Khoa Kỹ Vấn Đạo

8h50 sáng ngày 3 tháng 8 năm 2005, văn phòng Chủ tịch Tập đoàn Kỷ nguyên mới
Vũ Nhung đẩy cửa bước vào đi tới trước mặt Lý Đông thông báo:
- Báo cáo Chủ tịch, phái đoàn cấp cao của Toyota do ông Katsuaki Watanabe dẫn đầu đang trên đường đi tới Tập đoàn chúng ta. Tổng Giám đốc Trần Hạo vừa gọi điện đề nghị chủ tịch cùng ra đón tiếp.
Lý Đông nghe xong tin tức thì bỏ xuống bản kế hoạch kinh doanh đang xem dở, ngẩng đầu ngạc nhiên hỏi:
- Chẳng phải máy bay vừa mới hạ cánh, lịch trình buổi họp không phải bắt đầu vào đầu giờ chiều sao?
Vũ Nhung mỉm cười trả lời:
- Vâng, kế hoạch là như vậy nhưng anh Trần Hàng có nói lại là phía họ cũng tương đối sốt ruộ,t muốn tìm ra giải pháp cho vấn đề trước mắt nên lập tức muốn gặp gỡ chúng ta ngay. Anh Trần Hàng đã đồng ý với đề nghị của họ.
Lý Đông hiểu ra vấn đề, hắn gật đầu nói:
- À, ra là vậy… Tôi biết rồi. Chị thông báo lại với Anh Trần Hàng là tôi sẽ ra ngay.
- Vâng!
Khi Vũ Nhung đã lui ra, Lý Đông một tay chống trên trán tìm tòi một chút thông tin về vị chủ tịch Toyota Katsuaki Watanabe này.
Theo như những gì hắn biết, vị này là vừa mới nhậm chức trong năm nay do vậy mức độ quyết liệt trong công tác là có thể hiểu được. Có điều nếu hắn nhớ không lầm thì người này trong nhiệm kỳ tại vị ghế chủ tịch của mình từ năm 2005 đến năm 2008 đã để xảy ra nhiều vấn đề sai lầm trong điều hành tập đoàn. Theo đó, trước khi ông ta mãn nhiệm, Toyota đã phải báo mức thua lỗ lớn nhất trong lịch sử của hãng, đồng thời liên tục cảnh báo tình hình sẽ còn xấu đi. Trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 31/3/2009, Toyota lỗ ròng 4,6 tỷ USD, đánh dấu năm thua lỗ đầu tiên kể từ năm 1963 tới thời điểm đó. Ban lãnh đạo của Tập đoàn sau đó đã phải bổ nhiệm ông Akio Toyoda là cháu nội của người sáng lập tập đoàn Ông Kiichiro Toyoda vào vị trí chủ tịch để thay thế với hi vọng vào một sự chuyển biến tích cực. Giới quan sát nhận định, thành công của Toyota có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản nói chung do đó nếu Toyota đổ vỡ, kinh tế Nhật Bản chắc chắn đổ theo, nếu Toyota vươn lên được, kinh tế Nhật có thể phục hồi.
Nói là như vậy nhưng không có nghĩa là Katsuaki Watanabe là một người điều hành yếu kém bởi bối cảnh giai đoạn ông ta nhậm chức cũng không hề thuận lợi cho lắm, thậm chí có thể nói là hoàn toàn bất lợi khi năm 2005 chính là thời điểm khởi đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Không riêng gì Toyota mà ngay cả hai đối thủ lớn của hãng là General Motors (GM) và Chrysler tại Mỹ cũng đã lâm vào cảnh phá sản từ đó có thể thấy mức độ khắc nghiệt trong kinh doanh giai đoạn này là không cần phải bàn cãi.
Khi Lý Đông còn đang lục lọi những tin tức trong mớ ký ức hỗn tạp của mình thì điện thoại bàn rung lên:
- Reeeeeng!!!!!!
Lý Đông ấn nút loa ngoài rồi nói:
- Tôi nghe!
- Chủ tịch! Tổng Giám đốc Trần Hàng nói chờ chúng ta ở sảnh chính, phái đoàn còn cách chúng ta khoảng một km nữa thôi!
- Được, tôi ra ngay!
Đặt xấp hồ sơ vào ngăn kéo đồng thời khóa lại màn hình máy tính, Lý Đông thong thả đứng lên đi ra khỏi phòng.
Vũ Nhung khi này vẫn đang ngồi tại bàn làm việc ngay tại phía trái cánh cửa ra vào phòng Chủ tịch chờ đợi. Đây là vị trí mới của nàng bởi sau ngày Lý Đông trở lại Đông Thành, Bộ phận Hành chính đã tiến hành cải tổ lại căn phòng chủ tịch cũ, theo đó chỗ ngồi của Lý Đông được ngăn bằng vách gỗ khép kín còn Vũ Nhung được sắp xếp một ô ngăn riêng ở bên ngoài. Thiết kế như vậy cũng là phù hợp để Lý Đông có không gian riêng, không bị ảnh hưởng bởi những tiếng reo điện thoại, những cuộc điện đàm trao đổi hay các công việc văn thư khác của trợ lý riêng mà ảnh hưởng tới mạch suy nghĩ. Vũ Nhung ban đầu cũng có chút nuối tiếc vì không còn được mặt thấy mặt Lý Đông từng phút nhưng biết làm sao được, ai bảo người ta là chủ tịch còn nàng chỉ là trợ lý đây?
Lúc này, thấy Lý Đông đã ra tới cửa, Vũ Nhung vội vàng đứng lên, Lý Đông gật đầu ra hiệu:
- Chúng ta đi thôi!
- Vâng!
Vũ Nhung đáp lại rồi đưa tay cầm theo cặp hồ sơ trước mặt nhanh chóng theo phía sau lưng Lý Đông tiến ra sảnh đợi.
***********************************
Mười lăm phút sau, trong phòng họp Tổng Bộ Tập đoàn
Hai tập đoàn danh tiếng lẫy lừng đang chia làm hai dãy đối diện thảo luận với nhau. Do các cá nhân ở đây đều thông thạo Anh ngữ nên cũng không cần thêm phiên dịch mà trực tiếp dùng ngôn ngữ này để bàn bạc.
Khi này Lý Đông là người đang lên tiếng:
- Ngài Watanabe, trên khía cạnh quý tập đoàn là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành đồng thời là bên chịu trách nhiệm về khâu tiêu thụ trong liên danh, chúng tôi muốn được nghe những kiến giải và giải pháp mà quý tập đoàn đưa ra nhằm giải quyết tình huống trước mắt này.
Watanabe cau mày suy nghĩ một chút sau đó trả lời:
- Thưa các vị, chắc các vị cũng hiểu vấn đề chúng ta đang đối mặt. Đây không phải là áp lực đơn lẻ mà là sự liên hợp sức mạnh của nhiều tập đoàn tại nhiều quốc gia trong đó có cả những quốc gia vốn có nhiều mặt hợp tác trên nhiều lĩnh vực của Toyota hoặc chính phủ chúng tôi. Có thể thấy bọn họ sẵn sàng công khai đưa ra những chính sách đi ngược lại đường lối chung từ xưa tới nay như vậy hẳn là do lo ngại triển vọng từ sản phẩm của chúng ta sẽ tạo sức ép lớn lên các tập đoàn của bọn họ. Mục đích của việc này theo tôi không gì ngoài việc ép chúng ta phải chia sẻ công nghệ hoặc ít nhất là hợp tác với các tập đoàn ô tô nước họ theo những điều khoản có lợi nhất về phía mình. Việc này có liên quan đến khả năng sống còn của các Tập đoàn do đó các giải pháp can thiệp thông thường từ chúng tôi hoặc chính phủ Nhật Bản tỏ ra không mấy tác dụng. Chúng tôi cũng vẫn đang trong quá trình tìm kiếm lời giải do vậy mới cần gặp các vị, hi vọng có thể cùng nghiên cứu đưa ra các quyết sách có tính đột phá hơn!
Nghe tới đây, Lý Đông khẽ mím cặp môi mỏng dẹt, hắn khẽ di chuyển tựa vào lưng ghế ra chiều suy nghĩSau giây lát, hắn mở lời. Lý Đông cũng không đề cập ngay tới vấn đề của liên danh mà nhìn Watanabe hỏi lại:
- Ngài Watanabe, ngài đánh giá tình hình kinh tế chung toàn cầu hiện nay ra sao?
Watanabe nghe xong câu hỏi của Lý Đông thì không hiểu ra làm sao,diễn biến kinh tế vĩ mô thì có liên quan gì đến các chính sách điều hành phòng vệ tiêu cực mang tính áp đặt phi thị trường của chính phủ các nước chứ. Tuy nghĩ là vậy nhưng ngạc nhiên đi qua, với tính cách nhẫn nại và thận trọng của người Nhật, ông ta vẫn từ tốn đưa ra quan điểm của mình:
- Uhm… vấn đề ngài hỏi bên phía Toyota hàng năm cũng thường đưa ra những nhận định chung. Về cơ bản chúng tôi vẫn cho rằng mặc dù có một số bất ổn ở một vài đầu tàu kinh tế quan trọng như Hoa Kỳ nhưng hiện tại chính phủ các quốc gia này cũng đang có những chính sách rất tích cực nhằm điều tiết về mặt vĩ mô, kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục ổn định và phát triển đi lên mặc dù tốc độ có thể chậm lại. Cá nhân tôi cũng thống nhất với các đánh giá này.
Nghe xong lời nhận định, Lý Đông thầm nghĩ “Quả nhiên ngay cả Toyota bây giờ cũng còn chưa ý thức được nguy cơ đổ vỡ kinh tế sắp diễn ra, bảo sao từ trước không có những biện pháp phòng ngừa để dẫn tới hậu quả thua lỗ về sau như vậy”.
Khẽ ngước mắt nhìn Watanabe, Lý Đông mỉm cười nói:
- Nhận định này của Toyota tôi nghĩ là đã trải qua các chuyên gia phân tích rất kỹ càng, ở một khía cạnh nào đó, các vị cũng đã xác định ra được mắt xích có vấn đề. Có điều tôi đang thấy phải chăng quý tập đoàn đang đánh giá hơi cao năng lực điều tiết vận hành của Mỹ mà hạ thấp đi mức độ rủi ro tiềm tàng hay không?
Watanabe khi này bắt đầu cảm thấy vị chủ tịch trẻ tuổi trước mặt trở nên khó đoán. Ông ta thầm tự hỏi người này liên tục nhắc đến nội dung mang tính chiến lược trong một buổi họp bàn các giải pháp chiến thuật để giải quyết khó khăn trước mắt này là có dụng ý gì đây.
Sau một lúc, thấy suy nghĩ thêm cũng không ra manh mối cho câu trả lời, ông ta liền đề nghị:
- Chủ tịch Lý Đông, thực sự tôi vẫn chưa hiểu rõ mối liên quan giữa vấn đề ngài đang quan tâm với các nội dung của buổi họp ngày hôm nay. Nếu được, tôi thật sự mong muốn được nghe ý kiến của ngài!
Lý Đông khi này cười lớn:
- Ha ha… ngài thắc mắc điều này tôi có thể hiểu. Tuy nhiên tôi mong các ngài đừng vội. Sở dĩ tôi nhắc tới tình trạng kinh tế toàn cầu cũng là đang muốn định hướng tới giải pháp giải quyết vấn đề của chúng ta. Tôi thấy mặc dù khó khăn chúng ta gặp phải là do sức ép từ chính phủ các nước vốn là các nguyên nhân phi thị trường nhưng liên danh hoàn toàn có thể dùng các công cụ thị trường để giải quyết nó.
Nghe tới đây, Watanabe cùng các cộng sự lập tức dựng thẳng lưng ghế. Watanabe đầy tính cầu thị mở lời:
- Xin mời ngài nói!
Lý Đông sắp xếp lại một chút ý tứ sau đó lên tiếng:
- Các vị nghĩ sao nếu tôi nói rằng nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ không thể ngăn chặn.
- Cái gì? Không thể nào?
Các thành viên bên phía Toyota lập tức trợn mắt nhìn nhau đồng loạt lên tiếng phủ định.
Lý Đông nhìn bọn họ một lượt rồi mỉm cười tiếp tục:
- Tôi nói hoàn toàn là có cơ sở, thậm chí dấu hiệu rạn vỡ đã bắt đầu xuất hiện và sự bùng nổ sẽ diễn ra trong thời gian ngắn sắp tới. Hậu quả của cuộc khủng hoảng này sẽ rất lớn, vượt ngoài khả năng kiểm soát của bất cứ chính phủ hay tổ chức nào, sẽ có nhiều tập đoàn kinh tế lâu đời lớn kinh doanh thua lỗ hoặc thậm chí đứng trên bờ vực phá sản. Lý giải cho nhận định này, tôi có thể đưa ra hai lý do chủ chốt. Thứ nhất là tình trạng chứng khoán hóa Các sản phẩm chứng khoán hóa xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001. Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các loại tương tự là một phát minh lớn về công cụ tài chính. Tuy nhiên, vì có ít nhất tới bốn loại chủ thể kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa (thay vi hai loại chủ thế kinh tế là người thế chấp - đi vay và tổ chức tín dụng cho vay - nhận thế chấp như giao dịch tín dụng truyền thống), vì sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khoán hóa như hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS), vì sự ra đời của các thể chế như các thể chế mục đích đặc biệt (SPV) và những công cụ đầu tư kết cấu (SIV) để mua bán MBS và CDO, nên đã tồn tại những rủi ro hệ thống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn trái ý. Trong khi đó, mô hình giám sát tài chính của Hoa Kỳ trước khủng hoảng không đủ năng lực giám sát các rủi ro này. Những rủi ro mang tính hệ thống đã tồn tại và một khi sự cố đối với bong bóng thị trường tài sản xảy ra thì những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin ghê gớm của các bên liên quan. Thêm vào đó, việc thực hành cho vay liên ngân hàng sẽ làm cho những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống ngân hàng; một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản. Và mất lòng tin ở người gửi tiền gây ra đột biến rút tiền gửi còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh chóng hơn. Thực tế, thị trường nhà ở bắt đầu tự điều chỉnh từ năm 2005 khiến cho giá nhà đất giảm và chất lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm theo. Rủi ro mang tính hệ thống sẽ làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng như một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS và CDO sụp đổ.
Nhìn những cặp mắt chăm chú lắng nghe từ phía phái đoàn Toyota, Lý Đông hơi dừng lại cầm cốc nhấp một ngụm nước rồi tiếp tục nói:
- Nguyên nhân thứ hai chính là tình trạng bong bóng thị trường nhà ở. Sau khi bong bóng Dot-com vỡ vào năm 2001 và suy thoái kinh tế hiện rõ sau sự kiện 11 tháng 9, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã có những biện pháp tiền tệ để cứu nền kinh tế nước này khỏi suy thoái, đó là hạ lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng. Chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002, lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6,5% xuống còn 1,75%. Tín dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất theo. Điều này kích thích sự phát triển của khu vực bất động sản và ngành xây dựng làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong môi trường tín dụng dễ dãi, những tổ chức tài chính đã có xu hướng cho vay mạo hiểm, kể cả cho những người nhập cư bất hợp pháp vay. Hệ quả là vay và đi vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình thành bong bóng nhà ở. Theo thống kê cập nhật tính đến hiện tại thì trong 6 tháng đầu năm 2005, có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua chỉ để không. Bong bóng nhà ở đang phát triển đến mức cực đại và có xu hướng rạn vỡ. Giá trị của giá nhà giảm 3,3%, tổng giá trị lũy tích các khoản tín dụng nhà ở thứ cấp đến 30 tháng 6 lên đến 500 tỷ dollar. Tôi cho rằng sau khi bong bóng nhà ở vỡ, các cá nhân sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Giá nhà ở giảm nhanh khiến cho các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO - viết tắt của collateralized debt obligations) và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS - viết tắt của mortgage-backed security) do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm trọng. Kết quả là bảng cân đối tài sản của các tổ chức này xấu đi và xếp hạng tín dụng của họ bị các tổ chức đánh giá đánh tụt. Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra.
Nói tới đây, sắc mặt Lý Đông trở nên nghiêm trọng rồi tiếp tục lên tiếng:
- Các vị cũng hiểu khủng hoảng tài chính là có ý nghĩa gì chứ? Hệ thống tài chính được ví như mạch máu của cả nền kinh tế, khi động mạch chủ bị tổn thương thậm chí là bị đứt thì cơ thể này dù to lớn đến đâu cũng đứng trước nguy cơ gục ngã. Điều tôi đáng ngại nhất bây giờ vẫn là những người đứng đầu chịu trách nhiệm điều hành Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ (FED) lại đang không nhận thức hết quy mô của thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp hiện tại, tiếp tục bơm thêm tiền vào thị trường bất động sản.
Vào lúc này, sau khi nghe tới đây, bên phía Toyota lại là một mảnh trầm lặng. Nếu diễn biến nền kinh tế xảy ra đúng như những gì Lý Đông dự đoán thì không riêng gì Toyota mà rất nhiều thành phần kinh tế khác đều đứng trước nguy cơ to lớn. Các dự báo bọn họ sử dụng hiện tại đều đánh giá thấp rủi ro mà nâng cao triển vọng kinh tế toàn cầu do đó tại đa số các tập đoàn đa quốc gia đều đang tiếp tục bỏ vốn mở rộng đầu tư và tái đầu tư mở rộng, không hề có các biện pháp phòng vệ thích đáng và hữu hiệu.
Và… Ngay cả Toyota cũng vậy!
Không cần phải nói, những người ở đây đều là những thành phần tri thức với kiến thức và lý luận kinh tế uyên bác. Bọn họ đều thấy được những phân tích và dẫn chứng số liệu mà Lý Đông đưa ra đêu rất logic và phù hợp với quy luật kinh tế chung. Nhận định này là không thể coi thường. Theo đó, có lẽ buổi họp hôm nay có thể không chỉ là giới hạn trong những khó khăn trước mắt mà còn phải mở rộng ra một vấn đề còn lớn hơn thế rất nhiều.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui