Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa


Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát ấy do trụ vào chánh tánh định tụ hay trụ vào bất định tụ?Phật dạy:– Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát ấy đều trụ vào chánh tánh định tụ, chứ chẳng phải bất định tụ.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát ấy trụ những chánh tánh định tụ nào? Thanh văn thừa, Ðộc giác thừa, hay Bồ-tát thừa?Phật dạy:– Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát ấy đều trụ vào chánh tánh định tụ của Bồ-tát, chẳng phải trụ vào chánh tánh định tụ của hai thừa kia.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát ấy trụ vào chánh tánh định tụ khi nào? Lúc mới phát tâm, lúc ở địa vị Bất thối hay ở thân cuối cùng?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát ấy khi mới phát tâm hoặc ở địa vị bất thối, hay thân cuối cùng, đều trụ vào chánh tánh định tụ của Bồ-tát.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Đại Bồ-tát trụ vào chánh tánh định tụ có đọa vào cảnh giới ác không?Phật dạy:– Này Thiện Hiện, Đại Bồ-tát trụ vào chánh tánh định tụ nhất định không đọa các cảnh giới ác.Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Ðệ bát, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác có đọa vào cảnh giới ác không?Thiện Hiện thưa:– Bạch Thế Tôn! Không!Phật bảo:– Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát cũng vậy, từ lúc mới phát tâm tu hành bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô lượng, vô biên Phật pháp khác đều đoạn trừ các pháp ác.

Do đó mà không có chuyện bị đọa vào các đường ác, sanh vào trời trường thọ cũng không có việc đó.

Nghĩa là ở nơi đó, các pháp lành thù thắng không được hiện hành.

Nếu các Đại Bồ-tát ấy sanh nơi biên địa, hoặc sanh vào chỗ biên giới xa xôi, chỗ mọi rợ thì không có việc đó.

Vì ở chỗ đó không thể tu hành các pháp lành thù thắng, sanh nhiều ác kiến, không tin nhân quả, thường ưa thích tập làm theo những nghiệp xấu ác, chẳng nghe tên Phật, tên Pháp, tên Tăng, cũng không có bốn chúng đó là Bí-sô, Bí-sô ni, Ổ-ba-sách-ca, Ổ-ba-tư-ca.

Nếu Đại Bồ-tát sanh vào nhà tà kiến, thì cũng không có việc đó.

Vì sanh vào nhà đó thì chấp trước những ác kiến, bài bác nói không có hạnh lành, hạnh ác và kết quả của nó, không tu tập các điều thiện lại ưa thích làm các điều ác.

Cho nên các Bồ-tát không sanh trong nhà ấy.Lại nữa, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, do thọ lạc thắng ý mà tạo ra mười nghiệp đạo bất thiện không có việc đó.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm thành tựu công đức căn lành như thế thì không sanh vào chỗ ác.

Vì sao mỗi khi Như Lai thuyết pháp cho đại chúng, Ngài nói bản tánh của nó nhiều hơn một trăm, một ngàn loại.

Trong đó cũng có người sanh vào đường ác? Vậy khi đó, căn lành của chúng ở đâu?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát không phải do nghiệp xấu uế mà thọ thân trong đường ác.

Nhưng vì làm lợi ích cho các loài hữu tình nên nguyện thọ thân ở trong đó.

Cho nên không nên đem những việc của vị ấy ra để hỏi.Phật dạy:– Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Có các Ðộc giác, hoặc A-la-hán, dùng phương tiện thiện xảo, giống như các Bồ-tát mà thành tựu phương tiện thiện xảo thù thắng, thọ thân bàng sanh như voi trắng v.v… thấy kẻ thù đến muốn làm tổn hại, nhưng phát sanh lòng từ bi an nhẫn vô thượng để làm cho kẻ thù kia được lợi ích, tự mình bỏ thân mạng, chứ không hại người kia phải không?Thiện Hiện thưa:– Bạch Thế Tôn! Các vị Ðộc giác v.v… không làm những việc như vậy.Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Do nhân duyên này nên biết Bồ-tát vì muốn làm lợi ích cho các hữu tình và mau viên mãn lòng đại bi, mặc dù hiện thân làm các loài bàng sanh nhưng không bị tội lỗi của bàng sanh làm ô nhiễm.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát trụ vào căn lành nào để khi muốn làm lợi ích các hữu tình phải thọ thân bàng sanh?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát có căn lành nào mà không được viên mãn! Nhưng các Đại Bồ-tát vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên tất cả căn lành đều được viên mãn.

Nghĩa là các Bồ-tát từ lúc mới phát tâm cho đến ngồi tòa Bồ-đề, không có căn lành nào mà không được viên mãn.

Cần phải làm viên mãn đầy đủ tất cả pháp lành mới được chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Nếu chưa viên mãn bất cứ một pháp lành nào mà đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì không có việc đó.

Cho nên Bồ-tát từ mới phát tâm cho đến lúc ngồi tòa Bồ-đề, trong giai đoạn đó thường học viên mãn tất cả pháp lành.

Học xong sẽ đạt được trí nhất thiết tướng, vĩnh viễn đoạn trừ tất cả tập khí tương tục mới có thể chứng đắc trí nhất thiết trí.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Vì sao Đại Bồ-tát thành tựu pháp trắng và chơn Thánh trí mà còn thọ thân bàng sanh ở các cõi ác?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Như Lai có thành tựu tất cả pháp trắng và chơn Thánh trí không?Thiện Hiện thưa:– Bạch Thế Tôn! Như Lai có thành tựu tất cả pháp trắng và chơn Thánh trí.Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Như Lai có hóa làm thân bàng sanh để làm các Phật sự lợi ích cho chúng sanh hay không?Thiện Hiện thưa:– Bạch Thế Tôn! Như Lai có hóa làm thân bàng sanh để làm các Phật sự lợi ích cho hữu tình.Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Khi Như Lai hóa làm thân bàng sanh là có thật là bàng sanh bị các khổ không?Thiện Hiện thưa:– Bạch Thế Tôn! Khi Như Lai hóa làm thân bàng sanh chẳng phải thật là bàng sanh bị các khổ ở đó.Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát cũng vậy, mặc dù thành tựu pháp trắng và chơn Thánh trí nhưng đó là vì thành thục hữu tình được thành tựu, nên mới dùng phương tiện thiện xảo thọ thân bàng sanh, tùy theo căn cơ mà thành thục các loại hữu tình.Lại nữa, này Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Có A-la-hán nào đoạn tận các lậu mà có thể hóa thân làm các sự nghiệp rồi nhờ sự nghiệp ấy mà có thể làm người kia sanh tâm hoan hỷ không?Thiện Hiện thưa:– Bạch Thế Tôn! Có A-la-hán nào các lậu đã đoạn tận có thể hóa thân để làm các sự nghiệp.

Nhờ nhờ sự nghiệp ấy mà có thể khiến cho người rất hoan hỷ?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát cũng vậy, tuy thành tựu pháp trắngvà chơn Thánh trí, nhưng vì lợi ích cho các loài hữu tình mà dùng phương tiện thiện xảo thọ thân trong đường ác, ứng hiện như vậy để giáo hóa các loại hữu tình được thành tựu.

Tuy thọ thân như vậy, nhưng không bị các khổ não.

Cũng không bị tội lỗi của cõi đó làm ô nhiễm.Lại nữa, này Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Có nhà ảo thuật, hoặc đệt tử của ông ta, hóa làm những việc như voi, ngựa v.v… làm cho mọi người thấy thích thú.

Nhưng đó có phải voi, ngựa v.v… thật sự không?Thiện Hiện thưa:– Bạch Thế Tôn! Đó không phải voi, ngựa v.v… thật.Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát cũng vậy, mặc dù thành tựu pháp trắng và chơn Thánh trí nhưng vì làm lợi ích cho các loài hữu tình mà thị hiện thọ các loại thân bàng sanh.

Tuy thọ thân như vậy nhưng thật chẳng phải là bàng sanh, cũng không bị tội lỗi của loài ấy làm ô nhiễm.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo rộng lớn như vậy, tuy thành tựu pháp trắng và chơn Thánh trí, nhưng vì hữu tình mà thọ các loại thân, tùy theo từng loài mà ứng hiện làm lợi ích.Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát trụ vào những pháp nào để có thể làm những phương tiện thiện xảo như thế? Tuy thọ đủ loại thân hình trong các loài nhưng không bị tội lỗi của loài đó làm ô nhiễm?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát trụ vào Bát-nhã ba-la-mật-đa mà có thể làm phương tiện thiện xảo như vậy.

Nhờ năng lực phương tiện thiện xảo này mà mặc dầu đến hằng hà sa số thế giới chư Phật trong mười phương để hiện các loại thân làm lợi ích an lạc cho các loại hữu tình đó, nhưng ở trong đó không có chấp trước.

Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp hoàn toàn không có sở đắc, nghĩa là hoàn toàn không có người nhiễm, bị nhiễm và pháp nhiễm.

Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp đều không.Thiện Hiện nên biết! Cái không còn không thể nhiễm trước không, không cũng không thể nhiễm trước các pháp khác, cũng không có pháp khác có thể nhiễm trước không.

Vì sao? Vì tánh không trong cái không còn không thể đắc huống chi có pháp khác để có thể đắc.

Như vậy gọi là bất khả đắc không.

Các Đại Bồ-tát an trụ trong đây mà có thể chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, luôn làm lợi ích cho các hữu tình.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát chỉ an trụ vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa mà có thể hành phương tiện thiện xảo như thế, hay là cũng an trụ vào các pháp khác?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Chẳng lẽ có pháp nào đó không được bao gồm vào trong Bát-nhã ba-la-mật-đa mà ông nghi ngờ như vậy?Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này tự tánh nó là không, vì sao có thể nói được Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này bao gồm tất cả pháp, chẳng lẽ trong cái không nói có pháp bao gồm và không bao gồm hay sao?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Chẳng lẽ tánh không của các pháp không phải các pháp sao?Thiện Hiện thưa:– Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Đúng vậy!Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Nếu tánh tất cả pháp, tánh không của tất cả pháp há trong cái bất không mà bao gồm tất cả pháp?Thiện Hiện thưa:– Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Đúng vậy!Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Do nhân duyên này mà Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này bao gồm tất cả pháp.Thiện Hiện nên biết! Bồ-tát trụ vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa mà có thể hành phương tiện thiện xảo như thế.Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Vì sao khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, an trụ vào trong tự tánh không của các pháp để phát ra thần thông Ba-la-mật-đa? An trụ vào thần thông Ba-la-mật-đa đó có thể đến hằng hà sa số thế giới chư Phật trong mười phương, để cúng dường cung kính chư Phật Thế Tôn, được thọ lãnh Chánh pháp của chư Phật mà gieo trồng vô lượng căn lành thù thắng.Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thì thấy khắp mười hằng hà sa số thế giới chư Phật và nhiều chư Phật, cùng nhau nói tự tánh các pháp đều là không.

Chỉ có giả nói danh tự của thế tục mà thôi, nói là thế giới Phật, chúng Tăng và pháp.

Như vậy, danh tự mà thế tục giả nói thì tự tánh của nó cũng đều không.Thiện Hiện nên biết! Nếu thế giới chư Phật trong mười phương cùng nhau thuyết pháp, giả nói danh tự mà tự tánh chẳng phải không, thì cái không mà được nói ra đó sẽ thành một phần.

Vì cái không nói ra chẳng phải thành một phần, nên tự tánh của tất cả pháp đều là không.

Lý của nó tròn đầy, không hai không khác.

Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, do quán thấy là không, dùng phương tiện thiện xảo mà phát sanh thần thông Ba-la-mật-đa.

An trụ vào Bát-nhã ba-la-mật-đa đó có thể phát sanh thiên nhĩ, thiên nhãn, thần cảnh, tha tâm, túc trụ, tùy niệm và biết lậu đã tận, trí tuệ thông suốt vi diệu.Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát không xa lìa thần thông Ba-la-mật-đa thì có thể tự tại, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, để chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Cho nên thần thông Ba-la-mật-đa là đạo Bồ-đề.

Các Đại Bồ-tát đều y vào đạo này mà cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Khi cầu có thể tự mình viên mãn tất cả pháp lành, cũng có thể dạy bảo người khác tu tập các pháp lành.

Tuy làm những việc như vậy, nhưng đối với pháp lành đó, Đại Bồ-tát đều không chấp trước.

Vì sao? Vì Đại Bồ-tát đó biết tự tánh của các pháp lành đều không.

Chẳng phải tự tánh không mà có chấp trước.

Nếu có chấp trước thì có vị ngọt của ái.

Do không chấp trước nên không có vị ngọt của ái, vì trong tự tánh không có vị ngọt của ái mà người hưởng vị, sự hưởng vị và pháp được hưởng vị, ở trong pháp không đều không thể đắc.Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, an trụ trong thần thông Ba-la-mật-đa, mà phát sanh thiên nhãn thanh tịnh hơn người.

Dùng thiên nhãn này thấy tự tánh của tất cả pháp đều là không.

Vì thấy tự tánh của tất cả pháp đều không, nên không dựa vào tướng của pháp để tạo ra các nghiệp, mặc dù vì hữu tình nói pháp như vậy nhưng cũng không thấy tướng của các hữu tình và pháp được thuyết.

Đại Bồ-tát ấy lấy vô sở đắc để làm phương tiện, sanh ra các thần thông thù thắng của Bồ-tát.

Dùng thần thông này làm tất cả sự nghiệp mà cần nên làm.

Đại Bồ-tát ấy dùng thiên nhãn thanh tịnh hơn người, thấy khắp hằng hà sa số thế giới chư Phật trong mười phương.

Thấy rồi phát sanh thần cảnh trí thông, đến đó làm lợi ích cho các loại hữu tình.

Lấy bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa mà làm lợi ích.

Hoặc lấy bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo để làm lợi ích.

Hoặc lấy bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc để làm lợi ích.

Hoặc lấy tám giải thoát cho đến mười biến xứ để làm lợi ích.

Hoặc lấy pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện để làm lợi ích.

Hoặc lấy các pháp lành thù thắng khác để làm lợi ích.

Hoặc lấy pháp của Thanh văn, Ðộc giác, Bồ-tát và chư Phật để làm lợi ích.

Ở trong thế giới mười phương, thấy hữu tình nào nhiều xan tham, thì Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, nói pháp như vầy: Hữu tình các ngươi nên hành bố thí.

Những ai xan tham thì chịu nghèo khổ cùng cực.

Vì nghèo khổ cùng cực nên không có oai đức, tự mình không thể có lợi ích huống chi có thể làm lợi ích cho người.

Cho nên các người hãy siêng năng thực hành bố thí, tự mình được an vui, còn làm cho người khác được an vui, đừng vì nghèo khổ cùng cực mà ăn nuốt lẫn nhau, để rồi mình và người không thể giải thoát ra các khổ khỏi các đường ác.Nếu thấy hữu tình hủy phạm tịnh giới, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, nói pháp như vầy: Hữu tình các ngươi nên giữ gìn tịnh giới.

Những ai phá giới thì bị khổ trong đường ác.

Người phá giới không có oai đức, mình không có lợi ích làm sao có thể làm lợi ích cho người.

Do phá giới mà đọa trong ba đường ác, chịu quả báo khổ đau đớn khó chịu nổi, tự mình không thể cứu được, thì làm sao có thể cứu người.

Cho nên các ngươi nên giữ gìn tịnh giới, không nên dung chứa tâm phá giới dù trong khoảng sát-na, huống chi thời gian lâu, đừng để tâm của mình buông lung để rồi sau này hối hận buồn khổ.Nếu thấy hữu tình sân hận nhau rồi trở thành hận thù làm tổn hại lẫn nhau, thì Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, nói pháp như vầy: Hữu tình các ngươi nên tu tập an nhẫn, đừng sân giận nhau nữa mà kết hận thù hại nhau.

Vì tâm sân hận đó nó không thuận với pháp lành, làm tăng trưởng pháp ác, rồi nhận lấy sự tổn hại trong đời hiện tại.

Do tâm sân giận này mà sau khi qua đời các ngươi sẽ đọa vào đường ác chịu nhiều cực khổ, chẳng biết lúc nào thoát ra được.

Cho nên các ngươi không nên dung chứa tâm sân giận trong khoảng sát-na, huống chi để nó kéo dài liên tục.

Các ngươi hiện nay hãy lần lượt nương tựa vào nhau, nên khởi lòng từ để làm việc lợi ích.Nếu thấy hữu tình biếng nhác, giải đãi, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, nói pháp như vầy: Hữu tình các ngươi nên tinh tấn siêng năng, đừng biếng nhác, giải đãi với pháp lành.

Người giải đãi không thể nào thành tựu các pháp lành và những việc thù thắng.

Do biếng nhác, giải đãi mà các ngươi đọa vào các đường ác chịu vô lượng khổ.

Cho nên các ngươi không nên dung chứa tâm biếng nhác, giải đãi, dù trong khoảng sát-na, huống chi để nó kéo dài liên tục.Nếu thấy hữu tình thất niệm, tâm tán loạn không tịch tịnh, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, nói pháp như vầy: Hữu tình các ngươi nên tu tập tịnh lự, tâm đừng có thất niệm, tán loạn.

Tâm như vậy không thuận với pháp lành mà tăng trưởng pháp ác, hiện tại nhận lấy suy tổn.

Do đó các ngươi sau khi qua đời, đọa các cõi ác chịu vô lượng khổ.

Cho nên các ngươi không nên dung chứa tâm tương ưng với thất niệm, tán loạn dù trong khoảng sát-na, huống chi để nó kéo dài liên tục.Nếu thấy hữu tình ngu si ác tuệ, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, nói pháp như vầy: Hữu tình các ngươi nên tu thắng tuệ chớ khởi ác tuệ.

Người có ác tuệ không thể đến các cõi lành thì làm sao giải thoát được.

Do nhân ác tuệ này mà các ngươi đọa vào các cõi ác bị vô lượng khổ.

Cho nên các ngươi không nên dung chứa tâm tương ưng với ngu si, ác tuệ, dù trong khoảng sát-na, huống chi để nó kéo dài liên tục.Nếu thấy hữu tình nhiều tham dục, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, dùng phương tiện dạy họ tu tập quán bất tịnh.Nếu thấy hữu tình nhiều sân giận, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, dùng phương tiện dạy họ tu tập về phép quán từ bi.Nếu thấy hữu tình nhiều ngu si, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, dùng phương tiện dạy họ tu tập phép quán về nhân duyên.Nếu thấy hữu tình nhiều kiêu mạn, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, dùng phương tiện dạy họ tu tập giới phân biệt.Nếu thấy hữu tình nhiều tầm tứ, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, dùng phương tiện dạy họ tu phép quán hơi thở.Nếu thấy hữu tình mất chánh đạo, Đại Bồ-tát sanh lòng thương xót, dùng phương tiện dạy bảo, hướng dẫn để vào chánh đạo.

Nghĩa là đạo Thanh văn, đạo Độc giác, đạo Như Lai thì dùng phương tiện vì họ nói pháp như vầy:Những gì mà các ngươi chấp lấy thì tự tánh của nó đều không, chẳng phải trong cái pháp không mà có thể chấp lấy.

Vì vô sở chấp là tướng không.Như vậy, này Thiện Hiện! Khi các Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, an trụ trong thần thông Ba-la-mật-đa, dùng phương tiện tự tại, giảng nói chánh pháp để làm lợi ích an lạc cho các loài hữu tình.Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát lìa xa thần thông Ba-la-mật-đa thì không thể nào tự tại, giảng nói chánh pháp, làm những việc lợi ích cho các hữu tình.Thiện Hiện nên biết! Như con chim không có cánh thì không thể nào bay lượn trên bầu trời để đến những chỗ xa.

Các Đại Bồ-tát cũng như vậy.

Nếu không có thần thông Ba-la-mật-đa thì không thể tự tại giảng nói chánh pháp, làm những việc lợi ích cho các loài hữu tình.

Cho nên, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sẽ phát sanh thần thông Ba-la-mật-đa, nếu phát sanh thần thông Ba-la-mật-đa tức là có thể tự tại giảng nói chánh pháp, tùy ý làm lợi lạc cho các loài hữu tình.Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát dùng thiên nhãn thanh tịnh hơn người, nhìn khắp hằng hà sa số thế giới chư Phật trong mười phương và thấy các loài hữu tình sống nơi đó.

Thấy rồi phát sanh thần cảnh trí thông, chỉ trong khoảnh khắc, đã đến được cảnh giới ấy.

Dùng trí tha tâm mà như thật liễu tri tâm và tâm sở pháp của các hữu tình ấy.

Tùy theo căn cơ thích ứng mà nói pháp giải thoát.

Nghĩa là nói bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa; hoặc nói bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo; hoặc nói bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc nói tám giải thoát cho đến mười biến xứ; hoặc nói pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; hoặc nói tất cả môn Đà-la-ni, môn Tam-ma-địa; hoặc nói pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không; hoặc nói chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì; hoặc nói Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; hoặc nói nhân duyên cho đến tăng thượng duyên; hoặc nói các pháp do duyên sanh; hoặc nói vô minh cho đến lão tử; hoặc nói tất cả pháp môn của uẩn, xứ, giới; hoặc nói đạo Thanh văn, hoặc nói đạo Ðộc giác, hoặc nói đạo Bồ-tát, hoặc nói Bồ-đề, hoặc nói Niết-bàn để cho các hữu tình đó nghe pháp này rồi đều đạt được lợi ích an vui thù thắng.Đại Bồ-tát ấy dùng thiên nhĩ thanh tịnh hơn người có thể nghe tiếng tất cả người chẳng phải người.

Nhờ thiên nghĩ này mà nghe chánh pháp của tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác trong hằng hà sa số thế giới chư Phật ở mười phương nói.

Nghe rồi thọ trì, tư duy ý nghĩa theo pháp đã nghe mà như thật giảng nói cho hữu tình, hoặc nói bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Nói đầy đủ cho đến hoặc nói Bồ-đề, hoặc nói Niết-bàn, để các hữu tình đó sau khi nghe pháp đều đạt được lợi ích an lạc thù thắng.Đại Bồ-tát ấy dùng tha tâm trí thông thanh tịnh hơn người, như thật biết rõ tâm, tâm sở pháp của các loại hữu tình.

Tùy theo căn cơ thích ứng mà nói pháp giải thoát cho chúng.

Nghĩa là nói bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Nói đầy đủ cho đến hoặc nói Bồ-đề, hoặc nói Niết-bàn để cho hữu tình kia sau khi nghe pháp ấy, đều đạt được lợi ích an vui thù thắng.Đại Bồ-tát ấy dùng túc trụ tùy niệm trí thông nhớ được những việc quá khứ của mình và người.

Nhờ túc trụ tùy niệm trí thông này mà như thật nhớ biết tất cả tên sai khác của chư Phật và chúng đệ tử ở quá khứ.

Nếu các hữu tình nào thích nghe những việc đời trước ở quá khứ để được lợi ích, thì liền giảng nói những việc đời trước cho họ nghe.

Nhờ đây mà dùng phương tiện nói chánh pháp cho họ.

Nghĩa là nói bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Nói đầy đủ cho đến hoặc nói Bồ-đề, hoặc nói Niết-bàn, để các hữu tình đó sau khi nghe pháp ấy, đều đạt được lợi ích an vui thù thắng.Đại Bồ-tát ấy dùng tấn tốc thần cảnh trí thông đến hằng hà sa số thế giới chư Phật trong mười phương, gần gũi cúng dường chư Phật Thế Tôn.

Trồng các căn lành với chư Phật rồi trở về cõi của mình để nói cho hữu tình nghe những việc ở cõi Phật ấy.

Nhờ đó dùng phương tiện đem chánh pháp nói cho họ.

Nghĩa là nói bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Nói đầy đủ cho đến hoặc nói Bồ-đề, hoặc nói Niết-bàn, để cho các hữu tình đó sau khi nghe pháp này, đều đạt được lợi ích an vui thù thắng.Đại Bồ-tát ấy dùng tùy sở đắc lậu tận trí thông, mà như thật biết rõ các loại hữu tình lậu đã tận hoặc chưa tận, cũng như thật biết phương tiện lậu tận vì những người chưa lậu tận để giảng nói pháp giải thoát.

Nghĩa là nói bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Nói đầy đủ cho đến hoặc nói Bồ-đề, hoặc nói Niết-bàn, để cho các hữu tình đó sau khi nghe pháp này, đều đạt được lợi ích an vui thù thắng.Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nên phát sanh thần thông Ba-la-mật-đa.

Đại Bồ-tát ấy do tu tập thần thông Ba-la-mật-đa nên được viên mãn, có thể thọ nhiều loại thân tùy theo ý muốn, nhưng không bị tội lỗi của khổ vui làm ô nhiễm.

Giống như hoá thân của Phật, mặc dầu làm những sự việc như vậy nhưng không bị tội lỗi của khổ vui làm ô nhiễm.Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nên đạt được du hý thần thông Ba-la-mật-đa.

Nếu đạt được du hý thần thông Ba-la-mật-đa, thì có thể giáo hóa cho các hữu tình được thành tựu trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau chóng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát không giáo hóa các hữu tình được thành tựu trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, thì không thể nào đạt được sự mong cầu về quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát chưa viên mãn tư lương Bồ-đề thì chắc chắn không thể nào chứng được sự mong cầu về quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Tư lương Bồ-đề của chư Đại Bồ-tát là những gì mà chư Đại Bồ-tát nên viên mãn tư lương Bồ-đề mới có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Tất cả pháp lành là tư lương Bồ-đề của Bồ-tát.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Tất cả pháp lành là gì?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, trong đó đều không phân biệt chấp trước, nghĩa là nghĩ như vầy: Ðây là bố thí cho đến Bát-nhã, do sự việc này là sự việc để mà tu tập bố thí cho đến Bát-nhã.

Ba phân biệt chấp trước ấy đều không có, vì biết tự tánh của các pháp đều không.

Do tu sáu Ba-la-mật-đa: Bố thí v.v… mà có thể mình được lợi ích và cũng có thể làm lợi ích cho tất cả hữu tình, để ra khỏi sanh tử chứng Niết-bàn.

Đó gọi là pháp lành, cũng gọi là tư lương Bồ-đề của Bồ-tát, cũng gọi là đạo của Đại Bồ-tát.

Chúng Đại Bồ-tát quá khứ, hiện tại, vị lai đều tu hành đạo này.

Được đạo này rồi sẽ được đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề ngay hiện tại, cũng làm cho hữu tình ngay hiện tại vượt qua biến lớn sanh tử, được Niết-bàn an lạc.Lại nữa, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.

An trụ trong pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.

An trụ vào chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

An trụ vào Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Tu hành tám giải thoát cho đến mười biến xứ.

Tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.

Tu hành địa vị Đại Bồ-tát.

Tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, môn Tam-ma-địa.

Tu hành mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Trong đó hoàn toàn không phân biệt chấp trước.

Nghĩa là suy nghĩ như vầy: Ðây là bốn niệm trụ cho đến trí nhất thiết tướng.

Do như vậy mà làm như vậy, mà tu bốn niệm trụ cho đến trí nhất thiết tướng.

Ba phân biệt chấp trước này hoàn toàn không có, vì biết tự tánh của các pháp là không.

Nhờ đã tu bốn niệm trụ cho đến trí nhất thiết tướng này mà có thể tự mình được lợi ích, và cũng làm lợi ích cho tất cả hữu tình, để chúng ra khỏi sanh tử chứng Niết-bàn.

Nói là pháp lành, cũng gọi là tư lương Bồ-đề của Bồ-tát, cũng gọi là đạo của Đại Bồ-tát.

Quá khứ, vị lai, hiện tại chúng Đại Bồ-tát đều tu hành đạo này.

Được đạo này rồi, hiện tại sẽ chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Cũng có thể khiến hữu tình được đạo ấy, hiện tại vượt qua biển lớn sanh tử đạt được Niết-bàn an vui.Thiện Hiện nên biết! Lại có vô lượng công đức mà Đại Bồ-tát tu tập cũng đều gọi là pháp lành, cũng gọi là tư lương Bồ-đề của Bồ-tát, cũng gọi là đạo của Đại Bồ-tát.

Các Đại Bồ-tát cần phải tu tập các pháp lành thù thắng như vậy cho hoàn toàn viên mãn, thì mới có thể chứng đắc trí nhất thiết trí.

Chứng trí nhất thiết trí rồi mới có thể không chuyển Chánh pháp luân sai lầm, khiến cho hữu tình hoàn toàn an lạc.LXXXII.

PHẨM PHẬT PHÁPBấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Nếu các pháp lành này là pháp của Bồ-tát thì những gì là pháp của Phật?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Pháp của Bồ-tát cũng là pháp của Phật.

Nghĩa là các Bồ-tát trong tất cả pháp đều giác ngộ tất cả tướng.

Do đó mà chứng đắc trí nhất thiết tướng, đoạn hẳn tất cả tập khí và tương tục.

Nếu chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với tất cả pháp ngay trong một sát-na tương ưng với diệu tuệ thì hiện chứng đẳng giác, rồi chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Này Thiện Hiện! Ðó gọi là hai pháp sai biệt của Bồ-tát và Phật.

Giống như hai vị Thánh, mặc dù cả hai là Thánh nhưng về sự tu hành hướng đến đạo và trụ quả chứng có sai khác.

Vậy pháp mà thành tựu chẳng lẽ không sai khác.Như vậy, này Thiện Hiện! Nếu trong đạo tu hành không có gián đoạn đối với tất cả pháp mà chưa thoát khỏi ám chướng, chưa đến bờ bên kia, chưa được tự tại.

Khi chưa đắc quả thì gọi là Bồ-tát.

Nếu trong đạo tu hành giải thoát đối với tất cả pháp mà thoát khỏi ám chướng, đã tới bờ bên kia, đã được tự tại, khi đã được chứng quả mới gọi là Phật, đó là sự sai khác giữa Phật và Bồ-tát.

Do quả vị có khác, nên pháp không thể không khác, nhưng chẳng thể nói tánh của pháp có khác.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Nếu tự tướng của tất cả pháp đều là không thì tại sao trong cái không của tự tướng có các sự sai khác, nói đây là địa ngục, đây là bàng sanh, đây là ngạ quỷ, đây là người, đây là trời, đây là Chủng tánh địa, đây là Ðệ bát địa, đây là Dự lưu, đây là Nhất lai, đây là Bất hoàn, đây là A-la-hán, đây là Ðộc giác, đây là Bồ-tát, đây là Như Lai.Bạch Thế Tôn! Những chúng sanh nói như vậy đã không thể đắc và nghiệp họ tạo cũng không thể đắc.

Nếu nghiệp đã tạo, đã không thể đắc, thì quả dị thục kia cũng không thể đắc?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông nói, tự tướng tất cả pháp đều không, trong cái không của tự tướng thì hữu tình đã không có quả dị thục của nghiệp, trong cái không, không có tướng sai khác.

Nhưng các hữu tình đối với lý không của tự tướng các pháp không biết như thật, cho nên tạo tác các nghiệp hoặc thiện, hoặc ác; nhờ tạo nghiệp thiện được tăng trưởng, nên sanh trong trời, người, do tạo nghiệp ác tăng trưởng nên đọa trong ba đường ác.

Trong nghiệp thiện đối với nghiệp thiền định mà tạo tác tăng trưởng thì được sanh vào cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc.

Do nhân duyên này mà các Đại Bồ-tát tu hành bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

An trụ trong pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.

An trụ trong chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

An trụ trong Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Tu hành bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.

Tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Tu hành tám giải thoát cho đến mười biến xứ.

Tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.

Tu hành Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa.

Tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.

Tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Tu hành mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát đối với các pháp Bồ-đề phần như thế tu không gián đoạn, không thiếu khuyết, phải làm cho nó viên mãn.

Khi viên mãn rồi thì có thể phát sanh Kim cương dụ định thân cận hỗ trợ Bồ-đề, và chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, làm những việc lợi ích cho các hữu tình không cho hư hoại.

Vì không hư hoại nên các hữu tình thoát khỏi các khổ não trong sanh tử.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Phật đã chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rồi, thì có bị sanh tử trong các cõi không?Phật bảo:– Không!Cụ thọ Thiện Hiện thưa:– Phật chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rồi có nghiệp đen, nghiệp trắng, nghiệp trắng đen, nghiệp chẳng phải trắng đen không?Phật bảo:– Không!Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Nếu Phật không còn sanh tử trong ác thú và tạo nghiệp sai khác, như vậy tại sao đưa ra đây là địa ngục, đây là bàng sanh, đây là ngạ quỷ, đây là người, đây là trời, đây là Chủng tánh địa, đây là Ðệ bát địa, đây là Dự lưu, đây là Nhất lai, đây là Bất hoàn, đây là A-la-hán, đây là Ðộc giác, đây là Bồ-tát, đây là Như Lai?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Các hữu tình có tự biết tự tướng của các pháp là không hay không?Thiện Hiện thưa:– Bạch Thế Tôn! Không!Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Nếu các hữu tình tự biết tự tướng của các pháp là không thì đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề các Đại Bồ-tát không cần phải cầu chứng, mà phải dùng phương tiện thiện xảo cứu vớt các hữu tình ra khỏi đường ác sanh tử.

Vì các hữu tình không biết tự tướng của các pháp đều không, nên bị luân hồi trong các cõi chịu vô lượng khổ.

Cho nên các Đại Bồ-tát đã nghe Phật nói về tự tướng của tất cả pháp đều không rồi, vì muốn làm lợi ích cho các hữu tình, mà cầu chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, dùng phương tiện thiện xảo cứu vớt các hữu tình sanh tử trong cõi ác.Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát thường nghĩ như vầy: Chẳng lẽ tất cả pháp thật có tự tướng, giống như những sự chấp trước của phàm phu dị sanh hay sao? Nhưng vì do họ phân biệt điên đảo, nên trong cái không thật có mà sanh vọng tưởng thật có.

Nghĩa là trong cái vô ngã mà sanh vọng tưởng có ngã, trong cái không hữu tình mà sanh vọng tưởng có hữu tình.

Nói đầy đủ cho đến trong cái không có người thấy mà tưởng là có người thấy.

Trong cái không có sắc mà tưởng là có sắc, trong cái không có thọ, tưởng, hành, thức mà tưởng là có thọ, tưởng, hành, thức.

Cho đến trong tất cả pháp hữu vi, nhưng do sức hư vọng điên đảo phân biệt nên chẳng thật cho là thật, chẳng có chấp là có.

Do đó mà tạo ra thân, khẩu, ý nghiệp, không thể giải thoát ra khỏi sanh tử trong đường ác.

Ta nên cứu vớt để chúng được giải thoát.

Nghĩ như vậy rồi, Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dùng các pháp lành mà giáo hóa họ, không đi ngược với sự tu hành của các Bồ-tát hạnh, và lần lần viên mãn tư lương Bồ-đề.

Tư lương Bồ-đề đã viên mãn rồi thì chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Chứng Bồ-đề rồi, vì các hữu tình mà giảng nói khai thị, phân biệt, kiến lập về sự thật của bốn Thánh đế: Nói đây là khổ Thánh đế, đây là khổ tập Thánh đế, đây là khổ diệt Thánh đế, đây là con đường đi đến khổ diệt Thánh đế.

Lại đem tất cả các pháp Bồ-đề phần và dùng trí thông đạt, mà thâu nhiếp tất cả trong bốn Thánh đế.

Lại nương vào tất cả các pháp Bồ-đề phần, dùng trí vi diệu thi hành xây dựng Phật, Pháp, Tăng bảo.

Nhờ ba ngôi báy này xuất hiện trên thế gian làm cho các loại hữu tình giải thoát sanh tử.

Nếu các hữu tình không quy y tin tưởng Phật, Pháp, Tăng bảo, sẽ tạo ra các nghiệp ác bị luân hồi trong các nẻo chịu vô lượng khổ, cho nên phải quy y Phật, Pháp, Tăng bảo.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Vì nhờ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà các loại hữu tình được nhập Niết-bàn, vì nhờ trí Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà các loại hữu tình được Niết-bàn?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Chẳng phải do Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà các loại hữu tình nhập Niết-bàn.

Chẳng phải do trí Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà các loại hữu tình sanh nhập Niết-bàn.Này Thiện Hiện! Ta nói tánh bình đẳng của bốn Thánh đế tức là Niết-bàn.

Như vậy Niết-bàn không do khổ, tập, diệt, đạo đế mà được, không do trí khổ, tập, diệt, đạo đế mà được.

Chỉ do Bát-nhã ba-la-mật-đa chứng tánh bình đẳng mới gọi là được Niết-bàn.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Những gì gọi là tánh bình đẳng khổ, tập, diệt, đạo?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Đối với nơi nào không có khổ, tập, diệt, đạo đế, không có trí khổ, tập, diệt, đạo thì gọi là tánh bình đẳng của bốn Thánh đế.

Tánh bình đẳng này tức là bốn Thánh đế.

Tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, Phật xuất hiện ra đời hoặc không xuất hiện ra đời, thì tánh tướng ấy vẫn thường trụ, không hư hoại, không biến đổi.

Như vậy gọi là tánh bình đẳng của khổ, tập, diệt, đạo.

Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, vì muốn hiểu rõ tánh bình đẳng của bốn Thánh đế này, nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Khi hiểu rõ tánh bình đẳng của bốn Thánh đế này thì gọi là hiểu rõ chơn chánh về tất cả Thánh đế, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Vì sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, vì muốn giác ngộ tánh bình đẳng của bốn Thánh đế này nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa? Nếu khi biết rõ tánh bình đẳng của bốn Thánh đế này gọi là giác ngộ chơn chánh về tất cả Thánh đế, không rơi vào địa vị Thanh văn, Ðộc giác mà lại nhập vào Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, không có một pháp nhỏ nào mà không thấy như thật.

Khi thấy biết như thật về tất cả pháp thì đối với tất cả pháp đều không chỗ đắc.

Khi với tất cả pháp không chỗ đắc, thì như thật thấy tất cả pháp đều không.

Nghĩa là như thật thấy biết các pháp được thâu nhiếp hay không thâu nhiếp trong bốn đế đều là không.

Khi thấy như vậy có thể nhập vào Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.

Do nhập vào Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, nên trụ trong chủng tánh địa của Bồ-tát.

Trụ trong chủng tánh địa của Bồ-tát rồi thì nhất định không từ đỉnh cao rơi xuống.

Nếu từ cao rơi xuống thì sẽ rơi vào địa vị Thanh văn hoặc Ðộc giác.

Đại Bồ-tát ấy an trụ trong chủng tánh địa của Bồ-tát mà phát sanh bốn tịnh lự và bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Đại Bồ-tát ấy an trụ trong Xa-ma-tha địa, liền có thể quyết đoán chọn lựa tánh của tất cả pháp và từ đó giác ngộ lý của bốn Thánh đế.Bấy giờ, mặc dù Bồ-tát biết hoàn toàn các khổ nhưng tâm không sanh chấp vào khổ.

Mặc dầu đoạn trừ hẳn tập nhưng không khởi duyên chấp vào tập.

Mặc dầu có chứng diệt, nhưng tâm không khởi duyên chấp vào diệt.

Mặc dầu có khả năng tu đạo, nhưng tâm không khởi duyên chấp vào đạo.

Chỉ sanh tâm tùy thuận hướng đến để nhập quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Như thật quán sát thật tướng của các pháp.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy làm sao quán sát thật tướng của các pháp?Phật dạy:– Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy quán tất cả pháp đều không, đó là quán sát thật tướng của các pháp.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy làm sao quán sát các pháp đều không?Phật dạy:– Đối với các pháp, Đại Bồ-tát ấy quán sát tự tướng của nó đều không.

Như vậy là quán sát các pháp đều không.

Đại Bồ-tát ấy dùng Tỳ-bát-xá-na (quán) như thật quán sát thấy các pháp đều không, không thấy có tự tánh của các pháp trụ vào tánh của nó để chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Vì sao? Vì quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật và tất cả pháp đều lấy vô tánh để làm tự tánh.

Nghĩa là sắc cho đến thức, đều lấy vô tánh để làm tự tánh.

Nhãn xứ cho đến ý xứ cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Sắc xứ cho đến ý xứ cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Nhãn giới cho đến ý giới cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Sắc giới cho đến pháp giới cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Nhãn thức giới cho đến ý thức giới cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Nhãn xúc cho đến ý xúc cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Ðịa giới cho đến thức giới cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Các pháp do duyên sanh ra cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Vô minh cho đến lão tử cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Tám giải thoát cho đến mười biến xứ cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Năm loại mắt, sáu phép thần thông cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Tất cả hạnh Đại Bồ-tát cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật cũng lấy vô tánh để làm tự tánh.

Như vậy, vô tánh chẳng phải chư Phật tạo ra, chẳng phải Ðộc giác tạo ra, chẳng phải Bồ-tát tạo ra, chẳng phải Thanh văn tạo ra, cũng chẳng phải bậc trụ quả hành hướng tạo ra, chỉ vì tất cả hữu tình không biết không thấy như thật về tất cả pháp đều là không.

Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dùng phương tiện thiện xảo theo sự giác ngộ của mình mà như thật giảng nói cho các hữu tình để họ lìa bỏ chấp trước, mà giải thoát tất cả sanh, lão, bệnh, tử, chứng được Niết-bàn rốt ráo an lạc..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui