Kim Sơn Hồ Điệp

Ngày hôm sau khi sắc trời còn chưa sáng, Hoài Chân đã lồm cồm bò dậy, đứng dưới hiên bật ngọn đèn chân không treo dưới cây khế lên, nương theo ánh đèn mờ mờ xách nước nóng đi gội đầu. Vân Hà còn dậy sớm hơn cả cô, nước nóng được nấu sẵn, còn dư lại một nửa cho cô. Ngoài ra còn có thêm một cục xà bông thơm mùi trà – là Vân Hà nhờ bạn học năm ngoái về quê xem mắt đem từ Quảng Đông đến, mới lấy vào tuần trước, lập tức chia  cho Hoài Chân một nửa thứ đồ quý này. Gội đầu xong, làn khói trắng bốc lên lượn lờ, cả người cô không khác gì Ô Long vừa vớt ra từ nồi nước sắc. Cô cầm khăn lông quấn tóc, mùi trà quanh quẩn mãi không tan.

Đứng trong bếp, cô cầm bát chè trôi nước húp lấy húp để cho xong bữa sáng, ra đến trước cửa thì tóc cũng gần khô. Cô vừa khép cửa lại vừa ngậm dây buộc tóc, cột mái tóc để xõa lên. Trời vẫn tối chưa sáng, đèn lồng đang treo dưới mái hiên hay giữa tòa nhà ở cửa tiệm đối diện đường vẫn còn sáng.

Cô nhẹ nhàng gài then cửa, đúng lúc nghe thấy trong con hẻm truyền đến tiếng thở dài không thích hợp. Hoài Chân nhìn sắc trời, cảm thấy không đúng, cô bèn nghiêng đầu nhìn. Bên dưới chùm sáng đỏ mờ mờ ở góc tường trong tiệm tạp hóa đối diện, có hai cơ thể quấn lấy nhau. Chiếc sườn xám của người phụ nữ được cởi nút cho đến trên thắt lưng, hai tà uốn lượn bị đẩy lên cao; gã đàn ông sống lưng mạnh mẽ khỏe khoắn, cánh tay chống trên tường mọc lông dài, thoạt nhìn có vẻ là người da trắng.

Nghe thấy tiếng giày vang lên trên con phố trống trải, gã người da trắng kia ngoái đầu lại, trợn mắt nhìn Hoài Chân, gằn giọng nói: “Xéo đi!”

Lúc này cô mới hoàn hồn, giật mình sợ hãi vội vã tăng nhịp bước, trong đầu nghĩ, thuê hẳn một căn phòng không được hay sao? Tự mình làm chuyện này ở ngoài đường mà lại không cho phép người ta nhìn.

Đến khi xuyên qua ba khu phố, thấy trước mấy cửa tiệm hộ dân la liệt mấy cơ thể say như chết, Hoài Chân mới bất tri bất giác hiểu ra: thì ra lễ hội ở phố người Hoa có sức hấp dẫn lớn với các du khách đến vậy, đều từ nhờ tiếng tốt “phố đèn đỏ” trước mắt; lần đầu tiên, phố rượu và phố đánh bạc cũng là một điểm nổi bật.

E sợ lại cắt ngang chuyện tốt của ai đó, Hoài Chân chạy chầm chậm đến khách sạn Trung Hoa. Buổi chiều khách khứa mới đến, nhưng phòng ăn đã được dọn dẹp thỏa đáng, trang trí khác ngày thường, những người phục vụ cũng cần làm quen lại một lần nữa.

Phải gần đến giữa trưa thì nhân viên mới nhận được miếng sandwich nguội ngắt làm bữa sáng. Bụng sôi ùng ục cắn năm ba miếng là xong. Có một đôi vợ chồng thương nhân từ thành phố Philadelphia tới, vì không đặt trước ở khách sạn nên phải vào nhà nghỉ Thượng Hải bình dân ở bên cạnh, bây giờ đến đây ăn trưa.

Lúc Hoài Chân bưng từng khay thức ăn lên bàn, rốt cuộc cô cũng chậm chạp nhớ ra lý do vì sao khách sạn lại cho nhân viên phục vụ bánh sandwich ăn trưa: bởi vì sau khi ăn xong thì chỉ cần vứt túi giấy gói đi, còn nếu sử dụng bữa chính thì mất công rửa hơn hai mươi bộ chén đĩa và khăn trải bàn, thật sự không kinh tế chút nào.

Không biết là do không có hứng thú với đồ ăn hay là không thích Hoài Chân giới thiệu, mà trông đôi vợ chồng này có vẻ không hào hứng chút nào, mỗi người gọi một đĩa cơm rang cùng trà bát bảo, Hoài Chân tự biết thức thời lui sang khu nghỉ ngơi ngồi, cũng vui vẻ nhàn hạ.

Người đến vẫn còn ít, mười hai mười ba nhân viên phục vụ không có chuyện gì làm nên đều ngồi trong phòng nghỉ trò chuyện giết thì giờ. Có khá nhiều người đi lấy phiếu bầu để bỏ phiếu cho cuộc thi Miss Chinatown lần này, trên phiếu bầu có ảnh và họ tên của thí sinh, mỗi người có thể bầu ba thí sinh.

Hoài Chân nhận lấy một bát canh nóng, vừa húp canh vừa nghe mấy chàng trai đánh giá xem ai là người đẹp nhất.

Người này nói, “Tôi cảm thấy Trần Kim Viện ở thủ phủ Honolulu bang Hawaii là đẹp nhất, lúc cười rất đẹp. Quả nhiên phố người Hoa ở bên kia có khác, ai ai cũng rất tự tin.”

Người kia lại nói, “Bàn về khí chất thì Chu Lị Nhi ở phố người Hoa New York ăn đứt.”

Có người lại đề cử, “Tôi bầu Hoàng Văn Tâm ở Oakland, người đẹp tốt bụng lại rộng lượng chu đáo, còn là thí sinh nhà mình đấy.”

Người khác phản bác, “Oakland hạng ba thôi, có ba người thuộc thành phố San Francisco chúng ta đây, sao cậu không nhắc đến?”

“Nhưng Liễu Tuyết Phan gần 130 pound đấy, dù có là thí sinh nhà mình thì cũng không tiện bỏ phiếu…”

Mấy người thiếu niên không so sánh được ai nổi bật hẳn, vẫn cảm thấy phiếu của Trần Kim Viện cao nhất, thứ hai là Chu Lị Nhi, sau đó đến Hoàng Văn Tâm.

Rồi bọn họ lại đến hỏi Hoài Chân: “Em gái nè, nếu là em thì em chọn ai?”

Hoài Chân cầm hình so sánh một hồi, chọn ra Tăng Phương Dung cô cho là có khí chất thần tiên nhất.

Đám con trai cười “phì ——” một tiếng, xem ra không coi mắt thẩm mỹ của cô ra gì.

Sau một hồi nhất trí, có người lại đến hỏi, “Có muốn đến Hoàng Long ký đặt cược không? Tỷ lệ Odds* của hoa hậu đã đạt 24 rồi đấy.”

(*Tỷ lệ Odds là tỷ giá tiền quy đổi để chi trả khi thắng cược cho kèo của trận đấu, tổng số tiền bạn nhận được sau khi thắng cược = tiền đặt cược x tỷ lệ odds.)

Hoài Chân nghĩ ngợi một lúc rồi lắc đầu, tiếp tục uống canh.

Thứ nhất là dễ người da trắng chiếm đa số tổng số phiếu, mà thẩm mỹ hai nước vốn một trời một vực, huống hồ thẩm mỹ của cô còn đến từ tầng lớp nhỏ bé nào đó của năm 80…

Cô nghĩ, cứ để qua ngày mai quan sát thêm xem sao, rồi mới đánh cước cho vui.

Người đi đường đã dần tấp nập, mọi màu da không đồng nhất, cũng có người dẫn theo người nhà đến, khá bất ngờ là có thể thấy nhiều khuôn mặt người Hoa hơn trước, có lẽ là du học sinh ở Mỹ đều đổ về đây.

Tuy giá khách sạn tăng cao vượt trội thì tối nay vẫn có rất nhiều người ở lại phố người Hoa, và hầu hết du khách đến để vui chơi trong ngày.

Các thiếu niên ra khỏi khách sạn Trung Hoa hòa vào đám đông, tiếng cười lanh lảnh mát rượi như đá trong dòng suối, chìm ngập trong ồn ào.

Hoài Chân thoáng thất thần, rồi lại cúi đầu uống hết bát canh, đem bát vào phòng bếp rửa sạch.

Chợt có người đẩy vào lưng, Hoài Chân ngoái đầu lại, trông thấy một cô gái xinh đẹp – rõ ràng là bộ sườn xám của hài kịch, thế mà nằm trên người cô ta lại như biến thành nữ phụ trong chính kịch. Cô ta nhìn cô cười một tiếng rồi hỏi: “Có phải em là Quý Hoài Chân phụ trách phục vụ vị khách phòng 312 không?”

Giọng mềm mại ngọt xớt, nụ cười vui vẻ, lòng Hoài Chân cũng tan ra trong cảnh đẹp này.

Cô gái kia nói tiếp, “Xin lỗi, xin hỏi, chị có thể đổi với em được không?”

Một câu nói lần nữa làm Hoài Chân đông cứng.

Cô bình thản hỏi ngược lại, “Cô là Trần Bối Đế?”

Cô gái kia thôi cười, “Không được sao?”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui