất hợp pháp, tức là tạo nghiệp tội, càng tạo tội thì nghiệp càng thâm sâu.
Tội nghiệp càng thâm sâu, oán hận càng tăng gia.
Đối với Phật Giáo, một khi đã kết án thì tương lai sẽ không thoát khỏi.
Tóm lại là bị nghiệp buộc chặt vào thân.
Quý vị có muốn tu hành, nhưng ma chướng lại tìm đến.
Vì sao? Bởi quý vị không công bằng.
Nếu mình công bằng thời tất cả đều tốt lành, đều như ý.
Nếu mình không công bằng thời phiền phức sẽ xuất hiện.Giảng ngày 20 tháng 7 năm 1986.