Kí Ức Của Mưa FULL


1.
Từ khi yêu nhau, Nam Phong thường đưa Kỳ Thư đi khắp thành phố.

Lúc rảnh rỗi anh hướng dẫn cho cô cách sử dụng máy vi tính ở thư viện và tập xe đạp.

Cuối tuần, Kỳ Thư làm lễ tân khánh tiết cho nhà hàng tiệc cưới cạnh trường.

Mỗi khi thấy cô trong bộ áo dài đội mấn, lòng Nam Phong thầm mơ ước xa xôi.

Vào yêu ai không ngập tràn mơ ước, nhưng bắt đầu biết mơ ước cũng là bắt đầu lo sợ, càng lo sợ lại càng cố lao vào và níu giữ.

Tương lai ngay cả khi rõ ràng nhất cũng không có gì là không thể thay đổi, há cớ gì lấy một điều không chắc chắn để chối bỏ hiện tại hiển nhiên trước mặt.
Một hôm sau giờ học giáo dục thể chất, cả lớp chia đội chơi trò chơi vận động.

Các đội chia thành từng cặp đôi nắm tay chạy qua chướng ngại vật.

Thầy vừa hô hiệu lệnh, Phúc phóng vèo về phía trước còn chân Kỳ Thư chưa kịp nhấc lên.

Trong tích tắc, Phúc kéo cô trượt dài trên sân bê tông khô bỏng làm gối quần rách toạc, máu tứa ra.

Sáng nay phòng y tế không trực nên các bạn vội đưa cô về phòng, các chị lăng xăng bê thau nước rồi lau bụi cát trên chân cô thì Nam Phong bước vào.

Anh vô tình nghe các bạn trong lớp cô nói với nhau nên tức tốc vào Ký túc xá.

Anh tỉ mỉ lau sạch quanh vết thương, thổi nhè nhẹ rồi cẩn thận thấm bông sát khuẩn.

Cô cắn chặt môi, mồ hôi rịn ướt trên gương mặt tái mét.

Mỗi lúc chạm chỗ da rách, máu chảy ra, cô níu vào tay áo anh khiến anh nhói lòng còn các chị cười thút thít.

Hàng ngày, Phúc cõng cô đi toilet, tắm rửa, giặt giũ và chép bài cho cô.

Còn Nam Phong ngày nào cũng đến vệ sinh vết thương và trò chuyện cùng mọi người.
Hai tuần sau Kỳ Thư mới đi lại được bình thường.

Cô cùng em họ là Hiền sang thăm bà, một người em của bà nội cô sống ở quận ven.


Nam Phong ra ngẩn vào ngơ, chốc chốc lại xem đồng hồ.

Trọng từ ngoài về, dằn tờ bướm quảng cáo khuyến mãi mua điện thoại một tặng một kèm sim đôi trước mặt Nam Phong.

Anh xem xong rời khỏi nhà một mạch.

Anh đợi ở khuôn viên trường một lúc lâu thì Kỳ Thư về đến.

Anh hân hoan đặt vào tay cô chiếc hộp đã mở sẵn nắp.

Cô mở to mắt ngạc nhiên khi thấy cặp điện thoại mới tinh nhỏ nhắn rồi ngập ngừng từ chối.

Nam Phong ra sức thuyết phục.

Anh chưa bao giờ cảm thấy cần thiết hay bất tiện khi không có điện thoại, dù mọi người nhiều lần đề cập với anh.

Nhưng bây giờ mỗi khi cô không ở trong tầm mắt anh khiến anh bồn chồn lo nghĩ không yên, ít ra những lúc cô gặp phải điều gì anh có thể đến kịp lúc.

Anh hí hửng chỉ cho cô sử dụng, mò mẩm ấn nút chỉ trỏ trông như ông bà hai lúa.

Đó là lần đầu họ có điện thoại di động.

Mỗi khi chuông điện thoại reo lên, lòng họ cũng run lên bồi hồi.

Mỗi khoảnh khắc chờ đợi tin nhắn như chờ đợi một phép màu nhiệm quyền năng khiến tâm hồn xao động.

Nhiều đêm họ thao thức đến rạng sáng chỉ để nhắn cho nhau những lời lẻ ngôn tình, sến sẩm nhưng chưa bao giờ thấy đủ.
Tối nọ, Kỳ Thư gọi mãi nhưng Nam Phong không nhấc máy.

Cô đi qua đoạn đường đến nhà trọ anh thì nghe tiếng gọi với theo.

Cô sựng lại líu quýu khi thấy Nam Phong đang ngồi cùng các bạn.

Các bạn anh đều đã biết về cô nhưng mỗi lần anh muốn giới thiệu cô với họ, cô đều trốn mất.

Nam Phong bước đến nắm chặt tay Kỳ Thư, đám bạn anh cười ồ lên khiến cô ngượng ngùng chín mặt nấp sau lưng anh.

Anh mỉm cười trìu mến khích lệ.

Kỳ Thư khép nép cúi chào rồi nghe các anh xung xăng bán rẻ Nam Phong..
2.
Nam Phong cùng Kỳ Thư đến trung tâm gia sư tìm lớp.

Anh chạy xe bên cạnh chỉ đường đi cho cô.

Những chỗ đông người hoặc sang đường, ôm cua thì cô nhảy xuống dắt xe khiến tim anh như ngừng đập.

Trước ngày dạy chính thức, anh cùng cô đến nhà học trò để cô quen đường đi và dặn dò đủ thứ.
Căn nhà nằm ngay trên đại lộ Lê Lai đối diện với trung tâm thương mại Thương Xá Tax sang trọng.

Cô gửi xe rồi đi bộ qua nhà học trò.

Cậu anh mở cửa chào cô rồi lẳng lặng vào trong.

Cậu học trò lớp năm nhưng vóc người to béo.

Cậu nhìn cô cười trễ miệng, mắt trợn ngược lơ láo, tay chân giật giật như thể bị tật.

Cô cảm thấy lo lắng bất an vì trung tâm gia sư không đề cập đến.

Cô ân cần kiểm sổ báo bài và bắt đầu giảng dạy.

Cậu ú ớ, tay cầm thước gõ lung tung.

Cô nói gì cậu cũng cười vô tri, lúc khóc tu tu, khi giận dữ đập mạnh vào tay cô rồi giật tóc cô tới tấp.


Cô giảng đi giảng lại sáu, bảy lần nhưng cậu vẫn trơ ra ngơ ngáo.

Đến lúc ra về, tay cô vẫn còn đau rát.
Kỳ Thư tự nhủ phải dành nhiều thời gian hơn để dạy cậu bé.

Mỗi tối cô nhờ các chị tư vấn thêm kiến thức và phương pháp truyền đạt.

Tan học cô chạy tới chỗ dạy cũng là giờ tan tầm nên đường kẹt cứng.

Cô dắt xe len lên lề đường, đến nơi mồ hôi mướt mải.

Vừa bước vào nhà cô đã thấy sổ sách văng khắp nơi.

Kỳ Thư nhỏ nhẹ hỏi han thì cậu cấu véo vào tay cô đau điếng.

Cô nhặt sổ sách lại và nhẫn nại giải thích từng nội dung.

Cậu học trò một lúc lại giật tóc rồi đánh vào đầu và người cô xối xả.

Cứ thế ngày nào cũng vậy.

Một hôm, cô đang giảng bài thì cậu cầm mớ sách vở đập mạnh vào đầu khiến cô úp mặt xuống bàn.

Kỳ Thư đứng bật dậy, nước mắt rơm rớm.

Cậu anh chạy đến vấn víu xin lỗi.

Cô uất nghẹn nhưng cũng không thể trách mắng.

Mỗi ngày, vết bầm tím này chưa tan lại chồng thêm vết khác.

Các chị khuyên cô nên nghỉ nhưng nếu như thế cô sẽ mất ba mươi phần trăm phí môi giới đã đóng trong khi lương cũng không có.

Cô kiên trì suốt hai tuần ròng rã.

Tối nọ, cô đang ngồi cùng Nam Phong thì tay áo trượt dài xuống khuỷu để lộ những vết bầm tím rải rác.

Anh gạn hỏi vỗ về mãi cô mới kể rõ sự việc.

Anh liền liên hệ với phụ huynh và dạy thay cô đến hết tháng.

Ngày nào tay áo anh cũng đầy vết mực vấy bẩn.
Theo yêu cầu của phụ huynh, Kỳ Thư đi cùng Nam Phong đến nhận lương.

Vừa thấy cô, cậu học trò chạy đến kéo tay mừng rỡ.


Mẹ cậu lườm nguýt rồi sắc mắc đủ điều.

Cậu anh liền chạy đến thanh minh, bà đập bàn mắng nhiết.

Nam Phong nghiêm cẩn đỡ lời, bà liền quay ngoắt thái độ niềm nở khen ngợi anh không tiếc lời.

Bà mời anh tiếp tục dạy với mức lương cao hơn nhưng anh từ chối và khéo léo gợi ý bà nên tìm giáo viên có kinh nghiệm.

Bà khinh khỉnh nhìn Kỳ Thư rồi ném tờ tiền xuống bàn dằn hắt, miệt thị cô.

Nam Phong và Kỳ Thư run tím người.

Kỳ Thư đứng bật dậy, cương nghị đáp:
- Thưa cô.

Sinh viên đi làm để trang trải cuộc sống là một việc chân chính.

Đồng tiền rất quý giá nhưng cháu nghĩ cháu xứng đáng được nhận nó bằng sự tôn trọng.
Kỳ Thư đặt tờ tiền ngay ngắn trước mặt bà rồi cúi chào xin phép.

Nam Phong cũng bước theo cô.

Không còn dáng vẻ hùng hồn nữa mà nước mắt cô òa ra tức tưởi.

Sau hành động kiêu hãnh đó cô chưa kịp nhận ra mình có quá nông nổi? Cô đã cố gắng rất nhiều, nhưng có lẽ chỉ có sự cố gắng thôi thì chưa đủ.

Nam Phong cười trêu động viên cô, nét khảng khái và cương trực đó thật khác với vẻ ngoài yếu ớt mỏng manh của cô.

Cô chụp lấy tay anh, cắn một cái rồi dõng dạc nói:
- Em hết buồn rồi.

– Hàng nước mắt ngắn dài chưa kịp lau đi.
- Nhưng anh phải đi tiêm ngừa đó.
Cả hai bật cười thút thít.

Mỗi ngày qua cuộc sống lại bốc trần phơi trụi những ngây ngô ngốc nghếch của họ và dạy họ cách sinh tồn giữa nghiệt cay chợ đời..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận