Khẩu Ak Ta Bá Chủ Thế Giới Song Song Cổ Đại


Hôm nay trong căn phòng mà tay Dần họp tụi anh em của hắn diễn ra 1 cuộc họp bất thường chiều 28 Tết.

Người tham ra cuộc họp này ngoài lão Lâm, Tùng ra còn hơn 10 người khác.

Cuộc họp nay chính xác là cuộc gặp mặt mà gần 20 vị gọi là có chữ nghĩa trong 2 trại xin vào yết kiến vị thủ lĩnh đánh thu phục 2 trại , tiêu diệt đám cướp bằng thứ vũ khí thần kì và y thuật thần kì.
Mấy ngày này quân của Bân ngoài việc an ninh cảnh giới không làm phiền cuộc sống bình thường 2 trại thì họ còn phát lương, bò, muối, vải vóc cho 2 trại này.

Ngoài ra tham gia cứu chữa người bị thương và bị bệnh cả 2 trại.

Tất cả việc này đều lọt vào mắt của các vị có tri thức lớn tại đây.
Bân nhìn bộ dáng mấy người này và thông qua kiểm tra của binh sĩ thì hắn biết mấy thằng này từ già lẫn trẻ đều là loại từ bé cầm bút, cầm gươm đao, không động chạm việc tay chân như những việc của hạ nhân.

Vì trên tay họ dù có vết trai do lao động đồng áng và xây dựng nhưng nó không được dày và cứng như những người lao động từ bé.

Chắc do họ xây dựng lại cuộc sống mới , thiếu nhân lực, thiếu ăn nên tất cả bỏ mặt mũi người đọc sách, nho sĩ , quý tộc mà lăn tay vào mà làm công việc họ cho là hạ đẳng.
Ngoài ra theo quan sát của lão Lâm và Tùng thì có mấy tên từng trong quân đội, còn lại là nho sĩ.

Đám cùng quân ngũ là dễ nhận nhất vì 2 lão này từng là quân lín lâu năm nên dễ nhận biết.Đám nho sĩ tuy cố dấu để không phát hiện ra nhưng chúng có những thói quen khó bỏ như kiểu ngồi quỳ chân, nói chuyện rõ ràng, rành mạch đâu ra đấy có trước có sau như khuôn mẫu vậy.

Ngoài ra có vài người có vẻ là từng thuộc về các gia tộc lớn, quý tộc, ngoài nói năng gãy gọn ra thì còn các các dộng tác chào hỏi dứt khoát, gặp nh sĩ chào kiểu nho sĩ, gặp người quân đội thì chào kiểu quân đội.

Chứng tỏ họ được đào tạo rất bài bản, người nhà có thể có cả 2 chức quan này mới dạy bài bản như vậy được, mà loại có thể có cả 2 loại này chỉ có thể các gia tộc lớn hoặc quý tộc mà thôi.
Bân biết ngày này sẽ đến vì theo tình báo thì ở 2 trại này chứa nhiều nạn dân.

Nạn dân hằng hà xa số nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp trộn chung với nhau.

Ngoài ra các gia tộc lớn không bao giờ có chuyện đặt chung trứng vào 1 giỏ, họ phân tán ra nhiều vùng nhiều phe, nhiều phái.

Nhưng đen cho họ là người án nói chung và quân Tùy nói riêng chưa bao giờ coi người Việt là người mà coi là nô lệ cho chúng nên những kẻ có học thức này chúng tiêu diệt toàn bộ.

Cũng may cho họ , nhờ dặc tính không bỏ chung trứng 1 giỏ nên đám này khi trốn chạy cũng chia ra nhiều đường , nhiều chi mà trốn , mỗi chi dòng họ trốn 1 đường nên đám này còn tồn tại đến bây giờ.
Cả đám hôm nay gặp mặt nhau đều chung 1 mục đích là xem vị thủ lĩnh đám quân này là người như thế nào.

Xem hắn đến đây có mục đích gì, xem có đáng để nương nhờ hay không, đáng để họ đi theo hoặc đầu tư để cho dòng họ trở lại huy hoàng thuở xưa không? Không thì cho hắn ta nhiều vàng bạc mà bọn họ cũng như bọn cướp cất dấu, cho thêm ít phụ nữ đẻ đuổi đi cho lẹ.


bọn họ sẽ làm chủ cái trại này để làm chỗ đứng chân, nếu có cơ hội thì mưu đồ đại nghiệp sau này.
Cái đám này gặp mặt chào nhau là chúng biết ngay là đối phương trước kia là thân phận gì, quý tộc, gia tộc, võ tướng hay nho sĩ dù chúng chưa từng gặp nhau trước đây.

Đây kiểu như ám hiệu đám này có kí hiệu mật riêng để nhận ra nhau, tránh cho những xung đột không đáng có giữa các phương thế lực.
Mọi người hôm nay đến chỗ từng là trung tâm bọn cướp này qua lão Lâm xin yết kiến vị thủ lĩnh đám quân này.

Vào nhà chính, đám người này được Bân cho ngồi mấy loại ghế mây tre đan mà hắn mang theo.

Đám lão già thì rất thích vì ngồi kiểu quỳ đầu gối kia khiến cái cột sống của họ bị tra tấn ,nhưng mấy tay nho sĩ có vẻ khó chịu vì ngồi kiểu này hở hết bộ hạ, và chân , những nơi bẩn thỉu, là kiểu man di mà họ đọc trong sách người Hán tuyên truyền.

Những người trẻ cũng thoải mái mà ngồi, vì họ là bên quan đội, trẻ tuổi có tự do phóng khoáng, họ cũng không thích ngồi kiểu đau lưng của đám nho sĩ.Họ thấy thảm cảnh của những người già trong gia tộc rồi, lưng còng gập xuống, lúc nào cũng đau buốt lưng không chịu nổi.
Bân ra thì cả đám đứng lên chào đủ lễ nghĩa, khá là đồng đều, Bân càng tin đám này là người có quá khứ không tồi nên mới được giáo dục nghiêm cẩn vậy.

Bân ngồi trên cái ghế da hổ của Dần, hắn nghĩ đúng cái ghế này như mô tả trong phim về thủ lĩnh các băng cướp của phim TQ , chú trọng sự thoải mái , không chú trọng sự gò bó, hoa văn hay kiểu ngồi.

Hắn nhiều lúc nhìn cái ngai vàng của vua mà thầm nhủ: “ ngồi như thế kia chẳng trách hỏng thận, đau lưng, thoái hóa khớp chết sớm cả lũ.

Nhìn cái ngai vàng của nhà Nguyễn là khác bọt hẳn, ngồi rất thoải mái, không kém uy nghi, bảo sao Hoàng tộc nhà Nguyễn có năng lực sinh sản, sinh lý vượt trên tất cả các triều đại Việt Nam cộng lại.”
Bân nói:
-Mời các vị ngồi, không cần nhiều lễ nghĩa như thế làm gì!
-Dâng trà
Sau lời hắn nói, mấy người lính lão Tùng bên ngoài mang lên mấy tích trà xanh tươi mang lên rót cho mỗi người 1 cốc trong cái chén sứ tinh mĩ và đẹp đẽ.

Cả đám đều suýt xoa về sự giàu có của Bân vì chén sứ đẹp như này, con cá xung quanh chén và chiếc tích sống động như thật, như là nó đang bơi, hiện hữu bên ngoài vậy, họ chưa từng nhìn thấy.

Đây là bảo vật, là bảo bối, họ chắn chắn đến nhà Tùy không bao giờ có vì gia tộc không có loại này..

Đây là đồ Bân lục tìm trong đống đá kia vì thằng khựa này muốn kinh thương phát triển thế lực toàn các nước xung quanh TQ nên hắn nhập rất nhiều các đồ gốm của các loại gốm sứ giá rẻ của TQ, VN , NB, HQ.

Bộ của hắn do hắn chọn cả buổi có dòng chữ “ Made in BatTrang” to đùng đáy tích, đáy chén.
Bân thoáng qua sự kinh ngạc và tròn mắt của đám này.

Lão Lâm và Tùng thì nhìn đám này với ánh mắt khinh bỉ, 2 lão ở nhà cũng có 2 bộ chúa công cho nhưng hoa văn khác.


2 lão cũng thầm nghĩ , nếu bọn này nhìn đống chai rượu và chén bằng thủy tinh lưu ly mà bọn họ hàng ngày uống thì không biết đám này có tư vị thế nào.

Bân bắt đầu phá tan cảm xúc của đám này để tạp trung vào công việc :
-E hèm! Không biết các vị hôm nay kéo đông người thế này tìm tôi có chuyện chi?
Cả đám lúc này mới bừng tỉnh , vọi đặt cái chén xuống và chuyển dời ánh mắt về phía Bân.

1 bô lão có vẻ già và kinh nghiệm nhát ở đây đứng lên nói:
-Chúng tôi đến đây trước là để cảm tạ ngài về việc ngài dẫn quân đánh tan bọn cướp, giúp dân chúng 2 trại có cuộc sống an bình không lo sợ.

Sau là muốn biết dự định của ngài về 2 trại chúng tôi.
Bân nói
-Trước khi trả lời cho tôi hỏi vị bô lão này tên họ là gì để tiện việc thưa gửi.
Ông già chắp tay nói:
-Lão họ Phùng , tự là Hỏa Phong, người dân trại hường gọi là Lão Phong.
Bân nói giọng băng lãnh trả lời:
-Ta hỏi ông là họ và tên của ông chứ không phải tự của ông.

Tên do cha mẹ đặt ra sao không dùng.
1 tay nho sĩ đứng phắt dậy nói:
-Tên do cha mẹ đặt ra há nào để cho người ngoài nói ra để rồi kẻ khác nói chửi bới cũng nói nó ra.

Đấy là bất hiếu, đại nghịch trong trong các điều răn mà thánh nhân dạy trong sách thánh hiền.
Bân hỏi lại :
-Thế điều không được dùng tên do cha mẹ đặt trong sinh hoạt hàng ngày hay đi làm việc thì điều nào trong tứ thư ngũ kinh, luận ngữ mà khổng tử viết cấm không được dùng.

Chả có điều nào cả , ngay cả Thời khổng tử thì ông ấy vẫn dùng tên mình như bình thường.
-Có họa chăng thì chỉ có các vương tôn quý tộc, hoàng gia đặt cái điều ấy thôi, chứ dân chúng bình thường ai cũng dùng tên thật cả.Giới quý tộc, hoàng thất, quan lại mới đặt ra cái tệ đấy thôi, vì họ không muốn khi họ làm sai cái gì là dân chúng nhao nhao dùng tên thật của họ mà chửi.
Nho sĩ kia chỉ tay ấm ức nói nhưng không bắt bẻ được vì trong tứ thư ngũ kinh, luận ngữ không có câu nào cấm dùng tên cha mẹ đặt cả, chính hắn còn chưa đọc hết mấy cuốn này, vì sách thời này chủ yếu vẫn bằng tre, lụa, giấy.

Giấy rất dắt dù là hàng kém lượng, sách giấy nhất là sách bằng giấy chất lượng cao đúng là chỉ nhà có tiền mới có , còn sách đủ bộ thì phải có thêm quyền.


Nên thời này không phải ai cũng có sách, mà có sách thì không phải ai cũng có đủ bộ, vì sách vở đều được hoàng tộc, thế gia ddaij tộc nắm hết rồi.

Dạy cho người ngoài dù trong vòng tròn quyền lực của mình cũng không dạy hết.

Vì vậy mà tên nho sĩ này đành bắt bẻ hắn về khổng tử:
- Ngươi … ngươi, vậy mà ngươi dám nói tên của Khổng phu tử , KhỔNG thánh nhân.

Ngươi dám vô lễ với các bậc thánh nhân tiên hiền, ngươi là kẻ thù của người đọc sách, là kẻ khiến nho sĩ muôn đời phỉ nhổ.

( cái biệt hiệu khỏng thánh nhân mình không dám nói chắc chắn là xuất hiện thời Tùy vì đến năm 1008 triều Tống Chân Tông mới truy phong ông là Đại thánh Văn Tuyên vương.

Có thể từ đây bắt đầu mới có hiệu Khổng thánh nhân, còn còn từ thời Tống Thái Tổ trở về trước có thể vẫn gọi là Khổng phu tử.

Nhưng mình kệ thế giới song song mà , kiểu gì chả được, thuận mồm là OK).
Bân mặt cười cười, vì hắn buồn cười thật với lý lẽ ngây ngô này.

Thảo nào mất nước, học cái hay của người ta mà không học tới nơi tới chốn, đấu võ mồm người Hán khác gì lấy dở đoản của mình đấu với sở trường của người ta không thua mới là lạ.

không chỉ tay nho sĩ này mà cả đám nho sĩ cùng 1 số tên thuộc quý tộc cũ cũng nhao nhao lên nói này nói nọ.

Đây là chạm nghịch lân của họ, họ nói ồn ào quá mức, ông già họ Phùng tính can ngăn thì lão Tùng cầm khẩu K54 bắn xuống nền
ĐOÀNG !
Cả hội trường im phăng phắc.

Bân cười thầm, được lắm Lão Tùng , lúc về phải tặng lão mấy cái túi xúc xích.

Bân giơ ngón cái phía Lão Tùng tán thưởng, đúng là sợ nhất kẻ cố cùng liều thân nhưng thằng liều thân lại sợ thàng có súng.

Hắn vười cười vừa nói:
-Lí lẽ nghe hay đấy.

Ta đâu có gọi tên thật cha sinh mẹ đẻ của ông tổ nho học đâu.Ông có học tới nơi tới chốn không thế, Khổng tử không phải tên thật.Ngày xưa thời xuân thu chiến quốc và các triều đại sau này người ta gọi ông ấy là Khổng tử tức là khổng phu tử hay theo tiếng Việt người thầy giáo họ Khổng.

Chứ thực ra tên ông ấy là Khổng Khâu , tự Trọng Ni.

Nếu các ông nói đúng theo kiểu nho giáo phải là Khổng Trọng Ni hay là Trọng Ni mới đúng.
-Cứ mở mồm ra là khổng phu tử, khổng thánh nhân.Tiếng Khổng thánh nhân hay khổng phu tử là thứ đẻ các ông kính ngưỡng hoặc dạy thế hệ sau, không phải để cho ngươi lúc nào cũng treo treo bên miệng, rồi cứ đem ra nói mất hết thân phận.
-Tên cha mẹ đặt cho mà không dám dùng thì đó mới là bất hiếu,
Tên nho sĩ kia cứng miệng không nói được nữa đành hậm hực ngội xuống uống hết mấy chén trà.


Máy tay từng là lính Lý Phật tử cũng bỗ bã mà kêu hay, vì bọn họ luôn cứng họng với bọn nho sĩ này, không cái lại được.

Mà bọn này nói cái gì nghe cũng đều có lý cả không bắt bẻ đâu được.

Lão họ Phùng lúc này mới hòa hoãn nói :
-Xin lỗi thưa công tử! là chúng tôi lỗ mãng.

Tôi xin giới thiệu.

Tôi họ Phùng , tên Chi,họ đầy đủ là Phùng Chi, công tử gọi tôi là lão Phùng Hoặc Lão Chi đều được.
-Vị vừa nãy tên là Lý Lân, là 1 nho sĩ cương trực có gì nói nấy xin công tử lượng thứ
Bân nói:
-Ta họ Hoàng tên đệm là Đức, tên chính là Bân.

Tên họ đầy đủ là Hoàng Đức Bân
-Họ Phùng! Chảng hay lão là người nhà danh tướng Phùng Kim thời Triệu Việt Vương.
Lão Phùng ngạc nhiên nói:
-Vạy là Hoàng công tử cũng biết ông bác tôi.

Thú thật thời đó ông bác tôi theo Triệu Việt Vương, còn người em là ông nội tôi thì theo Lý Phật tử là trả ngôi vua cho nhà họ Lý.

Do vậy mà khi 2 quân chia nửa giang sơn nên 2 anh em 2 thờ 2 chủ mà chém giết nhau.

TVV mất thì ông bác tôi cũng tử trận theo, ông nội tôi theo nhà Hậu LNĐ nên 1 chi này còn tồn tại đến bây giờ.
Bân nói:
-Đúng vậy, dù Phùng Kim là người Triệu Việt Vương nhưng có công đánh giặc giữ nước nên đc dân chúng nhớ mãi.
-Còn vị kia tên Lý Lân chẳng lẽ cũng thuộc dòng danh tướng Lý Công Tuấn
Lão Phùng :
-Không ngờ công tử nhớ tới Lý Công.

Đúng vậy, vị kia thuộc dòng thứ của ngài Lý Công Tuấn
Bân :
-Òa, xem ra các vị ngồi đây đều thuộc dòng trâm anh thế phiệt cả.

đều dòng dõi những công thần danh tướng nước Vạn Xuân .
- Thất lễ ! thất lễ rồi.
-Nhưng sao các vị lại bị gặp cảnh ngộ này vậy? Để đám trộm cướp cưỡi lên đầu lên cổ như vậy? Những người khác trong gia tộc đâu hết cả rồi? hộ vệ các vị đâu rồi?


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận