Kiếp sau

Chương 7 
Peter đóng cánh cửa phòng làm việc đúng vào lúc chuông điện thọại reo vang. Anh quay người lại và nhấn vào nút bật loa. Tổng đài thông báo có ngài Gardner đang chờ máy, anh lập tức tiếp điện thọai. 
- Ở chỗ cậu chắc phải muộn lắm rồi, tớ đang chuẩn bị ra về, anh vừa nói vừa đặt chiếc túi xuống chân. 
Jonathan thông báo với bạn kết quả cuộc tìm kiếm của anh. Anh đã xác định được phần nền và khung của bức tranh, song không tài nào tìm nổi ý nghĩa những dòng chữ mà nhà danh họa đã giấu sau lớp màu, và anh rất tiếc vì các chữ cái viết hoa cũng không đủ để chính thức xác thực bức tranh. Jonathan đang cần bạn mình giúp đỡ. Những xét nghiệm anh cần thực hiện đòi hỏi phải có các trang thiết bị mà nhiều phòng thí nghiệm tư không dễ có được. Peter chợt nghĩ ra, anh quen một người ở Paris có thể sẽ giúp được họ. 
Trước khi bỏ máy, Peter kể về một khám phá của anh trong quá trình nghiên cứu các dữ liệu mang từ Lon don. Một bài báo ra vào tháng sáu năm 1867 mà từ trước tới nay họ chưa hề được đọc, nói về vụ tai tiếng xảy ra trong buổi đấu giá. Nhà báo đó đã không cho biết thêm chi tiết nào khác nữa. 
- Người viết có vẻ quan tâm hơn cả tới việc bôi nhọ danh tiếng nhà sưu tầm của cậu, Peter nói. 
- Tớ có nhiều lý do để tin rằng bức tranh đã bị đánh cắp đúng vào ngày hôm đó, hay nói đúng hơn là nó bị xóay mất ngay trước khi được người ta công bố, Jonathan trả lời. 
- Do ngài Edward làm ư? Peter hỏi 
- Không, không phải ông ta là người đã giấu bức tranh trong một tấm chăn. 
- Cậu nói gì thế? Peter hỏi. 
- Vấn đề này hơi phức tạp, tớ sẽ giải thích cho cậu sau. 
- Dù sao đi nữa, Peter nói tiếp, ông ta cũng chẳng được lợi gì nếu làm như thế. Buổi đấu giá đã có thể gia tăng rất nhiều gía trị cho bộ sưu tập của ông ta, tớ bảo cậu với tư cách là một chuyên gia đấu giá đấy. 
- Tớ cho rằng gia tài mà ông ta vẫn thường khoe khoan đã khánh kiệt từ trước đó khá lâu, Jonathan kết luận. 
Nhưng cậu lấy nguồn tin từ đâu thế? Peter tò mò hỏi. 
- Đây là cả một câu chuyện dài, anh bạn ạ, mà tớ cũng chẳng nghĩ là cậu sẽ muốn nghe. Ngài Edward có thể chẳng phải là một tay hào hiệp như tớ và cậu đã từng giả định, Jonathan nói thêm. Thế cậu có tìm được thông tin gì về chuyến đi vội vã của ông ta sang Mỹ không? 
- Rất ít. Song cậu nói “vội vã” là đúng. Tớ không biết chuyện gì xảy ra với ông ta song chính bài báo đó kể rằng rất nhiều người đã lục tung căn nhà của ông ta ở London lên vào ngay buổi tối diễn ra cụôc đấu giá. Cảnh sát đã phải giải tán mọi người trước khi họ kịp đốt trụi căn nhà. Còn về ông ta, không bao giờ thấy ông ta xuất hiện nữa. 
Ngày hôm trước, Peter đã tới tìm các dự liệu lưu trữ tại khu cảng cổ của Boston. Anh tra danh sách hành khách di cư từ Anh sang vào thời kỳ đó. Một chiếc tàu đi từ Manchester đã ghé Lon don trước khi vượt biển Đại Tây Dương. Nó cập bến vào một ngày khá phù hợp với thời điểm để Ngài Edward có thể lên tàu. 
- Thật không may cho chúng ta, Peter tiếp tục, trên tàu chẳng có hành khách nào tên Lanngton cả, tớ đã kiểm tra ba lần rồi, song tớ lại tìm thấy một điều khá thú vị. Có một gia đình khác đã xuống tàu, đăng ký trong danh sách nhập cư vào thành phố với họ Walson. 
- Vậy thì có gì là thú vị? Jonathan vừa nói vừa ghi nhanh lên một tờ giấy.Chẳng có gì cả! Cậu sẽ tự mình nói với cô ấy rằng thật xúc động mỗi khi tìm ra được giấu vết nguồn gốc của mình cũng như của một thành viên trong gia đình Walton của Anna, vợ tương lai của cậu, đúng từng chữ một. 
Chiếc bút chì đen gãy đôi trong tay Jonathan. Anh lặng đi hồi lâu. Peter gọi anh mấy lần ở đầu dây bên kia, cậu ta nóng ruột nhấn liên tiếp lên nút chuyển mạch, nhưng Jonathan vẫn không hề đáp. Vừa đặt máy nói xuống, Peter vừa tự hỏi làm thế nào mà Jonathan có thể khằng định, bức tranh đã được bọc ngòai bởi một tấm chăn? 
* * * 
Jonathan và Clara rời London ngay sáng sớm tinh mơ ngày hôm sau. Peter đã sắp xếp cho họ gặp người quen của anh ở Paris vào cuối buổi chiều hôm đó. Chừng nào bức tranh còn chưa được xác thực, thì các hãng bảo hiểm chưa có quyền đòi hỏi nó phải được bảo vệ kỹ càng mỗi lần di dời. Dù sao đi nữa, quãng thời gian ít ỏi còn lại cũng không cho phép họ làm như vậy. Clara đã bọc bức tranh trong một tấm chăn và bảo vệ nó khá cẩn thận bằng một chiếu túi da. 
Chiếc ta-xi đưa họ tới sân bay City. Vừa theo sát bước Clara lên cầu thang dẫn đến phòng chờ tầng một, Jonathan vừa say sưa ngắm cô. Trong khi chờ tới giờ máy bay cất cánh, họ ngồi ở một quán cà phê nằm ngay phía trên đường băng. Dán mắt vào lớp kính, họ có thề nhìn thấy những chiếc máy bay phản lực chở khách đều đặn nối đuôi nhau cất cánh. Jonathan đi ra quầy bar lấy nước mát cho Clara. Đứng chống khủyu tay trước quầy,anh chợt nghĩ tới Peter, rồi tới Vladimir và cuối cùng thì tự hỏi điều gì đang lôi cuốn anh trong cuộc đua này. Anh quay trở lại ngồi vào bàn và nhìn Clara. 
- Tôi đang tự đặt ình hai câu hỏi, anh nói. Còn cô không nhất thiết phải trả lời tôi. 
- Anh cứ bắt đầu hỏi câu thứ nhất đi! Cô vừa nói vừa đưa cốc lên miệng. 
- Làm thế nào mà các bức tranh ấy đã tới tay cô? 
- Chúng được treo trên tường khi bà tôi mua lại trang viên, nhưng chính tôi đã tìm thấy bức Thiếu nữ áo đỏ. 
Rồi Clara kể cô đã tìm thấy bức tranh trong hòan cảnh nào. Vài năm trước, cô quyết định dọn dẹp căn phòng áp mái. Vì tòa nhà đã được xếp hạng nên phải chờ khá lâu mới có được giấy phép hành chính để tiến hành công việc sửa chữa. Khi đơn xin bị từ chối và trả lại, Clara đành bỏ lửng dự định đó. Nhưng tiếng sàn tầng trên kêu kèn kẹt trong đêm luôn ám ảnh cô. Ông Wallace, một thợ mộc trong làng rất quý Clara, đã đồng ý giúp cô bí mật dỡ gỗ sàn ra để thay tòan bộ các thanh tầm, sau đó lắp lại như cũ. Khi bụi phủ lại lên phía trên, thanh ta các di tích lịch sử sẽ không thể nào phát hiện được. Rồi một hôm, người thợ mộc đã tới tìm cô. Cô cần phải đến xem một thứ. Clara đi theo ông lên gian phòng trên tầng xếp. Ông đã tìm thấy một thùng gỗ vuông chiều dài khỏang một mét được giấu kỹ giữa hai thanh tầm. Clara giúp ông lôi chiếc thùng ra khỏi chỗ giấu và đặt lên trên chân mễ. Được bọc ngòai bởi một tấm chăn màu xám, Thiếu nữ áo đỏ hiện ra từ quá khứ và ngay lập tức Clara đã nhận ra tác giả của bức tranh. 
