Trong Pháp hội giảng kinh này đây, ai ai cũng đều có cơ hội lên thuyết giảng, cho nên trí tuệ của mỗi người cũng được xuất lộ ra, mà cái ngu si của mỗi người cũng bày lộ ra luôn.
Người mà thật sự có trí tuệ, dù họ muốn ẩn giấu, giấu cũng không lâu đâu.
Ban đầu họ có thể ẩn giấu khoảng năm ba ngày, song lâu dần thì họ cũng đâu có giấu được.
Và ngược lại, người ngu si vốn muốn giả vờ rằng mình thông minh, rồi làm ra vẻ thông minh.
Nhưng dù họ cố gắng học tới học lui gì thì cũng đâu có được tự nhiên.
Đây mới là cuộc khảo sát thực sự! Bây giờ chúng ta lại tăng thêm mục bình luận sau chót nữa.
Nếu quý vị nói hươu nói vượn gì thì vẫn còn có người phê bình quý vị.
Nhưng người bình luận không được lôi thôi, nói dài hơn cả người giảng Pháp.Chúng ta hãy nhìn xem, những bậc cổ nhân bình luận văn chương như là “họa long điểm tinh” tức vẽ rồng điểm mắt, họ chỉ dùng vài chữ đơn giản mà đầy đủ, bao la vạn hữu.
Vậy thì chúng ta không cần phải “họa xà thiêm túc” tức vẽ rắn thêm chân, hoặc giả “vẻ người còn vẻ cả ruột gan” nữa.Mọi người hãy nên xem xét kỹ rằng: Người đó lên phê bình có chính xác không? Ý kiến của người đó là thật, hay là giả.
Người đó có đúng như là người chỉ đường không? Mà y chỉ đúng hay là không đúng?Chúng ta ngày ngày rèn luyện trong lò lửa hồng, thành thử một chút cặn bã, chút tơ hào nhơ bẩn gì cũng không còn.
Nếu mình chuyên tâm học Phật, bất luận là người khác có nói đúng hay không đúng, mình cũng phải chăm chú lắng nghe.
Người nào không chú ý tất sẽ ngủ gà ngủ gật.
Đây là sự khảo nghiệm, thử thách, thật hay giả gì cũng đều rèn luyện cho tỏ lộ hết.Giảng ngày 5 tháng 10 năm 1986THÁI ĐỘ NGƯỜI HỌC PHẬTĐạo Phật là giáo pháp xuất thế, cho nên chúng ta không phê bình tốt xấu về chuyện chánh trị, hay đảng phái này nọ, bởi bì Pháp là như vậy, xu hướng của thế giới là như thế.
Tất cả vạn sự, vạn vật đều là đang nói Pháp.
Chúng ta có thể nói rằng: Tất cả đều là “tiền nhân hậu quả” đó thôi.
Từ vô lượng kiếp đến nay, nhân này đã được gieo xuống rồi, cho nên phải kết cái quả đó, gọi là: “như thị nhân, nhân thị quả,” tức gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy là vậy và không có một chút gì sai nhầm đâu.
Nhưng theo kiến giải của phàm phu thì có cái phân biệt là đúng hoặc là không đúng.
Chúng ta đừng nên để ý đến chuyện “đúng hay không đúng”, vì đó là do con người tự sanh ra sự phân biệt thôi.
Do đó, chúng ta nghiên cứu Phật Pháp hoàn toàn vì muốn nghiên cứu đạo lý của Khổng Tử, Lão Tử và Phật Giáo.
Chúng ta không bàn luận về hành động của bất cứ một đảng phái chánh trị nào, bởi chúng ta đâu có làm chánh trị.
Chúng ta cũng không mượn Phật Pháp để phát ra những cái bất bình của mình.Học Phật Pháp, trước hết là chúng ta phải bình lặng những cái bất bình của mình.
Chúng ta không thiên tả, mà cũng không thiên hữu.
Đó là tông chỉ của chúng ta khi giảng Pháp đấy.Còn nữa, tôi không thích được người bợ đỡ, cũng không muốn ai khen tặng tôi.
Tôi rất vui khi người ta phỉ báng tôi, nhưng chán ngán nhất là khi có người tán thán khen tôi trước mặt.
Tôi không muốn tự thần thánh hóa mình, tôi vốn như là hư không, không hình, không tướng, không tượng, không đông tây nam bắc, không nhân, không ngã, không chúng sanh, không thọ giả.
Thế thời sao lại có cái “ngã”? Nếu có cái “ngã” tôi sẽ không đến Hoa Kỳ.
Tôi đến đây không phải là để đào vàng.
Ở San Fracisco tuy được gọi là Cựu Kim Sơn( Núi vàng cũ) nhưng ngay cả bột vàng tôi cũng chẳng muốn.
Tôi lại không biết nói tiếng Anh, một chữ a,b,c cũng không hiểu.
Thế thì tôi đến đây để làm gì? Bởi tôi muốn khai khẩn vùng đất mới ở đây, ngõ hầu đem Phật Giáo truyền bá đến toàn khắp thế giới.
Đó là nguyện lực của tôi.Dù bất cứ ở đâu, tôi không muốn tự đề cao địa vị mình, tôi cũng không muốn được nổi bật.
Tôi không cảm thấy rằng mình cao hơn người, giỏi hơn người, có trí tuệ hơn người.
Nếu tôi nghĩ như vậy, tức là mãn, coi như tôi đã tiêu rồi.
Bởi người tự mãn, nhất định sẽ không thành tựu được cái gì.
Con người nên giống như “có cũng như không, thật cũng như hư.” Người có đạo đức giống như người không có đạo đức, có trí tuệ nhưng tựa như người không có trí tuệ, nhất là không nên tự mãn.Một khi con người tự mãn thời sẽ tự đại, mà tự đại thì trở thành như chữ “xú” tức là hôi thối ( Chữ “xú” là tiếng Hàn gồm có chữ “tự” và chữ “đại” nghĩa là hôi thối).
Cho nên chúng ta ai nấy đều nên tận lực học Lục Đại Tông Chỉ: không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ.
Chúng ta phải hết sức mình làm theo sáu nguyên tắc này.
Nếu không thể thực hành Lục Đại Tông Chỉ này, dù cho quý vị có tài hoa gì đi nữa, quý vị cũng chẳng có trí huệ chân thật.
Thậm chí miệng lưỡi quý vị có lưu loát như nước chảy, biện tài vô ngại, tôi cũng không có hứng thú gì đâu.
Tôi là kẻ chỉ biết người thật thà, chứ không biết đến kẻ xảo trá.
Về sau, bất luận là người nào cũng đều phải thật thà, đừng nghĩ rằng mình có cái gì nổi bật.
Hoặc kể như là quý vị phi thường, nổi bật đi quý vị cũng đâu cần phải phô trương, lộ bày dằng mình là nhất hạng không ai sánh kịp.
Loại người như thế sẽ không thể tồn tại trong Phật Giáo, sớm tối gì cũng bị thất bại thôi.
Cho nên tôi thường nói với quý vị, trong Phật Giáo muốn tạo lập công đức, nhất định là phải học tập thái độ của các vị cổ nhân đức lớn xưa nay: không tranh, không cầu, không tham, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ như thế mới đúng với tư cách của người chân chánh học tập Phật Pháp.
Nếu không, dù quý vị có giảng hay đến mấy đi nữa, cũng không được chút lợi ích nào.Quý vị dối người chỉ có thể dối được một lúc nào đó, chứ không thể dối gạt lâu dài được.
Cho nên nói: Đường dài biết sức ngựa, lâu ngày biết lòng người.
Tu đạo là tu cái gì? Thì là chú trọng về đức hạnh của chính mình đó.Giảng ngày 18 tháng 10 năm 1986.