Không hơn một xu không kém một xu

“ Đoạt giải tại cuộc đua King Goerge VI và Queen Elizabeth Stakes là con Rosalie , và chủ nhân của nó là ngài Harvey Metcalfe.” Harvey tưởng như đang sống trong một giấc mơ. Khi gã tiến về phía Nữ hoàng, các ánh đèn flash loé lên, các camera đồng loạt chĩa về phía gã. Gã cúi gập người xuống để nhận Cúp. Nữ hoàng, rực rỡ trong trang phục lụa màu ngọc lam, và chiếc mũ không vành mà chỉ Norman Hartnell mới thiết kế được , phát biểu một vài lời. Nhưng với Harvey thì đây là lần đầu tiên trong đời gã giữ im lặng vì không biết nói gì. Gã lùi lại một vài bước, cúi gập người một lần nữa rồi mới trở về lô riêng trong tiếng hò reo, vỗ tay vang dội. Trong lô của gã, rượu champage chảy tràn trề, đối với gã bây giờ, tất cả mọi người đều là bạn bè. Stephen nhận thấy đây là lúc thể hiện trí thông minh. Cần phải kiên trì. Anh ngồi yên lặng trong một góc phòng chăm chú quan sát phản ứng của con mồi và chờ cho sự hưng phấn xung quanh lắng xuống. Khoảng thời gian chờ đợi Harvey trở lại trạng thái bình thường dài bằng cả một cuộc đua. Stephen quyết định bằng hành động. Anh làm như thể sắp ra về. - Ngài đã đi rồi sao, giáo sư ? - Vâng, thưa ngàu Metcalfe. Tôi phải trở về Oxford ngay để chuẩn bị một số bài giảng cho sáng mai. - Tôi luôn đánh giá cao công việc của các ngài. Tôi hy vọng là ngàu rất yêu thích công việc của mình. - Stephen né tránh lối đối đáp ứng khẩu nổi tiếng của Shaw. Tôi buộc phải yêu thích nó vì chẳng có cách nào khác. - Vâng, cám ơn ngài. Đây là một chiến thắng lẫy lừng. Ngài hẳn phải rất tự hào? - Vâng, tôi cũng nghĩ như vậy. Tôi đã chuẩn bị khác lâu rồi, nhưng phải nói là kết quả rất xứng đáng….Rod, thật tệ là ngài phải chia tay với chúng tôi. Ngàu không thể ở lâu hơn và tham dự buổi tiệc tối nay tại Claridge’s hay sao? - Tôi cũng muốn được như vậy, Metcalfe, nhưng ngài sẽ tới Oxford thăm tôi chứ, ít nhất là để tôi có cơ hội giới thiệu với ngài về trường Đại học này. - Tuyệt. Sau đây, tôi sẽ nghỉ vài ngày. Tôi vẫn ước ao được tới thăm Oxford, nhưng hầu như chưa bao giờ có cơ hội. - Thứ tư tuần sau là lễ Garden Party của trường. Mời ngài thứ ba này tới ăn tối với tôi. Chúng ta sẽ có cả một ngày để đi thăm trường và dự buổi lễ Garden Party. – Stephen viết vài dòng chỉ dẫn lên một tấm card. - Tuyệt vời. Đây sẽ là kỳ nghỉ tuyệt vời nhất của tôi ở châu Âu. Ngài về Oxford bằng phương tiện gì , giáo sư? - Tàu hoả. - Không. Không thể thế được. Chiếc Rolls Royce của tôi sẽ đưa ngài về. - Trước kgi Stephen phản đối, tài xế đã được triệu tới. - Đưa giáo sư Porter về Oxford rồi trở lại đây ngay. Chúc ngài lên đường may mắn, giáo sư. Hẹn gặp lại vào tối thứ ba, 8 giờ. Gặp ngàu thật là tuyệt. - Cám ơn, Metcalfe. Cám ơn về một ngày thật tuyệt vời. Một lần nữa xin chúc mừng chiến thắng vinh quang của ngài. Trên đường trở về Oxford, Stephen ngồi ở ghế sau của chiếc Rolls Royce màu trắng, chiếc xe mà Robin đã có lần ngồi và từng khoe khoang với anh thì giờ đây, anh, chỉ một mình anh, đang cưỡi trên nó. Stephen cảm thấy khoan khoái. Anh mỉm cười một mình. Rút trong túi ra một quyển sổ nhỏ, anh viết : “ Cắt giảm 98 xu trong mục chi phí, bằng tiền một chiếc vé một chiều hạng hai từ Ascot tới Oxford” Bradley, - vị giáo sư già nói, - tóc cậu có vẻ bạc rồi đấy, chàng trai ạ.Văn phòng trợ lý giám đốc nhiều việc quá hay sao? Stephen tự hỏi không biết bao nhiêu người ngồi đây có cùng quan điểm với giáo sư về màu tóc của anh. Các bậc giáo sư đôi khi rất hay tò mò về những chuyện không đâu của đồng nghiệp. - Cha tôi bạc tóc từ khi còn rất trẻ, thưa giáo sư, có lẽ tôi cũng không thể tránh khỏi… - Ồ, vậy sao chàng trai. Cậu sẽ nổi bật trong buổi lễ Garden Party tuần tới. - Vâng, - Stephen trả lời. Suốt cả mấy ngày qua, anh chẳng nghĩ tới cái gì khác ngoài buổi lễ này, nhưng anh lại nói. – Hầu như tôi đã quên mất nó. Anh trở về phòng của mình. Cả nhóm đã tập trung và đang chờ nghe những chỉ thị mới nhất. - Thứ tư là ngày lễ Encaenia và Garden Party, - Stephen đi thẳng vào vấn đề. – Có một điều mãi tới bây giờ chúng ta mới biết. Đó là ông bạn triệu phú của chúng ta, một khi bị tách khỏi môi trường của mình, vẫn cứ giả bộ như am hiểu tất cả mọi điều trên trời dưới biển. Nhưng chúng ta . chứng minh được rằng chúng ta có thể xỏ mũi hắn, một khi chúng ta biết trước điều gì sắp xảy ra, còn hắn thì không. Đó cũng là thủ thuật duy nhất mà hắn sử dụng khi quảng cáo Prospecta Oil – hắn luôn luôn đi trước chúng ta một bước. Nhưng bây giờ, chúng ta sẽ đi trước hắn hai bước bằng buổi tập dượt ngày hôm nay và tổng duyệt ngày mai. - Tập luyện không bao giờ là thừa, - James thì thầm. Đây là điều cói lý duy nhất mà anh còn nhớ về những ngày trong quân ngũ tại Harrow. - Thế mà chúng ta vẫn chưa dành thời gian tập luyện kế hoạch của cậu, phải không? – Jean- Pierre châm chọc. Staphen phớt lờ đi. - Toàn bộ công việc ngày hôm đó sẽ kéo dài chừng bảy tiếng đối với tôi và bốn tiếng đối với các cậu, ể cả thời gian hóa trang. James sẽ phụ đạo các cậu một buổi về lĩnh vực này. - Các con trai của tôi phải xúât hiện bao nhiêu lần? – Robin hỏi. - Một lần thôi, vào thứ Tư. Xuâ’t hiện nhiều lần sẽ là khó coi và lố bịch - Theo cậu, thì khi nào Harvey sẽ về London? – Jean-Pierre hỏi. - Tôi đã điện thoại cho Salmon để kiểm tra thời gian biểu và được cho biết hắn sẽ phải có mặt ờ Claridge’s trước 7 giờ tối. Vì vậy, chúng ta phải hành động trước 5 giờ 30 phút. - Rất thông minh, - Robin phán xét. - Mẹ kiếp, - Stephen nói,- thậm chí tôi đã bắt đầu suy nghĩ theo kiểu của hắn. Nào, hãy kiểm tra lại toàn bộ kế hoạch một lần nữa. Tập hồ sơ màu đỏ, bắt đầu từ giữa trang 16. “ khi tôi rời khỏi All Souls…” Họ dành toàn bộ Chủ Nhật và thứ hai cho các buổi tổng duyệt. Tới ngày thứ ba thì họ đã nắm vững mọi đường đi nước bước của Harvey, biết hắn sẽ dừng lại ở đâu, vào thời điểm nào trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng tới 5 giờ 30 phút chiều. Stephen hy vọng anh sẽ đi đến đích một cách suôn sẻ. Lần này, họ chỉ có một cơ hội thôi. Bất cứ sai lầm nào, dù nhỏ nhất, như kiểu ở Monte Carlo, cũng sẽ làm cho họ thất bại. Chính vì vậy, mà họ phải chuẩn bị rất cẩn thận, từ trang phục trở đi. - Tôi chưa bao giờ phải mặc những áo quần này kể từ năm lên sáu, khi thyam gia vũ hội hoá trang. – Jean – Pierre nói. – Chúng ta sẽ biến thành những chú lùn. - Xung quanh cậu ngày hôm đó sẽ là các màu xanh, đỏ, đen. – Stephen nói, - như thể rạp xiếc với các chú công. Sẽ không ai chú ý đến chúng ta đâu, kể cả cậu , Jean – Pierre ạ. Họ lại bắt đầu cảm thấy hoang mang, nôn nao chờ đợi giờ kéo màn. Stephen hài lòng vì tất cả đã sẵn sàng. Anh hy vọng mọi việc đều suôn sẻ khi gặp Harvey. Ngày nghỉ cuối tuần trôi qua một cách lặng lẽ, Stephen tới vườn Magdalen dự một buổi trình diễn, do hội kịch của trường thực hiện. Robin đưa vợ về Glyndebourne , và Jean- Pierre, với sự chăm chú bất thường, ngồi đọc toàn bộ cuốn “ Tạm biệt Picasso” của David Douglass Cuncan, còn James đưa Anne về Tathwell Hall, Lincolnshire, để găp cha anh, nhà Bá tước đời thứ năm. Ngay cả Anne cũng cảm thấy hoang mang. - Harry đó à? Tiến sĩ Bradley đây. Tối nay tôi mời cơm một vị khách người Mỹ. Tên ông ta là harvey Metcalfe. Khi nào ông ấy đến phiền ông đưa lên phòng tôi nhé. - Vâng, thưa ngài. - Một điều này nữa. Dường như ông ấy đã nhầm tôi với giáo sư Porter của trường Trinity. Chứ để ông ấy nhầm như vậy. Hãy chiều lòng ông ấy. - Vâng, tất nhiên. Harry rút về phòng phục vụ. Vừa đi vừa lắc đầu buồn bã. Tất nhiên rồi, cuối cùng thì các nhà bác học đều sẽ trở nên gàn dở cả, nhưng tiến sĩ Bradley lại tỏ ra ngớ ngẩn quá sớm. Tám giờ đúng, Harvey có mặt . Gã luôn luôn đúng giờ mỗi khi tới nước Anh. Người phục vụ dẫn gã đi qua các hàh lang, các bậc đá cũ kỹ tới phòng của Stephen. - Xin chào ngài Metcalfe. - Xin chào giáo sư. Ngài có được khoẻ không? - Cám ơn ngài, tôi vẫn thường. Ngài thật đúng giờ. - Đúng giờ là thói quen của các bậc hoàng tử. - Tôi lại cho rằng đó là tính lịch sự của các đức vua, trong trường hợp này , là vua Louis XVIII, - Stephen thoáng quên mất rằng Harvey không phải là học trò của anh. - Vâng, ngài nói đúng. Stephen mời Harvey một cốc whisky lớn. Đôi mắt Harvey đảo một vòng quanh phòng rồi dừng lại nơi bàn làm việc. - Trời! Bộ ảnh này mới kỳ diệu làm sao! Nào là ảnh chụp chung với Tổng thống Kennedy, nào là ảnh chụp chung với Nữ hoàng, lại cả ảnh chụp với Đức Giáo hoàng. Chiến công này thuộc về Jean-Pierre. Anh đã giúp Stephen làm quen với một thợ ảnh.Người này đã từng ở tù chung với anh bạn hoạ sĩ David Stein của Jean- Pierre. Stephen đang mong mỏi một ngày mà anh có thể đốt toàn bộ các bức ảnh này để không ai khác ngoài Harvey biết đến sự tồn tại của chúng. - Tôi xin tặng ngài một chiếc để bộ sưu tập của ngài thêm phần phong phú. Harvey rút từ túi trong của áo khoách ra một tấm ảnh lớn chụp lúc gã đang nhận Cúp cuộc đua King George VI và Queen Elizabeth Stakes từ Nữ hoàng. - Nếu ngài thích, tôi sẽ ký tặng ngài. Không cần nghe câu trả lời, gã vui vẻ phóng tay ký ngay một chữ chéo qua người Nữ hoàng. - Cám ơn,- Stephen nói.- Xion bảo đảm với ngài, tôi sẽ trân trọng cất giữ tấm ảnh này như các tấm ảnh kia. Tôi không biết nói gì để tỏ lòng cám ơn ngài đã bớt chút thời gian tới thăm tôi. - Phải nói rằng đây là một vinh dự lớn của tôi mới đúng. Stephen thực sự tin vào những điều Harvey nói. Phải cố gắng lắm anh mới kìm được ý muốn kể cho gã nghe về nhà quý tộc Nuffield trong bữa tiệc gần đây nhất ở trường Magdalen. Nuffield nổi tiếng là một Mạnh Thường Quân,đã từng tặng nhà trường những món quà đắt giá tới mức không được quyền quên tên ông. Gần đây, nhà trường mời ông ta tới dự một bữa tiệc lớn. Sau bữa tiệc, trong khi nhân viên phục vụ giúp ông ra về, Nuffield – với vẻ khiếm nhã vô cùng – cầm ngay chiếc mũ mà ông vừa trao tặng, hỏi một câu rất khinh mạn. “Của tôi phải không?” – “ Thưa ngài, tôi không biết”, người nhân viên trả lời, “ nhưng đó là cái mà ngài đã mang tới.” Với ánh mắt vô hồn, havey nhìn chằm chằm về phía giá sách cỉa Stephen. Thật may mắn sự khác nhau giũa các đề tài – lý thuyết toán và sinh hoá, chuyên ngành vị giáo sư giả danh Porter không hề gơi lên trong gã một sự nghi ngờ hoặc khó hiểu nào. - Ngài hãy cho biết về chương trình ngày mai? - Tất nhiên rồi, - Stephen nói. Sao lại không cơ chứ. Anh đã thông báo cho tất cả mọi người cơ mà? – Để tôi gọi đồ uống cho ngài đã, sau đó, tôi sẽ trình bày những dự định mà tôi dành cho ngài. Không biết ngài có hài lòng không? - Thử xem sao. Kể từ sau chuyến du lịch châu Âu tôi thấy mình như trẻ lại mười tuổi. Đó là nhờ vào cuộc phẫu thuật. Còn hôm nay, tôi rất xúc động vì được có mặt tại đây, tại trường Đại học Oxford danh giá, nổi tiếng thế giới. Stephen tự hỏi liệu anh có thể chịu đựng Harvey liên tục bảy giờ đồng hồ không. Dù sao thì anh cũng phải cố gắng hết sức, trước là vì 250.000 $, sau là vì danh dự của anh trước nhóm… Nhân viên phục vụ của trường mang rượu cốc- tai tới. - Món ưa thích của tôi. – harveynói – Làm thế nào mà ngài biết được? Stephen muốn nói: “ Chỉ có rất ít điều mà tôi không biết về ông thôi”, nhưng anh lại đáp . - Đó chỉ là một sự tình cờ. Nào, nếu có thể, chúng ta sẽ gặp nhau vào lúc 10 giờ sáng mai, cùng tham gia một ngày được coi là tuyệt vời nhất trong năm, ngày Encaenia. - Đó là ngày gì? - Ồ, mỗi năm một lần, vào cuối học kỳ của trường Trinity, cũng trùng với học kỳ mùa hạ ở các trường Đại học Mỹ, chúng tôi lại tổ chức lễ bế giảng. sau các nghi thức long trọng là bữa tiệc lớn Garden Party, với sự tham gia của cả hiệu trưởng lẫn hiệu phó. Ngài hiệu trưởng vốn là cựu thủ tướng Anh, Harold Macmillan, ngài hiệi phó có tên Habakkuk. Tôi hy vọng ngài sẽ được gặp gỡ cả hai vị, và chúng ta sẽ kịp tham dự tất cả các sự kiện trước khi ngài trở về London vào lúc 7 giờ tối. - Làm thế nào mà ngài biết tôi phảu trở về trước 7 giờ. - Chính ngàu đã nói như vậy tại Sharpley. - Bây giờ, Stephen biết cách nói dối rất nhanh. Anh e sợ rằng nếu họ không đòi lại được một triệu đôla của mình thì anh sẽ phải kết thúc tất cả những việc này bằng tôi ác. Stephen đã đặt bữa ăn một cách cực kỳ thông minh. Anh luôn chọn những món Harvey ưa thích, vì vậy, gã ăn rất ngon miệng. Harvey còn uống rất nhiều rượu mạnh, loại rượu dùng sau khi ăn( mỗi chai giá 7,25 đồng bảng, Stephen thầm nghĩ). Sau đó, họ đi dạo trên các con đường của Magdalen dẫn tới trường thanh nhạc. Văng vẳng trong không trung là các âm thanh của bài Gabrieli. Đội đồng ca của trường đang tập bài này để hát trong dịp Encaenia. - Trời, tôi lấy làm ngạc nhiên, tại sao ngài lại cho phép họ hát to đến vậy?- Harvey nói. Stephen dẫn khách tới khách sạn Randolph, chỉ vào một cây tự sắt trên phố Broad bên ngoài trường Balliot, bảo với harvey rằng năm 1556 Đức Giáo hoàng Cranner đã bị thiêu sống tại đây vì có những tư tưởng bị coi là tà giáo. Phải kiên nhẫn lắm, Harvey mới không nói cho Stephen biết rằng gã chưa bao giờ nghe thấy tên con người đáng kính này. Staphen và Harvey chia tay trên bậc thềm của khách sạn Randolph. - Hẹn gặp lại vào sáng mai nhé, giáo sư. Rất cảm ơn ngài về một buổi tối tốt đẹp. - Không có gì. 10 giờ sáng mai, tôi sẽ đón ngài. Chúc ngài ngủ ngon, chúng ta còn với nhau cả ngày mai. Stephen trở về Magdalen và gọi điện cho Robin. - Mọi việc suôn sẻ, nhưng có lẽ tôi đã đi quá xa. Thực đơn của bữa ăn được lựa chọn rất kỹ càng, thậm chí tôi còn gọi cả rượu brandy. Tuy vậy, sáng ngày mai sẽ rất căng thẳng. Chúng ta phải thật cố gắng. Hẹn gặp lại sau nhé, Robin. Sau đó, Stephen gọi điện cho Jean- Pierre và James để thông báo tin tức tương tự rồi mới lên giường đi ngủ. giờ này, ngày mai, anh sẽ trở thành một đức ông khôn ngoan, nhưng liệu anh có trở lại giàu có không? Năm giờ sáng, mặt trời mọc. Cư dân Oxford rất ít khi tỉnh dậy vào giờ này. Nhưng nếu chịu khó thức giấc, chắc chắn họ sẽ phải công nhận Magdalen là trường đại học đẹp nhất. Trường nằm trên bờ sông nên người ta dễ dàng nhận ra nó với kiểu kiến trúc gôtich. Đức vua Edward VII, Hoàng tử Herry, Cardinal Wolsy, Edward Gibbon và Oscar Wible đã từng theo học ở đây. Nhưng suynghĩ duy nhất đến với Stephen trong sáng nay, khi anh vừa thức giấc, lại là suy nghĩ về trình độ học vấn của Harvey Metcalfe. Anh như nghe thấy từng nhịp đập, và đây là lần đầu tiên anh nếm trải những cảm xúc mà Robin và Jean-Pierre đã từng có. Họ mới quen nhau ba tháng nay, vậy mà anh có cảm giác như một thế kỷ đã trôi qua. Anh mỉm cười với ý nghĩ rằng họ đã thân thiết biết bao vì cùng có chung mục đích đánh bại Harvey Metcalfe. Mặc dầu vậy, Stephen, cũng giống như James, đang bắt đầu ngầm thán phục gã đàn ông tinh khôn này, thậm chí anh còn tin chắc rằng nếu anh không tỉnh táo, Metcalfe sẽ dễ dàng biến mất. Suốt hai tiếng đồng hồ, Stephen nằm bất động trên giường, trầm tư suy nghĩ về kế hoạch của anh. Mãi tới khi mặt trời nhô qua đỉnh ngọn cây cao nhất, anh mới ra khỏi giường, đi tắm, cạo râu, rồi chậm cạp mặc quần áo trong khi tâm trí vẫn mải mê với các công việc của một ngày mới. Thật cẩn thận, anh hoá trang gương mặt sao đi cho già đi mười lăm tuổi. Công việc này ngốn khá nhiều thời gian, và anh tự hỏi liệu các quý bà có phải vật lộn trước gương như anh không, để đạt được kết quả trái ngược. Anh mặc vào người chiếc áo tiến sĩ triết học màu đỏ tươi của Đại học Oxford rồi tự ngắm mình trong gương. “ Nếu chiếc áo này không gây được ấn tượng với Harvey thì sẽ chẳng có gì có thể làm hắn choáng ngợp.” Hơn thế nữa, anh có quyền mặc nó. Anh ngồi xuống bàn làm việc, đọc lại tập hồ sơ màu đỏ lần cuối. Anh đọc các trang đánh máy chi chít này nhiều lần tới mức đã thuộc lòng chúng. Anh bỏ bữa sáng. Với dáng vẻ một tiến sĩ gần năm mươi tuổi, chắc chắn, anh sẽ khiến các đồng nghiệp xôn xao, tuy nhiên, các giáo sư già sẽ không nhận ra sự khác thường này. Ra khỏi trường, Stephen đi thẳng về khu High, hòa nhập với hơn một nghìn sinh viên cao học khác cũng trong trang phục lụng thụng như các Đức tổng giám mục ở thế kỷ XVI. Tình trạng dấu tên dễ dàng này và sự tò mò của Harvey về những truyền thống lạ lùng của một trường đại học cổ là hai lý do chủ yếu khiến Stephen chọn ngày Encaenia để ra trận. 9 giờ 55 phút sáng, anh có mặt tại khách sạn Randolph, nói với người bồi rằng anh là giáo sư Porter tới đón ngài Metcalfe. Sau đó, anh ngồi xuống một chiếc ghế trong đại sảnh. Anh bồi vội vã đi làm nhiệm vụ, một lát sau đã quay lại cùng với Harvey. - Thưa giáo sư Porter, ngài Metcalfe đã tới. - Cảm ơn, - Stephen nói và đưa tiền thưởng cho người bồi, bởi anh biết, cử chỉ nhỏ này sẽ được Harvey đánh giá rất cao. - Chào giáo sư. – Harvey nói và ngồi xuống bên cạnh Stephen. – Bây giờ, tôi sẽ được tham dự vào chương trình nào đây? - Vâng, - Stephen nói, - lễ Encaenia sẽ chính thức bắt đầu kể từ lúc các vị quan chức của trường gặp mặt ăn sáng, uống rượu champagne với nho và kem ở Jesus College. Trường này vốn là quà tặng của nhà quý tộc Nathaniel Crewe. - Ông Crewe này là ai vậy? Ông ta có cùng dự bữa điểm tâm không? - Chỉ về mặt tinh thần thôi. Con người vĩ đại này đã qua đời từ ba mươi năm trước đây. Ông Nathaniel Crewe vốn là Tiến sĩ của trường Oxford và là Đức giám mục của xứ Durham. Ông đã để lại cho trường một khoảng tiền 200 bảng mỗi năm để phục vụ bữa điểm tâm và để chăm sóc hương hỏa ông ta. Lát nữa, chúng ta sẽ được nghe bài điếu văn dành cho ông ấy. Tất nhiên là với giá cả và nạn lạm phát ngày một tăng, số tiền trao tặng của ông ấy không đủ chi phí, vì vậy, nhà trường phải lấy một phần ngân sách để duy trì truyền thống này. Sau bữa ăn sẽ có một đám rước và một cuộc diễu hành tới nhà hát Sheldonia. - Rồi sao? - Sau cuộc diễu hành sẽ là một sự kiện sôi động nhất trong ngày : Lễ trao bằng tốt nghiệp danh dự. - Cái gì? – Harvey hỏi lại. - Danh dự, - Stephen nói, - Các nam nữ sinh viên xuất sắc nhất được hội đồng giáo sư lựa chọn để trao bằng tốt nghiệp Oxford. – Stephen nhìn đồng hồ - Chúng ta phải đi thôi, kẻo sẽ không thể tìm ra được vị trí thuận lợi để xem đám rước đâu. Stephen đứng dậy, dẫn vị khách ra khỏi khách sạn Randolph. Họ đi dọc theo phố Broad vcà tìm được một chỗ đứng cực kỳ thuận tiện ngay trước cửa nhà hát Sheldonian. Hơn thế nữa, nhờ màu đỏ tươi của chiếc áo choàng Stephen đang mặc, cảnh sát đã dọn cho họ một khoảng trống nhỏ. Vài phút sau, đám rước xúât hiện, cảnh sát liền dựng các rào chắn lên để ngăn không ai đứng xuống lòng đường. - Những người mang bộ bài chuồn đi ở hàng đầu là ai vậy? – Harvey thắc mắc. - Đó là các đại diện Marshall và Bedel. Họ đang gương trên tay những cây quyền trượng để bảo vệ đám rước hiệu trưởng. - Lạy chúa, tất nhiên là an toàn rồi. Đây có phải là công viên trung tâm ở New York đâu. - Vâng, ngài nói đúng, - Stephen nói, - nhưng đó là ba trăm năm trước kia cơ. Ở nước Anh này, các truyền thống cũng bị lãng quên nhiều rồi. - Thế ai đang đi sau các đại diện trường Bedel kia? - Người mặc áo choàng đen với các dải thêu màu vàng kia là hiệu trưởng, theo sau là đoàn tuỳ tùng của ông ta. Ngài hiệu trưởng đã từng là thủ tướng nước Anh trong những năm cuối 50 và đầu 60 đấy. - À, tôi nhớ ông ta rồi. Ông ta đã cố gắng tìm mọi cách đưa nước Anh gia nhập cộng đồng châu Âu, nhưng De Gaulle đã phản đối. - Vâng, đúng vậy. Đi sau ông ta là ngài Habakkuk, phó hiệu trưởng phân viện Jesus. Mặc dù ngài hiệu trưởng là một con người xuất chúng, đã tốt nghiệp Oxford, nhưng ngài phó hiệu trưởng mới là người lãnh đạo thực sự, và thường được tuyển chọn từ các phân viện. Theo nguyên tắc, ứng cử viên phải là phân viện trưởng. - Vâng, phải thế. - Và bây giờ, sau khi ngài phó hiệu trưởng là ngài Caston, Trưởng phòng đào tạo. Sau đó là ngài giám thị, người già hơn là ông Campell đại diện của Worcester College, người trẻ hơn là tiến sĩ Benett, đại diện của New College. - Giám thị à? - Vâng. Hơn 700 năm nay, các ngài giám thị vẫn chịu trách nhiệm về lễ nghỉ và kỷ luật của nhà trường. - Cái gì? Hai ông già này phụ trách 9.000 thanh niên ngỗ ngược à? - Vâng, họ còn có trong tay một đội “ chó ngao”. - À, thế chứ, tôi hiểu. Chỉ cần một miếng đớp của con chó già thôi là các anh sinh viên phải vào kỷ luật ngay. - Không, không ! – Stephen phản đối. Phải cố lắm anh mới không bật ra tiếng cười. – “Chó ngao” là tên gọi cho những trợ lý Giám thị. Và bây giờ, đi cuối đám rước là mấy vị trong bộ đồ cá sấu. Họ đi theo thứ tự : Doctor kiêm phân viện trưởng, doctor, nhưng không phải là phân viện trưởng, và phân viện trưởng, nhưng chưa phải là doctor. - Này, Rod, đối với tôi, doctor có nghĩa là đau đớn và tiền. - Ồ, họ không phải loại doctor này. – Stephen trả lời. - Thôi, quên chuyện ấy đi. Tôi yêu thíach tất cả mọi thứ nhưng tôi không hiểu gì cả. Stephen chăm chú qua sát nét mặt của Harvey. Gã thực sự đang đắm chìm vào những gì đang diễn ra xung quanh. - Bây giờ, đám rước sẽ đi vào nhà hát Sheldonian, tất cả những người trong đoàn rước sẽ ngồi ở vòng bán nguyệt. - Xin lỗi, đó là cái vòng gì vậy? - Đó chỉ là một vòng ghế ở bên trong nhà hát, nhưng nó lại đặc biệt nhất Âu châu vì quá thô ráp. Nhưng ngài đừng lo. Nhờ mối quan tâm nổi tiếng của ngài đối với trường Harvard mà tôi đã thu xếp được hai ghế ngồi đặc biệt. Chúng ta còn đủ thời gian đến đó trước đám rước. - Vâng, vậy ngài dẫn đường đi, Rod. Ở đây họ cũng biết về những gì diễn ra ở Harvard cơ à? - Tất nhiên là có chứ, ngài Metcalfe. Ngài nổi danh trong các trường đại học là một nhà hảo tâm , hào phóng. - Ôi, vậy ngài biết những gì? Rất ít thôi. – Stephen thầm nghĩ. Anh dẫn Harvey tới ghế ngồi mà anh đã dặn trước ở ban công. Anh không muốn vị khách của mình nhìn rõ từng khuôn mặt trong đám rước. Nhưng thực ra, các vị lãnh đạo của trường có mặt tại vòng bán nguyệt này đều mặc áo choàng dài kín gót, đội mũ, thắt nơ bướm, rất giống nhau tới mức mẹ của họ cũng chẳng thể nhận ra con mình. Nghệ sĩ đàn organ đang chơi những hợp âm cuối cùng. Khách khứa bắt đầu ngồi xuống. - Tay đánh organ này, - Stephen nói, - là người của phân viện tôi. Anh ta là đội trưởng đội hợp xướng và là phó giáo sư âm nhạc. Harvey không thể rời mắt khỏi vòng bán nguyệt và những tấm áo choàng đỏ tươi. Chưa bao giờ trong đời gã được ngắm nhìn một cảnh tượng như thế này. Âm nhạc tắt hẳn, ngài hiệu trưởng đứng dậy chào các vị khách bằng tiếng Latinh. - Causa hheyus convocation is est ut… - Ông ta nói cái quái gì vậy ? - Ông ta đang tuyên bố lý do tại sao ông ta có mặt ở đây,- Stephen giải thích. – Tôi sẽ cố gắng dịch cho ngài. - Ite Bedelli. – Ngài hiệu trưởng tuyên bố; những cánh cửa lớn được mở ra, đại diện Bedel College đi vào. Hội trường im lặng, chỉ còn vang lên bài diễn thuyết của ngài J.G. Griffith đang giới thiệu với ngài hiệu trưởng về sự nghiệp thành tựu của từng người với những lời ca tụng bóng bẩy và trí tuệ.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui