Người Tu Hành Không Ðược Phan DuyênTông chỉ của tôi là:Ðống tử bất phan duyên,Ngạ tử bất cầu duyên,Cùng tử bất hóa duyên,Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên Bảo định ngã môn Tam Ðại Tông Chỉ.Xả mạng vi Phật sự,Tạo mạng vi bổn sự,Chánh mạng vi Tăng sự,Tức sự minh lý, minh lý tức sự,Thối hành Tổ Sư nhất mạch tâm truyền.Nghĩa là:Dù rét chết, không phan duyên;Dù đói chết, không van nài;Dù nghèo chết, không cầu cạnh.Tùy duyên, không đổi; không đổi, tùy duyên; Ba Tông Chỉ ấy, ta phải giữ gìn.Xả thân vì Phật sự, Tạo mạng vì bổn sự,Chánh mạng vì Tăng sự.Hiểu sự, rõ lý; rõ lý, hiểu sự;Lưu hành mạch phái Tổ Sư đã truyền.Ðó là bổn phận của chúng ta, mong rằng mọi người đều nổ lực làm tròn.Người tu hành không nên có tâm phan duyên, mà cần có tâm thanh tịnh, chẳng tham chẳng nhiễm.
Tôi thường nói với các bạn rằng phàm là kẻ xuất gia tu hành, một lòng cầu Ðạo, thì cái gì cũng không cần, cái gì cũng không tham, dù là một ngọn cỏ cũng không được tùy tiện đòi lấy và cũng không được tùy tiện mang cho người khác.
Có câu:Nhất giới bất dĩ dữ nhân,Nhất giới bất dĩ thủ chư nhân.(Một hạt cải cũng không được biếu cho người,Một hạt cải cũng không được lấy của người.)Ðối với "duyên," cần phải phân biệt cho rõ ràng và phải làm cho cái "duyên" này trở nên thanh tịnh, không bị nhiễm ô.
Duyên thanh tịnh tức là không có tâm tham lam; duyên nhiễm ô tức là có tâm tham lam.
Người xuất gia có thể nhận cúng dường; song le, không được ham đồ cúng dường, không được mưu đồ việc cúng dường, như thế thì mới là đệ tử chân chính của Phật.Nếu các bạn vốn xứng đáng được nhận đồ cúng dường mà lại không nhận, đó mới là có chí khí, bởi các bạn không phải vì chuyện cơm áo mà xuất gia.
Thọ hưởng áo đẹp cơm ngon nhưng không chịu tu hành cho đàng hoàng thì có ích gì? Phàm đối với những vật ở ngoài thân thì phải xem thường, không nên coi trọng.
Nên có câu:Quân tử mưu Ðạo bất mưu thực.
(Người quân tử mưu cầu Ðạo, không mưu cầu ăn uống.)Nay có thể đổi câu ấy lại là:Quân tử an bần,Ðạt nhân tri mạng.(Người quân tử thì bằng lòng với cái nghèo,Kẻ thông đạt chuyện đời thì biết an phận.)Người xuất gia cần phải hiểu rằng trước khi Ðạo nghiệp chưa thành tựu thì không được mắc nợ.
Nếu mắc nợ thì sẽ bị ràng buộc, không được giải thoát.
Nhất là đối với những thứ duyên không thanh tịnh, chúng có thể hại các bạn đến "rút chân không ra," không đạt được sự tự tại.
Thế nhưng, đa số người xuất gia lại thích được cúng dường, thích nhận quà cáp của kẻ khác.
Hễ bị duyên bất tịnh ràng buộc thì không dễ gì thoát ra khỏi Tam Giới.
"Sợi dây" duyên nhiễm ô ấy quấn chặt lấy các bạn, không cách gì tháo gỡ được.
Vì vậy, để tránh mọi rắc rối, các bạn đừng nên tham luyến những thứ không chân thật, không thanh tịnh!Người xuất gia được phân làm bảy hạng:1) Hạng người xuất gia thứ nhất thì "một thân nhẹ lâng lâng," cái gì cũng không có cả.Nhất trần bất nhiễm, vạn duyên giai không.(Một hạt bụi cũng chẳng dính, mọi nhân duyên đều là không.)2) Hạng người xuất gia thứ nhì thì tay xách cái đãy bằng vải; trong đãy đựng những gì thì người ngoài không thể biết được.3) Hạng người xuất gia thứ ba thì vai vác quang gánh.
Vì không thể buông bỏ cho nên đi đâu họ cũng gồng gánh bộ tài sản theo cả.
Tuy phải gánh nặng (nhiều khi nặng tới cả trăm cân), nhưng họ cam lòng.
Ðất nước này không quang gánh, nhưng dùng ba-lô thì ý nghĩa cũng không khác mấy!4) Hạng người xuất gia thứ tư thì mang đồ đạc theo bằng xe hơi.5) Hạng người xuất gia thứ năm thì mang đồ đạc theo bằng xe lửa.6) Hạng người xuất gia thứ sáu thì mang đồ đạc theo bằng tàu thủy.7) Hạng người xuất gia thứ bảy thì mang đồ đạc bằng máy bay.Ðó là những khuyết điểm chung mà người xuất gia thường hay mắc phải.Tôi hy vọng rằng những người theo tôi xuất gia đều được sớm thành Phật Ðạo; nếu không thể thành Phật thì cũng phải thành Bồ-tát.
Nói tóm lại, cần phải lợi ích kẻ khác, đừng lợi ích riêng mình.
Không được tùy tiện lấy đồ vật của Thường Trụ đem cho người khác, các bạn cho là có công đức, nhưng kỳ thực, đó là ăn cắp đồ vật của Tăng Già! Kết thân với người khác, tự tiện biếu xén riêng, lấy của công dùng cho chuyện tư, đó là hành vi phá hoại quy củ của đạo tràng.
Người nào có những hành vi như thế thì phải gấp rút sửa đổi, không được tái phạm; nếu không có, thì phải thận trọng!(Ngày 15 tháng 8 năm 1983).