Giọng nói từ radio hướng dẫn đã cắt ngang câu chuyện của cô. Máy bay bắt đầu nhận hành khách. Một đôi trai gái đứng hôn nhau ngay trước cửa kiểm sóat. Cô gái lên máy bay một mình. Khi cô đã đi qua cửa kiểm tra an ninh, chàng trai âu yếm đưa tay lên vẫy. Cô gái biến mất trong khung cửa tròn phía cuối hành lang mà bàn tay vẫn còn giữ một lát trên không trung. Jonathan nhình chàng trai đi về phía cầu thang cuốn, đôi vai trĩu buồn. Vẽ tư lự, anh đuổi theo Clara đang đi dần về phía cửa số 5. 
* * * 
Chiếc phản lực City của hãng hàng không Air France tới Paris sau bốn mươi lăm phút. Mọi giấy tờ của phòng tranh đã giúp họ nhanh chóng qua cửa hải quan mà không gặp khó khăn gì. Jonathan đã đặt hai phòng trong một khách sạn nhỏ nằm cuồi đường Bugeaud. Họ để hành lý ở đó, gởi bức tranh vào két an tòan của khách sạn rồi chờ đến khi chiều xuống. Sylvie Leroy, một cộng tác viên đắt lực của trung tâm nghiên cứu và phục chế trực thuộc các Bảo tàng Pháp, tới gặp họ tại quầy bar của khách sạn khi trời vừa tối. Ba người chọn chỗ ngồi kín đáo bên chiếc bàn đặt dưới gầm cấu thang gỗ. Những bậc thang lên xóay hình trôn ốc dẫn tới một trong những lối vào thư viện. Sylvie Leroy chăm chú nghe Jonathan và Clara, rồi cô theo họ vào phòng khách nhỏ nằm giữa hai căn phòng mà họ đã đặt. Clara mở phéc-mơ-tuya hiệu Tia Chớp của chiếc túi da, tháo bức tranh ra khỏi tấm chăn bọc ngoài và gác lên bệ cửa sổ. 
- Bức tranh thật tuyệt vời, nữ nhân viên giám định thì thầm bằng một giọng tiếng Anh rất chuẩn xác. 
Sau khi quan sát kỹ bức tranh, cô quay lại ngồi vào ghế bành và nói vẻ bất lực: 
- Thật đáng tiếc, tôi không thể giúp gì cho hai người, tôi thành thật xin lỗi. Hôm qua tôi đã giải thích rõ ràng với Peter qua điện thọai. Các phòng thí nghiệm của Louvre chỉ dành phục vụ những bức tranh là đối tượng quan tâm của Bảo tàng Quốc gia. Chúng tôi không bao giờ làm việc cho giới tư nhân. Không có yêu cầu khẩn thiết của một quản đốc bảo tàng, chúng tôi không được phép sử dụng trang thiết bị cho người ngòai. 
- Tôi hiểu, Jonathan đáp. 
- Còn tôi thì không hiểu nổi, Clara tiếp lời. Chúng tôi từ tận Lon don tới đây, chỉ còn hai tuần nữa, chúng tôi sẽ phải chứng minh được đây là một bức tranh thật, mà ở chỗ cô có mọi trang thiết bị cần thiết. 
- Chúng tôi hoàn toàn không liên quan gì tới những vấn đề của thị trường, nghệ thuật, thưa cô, Sylvie nói tiếp. 
Nhưng đây là một vấn đề nghệ thuật chứ không phải vấn đề thị trừơng, Clara đáp, giọng cương quyết. Chúng tôi đấu tranh để một tác phẩm lớn của một bức danh họa được công nhận, chứ không phải để phá vỡ kỷ lục của các phòng đấu giá. 
Sylvie Leroy khẽ ho và mỉm cười. 
- Cô cũng không nên đi quá xa, dù sao Peter cũng là người giới thiệu hai người đến với tôi! 
- Clara nói đúng sự thật. Tôi là một chuyên gia thẩm định chứ không phải tay buôn, Jonatha tiếp lời. 
- Tôi biết anh là ai, anh Gardner, tiếng tăm của anh thật đáng nể. Tôi rất quan tâm tới các công trình nghiên cứu của anh, một vài trong số đó đã giúp cho tôi khá nhiều. Thậm chí tôi đã tới dự các buổi hội thảo của anh tại Miami. Chính ở đó tôi đã làm quen và dùng một bữa tối khá muộn với anh bạn Peter của anh, chỉ có điều tôi đã không có may mắn gặp được anh. Anh đã về mất rồi. 
Sylvie Leroy đứng lên và nắm tay Clara. 
- Tôi rất vui mừng được làm quen với hai người, cô nói với Jonathan trong lúc ra khỏi căn phòng. 
- Chúng ta làm gì bây giờ? Clara hỏi khi cánh cửa đã khép lại. 
- Vì tôi cần phải có một chiếc máy chụp bằng tia hồng ngọai, một máy chiếu cao áp, phổ kế plasma và kính quét hiển vi điện tử, tôi nghĩ rắng đi dạo một vòng Paris có lẽ là điều thích hợp nhất nên làm, tôi biết khá rõ nơi chúng ta tới. 
* * * 
Chiếc ta-xi chạy khá nhanh trên con đường dọc bờ sông. Từ chân cầu Trocadero nhìn ra, hàng ngàn ngọn đèn nhấp nháy trên tháp Etiffel phản chiếu xuống mặt nước sông Seine. Mái vòm bằng vàng của cung điện Invalides tỏa sáng trong bầu không khí dìu dịu của cung điện Invalides tỏa sáng trong bầu không khí dìu dịu của buổi tối mùa hè. Chíêc xe thả họ dưới chân tòa nhà của bảo tàng Orangerie. Trên quảng trường Concorde, một ông già cô đơn lang thang giữa hai đài phun nước. Từng chùm tia nước phun ra từ miệng các bức tượng. Clara và Jonathan im lặng bước dọc theo bến song. Đi dọc theo bến song. Đi dọc theo phố Tuileries, nhìn những hàng cây hai bên các lối đi dạo, Jonathan chợt nghĩ tới những khu vườn Boboli. 
- Khi nào tới Boston, chúng ta sẽ đi dạo cùng nhau dọc theo bờ sông Charles chứ? Clara hỏi. 
- Tôi hứa với cô, Jonathan trả lời. 
Hai người đi qua Cổng Sư Tử (nguyên tác tiếng Pháp: Porte des Lions) . Dưới chân họ, trong tầng hầm nằm dưới sân Bảo tàng Louvre là những phòng thí nghiệm của trung tâm nghiên cứu và phục chế của Bảo tàng Pháp. 
* * * 
Sylvie Leroy chuẩn bị bước xuống tầng hầm của ga tàu điện ngầm đúng lúc chuông điện thọai di động của cô reo vang. Cô dừng lại phía trên bậc cầu thang và đưa tay vào túi xách. Khi cô bật máy, Peter cao giọng hỏi cô đang làm gì khi không có anh bên cạnh trong cái thành phố lãng mạn nhất thế giới này. 
* * * 
Anna đi lại trước giá vẽ để hòan thành nốt những chi tiết cuối cùng của một bức tranh. Cô lùi lại để chiêm ngưỡng sự trau chuốt trong tác phẩm của mình. Một loạt tiếng bíp reo lên từ phòng bên. Cô đặt cây cọ vẽ xuống một chiếc cốc bằng đất nung và đi tới ngồi nơi bàn làm việc kê sát một trong những cửa sổ nắm cuối xưởng vẽ. Cô mở máy vi tính, gõ mã số cá nhân lên bàn phím và tra chiếc thẻ số hóa vào một đầu từ; ngay lập tức màn hình hiện lên một loạt ảnh. Tấm ảnh đầu tiên chụp từ ngòai phố cho thấy Jonathan và Clara đang ngồi cạnh nhau ngắm một bức tranh trong phòng tranh tại Albermrle, trên tấm thứ hai, ánh sang yếu ớt từ cột đèn phủ một lớp màu cam lên con phố nhỏ vắng vẻ, song ánh mắt họ nhìn nhau lại chẳng nhợt nhạt chút nào. Trong tấm thứ ba, Jonathan và Clara đang đi dạo trong khu vườn của một tòa trang viên theo kiểu Anh. Những tấm khác chop cảnh hai người đang ngồi bên chiếc bàn sau lớp kính của một quán cà phê, rồi đứng đối diện nhau dưới mái hiên khách sạn Dorchester. Trên tấm ảnh thứ sáu, Jonathan đang đứng chống khuỷu tay xuống quầy bar của sân bay, Clara ngồi bên chiếc bàn sát cửa kính phía trên đường băng. Một hình phong bì nhỏ nhấp nháy ở góc dưới màn hình. Anna tải xuống máy dự liệu đính kèm thư điện tử mà cô vừa nhận được. Một lọat ảnh kỷ thuật số mới tự động chạy vào kho ảnh mở sẵn trong máy tính của cô. Anna xem kỹ từng tấm một. Ở Paris, cuối phố Bugeaud, Clara và Jonathan đang bước xuống bậc thang của một khách sạn nhỏ. Tấm ảnh cuối cùng chụp họ đang bước lên xe ta-xi, trên đó hiện con số chỉ 9 giờ 12 phút tối. Anna nhấc điện thọai và bấm số gọi ra ngọai ô... 
* * * 
Anh sẽ cứu thóat Peter khỏi một hòan cảnh rất tế nhị và khiến cho tài năng của Vladimir Rkin được thừa nhận xứng đáng. Hơn thế nữa, có thể anh sẽ hiểu thêm được điều gì đó trong chuỗi song kiện kỳ dị đã ngăn không cho anh được ôm Clara trong vòng tay. Bàn tay anh lướt nhẹ gần sát khuôn mặt Clara mà cố tránh không chạm vào da cô. 
- Nếu như em biết, anh khao khát được chạm vào em như thế nào, anh nói. 
Clara lùi lại và quay người đứng đối diện với anh. Cô tỳ tay lên lan can. Sương đêm phủ một lớp mỏng lên tóc cô. 
- Em cũng vậy, cô thì thầm và nhìn nước chảy dưới sông Seine. 
Điện thọai của Jonathan reo vang. Anh nhận ra giọng nói của Sylvie Leroy. 
- Tôi không biết ông đã thuyết phục như thế nào, thưa ông Gardner, nhưng những người quen của ông rất có thế lực. Sáng mai tôi sẽ chờ ông ở phòng thí nghiệm. Cửa vào nằm ngay sau cổng Lions, trong sân bảo tàng Louvre. Hãy đến vào lúc bảy giờ sáng, cô nói thêm trứơc khi cúp máy. 
Peter quả có những mối quan hệ đặc biệt, Jonathan nghĩ thầm khi rời nhà hàng. 
Buổi sáng sớm, Trung tâm Nghiên cứu và Phục chế cuả các Bảo tàng Pháp vẫn còn đóng cửa, Jonathan và Clara bước xuống những bậc thang dẫn tới sân của Bảo tàng Louvre. Sylvie Leroy đứng chờ họ sau cánh cửa bọc thép của phòng thí nghiệm. Cô quét thẻ của mình qua đầu đọc và cánh cửa lập tức trượt tự động vào trong tường. Jonathan bắt tay cô, rồi cô mời họ đi theo. 
Nơi này quả là vô cùng hiện đại. Những dãy hành lang bằng kim lọai vắt ngang các gian phòng rộng mênh mông, nơi rất nhiều nhà nghiên cứu, kỹ thuật viên và nhà phục chế ngày đêm làm việc. Một trăm sáu mươi người làm việc trong nhiều dự án khác nhau của trung tâm. Là tác giả của những sang chế về công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực bảo tồn nghệ thuật, các nhà nghiên cứu của chương trình C2RME, những người gìn giữ phần lớn ký ức của các nền văn minh đã cống hiến cả cuộc đời để phân tích, xác định, phục chế, bảo quản và thống kê những tác phẩm lớn nhất của kho tàng di sản. 
Nếu không phải là con ngừơi kín đáo, thì những ai làm việc ở Trung tâm nghiên cứu và phục chế của các Bảo tang Pháp đã có thể rất tự cao về tài năng của bản thân. Những ngân hàng dữ liệu mà các nhà nghiên cứu xây dựng nên sau nhiều năm đã được thừa nhận và sử dụng trên tòan thế giới. Rất nhiều tổ chức của Châu Âu và nhiều quốc gia đã liên kết hợp tác với họ. Fraçois Hébrard, trưởng chi nhánh “Tranh cỡ nhỏ” đang chờ họ ở cuối hành lang. Tới lượt ông đưa thẻ của mình lướt qua một máy kiểm tra và cánh cửa tự động nặng trịch của trung tâm nghiên cứu liền được kéo ra. Clara và Jonathan tiến vào một trong những phòng thí nghiệm bí mật nhất thế giới. Rất nhiều gian phòng rộng mênh mông nằm san sát dọc hành lang, ở khu vực trung tâm là một thang máy bằng thép và kính đựoc dùng để lên các văn phòng tầng trên. Vô số màn hình phát ra những quầng sang màu xanh lá cây xuyên qua các vách ngăn kính. Jonathan và Clara bứơc vào một căn phòng có tầng rất cao. Một chiếc máy chụp ảnh khổng lồ đang lướt trên các đường rãnh. Các kỹ thuật viên đặt bức tranh lên một chiếc giá và ngắm nhìn rất kỹ tác phẩm của Vladimir Rkin. Mặc dù có trong tay đủ thiết bị hiện đại, song các nhà nghiên cứu của trung tâm không bao giờ có thái độ coi nhẹ hay hàm hồ đối với một tác phẩm tòan vẹn. Người kỹ thuật viên đảm nhiệm việc chụp ảnh điều chỉnh một lọat ánh đèn chiếu từ các góc độ khác nhau xung quanh bức tranh. Bức tranh Thiếu nữ áo đỏ được chụp dưới ánh đèn chiếu trực diện, rồi bằng tia cực tím và tia cực tím và tia hồng ngoại. 
Tất cả những tấm ảnh chụp đặc biệt này sẽ cho phép nhìn thấy những hình vẽ chìm nếu có, những dấu vết sửa chữa họăc những dấu vết phục chế đã được thực hiện trong quá khứ. Bản phổ kế bằng tia hồng ngọai đã không mang lại những kết quả như mong muốn. Để có thể khám phám những bí mật của bức tranh, trước hết phải tìm cách tách rời các yếu tố cấu thành trên nó. Đến cuối buổi sáng, một số mẫu thành phần nhỏ li ti như đầu kim đã được trích ra và dùng hơi ga để thử nghiệm màu sắc. Chiếc máy tối tân cho phép tách ra những phân tử nhỏ nhất cấu thành nên chất sơn. Sau khi có được những kết quả đầu tiên, Fraçois Hébrard gõ chúng vào một trong những máy tính được nối mạng thông tin. Chỉ vài phút sau, máy in bắt đầu chạy.Rất nhiều các đường vạch và sơ đồ bắt đầu được in ra trước mắt họ. Một nhà nghiên cứu bắt tay ngay vào công việc so sánh và chuẩn bị một hệ thống cơ sở dữ liệu. Bầu không khí nóng dần lên trong phòng thí nghiệm. Thiếu nữ áo đỏ đang được quay về phía bên kia mà không ai thấy được khuôn mặt, có lẽ cũng đang mĩm cười khi thấy mình đã gây được một ấn tượng lớn. Từ lúc cô bước và nơi này, các nhà nghiên cứu tập trung mỗi lúc một đông. 
Chiếm máy kỳ lạ nhất mà bức tranh sẽ được đưa qua giúp đo được màu sắc. Chiếc máy đo góc-màu-ảnh thô trông chẳng khác gì một máy chiếu phim cũ, song nó lại là một trong những trang thiết bị tối tân nhất và có thể cho kết quả trong vòng chưa đầy một phút. Fraçois Hébrard vồ ngay lấy tờ kết luận, đọc đi đọc lại hai lần rồi chuyển cho Sylvie Leroy. Cả hai nhìn nhau ngạc nhiên. Sylvie Lery thì thầm vài tiếng vào tai ông. François tỏ ra ngập ngừng, rồi ông nhún vai, nhấc điện thọai treo tường và bấm bốn chữ số. 
- AGLAÈ có họat động không nhỉ? Ông hỏi bằng giọng tự tin. 
Ông chờ máy bên kia trả lời và hài lòng gác điện thọai. Ông kéo tay Jonathan đi theo. Sau khi đã đi qua một cánh cửa an ninh nữa, họ bước vào một khu nhà kỳ quặc. Ngay từ cửa vào, dãy hành lang bê-tông chạy vòng vèo như một mê cung. 
- Đây là một cách để chống lại các nguyên tử, ông thì thào. Chúng không đủ thông minh để tìm thấy lối ra! 
Đi hết dãy hành lang quanh co ấy, họ tới một căn phòng rộng thênh thang có đặt máy gia tốc phân tử. Hàng chục đừơng ống dẫn được nối vào nhau theo một thứ logic mà chỉ có một vài nhà bác học và kỹ thuật viên mới hiểu được. Chiếc máy Gia tốc Phân tử của Louvre, bảo vật của tòa nhà này, là chiếc duy nhất trên thế giới và được sử dụng chỉ để phục vụ nghiên cứu di sản văn hóa. Sauk hi đã đặt các vật mẫu vào vị trí, Jonathan và Clara đi sang phòng bên cạnh, ngồi vào những máy tính được nối mạng trên đó đang dần hiện ra tiến trình chiếc máy AGLAÉ phân tích trên bức tranh Thiếu nữ áo đỏ. 
Ngày làm việc đã kết thúc. Ngồi sau bàn giấy François Hébrard đang xem xét những tài liệu thu thập được Jonathan và Clara ngồi trước mặt ông, hồi hộp như đôi vợ chồng đang ngồi chờ nghe chẩn đoán của một vị bác sĩ nhi. Các kết quả thật đáng ngạc nhiên. Những chất liệu tự nhiên mà Vladimier sử dụng vô cùng đa dạng. Dầu, sáp ong, nhựa thông, bột màu, được pha chế bằng các công thức hóa học phức tạp một cách đáng kinh ngạc. Cho đến thời điểm này, các kết quả phân tích thu được vẫn chưa cho phép kỹ thuật viên của bảo tàng Louvre đưa ra kết luận chắc chắn về thành phần cấu tạo nên màu đỏ được dung để vẽ bộ váy áo của cô gái trong bức tranh. Màu đỏ này tươi một cách khác thường. Điều khó tin là ở chỗ, mặc dù chưa hề phải trản qua bất cứ một quá trình phục chế nào, trông bức tranh lại có vẻ như không hề bị tác động bởi thời gian. 
- Tôi chẳng biết phải nói gì với hai người, Hébrard kết luận. Nếu như tất cả chúng tôi không bị chóang ngợp bởi vô số điểm trong kỹ thuật hội họa của Rkin, thì chúng tôi đã cho rằng đây là tác phẩm của một nhà hóa học tài năng. 
Hébrard chưa từng gặp một trường hợp nào tương tự trong suốt nhiều năm làm việc ở đây. 
- Mặt tranh được quang một thứ dầu mà chúng tôi chưa hề biết đến, và đặc biệt chúng tôi cũng không hiểu lớp dầu đó được dùng với mục đích gì! Hébrard nói thêm. 
Thiếu nữ áo đỏ hoàn toàn đi ngược lại mọi quy luật của quá trình lão hóa. Không thể chỉ đơn thuần dựa vào điều kiện hoàn cảnh đặc biệt để giải thích sự bảo tồn hoàn hảo cho bức tranh. Bí ẩn này đã trở thành một thách thức đối với tất cả những nhà nghiên cứu của trung tâm. Vladimir đã làm thời gian khiến cho bức tranh trở nên rực rỡ hơn chứ không hề làm nó bị phai màu? Jonathan tự hỏi khi rời khỏi trung tâm. 
- Tôi biết một điều có thể làm ọi thứ đẹp lên theo thời gian, Clara nói trong lúc bước lên cầu thang, đó là tình cảm! 
Họ quyết định rút ngắn thời gian lưu lại Paris và chỉ kịp ghé qua khách sạn lấy hành lý. Trên đường ra sân bay, Jonathan gọi điện cho Peter để kể lại cho bạn nghe về ngày làm việc của mình. Khi anh tỏ ra thán phục Peter vì đã thu xếp được buổi hẹn gần như không tưởng ấy với các nhà nghiên cứu của Louvre, Peter có vẻ ngạc nhiên. 
- Tớ thề với cậu lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng, suốt cả đêm, tớ đã ngủ quên với nỗi tự ái dưới làn gối êm. Sylvie đã chẳng hề đếm xỉa khi tớ gọi điện năn nỉ tối qua. Nói rồi anh bỏ máy. 
Chiếc máy bay đưa Clara và Jonathan quay trở lại London hạ cánh xuống đường băng của sân bay City lúc vừa chập tối. 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui