Hơn mười năm về trước, tôi có một số tiền dư giả trong tay nên định mua nhà đất để đầu tư.
Vừa hay, một người bạn của tôi cũng có ý định tìm nhà, vậy là chúng tôi “ngồi chung một thuyền" để cùng tìm kiếm và khảo sát.
Chúng tôi đã xem tổng cộng mười mấy căn nhà.
Sau khi sàng lọc kỹ lưỡng, cuối cùng chúng tôi cũng chọn ra được ba căn để cân nhắc thêm.
Một căn nằm ở khu vực thương mại văn hóa ở phía Đông.
Nghe nói nơi này là trọng điểm phát triển trong tương lai nên giá cả đắt hơn hẳn so với hai căn còn lại.
Một căn nằm ở khu vui chơi giải trí phía Tây, đều là những căn nhà lớn, nhưng vì hơi xa trung tâm lại không có nhiều tiện ích bổ sung, nên giá khá rẻ.
Căn cuối cùng nằm ở khu vực trung tâm.
Chủ đầu tư là một công ty rất có tiếng tăm, xung quanh cũng đã phát triển tương đối ổn định nên đương nhiên giá không hề rẻ.
Tôi đắn đo một hồi, quyết định mua căn nhà thứ hai – căn nhà ở hướng Tây.
Trong khi đó, bạn tôi lại không biết nên chọn căn nào.
Cô ấy thích căn ở phía Đông, nhưng giá lại cực kỳ đắt đỏ, vượt quá khả năng chi trả của bản thân; căn hướng Tây rẻ nhưng lại quá xa trung tâm, triển vọng phát triển trong tương lai không mấy khả quan.
Thế nên cô ấy quyết định tạm thời không mua căn nào cả, đợi một thời gian nữa xem có tìm được căn nào thích hợp hơn không.
Sau đó, qua vài bên giới thiệu, cô ấy cũng chọn ra được một vài căn, và tôi đã đi xem cùng cô ấy.
Lãy này là hai căn nhà có vị trí rất tốt, giá cả cũng phải chăng, quan trọng hơn cả là đất đai vuông vắn, không gian trong nhà thoáng đãng, có nhiều ánh sáng.
Nếu không phải vì đã chốt mua nhà trước, giờ hết tiền rồi, có lẽ tôi sẽ mua căn này.
Tôi cảm thấy rất ưng ý nên đã khuyên cô ấy hãy chốt căn này vị trí tốt, giá cả lại hợp lý.
Nhưng cô ấy lại chau mày bảo: "Không được, con đường phía trước đi qua một cái nhà tang lễ, xui xẻo lắm nó làm mình thấy rất nặng nề và hoang mang."
Tôi giật mình nói, "Đâu, nhà tang lễ còn xa lắm mới tới."
Nhưng cô ấy vẫn kiên quyết lắc đầu: "Không, dứt khoát không.
Mấy căn nhà kiểu này có đẹp đến mấy cũng không mua.
Người Trung Quốc rất coi trọng phong thủy.
Một cái nhà tang lễ ở gần nhà, sau này có muốn bán lại cũng khó."
Căn thứ hai vị trí và giả cả đều khá ổn, nhưng cô ấy lại không thích thiết kế của căn nhà.
Đấy là kiểu thiết kế mà cô ấy ghét nhất
Thấy vậy, tôi nói: "Câu mua để đầu tư chứ có phải để ở đâu.
Có thế cậu không thích, nhưng biết đầu người khác lại thích."
Cô ấy suy nghĩ một lát rồi bảo dù sao cũng không được.
Mua nhà là chuyện lớn, không phải mua cái quần cái áo ngoài chợ, mua nhầm thì có thể mua lại.
Thấy cô ấy cử lưỡng lự mãi không chọn được căn nào nên tôi đề nghị chuyển qua tìm biệt thự.
Biệt thự mà chúng tôi tìm được "đẹp" về mọi mặt: vị trí, kiểu dáng, thiết kế, sân vườn...!Nhưng vừa nhận được báo giá thì cái đẹp ấy dường như cũng tiêu tan, chúng tôi đành ngậm ngùi ra về.
Ai cũng biết mười năm trước là thời kỳ hoàng kim của bất động sản.
Giá của căn nhà khi đó tôi mua giờ đã tăng gấp đôi rồi.
Những căn khác còn tăng nhiều hơn, có căn còn tăng giá gấp ba lần.
Thấy vậy bạn tôi nói với giọng tiếc nuối: "Giả mà lúc ấy mua cùng cậu có phải tốt rồi không, giờ giá cũng tăng lên nhiều.
Haiz, chỉ trách tớ cứ do dự, thiếu quyết đoán."
Có một độc giả cũ của tôi cách đây vài năm nghỉ việc và dành toàn bộ thời gian ở nhà để chăm con.
Bởi vì không có thu nhập nên chồng và mẹ chồng đều rất coi thường cô ấy, cho rằng cô ấy ở nhà ăn không.
Cô ấy kể, hồi còn đi làm, mọi chuyện đều ổn, chồng và mẹ chồng đối xử với cô ấy rất tốt, nhưng từ khi nghỉ việc thì mọi thứ đã tệ hơn nhiều.
Cô ấy hỏi tôi giờ phải làm thế nào.
Tôi nói: "Em có muốn ly hôn không?"
Cô ấy bảo thi thoảng cũng có nghĩ tới, nhưng bản thân cô chưa từng thực sự muốn ly hôn.
Một là vì ly hôn rồi thì bản thân không đủ khả năng để nuôi con, mà nếu từ bỏ con thì thà lấy mạng cô đi còn hơn.
Vì vậy, cứ nghĩ đến con là cô lại không muốn ly hôn nữa.
Hai là sau khi ly hôn sẽ phải đối mặt với biết bao lời đàm tiếu, dị nghị, cô ấy không đủ mạnh mẽ để đối diện với những điều đó.
Tôi đáp: “Vậy nên, nếu em muốn thay đổi cuộc sống khổ sở bây giờ thì chỉ có cách nỗ lực kiếm tiền thôi." Và cô ấy bảo rằng cũng từng nghĩ đến việc đó, thế là tôi đã cổ vũ, động viên cô mau chóng đi làm trở lại.
Hãy tự chủ và độc lập về kinh tế.
Một thời gian sau, cô ấy nói với tôi rằng cô đã tìm hiểu qua, nếu như chỉ đi làm thêm thì vẫn có thời gian chăm con nhưng lương lại thấp, hơn nữa còn không ổn định, thậm chí không biết đến cuố cùng có nhận được lương hay không.
Còn nếu đi làm toàn thờ gian thì không thể chăm nom con cái được.
Người ta đi làm cũng năm, sáu giờ về nhưng lương bổng cao, không những thế còn được hưởng chế độ bảo hiểm.
Tôi bảo rằng điều đó còn tùy thuộc vào sự lựa chọn của cô ấy Cuối cùng cô ấy chốt lại là sẽ đợi con đi học rồi tính.
Mấy năm sau, khi đã gửi con đi học rồi, cô ấy đi phỏng vấn với tâm trạng vô cùng vui vẻ, nhưng những công việc có mức lương cao, đãi ngộ tốt đều từ chối vì cảm thấy cô ấy đã ở nhà quá lâu không va chạm với xã hội trong một thời gian dài nên có phần thiếu linh hoạt, nhạy bén.
Hơn nữa, hồ sơ xin việc của cô cũng chẳng có kinh nghiệm gì nổi bật cả.
Còn mấy chỗ nhận cô công việc vừa nhiều, vừa mệt, lương lại thấp, không bằng mấy công việc đầu tiên mà cô ấy tìm nữa.
Đến tận bây giờ, cô ấy vẫn đang quay cuồng giữa bao nhiêu hoang mang, ngày nào cũng phải sống dưới ánh nhìn coi thường của chồng và mẹ chồng.
Nhiều bạn bè và độc giả đều hỏi tôi một câu: "Vãn Tình, làm thế nào mà cậu có thể sống một cách quyết đoán và có chủ kiế như vậy?"
Tôi đã kể cho họ nghe một câu chuyện thế này:
Ngày xửa ngày xưa, có một chú lừa đói sắp lả rồi nên phải đi khắp nơi để tìm cỏ ăn.
Bỗng chú phát hiện ra một kho thóc, trong đó có hai đống thóc to gần bằng nhau.
Chú đứng tần ngần trước hai đống thóc, phiền não không biết nên ăn đống nào.
Từng giờ từng phút cứ thế trôi qua, mãi không quyết định được, cuối cùng chú đã chết đói trước hai đống thóc.
Đây là một câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử triết học.
"Chủ nhân" của chú lừa ấy là nhà triết học lừng danh Buridan.
Đó được gọi là hiệu ứng Buridan, nói về hiện tượng do dự và chậm trễ khi đưa ra quyết định trong việc lựa chọn.
Tất nhiên, đây là một câu chuyện không có thật.
Làm gì có con lừa nào ngu ngốc đến thế, sắp chết đói đến nơi rồi còn chần chừ nhìn đống thóc mãi không ăn để cuối cùng bỏ mạng.
Tuy lừa không ngốc như vậy, nhưng con người thì lại có.
Tại sao rất nhiều người cứ đắn đo, chần chừ mãi mà không thể đưa ra quyết định lựa chọn? Đó là bởi vì họ mong muốn có được sự lựa chọn hoàn hảo nhất, nhưng tiếc là nhiều người không hiểu bản chất thật sự của việc chọn lựa:
Giả sử bây giờ bạn phải chọn giữa hai cọc tiền.
Một cọc là một trăm đồng xu, một cọc là từng xấp tờ một trăm tệ.
Liệu bạn có do dự không? Nếu là một người bình thường thì chắc chắn chẳng cần suy nghĩ gì, bạn sẽ chọn ngay cọc tiền với hàng xấp tờ một trăm tệ kia.
Vì đây là hai sự lựa chọn quá rõ ràng, không cần phải so sánh.
Còn đối với những sự lựa chọn khiến bạn đắn đo mãi không quyết định được, đó là vì bản chất hay giá trị của những lựa chọn ấy gần giống nhau nếu không thì sao bạn lại phải do dự? Vậy nên, trong những trường hợp như vậy, bạn chẳng cần phải do dự hay đắn đo làm gì cả, vì lựa chọn thế nào cũng đều như nhau.
Giống như câu chuyện về chú lừa kia, khi đó dù ăn đống thóc nào thì đều không phải chết vì đói.
Hơn nữa, chỉ cần ăn được một đống thóc là chú lại có cơ hội để ăn đống còn lại rồi.
Rất nhiều người đã sai ngay từ điểm xuất phát.
Họ luôn nghĩ rằng nếu không lựa chọn thì sẽ chẳng mất gì cả.
Đầu có! Thứ mà họ đánh mất chính là thời gian và cơ hội, là giá trị của cuộc sống.
Đừng giống như chú lừa trong câu chuyện của Buridan, bởi vì bạn là con người, mà con người thì phải thông minh hơn lừa chứ!