Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên cầu nơi chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng nên lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc lìa chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng phải lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải lìa chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng phải lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải lìa chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên cầu nơi chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng nên lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn tịnh lự, chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng nên lìa chơn như của bốn tịnh lự mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc chơn như của bốn tịnh lự, hoặc chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc lìa chơn như của bốn tịnh lự, hoặc lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của bốn tịnh lự, chẳng phải chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng phải lìa chơn như của bốn tịnh lự, chẳng phải lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của bốn tịnh lự, chẳng phải chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng phải lìa chơn như của bốn tịnh lự, chẳng phải lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn tịnh lự, chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng nên lìa chơn như của bốn tịnh lự mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của tám giải thoát, chẳng nên cầu nơi chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng nên lìa chơn như của tám giải thoát mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc chơn như của tám giải thoát, hoặc chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc lìa chơn như của tám giải thoát, hoặc lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của tám giải thoát, chẳng phải chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng phải lìa chơn như của tám giải thoát, chẳng phải lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của tám giải thoát, chẳng phải chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng phải lìa chơn như của tám giải thoát, chẳng phải lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của tám giải thoát, chẳng nên cầu nơi chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng nên lìa chơn như của tám giải thoát mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn niệm trụ, chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng nên lìa chơn như của bốn niệm trụ mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc chơn như của bốn niệm trụ, hoặc chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; hoặc lìa chơn như của bốn niệm trụ, hoặc lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của bốn niệm trụ, chẳng phải chơn như của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng phải lìa chơn như của bốn niệm trụ, chẳng phải lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của bốn niệm trụ, chẳng phải chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; chẳng phải lìa chơn như của bốn niệm trụ, chẳng phải lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn niệm trụ, chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; chẳng nên lìa chơn như của bốn niệm trụ mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp môn giải thoát không, chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng nên lìa chơn như của pháp môn giải thoát không mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc chơn như của pháp môn giải thoát không, hoặc chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc lìa chơn như của pháp môn giải thoát không, hoặc lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của pháp môn giải thoát không, chẳng phải chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng phải lìa chơn như của pháp môn giải thoát không, chẳng phải lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của pháp môn giải thoát không, chẳng phải chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng phải lìa chơn như của pháp môn giải thoát không, chẳng phải lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp môn giải thoát không, chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng nên lìa chơn như của pháp môn giải thoát không mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của năm loại mắt, chẳng nên cầu nơi chơn như của sáu phép thần thông; chẳng nên lìa chơn như của năm loại mắt mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của sáu phép thần thông mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc chơn như của năm loại mắt, hoặc chơn như của sáu phép thần thông; hoặc lìa chơn như của năm loại mắt, hoặc lìa chơn như của sáu phép thần thông; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của năm loại mắt, chẳng phải chơn như của sáu phép thần thông; chẳng phải lìa chơn như của năm loại mắt, chẳng phải lìa chơn như của sáu phép thần thông.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của năm loại mắt, chẳng phải chơn như của sáu phép thần thông; chẳng phải lìa chơn như của năm loại mắt, chẳng phải lìa chơn như của sáu phép thần thông.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của năm loại mắt, chẳng nên cầu nơi chơn như của sáu phép thần thông; chẳng nên lìa chơn như của năm loại mắt mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của sáu phép thần thông mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của mười lực Phật, chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng nên lìa chơn như của mười lực Phật mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc chơn như của mười lực Phật, hoặc chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc lìa chơn như của mười lực Phật, hoặc lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của mười lực Phật, chẳng phải chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng phải lìa chơn như của mười lực Phật, chẳng phải lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của mười lực Phật, chẳng phải chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng phải lìa chơn như của mười lực Phật, chẳng phải lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của mười lực Phật, chẳng nên cầu nơi chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng nên lìa chơn như của mười lực Phật mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp không quên mất, chẳng nên cầu nơi chơn như của tánh luôn luôn xả; chẳng nên lìa chơn như của pháp không quên mất mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của tánh luôn luôn xả mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc chơn như của pháp không quên mất, hoặc chơn như của tánh luôn luôn xả; hoặc lìa chơn như của pháp không quên mất, hoặc lìa chơn như của tánh luôn luôn xả; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của pháp không quên mất, chẳng phải chơn như của tánh luôn luôn xả; chẳng phải lìa chơn như của pháp không quên mất, chẳng phải lìa chơn như của tánh luôn luôn xả.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của pháp không quên mất, chẳng phải chơn như của tánh luôn luôn xả; chẳng phải lìa chơn như của pháp không quên mất, chẳng phải lìa chơn như của tánh luôn luôn xả.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp không quên mất, chẳng nên cầu nơi chơn như của tánh luôn luôn xả; chẳng nên lìa chơn như của pháp không quên mất mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của tánh luôn luôn xả mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của trí nhất thiết, chẳng nên cầu nơi chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng nên lìa chơn như của trí nhất thiết mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc chơn như của trí nhất thiết, hoặc chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc lìa chơn như của trí nhất thiết, hoặc lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của trí nhất thiết, chẳng phải chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng phải lìa chơn như của trí nhất thiết, chẳng phải lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của trí nhất thiết, chẳng phải chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng phải lìa chơn như của trí nhất thiết, chẳng phải lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của trí nhất thiết, chẳng nên cầu nơi chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng nên lìa chơn như của trí nhất thiết mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nên cầu nơi chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng nên lìa chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc lìa chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc lìa chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng phải lìa chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải lìa chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng phải lìa chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải lìa chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nên cầu nơi chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng nên lìa chơn như của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Dự-lưu, chẳng nên cầu nơi chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng nên lìa chơn như của Dự-lưu mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc chơn như của Dự-lưu, hoặc chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; hoặc lìa chơn như của Dự-lưu, hoặc lìa chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Dự-lưu, chẳng phải chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng phải lìa chơn như của Dự-lưu, chẳng phải lìa chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Dự-lưu, chẳng phải chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng phải lìa chơn như của Dự-lưu, chẳng phải lìa chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Dự-lưu, chẳng nên cầu nơi chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng nên lìa chơn như của Dự-lưu mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng nên cầu nơi chơn như của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; chẳng nên lìa chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, hoặc chơn như của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; hoặc lìa chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, hoặc lìa chơn như của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải chơn như của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; chẳng phải lìa chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải lìa chơn như của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải chơn như của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; chẳng phải lìa chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng phải lìa chơn như của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng nên cầu nơi chơn như của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả; chẳng nên lìa chơn như của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Độc-giác, chẳng nên cầu nơi chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng nên lìa chơn như của Độc-giác mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc chơn như của Độc-giác, hoặc chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; hoặc lìa chơn như của Độc-giác, hoặc lìa chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Độc-giác, chẳng phải chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng phải lìa chơn như của Độc-giác, chẳng phải lìa chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Độc-giác, chẳng phải chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng phải lìa chơn như của Độc-giác, chẳng phải lìa chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Độc-giác, chẳng nên cầu nơi chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả; chẳng nên lìa chơn như của Độc-giác mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Độc-giác hướng, Độc-giác quả mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng nên lìa chơn như của đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc chơn như của đại Bồ-tát, hoặc chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà; hoặc lìa chơn như của đại Bồ-tát, hoặc lìa chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của đại Bồ-tát, chẳng phải chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng phải lìa chơn như của đại Bồ-tát, chẳng phải lìa chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của đại Bồ-tát, chẳng phải chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng phải lìa chơn như của đại Bồ-tát, chẳng phải lìa chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà; chẳng nên lìa chơn như của đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Tam-miệu-tam Phật-đà mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi chơn như của quả vị giác ngộ cao tột; chẳng nên lìa chơn như của pháp đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của quả vị giác ngộ cao tột mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc chơn như của pháp đại Bồ-tát, hoặc chơn như của quả vị giác ngộ cao tột; hoặc lìa chơn như của pháp đại Bồ-tát, hoặc lìa chơn như của quả vị giác ngộ cao tột; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của pháp đại Bồ-tát, chẳng phải chơn như của quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải lìa chơn như của pháp đại Bồ-tát, chẳng phải lìa chơn như của quả vị giác ngộ cao tột.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của pháp đại Bồ-tát, chẳng phải chơn như của quả vị giác ngộ cao tột; chẳng phải lìa chơn như của pháp đại Bồ-tát, chẳng phải lìa chơn như của quả vị giác ngộ cao tột.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của pháp đại Bồ-tát, chẳng nên cầu nơi chơn như của quả vị giác ngộ cao tột; chẳng nên lìa chơn như của pháp đại Bồ-tát mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của quả vị giác ngộ cao tột mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Thanh-văn thừa, chẳng nên cầu nơi chơn như của Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng nên lìa chơn như của Thanh-văn thừa mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc chơn như của Thanh-văn thừa, hoặc chơn như của Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa; hoặc lìa chơn như của Thanh-văn thừa, hoặc lìa chơn như của Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Thanh-văn thừa, chẳng phải chơn như của Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng phải lìa chơn như của Thanh-văn thừa, chẳng phải lìa chơn như của Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải chơn như của Thanh-văn thừa, chẳng phải chơn như của Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng phải lìa chơn như của Thanh-văn thừa, chẳng phải lìa chơn như của Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi chơn như của Thanh-văn thừa, chẳng nên cầu nơi chơn như của Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa; chẳng nên lìa chơn như của Thanh-văn thừa mà cầu, chẳng nên lìa chơn như của Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa mà cầu.Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của sắc, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên lìa pháp tánh của sắc mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của sắc, hoặc pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức; hoặc lìa pháp tánh của sắc, hoặc lìa pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của sắc, chẳng phải pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải lìa pháp tánh của sắc, chẳng phải lìa pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của sắc, chẳng phải pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải lìa pháp tánh của sắc, chẳng phải lìa pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của sắc, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nên lìa pháp tánh của sắc mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của nhãn xứ, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng nên lìa pháp tánh của nhãn xứ mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của nhãn xứ, hoặc pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; hoặc lìa pháp tánh của nhãn xứ, hoặc lìa pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của nhãn xứ, chẳng phải pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng phải lìa pháp tánh của nhãn xứ, chẳng phải lìa pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của nhãn xứ, chẳng phải pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng phải lìa pháp tánh của nhãn xứ, chẳng phải lìa pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của nhãn xứ, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng nên lìa pháp tánh của nhãn xứ mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của sắc xứ, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng nên lìa pháp tánh của sắc xứ mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của sắc xứ, hoặc pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; hoặc lìa pháp tánh của sắc xứ, hoặc lìa pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của sắc xứ, chẳng phải pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng phải lìa pháp tánh của sắc xứ, chẳng phải lìa pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của sắc xứ, chẳng phải pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng phải lìa pháp tánh của sắc xứ, chẳng phải lìa pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của sắc xứ, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng nên lìa pháp tánh của sắc xứ mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của nhãn giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa pháp tánh của nhãn giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của nhãn giới, hoặc pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa pháp tánh của nhãn giới, hoặc lìa pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của nhãn giới, chẳng phải pháp tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa pháp tánh của nhãn giới, chẳng phải lìa pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của nhãn giới, chẳng phải pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa pháp tánh của nhãn giới, chẳng phải lìa pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của nhãn giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa pháp tánh của nhãn giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà cầu.Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của nhĩ giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa pháp tánh của nhĩ giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mà cầu.
Vì sao? Vì hoặc pháp tánh của nhĩ giới, hoặc pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc lìa pháp tánh của nhĩ giới, hoặc lìa pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cầu tất cả các thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.
Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của nhĩ giới, chẳng phải pháp tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa pháp tánh của nhĩ giới, chẳng phải lìa pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.
Vì sao? Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng phải pháp tánh của nhĩ giới, chẳng phải pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải lìa pháp tánh của nhĩ giới, chẳng phải lìa pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.
Vì vậy nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của nhĩ giới, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng nên lìa pháp tánh của nhĩ giới mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mà cầu..