-Thìcô ta vẫn luôn như vậy, - Harveynói. – Nào, Jorg, hãy tiếp tục về tài khoản thứ hai của tôi đi. Lại thêm một mảnh giấy nhỏ chi chít con số. Chính vì sự thận trọng, sáng suốt này mà người Thuỵ Sỹ đã kiểm soát được một nửa thế giới. Từ các vị đứng đầu nhà nước đến các tù trưởng Arập đều tin tưởng gửi tiền cho họ. Bù lại, Thuỵ Sỹ là một trong số các nước có nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Nếu đây chính là hệ thống khép kín hoàn hảo thì khỏi cần phải đi một nơi nào khác. Birrer đọc lướt các con số trong vài giây rồi nói: Ngày 1 tháng Tư, chính ông đã chọn ngày này, Harvey, ông chuyển 7.486.000 đôla vào tài khoản No2. Vốn dĩ tài khoản này đã có 2.791.428 đôla. Ngày 2 tháng Tứ, theo đề nghị của ông, chúng tôi đã đầu tư 1 triệu đôla vào công ty Banco do Minas Gerais dưới tên Siverman và Elliot. Chúng tôi đã thanh toán một hoá đơn thuê dàn khoan của công ty Reading Bates với giá 420.000 đôla và nhiều hoá đơn khác nữa, trị giá 104.112 đôla. Như vậy, trong tài khoản No2 của ông còn 8.752.316 đôla. King được điểm. King dẫn trước 3-1 - Tuyệt. – Harvey nói. - Tennis hay tiền? – Birrer hỏi. - Cả hai. Nào, Jorg, sáu tuần nữa, tôi sẽ cần khoảng 2 triệu đôla. Tôi muốn mua một vài bức tranh ở London. Tôi đã xem một bức của Klee. Tôi rất thích bức này, và tôi còn muốn đi thăm một số phòng tranh khác. Giá mà tôi biết trước vụ đầu tư Prospecta Oil lại thành công đến như vậy thì năm ngoái tôi đã đánh gục Arman Hammer khi hắn mua bức tranh của Van Gogh ở Sotheby-Barke Bernet. Ngoài ra, tôi cần một số tiền mặt để mua thêm ngựa trong cuộc bán đấu giá Ascot Blood Stock. Đàn ngựa của tôi đang xuống dốc. Mà ông biết rồi đấy, một trong những tham vọng lớn nhất của tôi là thắng ở vòng đua Vua Goerge VI và Elizabeth Stakes. (James hẳn phải nhăn mặt vì hổ thẹn nếu anh ta nghe được câu nói thiếu chính xác này). Cho đến nay, thành tích lớn nhất của tôi mới là đứng vị trí thứ ba, chẳng hay ho gì. Năm nay tôi đã bổ xung thêm Rosalie, một con ngựa tuyệt vời, chưa từng thấy. Nếu thua, tôi sẽ xây dựng lại đàn ngựa, nhưng tôi thề là năm nay tôi sẽ chiến thắng. Tỷ số 4-1 nghiêng về King. - Có vẻ như King cũng vậy, - Birrer nói. – Tôi sẽ thông báo cho thủ quỹ biết có thể trong vài tuần tới ông sẽ rút một khối lượng tiền lớn Và tôi không muốn số còn lại sẽ nằm nhàn rỗi. Vì vậy , tôi đề nghị ông trong vài tháng tới hãy tính toán và mua thêm vàng. Chúng ta sẽ bán hết số đó trong dịp năm mới. Nếu thị trường sụp đổ, tôi sẽ điện thoại sang đó cho ông. Cuối mỗi ngày, ông hãy cho các ngân hàng loại một vay tiền với lãi suất qua đêm. Song, ông sẽ làm gì với tất cả số tiền đó, Harvey, nếu những điếu xì gà này không thịt ông trước? - Ồ, thôi đi Jorg. Ông chẳng khác gì bác sỹ cả. Tôi đã nói hàng trăm lần rồi, sang năm tôi sẽ về vườn và bỏ thuốc. Kết thúc ván hai. King thắng 6-1. Hai nữ cầu thủ rời sân trong tiếng vỗ tay và reo hò. Cả Harvey Metcalfe, James và Anne đều vỗ tay rất nhiệt tình. Harvey và Jorg Birrer quyết định ở lại xem trận tiếp theo, thi đấu đôi, rồi cùng trở về Claridge’s ăn tối. Suốt buổi chiều, James và Anne cũng ở lại Wimbledon, mãi tới khi thấy Harvey và ông bạn người Châu Âu quay lại khách sạn Claridge’s họ mới trở về căn hộ của James. - Stephen, tôi đã về rồi. Metcalfe cũng đã yên vị ở khách sạn. - Được rồi, James. Ngày mai hắn sẽ cắn câu. - Hy vọng là như vậy. Nghe tiếng nước chảy, James đi vào bếp tìm Anne. Nàng đang rửa bát đĩa bằng một miếng bùi nhùi, bọt xà phòng ngập tơí tận khuỷu tay. Nàng quay lại, tung cái bùi nhùi vào người anh. - Em không muốn làm anh buồn đâu, nhưng đây là lần đầu tiên trong đời em phải vào bếp để rửa bát đĩa trước khi nấu bữa tối. - Anh biết. Người giúp việc chỉ dọn dẹp những chỗ sạch sẽ. Anh ngồi lên chiếc bàn trong phòng bếp, chiêm ngưỡng tấm thân mảnh mai của nàng. - Nếu bây giờ anh đi tắm trước khi ăn tối thì em có kỳ cọ cho anh như vậy không? - Có, bằng một miếng bùi nhùi. Nước ấm áp, đầy tràn. James nằm thoải mái để Anne kỳ cọ cho anh. Sau đó, anh bước ra khỏi bồn tắm. - Ở cương vị một người trợ tá bồn tắm, em mặc hơi nhiều quần áo đấy, - anh nói. Trong khi James tự lau khô người thì Anne tuột mình ra khỏi quần áo. Lúc anh bước vào phòng ngủ thì nàng đã nằm cuộn tròn trong tấm khăn trải giường. - Em lạnh. – Nàng nói. - Anh không nghĩ thế. – James nói. – Em sắp có bên mình một chai nước nóng dài sáu foot rồi. Nàng ôm chầm lấy anh. - Lạy Chúa, người anh lạnh như băng. - Còn em thật đáng yêu. – James nói, đôi tay xoa nhẹ trên da thịt nàng. - Kế hoạch của anh thế nào rồi, James? - Anh chưa biết, hai mươi phút nữa anh sẽ nói với em. Gần một tiếng đồng hồ nàng giữ im lặng. Mãi sau mới lên tiếng. - Thôi, dậy đi. Bánh nướng pho mát chín rồi đấy. Hơn nữa, em còn phải dọn giường. - Ôi, em ngốc nghếch ơi, đừng tự hành hạ mình như vậy. - Có chứ. Anh kéo hầu như toàn bộ chăn, em chỉ còn biết ngắm anh cuộn tròn như một chú mèo hạnh phúc trong khi em lạnh tưởng chết. Làm tình với anh không hề giống với những gì mà Harold Robbins hứa hẹn đâu. - Nào, khi nào nói xong, em đặt chuông đồng hồ 7 giờ sáng nhé. - 7 giờ sáng? Anh không phải đến Claridge’s vào lúc 8 giờ 30 sao? - Có chứ, nhưng anh còn muốn nghiên cứu một quả trứng. - James, bỏ cái trò đùa ngớ ngẩn đó đi. - Ôi, anh thiết tưởng nó hay ho lắm đấy chứ. - Vâng. Mà sao anh không chịu mặc quần áo vào đi trước khi bữa ăn bị cháy thành than? *** Sáng hôm sau, đúng 8 giờ 29 phút, Jamescó mặt tại Claridge’s. Dù anh có bao nhiêu nhược điểm đi chăng nữa thì anh cũng quyếtkhông bị thua kém những người khác trong khi thực thi kế hoạch của họ. Anh liênlạc bằng điện đài để kiểm tra liệu Stephen và Robin đã có mặt trên quảng trườngBerkeley và phốBond chưa. -Chàobuổi sáng, - Stephen nói.- Một đêm tuyệt vời phải không? -Trêncả tuyệt vời, - James đáp. -Ngủngon chứ? – Stephen hỏi. -Khônghề chợp mắt. -Đừngcó làm cho chúng tôi phải ghen tỵ, - Robin nói, - và hãy tập chung vào HarveyMetcalfe đi. James đứng bên cửa ra vào cửa hàng bán quần áo lôngthú ngắm nhìn những người làm ca đêm đang ra về và những nhân viên ca ngày đếnlàm việc. Lúc này, Harvey Metcalfe đang làm những công việcthường nhật: Ăn sáng và đọc báo. Đêm qua, trước khi đi ngủ, gã nhận được cú điệnthoại của vợ từ Boston,và sáng nay, trong khi ăn sáng, gã lại được nghe điện thoại của con gái. Điều nàykhiến gã thực sự vui thích. Gã quyết định tiếp tục đi lùng cho được một bứctranh ấn tượng ở một vài phòng tranh khác trên các phố Cork và phố Bond. Có lẽ Sotheby sẽ giúp gã. Đúng 9 giờ 47 phút, gã rời khách sạn, vẫn cái kiểuđi với những bước sải dài. -Conmồi đã ra khỏi hang. Stephen và Robin choàng tỉnh, rũ bỏ những giấc mơngày. -Hắnđã vào phố Bruton và đang tiến về phố Bond. Harvey rảo bước dọc theo phốBond, đi qua những con đường mà gã đã đi. -Chỉcòn cách 50 mét thôi, Jean – Pierre,- James nói. – 40 mét, 30 mét, 20 mét … Ồ không, đồ chó, hắn rẽ vào Sotheby. Hômnay, ở đó chỉ có vài bức vẽ từ thời Trung cổ. Quỷ thật, tôi không biết là hắn cũngthích cái của này. James nhìn về đầu phố và thấy Stephen đang trongvai một nhà doanh nghiệp trung niên. Kiểu cổ áo, đặc biệt là chiếc kính không vànhkhiến cho anh có dáng vẻ người Tây Đức. Giọng Stephen vang lên trong loa: -Tôisẽ vào phòng tranh cảu Jean – Pierre.Còn cậu, James, hãy đợi ở phía bắc của Sotheby. Cứ mười lăm phút lại báo tin mộtlần. Robin, cậu phải vào hẳn bên trong vànhử miếng mồi trước mũi hắn. -Nhưngđiều này không có trong kế hoạch, Stephen. – Robin nói. -Hãyvận dụng hết khả năng của mình mà làm cho tối, nếu không cậu sẽ phải chăm sóc cáccơn đau tim của Jean – Pierremà không nhận được thù lao đâu. Hiểu chưa? -Thôiđược. Robin nói một cách hoang mang. Robin bước vào phòng Sotheby và lén lút liếc trộmvào một chiếc gương gần nhất. Tốt, anh đã được cải trang kỹ càng. Lên gác, anhnhận ra Harvey đangđứng ở cuối gian bán tranh. Anh đến ngồi vào một chiếc ghế gần đó, trong hàngghế ngay sau lưng Harvey. Khách hàng tấp nập đến xem và mua các bức vẽ thờiTrung cổ. Harveythấy những bức vẽ đó cũng hay hay, nhưng gã không thể nào chịu được những khoảngmàu sáng chói, đầy vẻ thượng lưu. Sau lưng gã, Robin đang có vẻ ngập ngừng, lưỡnglự nhưng đã bắt đầu cất giọng nói chuyện với người bên cạnh. -Nhữngbức vẽ này cũng có vẻ hay hay đấy, nhưng tôi lại chẳng hiểu gì về nghệ thuật thờiTrung cổ. Tôi thích nghệ thuật hiện đại hơn. Tuy thế, tôi vẫn buộc phải nghĩ ramột cái gì đó phù hợp để nói với các độc giả của tôi. Người bên cạnh Robin lịch sự mỉm cười. -Anhphải viết về tất cả các cuộc bán đấu giá a? -Gầnnhư là tất cả, đặc biệt khi có những điều bất ngờ. Dẫu sao thì chính ở tạiSotheby này người ta có thể biết được những gì đang diễn ra ở các phòng tranhkhác. Chỉ mới sáng nay thôi, một trong số những người giúp việc đã tặng tôi mộtthông tin quý báu. Phòng tranh Lamanns có một số tranh đặc biệt của trương pháiấn tượng. Robin cố tình để lọt những thông tin này vào lỗtai Harvey rồingồi dựa lưng vào thành ghế, chờ đợi hiệu quả của nó. Ngay lập tức, anh nhận đượckết quả xứng đáng: Harveylen lỏi qua đám đông chui ra khỏi phòng tranh. Robin ở lại thêm một chút nữa rồicũng đi ra, thở phào nhẹ nhõm. Bên ngoài, James vẫn kiên trì chờ đợi. -10giờ 30 phút, không thấy bóng dáng hắn đâu cả. -Ngherõ, -10giờ 45 phút. Vẫn chưa có dấu hiệu gì. -Ngherõ. -11giờ. Hắn vẫn ở bên trong. -Ngherõ. -11giờ 12 phút. Hắn xuất hiện. James vội vàng rút nhanh về phòng tranh Lamanns.Một lần nữa, Jean – Pierre lại cất bức tranh màunước Sông Thamesvà người lái đò của Sutherland đi, thay vào đó bức tranh sơn dầu của VanGogh. Đây là một trong những tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất mà người ta có thể tìmthấy ở London.Ngay bây giờ cuộc thí nghiệm với a-xít sẽ được tiến hành. Tấm giấy quỳ đang dichuyển dọc theo phố Bond tới gần lọ a-xít. Bức tranh sơn dầu này là thành quả của DavidStein, một người rất nổi tiếng trong giới nghệ thuật vì đã giả mạo 300 bức sơndầu của các hoạ sỹ ấn tượng nổi tiếng, và đã kiếm được 864.000 đôla. Mãi cho đến năm 1969, ông ta mới bị phát giáctrong khi đang mở cuộc triển lãm Chagall ở phòng tranh Niveaie trên đại lộ Madison. Không hề quen biếtvới Stein, Chagall, vào đúng thời gian này, cũng đang có mặt tại New York đểtham dự một cuộc triển lãm khác tại Viện Bảo tàng trong trung tâm Loncoln Centre..Hai tác phẩm nổi tiếng của ông đang được trưng bày tại đây. Khi được thông báovề cuộc triển lãm Niveaie, Chagall tức phát điên lên. Ông ta kiện thẳng tới uỷviên công tố về vụ giả mạo này. Nhưng Stein đã bán được một bức tranh giả củaChagall cho Louis D.Cohen với giá gần 100.000 đôla. Hiện nay, trong phòng tranhGalleria d’Arte Moderna ở Millan vẫn còn một bức tranh của Stein Chagall và mộtbức của Stein Picasso. Jean – Piere rất tin tưởng vào tài năng của David Steinvà tin chắc rằng lịch sử sẽ lặp lại. Sau lần bị phát giác đó, Stein vẫn tiếp tục vẽtranh ấn tượng, nhưng bây giờ ông ký tên của chính mình. Nhờ có tài năng xuấtchúng nên ông vẫn sống ung dung. Ông biết Jean – Pierre từ lâu và rất khâm phụcanh, vì vậy, khi nghe kể về Metcalfe và Prospecta Oil, ông đã đồng ý vẽ một bứctranh Van Gogh với giá 10.000 đô la và ký lên đó chữ ký của ông thầy nổi tiếng”Vincent”. Jean Pierre phải tốn khá nhiều công sức mới xác định được bức tranh mất tích của Van Gogh,qua đó, Stein có thể làm sống lại bức tranh để lừa Harvey. Anh đã phải nghiên cứu bộ sưu tập de la Faille’s, đặc biệt là các phẩm nghệthuật của Vincent Van Gogh, rồi lựa trong đó ba bức tranh từng được treo ở Phòngtranh Quốc gia ở Berlin trước chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong bộ sưu tậpcủa de la Faille’s, chúng được đánh số485, Les Amoureux (Người tình), 628, La Moisson (Mùa gặt) và 766, Le Jardin de Daubigny (Vườn của Daubigny).Hai bức Mùa gặt và Vườn của Daubigny được bán cho phòngtranh Berlin,còn bức Người tình có lẽ cũng được bán vào khoảng thời gian đó. Khi ba bứctranh bắt đầu thì cả ba bức tranh đều biến mất. Sau đó, Jean – Pierre lại tới gặp giáo sư Wormitcủa Viện Preussischer Kulturbesitz, một người chuyên nghiên cứu, tìm hiểu các tácphẩm nghệ thuật thất lạc, đã cho anh biết về số phận của các bức tranh. Ngaykhi chiến tranh kết thúc, Vườn của Daubigny đã xuất hiện trở lại trong bộ sưu tậpcảu Siegfried Kramarsky ở New York.Tuy vậy, tại sao nó lại có mặt ở đó thì không ai biết. Sau này, Kramarsky đã bánbức tranh này cho phòng tranh Nichido ở Tokyo,và bây giờ nó vẫn ở đó. Sau cùng, giáo sư khẳng định rằng không ai biết gì về sốphận của hai bức tranh còn lại. Jean – Pierrelại tiếp tục đến gặp Madame Tellegen Hoogendoorm của Viện Dutch Rijksbureau VoorKunsthistoriche Ducumentatie. Madame Tellegen là một chuyên gia về tranh củaVan Gogh, và dần dần, với sự giúp đỡ của bà, Jean – Pierre bắt đầu chắp nối được câu chuyện về nhữngbức tranh mất tích này. Năm 1937, mặc dù Giám đốc phòng tranh quốc gia Berlin,tiến sỹ Hanfstaengl và người bảo dưỡng tranh, tiến sỹ Hentzen, phản đối, bọn phátxít vẫn di chuyển các bức tranh ra khỏi phòng tranh quốc gia, trong đó có hai bứctranh Người tình và Mùa gặt. Những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng đã bị gán chocái tên là nghệ thuật sa đoạ và bị tống vào ga xe lửa ở Kopenickerstrasset thuộcBerlin. ThángGiêng năm 1938, đích thân Hitler đã tới nhà ga này và chính thức ra lệnh tịchthu chúng. Cái gì xảy ra sau đó với hai bức tranh của VanGogh? Không ai biết. nhiều tác phẩm nghệ thuậ mà bọn phát xít tịch thu đã bị JosephAngerer, nhân viên đại lý của Hermann Goering, bán ra nước ngoài để thu về ngoạitệ phục vụ Fuhrer. Một số khác thì bị bán tống đi trong một cuộc bán đấu giá dophòng tranh Fisher Art tổ chức vào ngày 30 tháng Sáu năm 1939, tại Lucerne. Nhưng nói chung,các tác phẩm nghệ thuật ở nhà ga xe lửa Kepenickerstrasse đều bị chung một sốphận đơn giản và bi thảm: Đó là bị cháy, bị mất cắp hoặc thất lạc. Phải mất nhiềucông sức lắm, Jean – Pierremới tìm được các bản sao trắng đen của hai bức tranh Người tình và Mùa gặt. Màcũng chằng màu sắc nào có thể tồn tại sau khi đã được rọi từ âm bản. Jean – Pierre cũgn chẳng mảy maytin rằng các bức vẽ màu vẫn đang tồn tại ở một nơi nào đó. Vì vậy, anh quyết địnhchọn một trong hai bức này. Trong hai bức tranh thì Người tình có khổ rộng hơn,76x91 cm. Tuy vậy, Van Gogh có vẻ không hài lòng về nó. Tháng Mười, năm 1898(trong bức thư No 556) ông viết “đó là một bản vẽ phác trên vải bạt tồi tệ nhấtcủa tôi”. Hơn thế nữa, rất khó có thể đoán biết màu sắc trên nền bản sao. NGượclại, Van Gogh thực sự hài lòng về bức Mùa gặt. Ông vẽ bức sơn dầu này vào thángChín năm 1898 và đã viết về nó: “Tôi ao ướcsẽ vẽ lại người thợ gặt này một lần nữa để tặng mẹ tôi” (bức thư No604). Thực tế,ông đã vẽ ba bức tranh với những vẻ tương tự nhau về một người thợ gặt trong ngàymùa. Jean – Pierređã dày công tìm kiếm hai bức ảnh màu, một từ bảo tàng Louvre và một từ Rijksmuiseum.Anh nghiên cứu cách phối cảnh trên hai bức ảnh đó. Điểm khác nhau duy nhất củahai bức ảnh là cách bố trí mặt trời và ánh nắng trên mặt phông. Tới đây thìJean – Pierre đãcó thể hình dung ra bức tranh màu Mùa gặt. Stein cũng đồng ý với cách lựa chọn của Jean – Pierre. Ông nghiên cứu tỷmỉ bản sao trắng đen của bức Mùa gặt và hai bức ảnh màu kia. Sau đó, ông lại tìmmột tác phẩm hội hoạ ít có giá trị nghệ thuật Pháp cuối thế kỷ mười chín, rồi vớitất cả sự tinh xảo của một hoạ sỹ chép tranh, ông tẩy sạch toàn bộ sơn trên phông,chỉ để lại một dấu tem rất quan trọng ở mặt sau, vì bản thân Stein cũng khôngthể làm giả dấu tem này. Trên tấm vải sạch sẽ ông đánh dấu kích thước của bứctranh thật: 48,5x53cm rồi chọn một dao vẽ sơn dầu, và một bút vẽ đúng loại VanGogh vẫn ưa dùng. Sáu tuần sau, bức tranh Mùa gặt hoàn thành. Stein đánh bóng bứctranh. Để làm cho bức tranh cũ đi, ông “nướng” nó trên lò suốt bốn ngày liền vớinhiệt độ không cao, 85 độ F. Sau cùng, Jean – Pierre đóng nó vào một cái khungmạ vàng như các học sỹ ấn tượng vẫn thường làm. Giờ đây, họ chỉ còn chờ đợi HarveyMetcalfe đánh giá tác phẩm của họ. Harvey suy nghĩ chớp nhoáng và thấy chẳng có gì mất mát nếu gã tiện chân qua phòng tranh Lamanns. Khi còn cách phòng tranh độ năm bước chân, gã nhìn thấy bức tranh được bày trang trọng trên khung cửa sổ. Gã không thể tin ở mắt mình. Một bức tranh của Van Gogh, không còn nghi ngờ gì nữa. Hơn nữa, nó lại là một tuyệt tác. Thực tế, bức tranh Mùa gặt mới chỉ bày ở đây khoảng hai phút. Harvey đi như chạy vào phòng tranh, nhưng chỉ thấy ba người đàn ông đang mải mê nói chuyện với nhau và chẳng thấy ai quan tâm đến gã. Stephen đang nói với Jean – Pierre bằng một giọng ầm ừ rất khó nghe. - 170.000 đồng tiền vàng thì cũng có vẻ cao đấy, nhưng … quả là một tuyệt tác. Ngài có dám chắc đây chính là bức tranh đã xuất hiện ở Berlin năm 1937 không? - Ngài không bao giờ có thể đoán chắc bất cứ một điều gì, nhưng ngài cũng đã thấy dấu tem của Phòng tranh quốc gia Berlin ở mặt sau rồi đấy, và cả Bernheim Jeune cũng xác nhận là họ đã bán bức tranh này cho người Đức vào năm 1927. Ngoài ra, tiểu sử của bức tranh này đã được ghi chép vào biên niên sử. Chắc chắn, nó đã bị đánh cắp khỏi Viện Bảo tàng trong thời kỳ chiến tranh. - Làm thế nào mà ngài lại có bức tranh này? - Tôi mua lại của một nhà quý tộc người Anh, nhưng ông này vẫn muốn được giấu tên. - Thôi được, - Stephen nói, - tôi muốn ông đừng bán nó, bốn giờ chiều tôi sẽ trở lại với một tấm séc 170.000 đồng vàng của ngân hàng Dresdner A.G. Được chứ? - Tất nhiên, thưa ngài. – Jean – Pierre trả lời. – Đây là một trường hợp đặc biệt. James, trong bộ ple thẳng tắp và chiếc mũ nỉ mềm bảnh bao, cố tình đi loanh quanh sau lưng Stephen, và đưa ra một nhận xét nịnh nọt: - Đây là tuyệt tác của các tuyệt tác. - Đúng thế đấy. Tôi đã mang nó tới cho Julian Barron ở Sotheby xem. Ông ta rất thích nó. James nhẹ nhàng rút lui về phía cuối phòng, rũ bỏ vai trò của một người buôn tranh cổ sành sỏi. Đúng lúc đó thì Robin bước vào, tờ tạp chí Guardian thòi lòi ở túi áo. - Xin chào ngài Lamanns. Ở Sotheby tôi nghe người ta đồn ông có một bức tranh của Van Gogh, một bức tranh mà tôi vẫn ngỡ là chỉ có ở nước Nga. Tôi muốn viết đôi dòng về lịch sử của nó để đăng trong số báo ngày mai. Ngài có cho phép không? - Rất vui lòng, - Jean – Pierre nói. – Nhưng thực ra, tôi đã bán nó cho ngài Herr Drosser, một người buôn tranh người Đức với giá 170.000 đồng vàng. - Hời quá, - Giọng James lại vang lên từ phía cuối phòng, - trong số các bức tranh của Van Gogh mà tôi đã từng được nhìn thấy ở London thì đây là bức đẹp nhất, và tôi lấy làm tiếc vì phòng tranh của chúng tôi đã không được đấu giá nó. Ngài gặp may đấy, ngài Drosser. Nếu có một lúc nào đó muốn bán nó đi, xin ngài hãy liên lạc với tôi. – James đưa cho Stephen một tấm card rồi mỉm cười với Jean – Pierre. - Ngài có ảnh chụp bức tranh này không? - Có chứ, tất nhiên. Jean – Pierre mở ngăn kéo, lấy ra một tấm ảnh màu kèm theo một bản viết tay mô tả bức tranh. Anh đưa tất cả cho Robin. - Xin ngài để ý cách viết từ “Lamanns!” Tôi rất chán ngán vì thường bị người ta nhầm với tên một cuộc đua xe của Pháp. Rồi anh quay về phía Stephen nói: - Xin lỗi để ngài phải chờ, thưa ngài Herr Drosser. Ngài muốn chúng tôi giao hàng theo cách nào? - Cứ gửi thẳng cho tôi, tại Dorchester, sáng ngài mai, phòng 120. - Vâng, thưa ngài. Stephen đang định ra về thì Robin lên tiếng. - Xin lỗi ngài, tôi xin được biết tên ngài. - Drosser. D-R-O-S-S-E-R. - Và xin được biết là tôi có thể đưa tên ngài lên bài viết của tôi được không? - Được thôi. Mua được món hàng này, tôi rất hài lòng. Xin chào các ngài. Stephen gật đầu chào với vẻ lịch lãm rồi bỏ đi. Anh bước ra, hoà nhập vào phố Bond, để lại sau lưng Robin, Jean – Pierre, và James cùng với nỗi sợ hãi. Harvey, không một chút do dự, cũng ra đi. Jean – Pierre nặng nề thả người xuống chiếc gàn gỗ gụ từ thời Goerge. Anh thất vọng ngước nhìn Robin và James. - Lạy chúa tôi, thế là hết. Sáu tuần chuẩn bị, ba ngày lo âu, để rồi hắn bỏ đi trước mắt chúng ta. – Jean – Pierre nhìn chằm chằm vào bức tranh mùa gặt với tất cả sự giận dữ. - Thế mà Stephen lại đoán chắc với chúng ta rằng Harvey sẽ ở lại, sẽ mặc cả với Jean- Pierre. “Cái đó có sẵn trong con người hắn” – James nhái lại giọng điệu của Stephen – “Hắn sẽ chẳng để lọt lưới bức tranh đâu”. - Kẻ nào đã nghĩ ra tất cả những trò ngu xuẩn này? – Robin lầm bầm. - Stephen! - Cả bọn đồng thanh gào lên và chạy ào về phía cửa sổ. “Ôi! Một tuyệt tác của Henry Moore”, một quý bà trung niên, nai nịt kỹ càng như dũng sỹ ra trận thốt lên. Trong lúc ba người đang rên rỉ, bà ta nhẹ nhàng đi nhanh vào phòng và hỏi: - Ngài lấy bao nhiêu đây? - Tôi trở lại ngay đây, Madame! – Jean – Pierre nói. - Ôi, quỷ thật, có phải Metcalfe đang đi theo Stephen kia không. Robin, hãy nói chuyện với cậu ấy ngay. - Stephen, cậu có nghe thấy tôi nói không? Đừng có nhìn lại phía sau đấy. Chúng tớ nghĩ là Harvey chỉ còn cách cậu vài bước. - Cậu định nói cái quái gì đấy? Cái gì mà hắn chỉ còn cách tôi vài bước? Hắn phải vẫn đang ở phòng tranh để hỏi mua tranh Van Gogh chứ. Các cậu làm trò gì thế này? - Harvey không cho chúng tôi cơ hội đó. Chúng tôi chưa kịp làm gì thì hắn đã theo cậu bén gót. - Thông minh quá đấy. Nào, bây giờ tôi phải làm gì? Jean – Pierre cầm lấy máy: - Tốt hơn hết là cậu hãy đi thẳng tới Dorchester đề phòng hắn thực sự đi theo cậu. - Nhưng tôi thậm chí còn không biết Dorchester ở đâu, - Stephen hét lên. Robin cứu nguy: - Rẽ phải, Stephen, đi vào phố Bruton, cứ đi thẳng cho tới quảng trường Berkeley. Tiếp tục đi thẳng, đừng có nhìn lại đằng sau kẻo cậu sẽ làm hỏng hết mọi việc đấy. - James, - Jean – Pierre nói. Anh vốn có cái suy nghĩ và quyết định nhanh nhậy của nhà kinh doanh. – Hãy lập tức đón taxi tới Dorchester và đặt phòng số 120 cho ngài Drosser. Lấy sẵn chìa khoá cho Stephen và khi cậu ta xuất hiện ở cửa thì đưa ngay rồi lẩn đi. Stephen, cậu vẫn nghe đấy chứ? - Ừ. - Cậu nghe thấy tất cả rồi chứ? - Rồi. Bảo James đặt phòng 119 hoặc 121 nếu phòng 120 có người. - Được rồi, - Jean – Pierre trả lời. – Làm đi, James. James vùng đứng lên, lao ra khỏi phòng, đẩy bật một phụ nữ đang vẫy taxi. Đây là một hành động mà từ trước tới nay anh chưa bao giờ có. - Dorchester, - anh ra lệnh mà như thét. - Chạy hết tốc độ! Chiếc taxi lao đi. - Stephen! James lên đường rồi, Robin cũng đang theo sát Harvey, cậu ta sẽ hướng dẫn cậu đường tới Dorchester. Tôi sẽ trực ở đây. Mọi việc khác đểu O.K chứ? - Không. – Stephen nói. – Hãy cầu nguyện đi. Tôi đã tới quảng trường Berkeley rồi. Đi đâu đây? - Vượt qua vườn hoa rồi tiếp tục đi xuôi theo phố Hill. Robin rời phòng tranh, chạy thẳng đến phố Bruton mãi cho tới khi anh chỉ còn cách Harvey 50 mét. - Nào, chúng ta nói chuyện về bức tranh của Henry Moore, - quý bà mặc áo nịt bó sát nói. - Quẳng Henry Moore đi, - Jean – Pierre nói, thậm chí không thèm quay đầu lại..