Không Thể Yêu Cũng Chẳng Thể Thương


Cùng lúc đó thì những món đồ từ thiện của cô cũng được đem lên đến nơi nhưng phía đằng sau chiếc xe bò đang chở đồ của cô lên thì còn một chiếc xe bò khác đang chở nhóm người nào đó tiến vào làng.
-Đoàn từ thiện đến làng mình kìa bà con ơi.
Tiếng cất lên của ai đó khiến cô chợt quay lại nhìn, rồi lại nhìn sang chiếc xe đó thì nó đã đến nơi.

Từ chiếc xe nhảy xuống là Mã Phi.

Cô thoáng bất ngờ, vì bận rộn chuẩn bị mọi thứ cho chuyến thiện nguyện này mà cô quên bén việc Long Đại cũng sẽ tới đây.

Mã Phi thấy cô liền nở nụ cười dịu dàng, anh ta hôm nay chỉ mặc quần jean áo thun khiến cô không quen cho lắm.

Thế nhưng vẫn cười đáp lại Mã Phi.
-Không ngờ họ đến thật nhưng sao không thấy Long Đại đâu nhỉ?
Tố Châu đứng sau cô thắc mắc hỏi.
-Anh ta là ai cơ chứ? Ông trùm, chuyên sống trong giàu sang sao có thể đích thân làm mấy việc thế này được, em đã bảo chị rồi mà chị không tin.
Cô phản bác có chút đắc ý.
- Em nói cũng đúng thôi mình vào đi.
-Chào mọi người, hôm nay ngôi làng nhỏ này rất vui khi đón tiếp mọi người đến.
Một ông cụ trông có vẻ là trưởng làng bước ra đón tiếp tất cả chúng tôi.
-Chào mọi người ạ.
-Chào mọi người.
Cô và Mã Phi bước đến chào hỏi, cô nãy giờ luôn xem Mã Phi như người lạ ngoài nụ cười lúc đầu thì không còn nhìn lấy anh ta cái nào nữa.
-Vậy ra cô cậu sẽ ở đây trong 2 ngày, thật vui vì vùng quê này có khách quý.

Xin mời mọi người vào trong, chúng tôi đã chuẩn bị chỗ nghĩ cho mọi người rồi.
Chỗ được làng sắp xếp là một ngôi nhà nhỏ,kế bên nhà của cô là đoàn của Mã Phi.

Vừa cất đồ hành lí vào trong, cô và Tố Châu cùng vài ekip trong công ty bắt đầu thực hiện công việc.

Vì đã liên hệ trước cho trưởng làng nên việc tập hợp mọi người, các em bé đến nhận quà diễn ra khá nhanh.
Tại một khu đất trống của làng, phía tay phải là đoàn của cô còn phía trái là người bên Mã Phi.

Đến đây cô đã đem đến đa số là gạo và một ít tiền mặt để trao cho các hộ gia đình trước, bên kia Mã Phi cũng trao quà, cũng là đồ ăn và tiền mặt.

Cô vẫn chưa hỏi được thông tin gì về dự án của Long Đại cả, nhưng theo cô nghĩ không đơn giản là họ đến chỉ để trao chút quà này.
Máy quay nãy giờ vẫn ghi lại hành trình của cô, lúc lên đây Tố Châu cũng tự dùng điện thoại để quay một vài đoạn rồi.
Trao xong thì cô nhờ trưởng làng tập hợp các em đến trường học, nhóm người của Mã Phi trao quà xong thì quay lại chỗ nghỉ không có ý định đi theo đoàn của cô.
Hiện giờ cô không có thời gian suy nghĩ vài cách đối phó Mã Phi nữa, đến đây cô vẫn đặt cái tâm của mình cao hơn, mọi chuyện còn lại sẽ tính sau.
-Trường học của mình hiện giờ vẫn còn thiếu nhiều thứ hả bác?
Cô đi cùng trưởng làng tiến vào ngôi trường nhỏ, nói là trường thế thôi nhưng nỏ chỉ là vài căn phòng đặt theo hình chữ U, một cái cổng đi vào không quá lớn.
-Đúng rồi cô ạ, ban đầu mọi thứ tốt hơn bây giờ nhiều nhưng trận lụt vừa rồi cuốn bay sạch, bàn ghế, sách vở.

Haiz tôi cũng xót tụi nhỏ nhưng sức cũng có hạn, nhà nước thì cũng hỗ trợ chút ít nhưng chỉ đủ để sửa lại cổng làng và vài con đường thôi còn trường học thì là tiền người dân dạo gần đây đóng góp lại mà sửa lần.
Nghe câu chuyện cô càng thêm thương xót cho trẻ em ở đây, điều kiện khong có, thiết bị không có, đường đi học cũng bất tiện, nhưng nghe trưởng làng nói các em ở đây rấ ham học, được đèo khó khăn cỡ nào cũng đến lớp đúng giờ.
-Vậy ở làng mình còn trường hợp nào mà các bé không được đi học không hả bác?
-Còn chứ vùng An Lộc này nhiều lắm, không phải là không có trường nhận mà gia đình chúng không cho.

Tại làng mình thì có một gia đình.

Sinh hai cô con gái nhưng lại không cho nó đi học, nay đứa lớn lấy chồng ở đâu trên tỉnh còn đứa nhỏ cũng sắp bị gả đi.
- Bên làng có thử nói chuyện với họ chưa ạ?
-Tất nhiên là có nhưng họ không nghe, tôi cũng khuyên bảo mấy lần mà không nhằm nhò gì.

Con bé mới có 13 tuổi, ngoan ngoãn lại ham học nhiều lần chỉ dám đứng ở ngoài cửa lớp nhìn vào, mấy thấy cô thấy thế liền đưa nó vào ngồi học cùng nhưng mẹ nó biết liền lôi nó về.
Bác trưởng làng trầm tư kể về cô bé đó khiến cô thấy thương vô cùng, bao nhiêu bạn bè đồng trang lứa giờ đã đi học ấy thế mà vẫn có vài em nhỏ như cô bé đó lại không được đến trường lại còn chuẩn bị lấy chồng, một ý nghĩ xuất hiện trong tiềm thức, thôi thúc cô phải làm một điều gì đó nếu không cô sẽ khó mà yên lòng.
-Chào các em.
Mấy em nhỏ đã tập trung đông đủ tại sân trường, cô và Tố Châu đi cùng trưởng làng đứng ra phía trước.
-Chào cô chú ạ.
Các em học sinh đồng thanh cất tiếng.
-Các em học có ngoan ngoãn không? Có nghe lời thầy cô không? Bạn nào ngoan dơ tay cô xem nào.
Đồng loạt là những cánh tay dơ cao khiến cô mỉm cười.
-Được rồi ai cũng ngoan thế điều xứng đáng được tặng quà.

Vậy các em có thích quà không?
-Có ạ
Nghe thế vài thầy cô ở trường liền phụ cô một tay xếp các em thành các hàng ngang rồi lần lượt tặng quà cho các bé.

Những món quà cô chuẩn bị hôm nay để tặng riêng mỗi em là vở, cặp sách, dụng cụ học tập, bánh kẹo, quần áo mới...
Ngoài ra cũng tặng riêng cho trường 2 tủ sách với mong muốn các em ở đây đều có thể tiếp cận những kiến thức mới mẻ, đa dạng, nâng cao tinh thần ham học hỏi.

Những cuốn sách được cô đích thân chọn kĩ càng, đều là những cuốn bổ ích, phù hợp với các em.

Tiếp đến được công ty hỗ trợ nên cô cũng tặng cho mỗi lớp thêm vài bộ bàn ghế, đồng thời tài trợ một khoản tiền để sửa sang lại trường học.
Tặng quà xong cô và ekip mình còn tổ chức các trò chơi, văn nghệ giao lưu cùng các em.

Mọi việc diễn ra vô cùng vui vẻ, nhùn nụ cười của các em khiến cô rất ấm lòng.

Hạnh phúc đơn giản chỉ có thế, nhìn tụi nhỏ cô vừa vui vừa có chút chạnh lòng.

Giá như cuộc sống đều tử tế với tất cả mọi người, giá như ngày đó không có sự xuất hiện của Mã Phi của Long Đại, Tuấn Phong của cô cũng không hi sinh vào ngay đêm tân hôn thì giờ chắc cô cũng rất hạnh phúc, sẽ cùng anh lên những vùng cao thế nào để làm từ thiện, sẽ giúp đỡ thật nhiều người thì tốt biết mấy.

Trong một phút nào đó cô ước cuộc sống của mình thật bình thường, nhưng còn chưa thực hiện công việc dang dở của Tuấn Phong cô không thể quay đầu..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui