Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết nhãn thức giới cho đến ý thức giới lần lượt cũng vô sở hữu.
Nhãn thức giới cho đến ý thức giới vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc nhãn thức giới cho đến ý thức giới, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết nhãn xúc cho đến ý xúc lần lượt cũng vô sở hữu.
Nhãn xúc cho đến ý xúc vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc nhãn xúc cho đến ý xúc, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra lần lượt cũng vô sở hữu.
Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết địa giới cho đến thức giới lần lượt cũng vô sở hữu.
Ðịa giới cho đến thức giới vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc địa giới cho đến thức giới, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết nhân duyên cho đến tăng thượng duyên lần lượt cũng vô sở hữu.
Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc nhân duyên cho đến tăng thượng duyên, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết vô minh cho đến lão tử lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô minh cho đến lão tử vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc vô minh cho đến lão tử, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa lần lượt cũng vô sở hữu.
Bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba la mật vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không lần lượt cũng vô sở hữu.
Pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết Thánh đế khổ cho đến Thánh đế đạo lần lượt cũng vô sở hữu.
Thánh đế khổ cho đến Thánh đế đạo vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc Thánh đế khổ cho đến Thánh đế đạo, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo lần lượt cũng vô sở hữu.
Bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, cho nên biết bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc lần lượt cũng vô sở hữu.
Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện lần lượt cũng vô sở hữu.
Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết tám giải thoát, chín định thứ đệ lần lượt cũng vô ở hữu.
Tám giải thoát, chín định thứ đệ vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc tám giải thoát, chín định thứ đệ, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa lần lượt cũng vô sở hữu.
Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa lần lượt cũng vô sở hữu.
Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa lần lượt cũng vô sở hữu.
Pháp môn Ðà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết năm loại mắt, sáu phép thần thông lần lượt cũng vô sở hữu.
Năm loại mắt, sáu phép thần thông vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc năm loại mắt, sáu phép thần thông, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng lần lượt cũng vô sở hữu.
Mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp pháp Phật bất cộng vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả lần lượt cũng vô sở hữu.
Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng lần lượt cũng vô sở hữu.
Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác, Bồ-tát, Như Lai lần lượt cũng vô sở hữu.
Dự lưu cho đến Như Lai vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc Dự lưu cho đến Như Lai, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết Thanh văn thừa, Ðộc giác thừa, Như Lai thừa lần lượt cũng vô sở hữu.
Thanh văn thừa, Ðộc giác thừa, Như Lai thừa vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu, nên biết Ðại thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu.
Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như vậy, cho nên nói Ðại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc Thanh văn thừa, Ðộc giác thừa, Như Lai thừa, hoặc hư không, hoặc Ðại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Như cõi Niết-bàn có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Ðại thừa cũng vậy, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Do nhân duyên này nên nói: Ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Ðại thừa cũng vậy, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.Lại nữa, Thiện Hiện! Theo lời ông nói: Hư không, không đến, không đi, không trụ có thể thấy.
Ðại thừa cũng vậy, không đến, không đi, không trụ có thể thấy.
Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Vì sao? Vì tất cả pháp không đến, không đi cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì tất cả pháp hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.
Do nhân duyên này, nên Ðại thừa cũng không có chỗ đến, không chỗ đi, không chỗ trụ có thể đắc.
Vì sao? Vì sắc cho đến thức không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của sắc cho đến thức không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của sắc cho đến thức không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của sắc cho đến thức không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của sắc cho đến thức không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của sắc cho đến thức hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn xứ cho đến ý xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của nhãn xứ cho đến ý xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của nhãn xứ cho đến ý xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của nhãn xứ cho đến ý xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của nhãn xứ cho đến ý xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của nhãn xứ cho đến ý xứ, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc xứ cho đến pháp xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của sắc xứ cho đến pháp xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của sắc xứ cho đến pháp xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của sắc xứ cho đến pháp xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của sắc xứ cho đến pháp xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của sắc xứ cho đến pháp xứ, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn giới cho đến ý giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của nhãn giới cho đến ý giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của nhãn giới cho đến ý giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của nhãn giới cho đến ý giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của nhãn giới cho đến ý giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của nhãn giới cho đến ý giới, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc giới cho đến pháp giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của sắc giới cho đến pháp giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của sắc giới cho đến pháp giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của sắc giới cho đến pháp giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của sắc giới cho đến pháp giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của sắc giới cho đến pháp giới, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn thức giới cho đến ý thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của nhãn thức giới cho đến ý thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của nhãn thức giới cho đến ý thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của nhãn thức giới cho đến ý thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của nhãn thức giới cho đến ý thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của nhãn thức giới cho đến ý thức giới, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn xúc cho đến ý xúc không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của nhãn xúc cho đến ý xúc không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của nhãn xúc cho đến ý xúc không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của nhãn xúc cho đến ý xúc không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của nhãn xúc cho đến ý xúc không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của nhãn xúc cho đến ý xúc, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Ðịa giới cho đến thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của địa giới cho đến thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của địa giới cho đến thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của địa giới cho đến thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của địa giới cho đến thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của địa giới cho đến thức giới, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của nhân duyên cho đến tăng thượng duyên, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Vô minh cho đến lão tử không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của vô minh cho đến lão tử không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của vô minh cho đến lão tử không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của vô minh cho đến lão tử không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của vô minh cho đến lão tử không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của vô minh cho đến lão tử, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Cảnh giới đoạn, cảnh giới ly, cảnh giới diệt, cảnh giới an ổn, cảnh giới tịch tĩnh, cảnh giới vô sanh, cảnh giới vô diệt, cảnh giới vô nhiễm, cảnh giới vô tịnh, cảnh giới vô tác, cảnh giới vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Tám giải thoát, chín định thứ đệ không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của tám giải thoát, chín định thứ đệ không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của tám giải thoát, chín định thứ đệ không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của tám giải thoát, chín định thứ đệ không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của tám giải thoát, chín định thứ đệ không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của tám giải thoát, chín định thứ đệ, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Pháp môn Ðà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Năm loại mắt, sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của năm loại mắt, sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của năm loại mắt, sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của năm loại mắt, sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của năm loại mắt, sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của năm loại mắt, sáu phép thần thông, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của trí nhất thiết, trí đạo tướng, nhất thiế tướng trí không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ-tát, pháp Bồ-tát không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của Bồ-tát, pháp Bồ-tát không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của Bồ-tát, pháp Bồ-tát không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của Bồ-tát, pháp Bồ-tát không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của Bồ-tát, pháp Bồ-tát không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của Bồ-tát, pháp Bồ-tát, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ-đề Phật-đà không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh của Bồ-đề Phật-đà không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như của Bồ-đề Phật-đà không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh của Bồ-đề Phật-đà không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng của Bồ-đề Phật-đà không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của Bồ-đề Phật-đà, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu vi, vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Bản tánh hữu vi, vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Chơn như hữu vi, vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tánh hữu vi, vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Tự tướng hữu vi, vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ.
Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của hữu vi, vô vi, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.Thiện Hiện nên biết: Do nghĩa như vậy, nên nói cũng như hư không, không đến, không đi, không trụ, có thể thấy.
Ðại thừa cũng vậy, không đến, không đi, không trụ, có thể thấy..