Kiếp nạn trời định

Đến bữa tối, bà nội đưa mắt ra hiệu cho ông nội, ông giả vờ như không nhìn thấy, thế là, bà lại giẫm mạnh chân ông một cái ở dưới gầm bàn, ông lúc này mới đặt bát đũa xuống, ho khan mấy tiếng: “Cô, cô… cô… cô sống ở đâu?” Giọng nói của ông nội thực ra rất khẽ, nhưng hình như đã làm cho cô ta sợ hãi, cô mở to mắt, hoảng hốt nhìn chăm chăm vào ông.
Ông nội noi dịu dàng hơn: “Cô sống ở đâu?”
Nhưng cô vẫn giữ nét mặt đó, giống như một con vật nhỏ đang bị hoảng sợ.
Bà nội lườm ông nội một cái, nói thẳng luôn: “Chúng tôi định đưa cô về nhà, cô nói…” Bà còn chưa nói xong, cô đã quỳ sụp xuống, ra sức dập đầu lạy bà. Bà nội giật mình, vội vàng đỡ cô đứng dậy: “Cô làm gì thế? Có gì thì đứng dậy nói, mau, mau, đứng dậy!”
Nghe bà nội nói vậy, cô không những không dừng lại, ngược lại, lại dập đầu mạnh hơn, đến nỗi trán cô sưng tấy, nước mắt tuôn rơi lã chả, bà nội lập tức mềm lòng, ôm cô vào lòng, vội vàng nói: “Đừng lạy nữa, em gái ngoan, em sắp làm chị chết yểu đấy, chị không đưa em về nhà nữa, em cứ sống ở đây, coi như đây là nhà của em, ở đến khi nào em nhớ nhà, thì chúng tôi sẽ đưa em về…”
Khi bà nội nói những lời này, quả thực có hơi xúc động, sau đó chính bà cũng cảm thấy hối hận, thầm trách mình suốt nhiều ngày sau, nhưng lời nói đã nói ra, còn thân mật gọi người ta là em, dù thế nào cũng không thể nuốt lời nhanh như vậy được, cho nên, người phụ nữ lai lịch không rõ ràng đã ở lại như vậy đấy.
Cô quả thực là lai lịch không rõ ràng, cô không hề nhắc một từ về quá khứ của mình, bao gồm cả việc tại sao tối hôm đó người cô đầy máu me xuất hiện ở Câu Hồn Nha. Cô chỉ nói ông nội và bà nội tên của mình. Cô lật bàn tay ông nội ra, lấy ngón tay viết ba chữ vào lòng bàn tay ông nội: “Đỗ Xảo Nguyệt”.
Đỗ Xảo Nguyệt sống ở đây đã hơn hai tháng, trong nhà tự nhiên xuất hiện một cô gái đẹp như hoa như ngọc, đương nhiên khiến cho người khác nghi ngờ, bà nội đành phải nói là bà con họ hàng xa. Bà lúc đầu hy vọng người nhà của Đỗ Xảo Nguyệt đến tìm cô, kết quả đã hơn hai thắng trôi qua, cũng chẳng thấy ai đến tìm, như thể cô chẳng có người nhà vậy. Về sau, bà nội cũng không nhắc đến việc đưa cô đi nữa, bởi vì cô thực sự khiến người ta quý mến, sau khi cô ở lại, cuộc sống của bà nội đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều, cô luôn tranh làm việc nhà cho bà, thức khuya dậy sớm, việc gì cũng làm, không hề oán thán. Hơn nữa, bệnh gào khóc vô cớ của bác gái cũng được cô chữa khỏi, không biết cô đã dùng cách nào. Cô ôm em bé vào phòng ngủ của cô, đi một vòng, khi bước ra thì đứa bé đã không còn khóc nữa, không bao giờ khóc nữa, bà nội hỏi cô đã làm cách nào, cô lắc đầu, mỉm cười và thơm lên má bác gái. Cô cười rất dịu dàng, không hề đáng sợ chút nào, ánh mắt của cô cũng không đờ đẫn nữa, cô đã truyền sự đờ đẫn sang cho bé gái. Sau khi bé được cô chữa trị, đúng là không khóc nữa, nhưng cũng không cười nữa, thậm chí ngay cả tiếng bi ba bi bô củng không nói nữa, bác gái đã bị biến thành một đứa trẻ không bình thường. Thế nhưng, bà nội không hề chú ý đến những điều này, chỉ cần con gái không khóc nữa là bà yên tâm rồi.
Cho nên, bi kịch tất yếu sắp sửa giáng xuống.
8
Buổi trưa hôm đó, cũng giống như những buổi trưa khác, nếu như nhất định phải nói có gì khác biệt, thì chính là trưa hôm đó ánh mặt trời gay gắt hơn mọi ngày một chút. Bà nội đút bột cho bác gái ăn xong, liền đặt con lên giường ngủ. Đỗ Xảo Nguyệt bê chậu quần áo đi giật, ông nội hôm trước được người ta mời đến thôn khác để chiếu phim, ở thôn đó có hai nhà làm đám cưới, cho nên chiếu liền hai buổi, phải ngày mai mới về được. Bà nội ngồi trên đôn đá ở trước cửa, vừa sưởi nắng, vừa khâu chiếc quần bị bục chỉ, nhưng lại thiếp đi lúc nào không hay.
Bà nội nằm mơ, mơ thấy bác gái khóc, khóc rất dữ dội, bà vội vàng chạy vào trong phòng, nhưng lại không thấy con gái ở trên giường, bà tìm kiếm khắp nơi, nhưng không tài nào tìm thấy, chỉ nghe thấy tiếng khóc rấm rứt vang lên ở chính căn phòng này. Bà nội chăm chú lắng nghe, tìm kiếm nơi phát ra tiếng khóc của bé lại đột nhiên ngừng bặt, rồi ngay sau đó lại vang lên ở phía cửa. Bà chạy ra khỏi cửa theo tiếng khóc, chẳng hiểu sao khung cảnh phía bên ngoài cửa lại biến thành một bãi tha ma, xung quanh toàn là những nấm mộ lớn nhỏ khác nhau, những lá cờ trắng cắm trên nấm mộ giống như là những âm hồn đang nhảy múa. Có một người phụ nữ đang đứng trước nấm mộ bé nhất, cô ta quay lưng lại phía bà nội, mái tóc rất dài, chầm xuống tận đất, bác gái đang phủ phục trên vai cô ta, vẫy vẫy bàn tay nhỏ xíu về phía bà và khóc ngặt nghẽo. Bà nội lại nhìn thấy sự sợ hãi trong mắt con gái, lao đến ôm lấy bé thì ngón tay đột nhiên cảm thấy đau buốt, bà tỉnh dậy, hóa ra là kim đâm vào ngón tay.
Bà nội đưa ngón tay vào miệng, ngẩng đầu lên nhìn, Đỗ Xảo Nguyệt đang phơi quần áo, ánh nắng chói chang khiến bà nội hơi hoa mắt, bà nhìn tấm lưng cô ta, trong lòng chợt dâng nỗi sợ hãi bèn để chiếc quần lại, chạy vào trong phòng.
Bà chợt ngẩn người, bác gái đúng là không có trên giường.
Khi bà tìm khắp một lượt trong phòng cũng không thấy con gái, bà ấn thật mạnh vào đùi mình, đau quá!
Bà hoảng hồn kinh hãi chạy ra ngoài: “Xảo Nguyệt, Xảo Nguyệt! Em có nhìn thấy con bé đâu không?”
Đỗ Xảo Nguyệt chớp chớp mắt, lắc đầu, tiếp tục phơi quần áo.
Bà nội lại tìm kiếm khắp lượt ở trong phỏng, nhưng vẫn không tìm thấy bác gái, bà nghĩ đến người phụ nữ trong giấc mơ, toàn thân run rẩy, lẽ nào con mình thực sự đã bị người ta bắt đi rồi? Nghĩ đến đây, bà nội ngồi bệt xuống đất, khóc nức nở, không còn biết phải xử trí ra sao nữa.
Đỗ Xảo Nguyệt nghe thấy tiếng khóc của bà, vội vàng chạy vào, bà túm chặt lấy cô, nói một cách vô vọng: “Không thấy con bé đâu cả! Không thấy con bé đâu cả! Chị vừa mới chợp mắt một lúc đã không thấy nó đâu nữa…”
Đỗ Xảo Nguyệt vỗ vỗ nhẹ lên bàn tay bà nội, ra hiệu là bà đừng quá kích động, nhưng ở trong tình hình này, bà có thể không kích động được sao? Nếu là người khác, thì có kích động hay không? Bà nội đẩy Đỗ Xảo Nguyệt ra, rồi chạy ra ngoài, vừa chạy vừa hét: “Con ơi! Con ơi! Con ở đâu…”
Đỗ Xảo Nguyệt cũng đi theo ra ngoài. Cho đến tận khi trời tối họ mới trở về, không thu được kết quả gì, bà nội còn đi đến bãi tha ma phía sau núi tìm khắp một lượt. Bà khóc sưng cả mắt, giọng cũng khàn cả đi. Đỗ Xảo Nguyệt nấu bữa tối đem lên cho bà nội ăn, bà sao có thể ăn được chứ, cả người bà như sắp sụp đổ, bà bảo cô ta cứ về phòng ngủ trước, bà cần phải nghĩ xem, rốt cuộc đây là chuyện gì, tại sao chỉ mới một lúc mà đã không thấy bác gái đâu?
Bà bắt đầu nghĩ, liệu có phải là có người đang đùa bỡn không, đã giấu bác gái đi? Nhưng ai lại có thể rỗi hơi rảnh việc đến thế…? Cho dù thực sự đùa bỡn, nhìn thấy bà nội lo lắng đến như vậy, trò đùa có lẽ cũng phải kết thúc rồi chứ? Hơn nữa, cả buổi chiều nay bà gần như đã tìm khắp các nhà trong toàn thôn, ai cũng đều nói không nhìn thấy bác gái. Nếu như không phải là đùa bỡn thì sao? Chẳng lẽ đứa bé tự mọc cánh bay đi mất? Còn cả giấc mơ đó… tại sao lại mơ thấy như vậy? Nó đang ám thị điều gì? Mọi người đều nói mơ ngược với thực, tại sao bác gái lại biến mất thật?
Nỗi sợ hãi không tên từ mỗi ngóc ngách trong gian phòng dồn dập lao đến tấn công bà nội, vây chặt đến độ bà cảm thấy nghẹt thở, bà thực sự rất sợ hãi, bởi vì con mình mới chỉ có một tuổi ba tháng, vừa mới chập chững tập đi, đi còn chưa vững, nó không thể tự mình ngã từ trên giường xuống được, mà cho dù có ngã xuống, nó cũng sẽ khóc chứ, tại sao bà nội không hề cảm nhận được? Hoặc là tiếng khóc của bác gái trong giấc mơ là thực, nếu như là thực, thì trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, một đứa trẻ đang sống sờ sờ và đi chưa vững thì sao có thể biến mất được? Nói một cách khác, nếu như không có người lén ôm bác gái đi, vậy thì bé chắc chắn vẫn còn ở trong phòng này!
Suy nghĩ này khiến bà nội toàn thân run rẩy, tay chân lạnh ngắt, giống như giữa mùa đông lạnh giá, lạnh đến độ tê dại. Khóe mắt bà nội đột nhiên dừng lại ở chiếc rương trên đầu giường, lập tức bị hút chặt vào đó như nam châm, không thể rời mắt ra được.
Đó chính là chiếc rương đã xuất hiện trong mơ, tiếng khóc của bác gái đã từng phát ra từ bên trong. Đó cũng chính là chiếc rương bà đem từ nhà mẹ đẻ đến đây lúc cưới chồng, bên trong chỉ để quần áo, không thể nào… Mặc dù bà nội không muốn tin, nhưng bà vẫn đi về phía nó như đang trong cơn mộng mị, bà cảm thấy mình yếu ớt đến độ có thể chết bất cứ lúc nào.
Khi ngón tay bà vừa chạm tới chiếc rương, liền cảm nhận được, thậm chí bà còn nghe rõ tiếng khóc của bé, nhìn thấy nỗi sợ hãi trong mắt con mình.
Đây là một thứ trực giác của người mẹ.
Chiếc rương không được mở ra, không có bất cứ âm thanh nào, lặng lẽ như vừa mở một cỗ quan tài vậy.
Trước tiên bà nội nhìn thấy chiếc áo sơ mi nam dính đầy máu tươi đó, khi lần đầu tiên ông nội cõng Đỗ Xảo Nguyệt từ Câu Hồn Nha về nhà, cô ta đã mặc chiếc áo này! Bà nội nhớ, sau khi cô ta tắm gội xong, đã đốt chiếc áo sơ mi này, chính tay bà nội đốt, thế mà lúc này đây thật không ngờ nó lại phục hồi nguyên dạng chạy vào trong rương…
Bà nội dường như mất hết ý thức, bà không biết mình đã bế nó lên như thế nào, ở đây, chỉ có thể dùng từ “bế” này thôi, bởi vì phía trong nó, đang bọc lấy một cơ thể bé xíu. Bà nội càng không biết mình đã xé rách áo sơ mi đó như thế nào, đờ đẫn? Ức chế hay là phát điên?
Bác gái đã tắt thở từ lâu, cơ thể bé bị vặn lại thành dạng sợi thừng, dáng vẻ dị hình lọt vào đồng tử trong mắt bà nội.
9
Nếu như chúng ta làm bất cứ việc gì đều có thể làm một cách tỉ mỉ thận trọng, suy xét thật kỹ, vậy thì có một số bi kịch, liệu có phải là có thể né tránh được không? Tôi không biết, bà nội cũng không biết, nhưng bà khẳng định chắc chắn việc này chính là do Đỗ Xảo Nguyệt làm, trong một khoảng thời gian ngắn như vậy mà có thể chạy vào nhà giết người, chỉ có một người thôi, đó chính là Đỗ Xảo Nguyệt!
Thế nhưng, tại sao cô ta lại phải làm như vậy? Sao cô ta lại tàn nhẫn đến thế? Sao cô ta lại có thể ra tay với một đứa bé chỉ mới hơn một tuổi?
Bà nội không hiểu nổi, thường ngày mình đối xử với Đỗ Xảo Nguyệt cũng không bạc, tại sao cô ta lại lấy oán báo ân? Bà nội cũng không dám nghĩ nữa, cái chết của bác gái khiến bà bỗng chốc tàn tạ già nua đi rất nhiều, bà càng lúc càng sợ Đỗ Xảo Nguyệt, nhìn thấy cô ta còn khiến bà sợ hãi hơn nhìn thấy ma, thậm chí bà còn không dám đối mặt với Đỗ Xảo Nguyệt, bà cảm thấy cô ta không phải là người, sự dịu dàng và đáng thương mà Đỗ Xảo Nguyệt thể hiện ra đều là để ngụy trang, Đỗ Xảo Nguyệt chính là một con ác quỷ, hoặc là trong thân thể cô ta đang ẩn giấu một con ác quỷ, bất cứ lúc nào cũng có thể nhảy ra băm nát bà nội.
Điều quan trọng nhất là, chỉ cần bà nội nhắm mắt lại, là lại nhìn thấy thân thể rúm ró của bác gái, và nỗi sợ hãi trong mắt con mình, còn có cả chiếc áo sơ mi nam dính đầy máu tươi mà Đỗ Xảo Nguyệt đã mặc, tất cả những thứ đó cứ đung đưa trước mắt bà, bà không thể nào thoát ra khỏi cơn ác mộng Đỗ Xảo Nguyệt đã giết chết bác gái.
Bà bị giày vò vô cùng đau khổ, như đứt từng khúc ruột, tinh thần rất u uất.
Một gia đình đang yên ổn, chỉ vì cái chết của con gái, trong một đêm đã bị bao vây bởi bóng đêm không thể nào xua đi được.
Ông nội đau lòng thì có đau lòng, nhưng ông dù sao vẫn là một người đàn ông, cần phải kiên cường, sau khi chôn cất qua loa cho bác gái, ông bắt đầu tĩnh tâm để phân tích những điểm khả nghi của sự việc này, bởi vì lúc ga chết ông nội không có mặt tại đó, cho nên ông cũng không biết cụ thể sự việc như thế nào. Nhưng, từ thân hình cong vẹo của đứa trẻ, ông cảm thấy sự việc này không liên quan gì đến Đỗ Xảo Nguyệt, vậy thì… có thể là ai được chứ? Thường ngày ông chưa bao giờ xảy ra cãi cọ với ai, bà nội cũng là một người phụ nữ hiền thục nổi tiếng trong thôn, ai có thể ra tay hãm hại bác gái? Hơn nữa, thủ đoạn lại có thể độc ác tàn nhẫn đến như thế, động cơ là gì? Còn cả chiếc áo sơ mi của Đỗ Xảo Nguyệt, rõ ràng đã bị đốt cháy thành tro bụi, sao lại có thể chạy vào trong rương được, còn trở thành hung khí buộc chặt bác gái?
Lẽ nào là… có ma? Nhưng hồn mà đòi mạng cũng cần phải có nguyên nhân chứ? Giết chết bác gái, nguyên nhân nằm ở đâu? Nghĩ hồi lâu, đầu óc như sắp nổ tung ra, không chỉ không hiểu nổi, ngược lại trong lòng cảm thấy vô cùng hỗn loạn, ông nội quyết định không nghĩ gì nữa, ngồi ở đầu giường, cầm lấy bàn tay bà nội, khẽ nói: “Anh biết trong lòng em rất buồn, mất đi con bé anh cũng buồn như vậy, em đừng giày vò bản thân nữa, cuộc sống của chúng ta sau này vẫn còn dài, chẳng phải thế sao? Anh biết trong lòng em rất ấm ức, em cứ khóc to lên, đừng có nín nhịn hay là… em đánh anh đi, mắng anh đi, em cứ thế này thì anh sao có thể yên tâm được?”
Bà nội đờ đẫn nhìn lên xà nhà, sắc mặt tái mét, ánh mắt trống rỗng vô vọng, bà đã không thể khóc được nữa rồi, bà cắn chặt môi, nói một cách máy móc: “Chính cô ta đã giết con bé…” “Không phải đâu, không phải Xảo Nguyệt giết đâu, em biết để vặn thân thể của một người thành như vậy thì cần phải có sức mạnh như thế nào không, hơn nữa, trong khoảng thời gian ngắn như vậy, Xảo Nguyệt không làm được đâu, cô ấy không thể làm được!” Khi nói những lời này, trong lòng ông nội đột nhiên nhói đau, một sự đau đớn kỳ lạ đang cắn xé ông.
“Chính là cô ta đã giết con bé…” Bà nội vẫn nói như vậy.
“Thực sự không phải là cô ấy, em hãy tin anh có được không? Xảo Nguyêt không làm như vậy đâu, chúng ta không thể chỉ vì chiếc áo sơ mi đó mà khẳng định chắc chắn con bé là do cô ấy giết, chiếc áo sơ mi đó chẳng phải đã bị đốt rồi sao, còn chính do em đốt mà”.
“Là cô ta giết chết con bé…” Bà nội dường như chỉ biết nói duy nhất một câu này.
“Ôi…” Ông nội thở dài, hiểu rằng lúc này có nói gì cũng vô dụng, thế là ông bèn đắp chăn cho bà, bước ra ngoài. Ông nhìn thấy cửa phòng Đỗ Xảo Nguyệt đang khép hờ, do dự một lát, ông bước đến đó mở cửa ra.

 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui