Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa


Lúc bấy giờ, trời Ðế Thích và Tứ đại thiên vương trong ba ngàn đại thiên thế giới, cho đến trời Sắc cứu cánh đồng nghĩ như vầy: Tôn giả Thiện Hiện đã thừa hành thần lực của Phật mà vì chúng Đại Bồ-tát rưới trận mưa pháp lớn.

Do thế nay chúng ta nên cúng dường, mỗi vị hãy hóa ra các loại hoa vi diệu của cõi trời, để rải cúng dường Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, các Đại Bồ-tát và Bí-sô tăng, Tôn giả Thiện Hiện với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm.

Nghĩ như vậy rồi trời Ðế Thích và các vị trời liền hóa ra hương hoa vi diệu ở cõi trời đem rải cúng dường.Khi ấy, nhờ thần lực của Phật, hoa ở khắp hư không trong ba ngàn đại thiên thế giới này biến thành đài hoa trang nghiêm thù thắng vi diệu, lớn bằng ba ngàn đại thiên thế giới.Cụ thọ Thiện Hiện thấy việc như vậy, liền nghĩ: Nay hoa rải ở chỗ chư Thiên là điều chưa từng thấy.

Hoa này thù thắng vi diệu, chắc chắn không phải sanh ra do đất nước cỏ cây, mà do sự hóa hiện từ tâm chư Thiên.Lúc đó, trời Ðế Thích biết suy nghĩ của Thiện Hiện, liền nói với Thiện Hiện:– Hoa đã rải đây thật chẳng phải do đất nước cỏ cây sanh ra mà là do tâm của chư Thiên hóa hiện vậy.Thiện Hiện nói với trời Ðế Thích:– Hoa này không sanh tức chẳng phải hoa.Trời Ðế Thích hỏi Thiện Hiện:– Chỉ hoa này là không sanh, còn các pháp khác cũng vậy chứ?Thiện Hiện đáp:– Không phải chỉ hoa này là không sanh.

Các pháp khác cũng không sanh.

Vì sao?Kiều-thi-ca! Vì sắc cũng không sanh; thọ, tưởng, hành, thức cũng không sanh.

Ðây đã không sanh tức là chẳng phải sắc cho đến thức.

Vì sao? Vì pháp không sanh xa lìa các hý luận, không thể trình bày là sắc v.v…Nhãn xứ cho đến ý xứ.

Sắc xứ cho đến pháp xứ.

Nhãn giới cho đến ý giới.

Sắc giới cho đến pháp giới.

Nhãn thức giới cho đến ý thức giới.

Nhãn xúc cho đến ý xúc.

Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.

Ðịa giới cho đến thức giới.

Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên.

Vô minh cho đến lão tử.

Bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.

Chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi.

Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.

Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Tám giải thoát, chín định thứ đệ.

Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.

Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa.

Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa.

Năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của bậc Đại sĩ.

Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.

Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Dự lưu hướng, Dự lưu quả, cho đến Đại Bồ-tát hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đềc của chư Phật.

Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác, Bồ-tát và chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác phải nên biết như vậy.Khi ấy, trời Ðế Thích nghĩ thầm như vầy: Trí tuệ của Tôn giả Thiện Hiện thật là thâm sâu, chỉ thuyết pháp tánh mà không bỏ giả danh.Đức Phật biết ý nghĩ đó, liền nói với Ðế Thích:– Kiều-thi-ca nghĩ đúng vậy.

Trí tuệ của cụ thọ Thiện Hiện thật là thâm sâu, chỉ thuyết pháp tánh mà không bỏ giả danh.Trời Ðế Thích bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Tôn giả Thiện Hiện đối với những pháp gì chỉ thuyết pháp tánh mà không bỏ giả danh?Bấy giờ, Phật dạy trời Ðế Thích:– Kiều-thi-ca! Sắc cho đến thức chỉ là giả danh, giả danh như vậy nhưng không rời pháp tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện chỉ thuyết pháp tánh của sắc v.v… mà giả danh của sắc v.v… như thế không bị hoại.

Vì sao? Vì pháp tánh của sắc v.v… không hoại, không phải không hoại.

Cho nên, việc thuyết pháp của Thiện Hiện cũng không hoại, không phải không hoại.

Như vậy cho đến tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cũng nên biết như vậy.Kiều-thi-ca! Cụ thọ Thiện Hiện đối với các pháp như thế, chỉ thuyết pháp tánh mà không bỏ giả danh.Khi ấy, Thiện Hiện nói với Ðế Thích:– Kiều-thi-ca! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời Phật thuyết, các pháp có mặt đều là giả danh.

Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát đã biết tất cả pháp chỉ là giả danh, nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa.Kiều-thi-ca! Khi các Đại Bồ-tát học như thế, thì không phải đối với sắc mà học; cũng không phải đối với thọ, tưởng, hành, thức mà học.

Vì sao? Đại Bồ-tát này không thấy sắc có thể ở trong đó mà học; cũng không thấy thọ, tưởng, hành, thức có thể ở trong đó mà học.

Như vậy cho đến đối với chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cũng nên biết như vậy.Trời Ðế Thích lại hỏi Thiện Hiện:– Do nhân duyên gì mà Đại Bồ-tát trong lúc học không thấy sắc, cũng không thấy thọ, tưởng, hành, thức; cho đến cũng không thấy tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác?Thiện Hiện đáp:– Kiều-thi-ca! Sắc, sắc là tánh Không; thọ, tưởng, hành, thức, thọ, tưởng, hành, thức là tánh Không.

Cho đến Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là tánh Không.Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát do nhân duyên này mà trong lúc học không thấy sắc cho đến thức.

Không thấy tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác.

Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì sắc Không không thể được nên thấy sắc Không; sắc Không không thể được nên học sắc Không.

Như vậy cho đến Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác Không không thể được nên thấy Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác Không.

Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác Không không thể được nên học Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác Không.Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát không học nơi Không, thì Đại Bồ-tát này là học nơi Không.

Vì sao? Vì không thể phân hai.Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát không học nơi sắc Không, cho đến không học nơi tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác Không, thì Đại Bồ-tát này là học nơi sắc Không, cho đến là học nơi tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác Không.

Vì sao? Vì không thể phân hai.Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát dùng không thể phân hai làm phương tiện, đối với việc học sắc Không, cho đến dùng không hai làm phương tiện đối với việc học chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác Không, thì Đại Bồ-tát này có thể dùng không hai làm phương tiện, học bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Học pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.

Học chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Học cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi.

Học Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Học bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.

Học bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Học tám giải thoát, chín định thứ đệ.

Học pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.

Học Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa.

Học Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa.

Học năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Học mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Học ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của bậc Ðại sĩ.

Học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Học tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.

Học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Học Dự lưu hướng, Dự lưu quả, cho đến Đại Bồ-tát hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật.

Học Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác, Bồ-tát và chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác.Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát nào có thể dùng pháp không hai làm phương tiện, học bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, thì Đại Bồ-tát đó có thể dùng pháp không hai làm phương tiện để học vô lượng, vô số, vô biên, làm thanh tịnh Phật pháp không thể nghĩ bàn.Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát nào có thể dùng pháp không hai làm phương tiện, thì Đại Bồ-tát đó có thể học vô lượng, vô số, vô biên, làm thanh tịnh Phật pháp không thể nghĩ bàn.

Và Đại Bồ-tát đó không vì sắc tăng mà học, không vì sắc giảm mà học, cho đến không vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tăng mà học, không vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác giảm mà học.

Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì sắc cho đến tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không thể phân hai.Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát nào không vì sắc tăng mà học, cũng không vì sắc giảm mà học, cho đến không vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác tăng mà học, cũng không vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác giảm mà học, thì Đại Bồ-tát này không vì nhiếp thọ sắc mà học, cũng không vì hoại diệt sắc mà học.

Như vậy cho đến, không vì nhiệp thọ tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà học; cũng không vì hoại diệt tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà học.

Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì nhiếp thọ, hoại diệt đều không thể phân hai.Bấy giờ, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:– Khi các Đại Bồ-tát học như vậy, sao lại không vì nhiếp thọ sắc mà học, cũng không vì hoại diệt sắc mà học; cho đến không vì nhiếp thọ tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà học, cũng không vì hoại diệt tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà học?Thiện Hiện đáp:– Đúng vậy! Đúng vậy! Xá-lợi Tử! Khi các Đại Bồ-tát học như vậy, không vì nhiếp thọ sắc mà học, không vì hoại diệt sắc mà học; cho đến không vì nhiếp thọ tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà học, cũng không vì hoại diệt tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà học.Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:– Do nhân duyên gì mà các Đại Bồ-tát khi học như vậy, không vì nhiếp thọ sắc mà học, cũng không vì hoại diệt sắc mà học; cho đến không vì nhiếp thọ tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà học, cũng không vì hoại diệt tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mà học?Thiện Hiện đáp:– Khi các Đại Bồ-tát học như vậy, không thấy có sắc có thể nhiếp thọ và có thể hoại diệt, cũng không thấy người có thể nhiếp thọ và hoại diệt.

Cho đến không thấy có tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác có thể nhiếp thọ và có thể hoại diệt, cũng không thấy người có thể nhiếp thọ tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và có thể hoại diệt.

Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì pháp của sắc v.v… hoặc năng, hoặc sở, nội, ngoại đều Không, bất khả đắc.Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát nào không thấy các pháp là có thể nhiếp thọ và có thể hoại diệt, cũng lại không thấy người có thể nhiếp thọ và hoại diệt, mà học Bát-nhã ba-la-mật-đa thì Đại Bồ-tát này mau chóng thành tựu trí nhất thiết trí.Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:– Các Đại Bồ-tát khi học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế mau chóng thành tựu trí nhất thiết trí ư?Thiện Hiện đáp:– Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thì mau chóng thành tựu trí nhất thiết trí.

Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì các Đại Bồ-tát khi học như vậy thì đối với tất cả pháp, không vì nhiếp thọ, không vì hoại diệt mà chỉ vì phương tiện.Xá-lợi Tử hỏi:– Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì đối với tất cả pháp, không vì nhiếp thọ, không vì hoại diệt, chỉ vì phương tiện thì làm sao có thể thành tựu trí nhất thiết trí?Thiện Hiện đáp:– Đại Bồ-tát này hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, không thấy sắc cho đến thức là sanh, diệt, thủ, xả, nhiễm, tịnh, hợp, tan, tăng và giảm.

Cho đến không thấy tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác là sanh, diệt, thủ, xả, nhiễm, tịnh, hợp, tan, tăng và giảm.

Vì sao? Vì sắc cho đến tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không tự tánh, hoàn toàn bất khả đắc.Như vậy, Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đối với tất cả pháp đều không thấy sanh, diệt cho đến tăng, giảm.

Vì lấy điều không học, không thành tựu mà làm phương tiện để tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì có thể thành tựu trí nhất thiết trí.Bấy giờ, trời Ðế Thích hỏi Xá-lợi Tử:– Bạch Ðại đức! Các Đại Bồ-tát nếu muốn học Bát-nhã ba-la-mật-đa nên cầu ở đâu?Xá-lợi Tử đáp:– Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát nếu muốn học Bát-nhã ba-la-mật-đa nên cầu học ở phẩm Thiện Hiện đã nói ở trước.Trời Ðế Thích hỏi Thiện Hiện:– Có phải nhờ thần lực của Tôn giả làm chỗ nương tựa, hộ trì, khiến cho Xá-lợi Tử nói như vậy không?Thiện Hiện đáp:– Kiều-thi-ca! Không phải nhờ thần lực của tôi làm chỗ nương tựa, hộ trì, khiến cho Xá-lợi Tử nói như vậy đâu.Trời Ðế Thích lại hỏi:– Vậy nhờ thần lực của ai làm chỗ nương tựa, hộ trì, khiến cho Xá-lợi Tử nói như vậy?Thiện Hiện đáp:– Chính nhờ thần lực của Phật làm chỗ nương tựa, hộ trì, khiến cho Xá-lợi Tử nói như vậy.Trời Ðế Thích nói:– Tất cả pháp đều không chỗ nương tựa, hộ trì, như vậy làm sao nói là nhờ thần lực của Phật làm chỗ nương tựa, hộ trì, khiến cho Xá-lợi Tử nói như vậy.Thiện Hiện bảo:– Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ngài nói.

Tất cả pháp không chỗ nương tựa, hộ trì, cho nên Như Lai chẳng có thể nương tựa, hộ trì, chẳng làm chỗ nương tựa, hộ trì.

Chỉ vì thuận theo pháp thế gian nên nói làm chỗ nương tựa, hộ trì.Kiều-thi-ca! Tức không nương tựa, hộ trì, Như Lai bất khả đắc.

Viễn ly không nương tựa, hộ trì, Như Lai bất khả đắc.

Không nương tựa, hộ trì, trong chơn như Như lai bất khả đắc.

Trong Như Lai, không nương tựa, hộ trì, chơn như bất khả đắc.

Không nương tựa, hộ trì, trong pháp tánh Như Lai bất khả đắc.

Trong Như Lai, không nương tựa, hộ trì, pháp tánh bất khả đắc.Kiều-thi-ca! Tức Như Lai và sắc bất khả đắc.

Viễn ly Như Lai và sắc bất khả đắc.

Trong sắc, chơn như và Như Lai bất khả đắc.

Trong Như Lai, chơn như và sắc bất khả đắc.

Trong sắc và pháp tánh, Như Lai bất khả đắc.

Trong Như Lai, sắc và pháp tánh bất khả đắc.

Như vậy cho đến Như Lai cùng với trí nhất thiết tướng bất khả đắc.

Viễn ly trí nhất thiết tướng, Như Lai bất khả đắc.

Trong trí nhất thiết tướng và chơn như, Như Lai bất khả đắc.

Trong Như Lai, trí nhất thiết tướng và chơn như bất khả đắc.

Trong pháp tánh và trí nhất thiết tướng, Như Lai bất khả đắc.

Trong Như Lai, pháp tánh và trí nhất thiết tướng bất khả đắc.

Vì sao?Kiều-thi-ca! Vì Như Lai cùng với sắc chẳng hợp, chẳng tan.

Như Lai cùng với viễn ly sắc chẳng hợp, chẳng tan.

Như Lai cùng với sắc, chơn như chẳng hợp, chẳng tan.

Như Lai cùng với viễn ly sắc, chơn như chẳng hợp, chẳng tan.

Như Lai cùng với sắc, pháp tánh chẳng hợp, chẳng tan.

Như Lai cùng với viễn ly sắc, pháp tánh chẳng hợp, chẳng tan.

Như vậy cho đến Như Lai cùng với trí nhất thiết tướng chẳng hợp, chẳng tan.

Như Lai cùng với viễn ly trí nhất thiết tướng chẳng hợp, chẳng tan.

Như Lai cùng với trí nhất thiết tướng, chơn như chẳng hợp, chẳng tan.

Như Lai cùng với viễn ly trí nhất thiết tướng, chơn như chẳng hợp, chẳng tan.

Như Lai cùng với trí nhất thiết tướng, pháp tánh chẳng hợp, chẳng tan.

Như Lai cùng với viễn ly trí nhất thiết tướng, pháp tánh chẳng hợp, chẳng tan.Kiều-thi-ca! Tôn giả Xá-lợi Tử đã nói những lời kia là đối với tất cả pháp chẳng gần, chẳng xa, chẳng hợp, chẳng tan.

Nhờ thần lực của Như Lai mà làm chỗ nương tựa, hộ trì, dùng không nương tựa, hộ trì làm chỗ nương tựa, hộ trì.Lại nữa, Kiều-thi-ca! Lúc trước ngài hỏi các Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật-đa nên cầu ở đâu.Kiều-thi-ca! Việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát là không nên cầu sắc, không nên cầu xa lìa sắc.

Như vậy cho đến không nên cầu trí nhất thiết tướng, không nên cầu xa lìa trí nhất thiết tướng.

Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì hoặc sắc, hoặc lìa sắc, cho đến hoặc trí nhất thiết tướng, hoặc lìa trí nhất thiết tướng, hoặc Bát-nhã ba-la-mật-đa, hoặc Đại Bồ-tát, hoặc cầu tất cả pháp chẳng hợp, chẳng tan như thế, vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng gọi là vô tướng.

Vì sao? Vì việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát là chẳng phải sắc, chẳng phải xa lìa sắc.

Cho đến chẳng phải trí nhất thiết tướng, chẳng phải xa lìa trí nhất thiết tướng.

Chẳng phải sắc, chơn như, chẳng phải xa lìa sắc, chơn như.

Cho đến chẳng phải trí nhất thiết tướng, chơn như, chẳng phải xa lìa trí nhất thiết tướng, chơn như.

Chẳng phải sắc, pháp tánh, chẳng phải xa lìa sắc, pháp tánh.

Cho đến chẳng phải trí nhất thiết tướng, pháp tánh; chẳng phải xa lìa trí nhất thiết tướng, pháp tánh.

Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì tất cả pháp như thế đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Do vô sở hữu, bất khả đắc cho nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát là chẳng phải sắc, chẳng phải xa lìa sắc.

Cho đến chẳng phải trí nhất thiết tướng, chẳng phải xa lìa trí nhất thiết tướng.

Chẳng phải sắc, chơn như, chẳng phải xa lìa sắc, chơn như.

Cho đến chẳng phải trí nhất thiết tướng, chơn như, chẳng phải xa lìa trí nhất thiết tướng, chơn như.

Chẳng phải sắc, pháp tánh, chẳng phải xa lìa sắc, pháp tánh.

Cho đến chẳng phải trí nhất thiết tướng, pháp tánh, chẳng phải xa lìa trí nhất thiết tướng, pháp tánh.Khi ấy, trời Ðế Thích thưa Tôn giả Thiện Hiện:– Việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa, là vô lượng Ba-la-mật-đa, là vô biên Ba-la-mật-đa.

Các vị Dự lưu sẽ đắc quả Dự lưu trong việc học này.

Các vị Nhất lai sẽ đắc quả Nhất lai trong việc học này.

Các vị Bất hoàn sẽ đắc quả Bất hoàn trong việc học này.

Các vị A-la-hán sẽ đắc quả A-la-hán trong việc học này.

Các vị Ðộc giác sẽ đắc quả Ðộc giác Bồ-đề trong việc học này.

Các Đại Bồ-tát có thể giáo hóa hữu tình và trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề trong việc học này.Thiện Hiện nói:– Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ngài nói.

Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì sắc rộng lớn nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng rộng lớn.

Cho đến trí nhất thiết tướng rộng lớn nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng rộng lớn.

Vì sao? Vì giai đoạn trước, sau, giữa của sắc cho đến trí nhất thiết tướng đều bất khả đắc, nên gọi là rộng lớn.

Do sự rộng lớn kia nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng là rộng lớn.Kiều-thi-ca! Sắc vô lượng nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô lượng.

Cho đến trí nhất thiết tướng vô lượng, nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô lượng.

Vì sao? Vì lượng sắc cho đến trí nhất thiết tướng không thể đắc.

Giống như lượng của hư không cũng bất khả đắc.

Sắc v.v… cũng vậy, nên nói vô lượng.

Kiều-thi-ca! Hư không vô lượng nên sắc v.v… cũng vô lượng.

Sắc v.v… vô lượng nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô lượng.Kiều-thi-ca! Sắc vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.

Cho đến trí nhất thiết tướng vô biên, nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.

Vì sao? Vì sắc cho đến trí nhất thiết tướng ở trong hay ngoài đều bất khả đắc.

Giống như hư không ở trong hay ngoài đều bất khả đắc.

Sắc v.v… cũng vậy, nên nói vô biên.

Kiều-thi-ca! Hư không vô biên nên sắc v.v… cũng vô biên.

Sắc v.v… vô biên cho nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.Lại nữa, Kiều-thi-ca! Sở duyên vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.Trời Ðế Thích hỏi:– Vì sao sở duyên vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên?Thiện Hiện đáp:– Sở duyên của trí nhất thiết trí vô biên, nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.Lại nữa, Kiều-thi-ca! Sở duyên của pháp giới vô biên, nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.Trời Ðế Thích hỏi:– Vì sao sở duyên của pháp giới vô biên, nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên?Thiện Hiện đáp:– Pháp giới vô biên nên sở duyên cũng vô biên.

Sở duyên vô biên nên pháp giới cũng vô biên.

Pháp giới, sở duyên vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.Lại nữa, Kiều-thi-ca! Chơn như, sở duyên vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.Trời Ðế Thích hỏi:– Vì sao chơn như, sở duyên vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên?Thiện Hiện đáp:– Chơn như vô biên nên sở duyên cũng vô biên.

Sở duyên vô biên nên chơn như cũng vô biên.

Chơn như, sở duyên vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.Lại nữa, Kiều-thi-ca! Hữu tình vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.Trời Ðế Thích hỏi:– Vì sao hữu tình vô biên nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên?Thiện Hiện đáp:– Ý ngài thế nào? Nói hữu tình, vậy hữu tình ấy là chỉ cho ý niệm của pháp nào?Trời Ðế Thích thưa:– Bạch Đại đức! Hữu tình, hữu tình ấy chẳng phải là khái niệm của pháp, cũng chẳng phải là khái niệm của phi pháp.

Chỉ là giả lập khách danh, thuộc về tên gọi tạm thời, thuộc về tên gọi không thật, thuộc về tên gọi không có nhân duyên.Thiện Hiện lại hỏi:– Vậy, theo ý ngài, trong kinh bát Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này là hiển thị thật có hữu tình không?Trời Ðế Thích thưa:– Bạch Ðại đức! Không có!Thiện Hiện hỏi:– Trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, đã không hiển thị thật có hữu tình nên nói vô biên.

Vì ở trong hay ngoài, nó đều bất khả đắc.

Kiều-thi-ca! Ý ngài thế nào? Các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác trải qua hằng hà sa số kiếp đã nói danh tự của các hữu tình.

Trong đây có hữu tình, có sanh, có diệt không?Trời Ðế Thích thưa:– Bạch Ðại đức! Không có! Vì sao? Vì bản tánh các hữu tình vốn thanh tịnh.

Từ xưa đến nay vô sở hữu.Thiện Hiện bảo:– Do điều này nên tôi nói hữu tình vô biên, cho nên việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát cũng vô biên.

Kiều-thi-ca! Do nhân duyên này nên biết, việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát phải nói là rất to lớn, vô lượng, vô biên.V.

PHẨM HIỆN BẢO THÁP 01Bấy giờ, trong hội chúng, trời Ðế Thích v.v… và chư Thiên ở cõi Dục, Phạm thiên vương v.v… và chư Thiên ở cõi Sắc, cùng với Thiên nữ, thần Y-xá-na đồng lúc ba lần cất cao tiếng xướng:– Lành thay! Lành thay! Ðại đức Thiện Hiện thừa hành thần lực của Phật, làm chỗ nương tựa, hộ trì, khéo léo vì chúng tôi, thế gian, trời, người mà phân biệt, khai thị pháp tánh vi diệu, gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như lời dạy mà tu hành, không bao giờ xa lìa thì chúng con sẽ cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen người đó giống như đối với Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác.Trong lời dạy sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy, thật là không có pháp có thể đắc, nghĩa là trong ấy không có sắc có thể đắc; không có thọ, tưởng, hành, thức có thể đắc.

Như vậy cho đến không có trí nhất thiết có thể đắc, cũng không có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc.

Tuy không có các pháp có thể đắc như thế nhưng có thể trình bày Thánh giáo ba thừa, đó là Thánh giáo của Thanh văn, Ðộc giác và Vô thượng thừa.Bấy giờ, Phật bảo chư Thiên:– Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời các vị nói.

Trong giáo pháp sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tuy các pháp không sắc v.v… có thể đắc, nhưng có thể trình bày Thánh giáo ba thừa.

Vậy, nếu Đại Bồ-tát nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà dùng vô sở đắc làm phương tiện, thì có thể như lời dạy tu hành không bao giờ xa lìa.

Các vị chư Thiên v.v… đều phải đến đó thành tâm cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, giống như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác.

Vì sao? Vì trong giáo pháp sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa này, tuy rộng nói có Thánh giáo ba thừa, nhưng Như Lai hoàn toàn bất khả đắc.

Chẳng phải Như Lai cùng với bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai xa lìa bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai cùng với pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai xa lìa pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai cùng với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai xa lìa chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai cùng với cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai xa lìa cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai cùng với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai xa lìa Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai cùng với bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai xa lìa bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai cùng với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai xa lìa bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai cùng với tám giải thoát, chín định thứ đệ có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai xa lìa tám giải thoát, chín định thứ đệ có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai cùng với pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai xa lìa pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai cùng với Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai xa lìa Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai cùng với năm loại mắt, sáu phép thần thông có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai xa lìa năm loại mắt, sáu phép thần thông có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai cùng với mười lực Như Lai, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai xa lìa mười lực Như Lai, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai cùng với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai xa lìa pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai xa lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai cùng với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc.

Chẳng phải Như Lai xa lìa trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc?Chư Thiên nên biết! Nếu Đại Bồ-tát nào đối với tất cả pháp, dùng vô sở đắc làm phương tiện, nhiệt tâm tinh cần tu học bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến trí nhất thiết tướng, thì Đại Bồ-tát này đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa có thể luôn luôn tu hành, không bao giờ xả bỏ.

Vì vậy, các vị phải nên đến đó thành tâm cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen Đại Bồ-tát ấy giống như Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác.Chư Thiên nên biết! Vào thời xa xưa, khi Nhiên Ðăng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời.

Lúc đó Ta ở ngã tư đường, tại kinh đô Liên hoa vương, thấy Phật Nhiên Ðăng, liền cầm năm cành hoa sen cúng dường Ngài và trải tóc lấp bùn để cầu nghe chánh pháp cốt yếu.

Ta dùng vô sở đắc làm phương tiện nên không xa lìa bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa; cho đến trí nhất thiết tướng và vô lượng, vô biên các Phật pháp khác.

Khi ấy, Phật Nhiên Ðăng liền thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề cho Ta, Ngài dạy: Thiện nam tử! Ở đời vị lai, trải qua vô số kiếp, trong Hiền kiếp của thế giới này, con sẽ thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Ðiều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật Bạc-già-phạm và tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa, độ thoát vô lượng chúng sanh.Lúc ấy, chư Thiên đều bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thật là hi hữu, làm cho chúng Đại Bồ-tát mau chóng nhiếp thọ trí nhất thiết trí.

Vì dùng vô sở đắc làm phương tiện, nên đối với sắc cho đến thức không giữ, không xả.

Như vậy cho đến, đối với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không giữ, không xả.Lúc bấy giờ, đức Phật quán sát thấy bốn chúng hòa hợp, và chúng Đại Bồ-tát, chúng trời Tứ đại thiên vương, lần lượt cho đến chư Thiên trời Sắc cứu cánh đều đến tập hợp trong hội chúng, đồng làm chứng minh.

Thế Tôn liền giao phó cho trời Ðế Thích:– Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát, Bí-sô, Bí-sô-ni, Ổ-ba-sách-ca, Ổ-ba-tư-ca, các Thiên tử, các Thiên nữ, thiện nam, thiện nữ v.v… không xa lìa tâm trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, vì người khác mà tuyên thuyết rộng rãi thì nên biết đối với những vị này, tất cả ác ma và quyến thuộc của chúng không thể hại được.

Vì sao?Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này khéo an trụ nơi không, vô tướng, vô nguyện của sắc, cho đến khéo an trụ nơi không, vô tướng, vô nguyện của trí nhất thiết tướng.

Không thể dùng Không mà hại được Không, không thể dùng vô tướng mà hại được vô tướng, không thể dùng vô nguyện mà hại được vô nguyện.

Vì sao? Vì các pháp như vậy hoàn toàn không tự tánh.

Hoặc người hại, hoặc người bị hại, hoặc thời gian, hoặc nơi chốn, hoặc việc não hại đều bất khả đắc.Lại nữa, Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v…, người chẳng phải người (nhơn phi nhơn) v.v… đều không thể hại được.

Vì sao? Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này biết dùng vô sở đắc làm phương tiện, vì các hữu tình thường tu tập từ, bi, hỷ, xả, nên tất cả người chẳng phải người không thể làm não hại được.Lại nữa, Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này hoàn toàn không bị các việc hiểm ác ngang trái làm tổn thương, cũng không bị chết oan.

Vì sao? Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này thường tu tập bố thí Ba-la-mật-đa đối với các hữu tình đúng lý giúp đỡ, giáo dưỡng vậy.Lại nữa, Kiều-thi-ca! Trong ba ngàn đại thiên thế giới, nơi có Tứ đại thiên vương, cho đến trời Quảng quả, vị nào đã phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa mà chưa từng được lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, đều phải không xa lìa tâm trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa phải chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý.Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào không xa lìa tâm trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, thì các thiện nam, thiện nữ v.v… này như ở nhà trống, hoặc ở nơi hoang giả, ở đường nguy hiểm và ở chỗ nguy nạn, sẽ không sợ hãi đến nỗi rợn tóc gáy.

Vì sao? Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này không xa lìa tâm trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, khéo tu tập pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.Khi ấy, chúng trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Sắc cứu cánh v.v… ở ba ngàn đại thiên thế giới đều chấp tay bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào không xa lìa tâm trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, thường đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền cùng khắp, thì chúng con thường theo cung kính hộ trì, không để cho tất cả tai họa não hại.

Vì sao? Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này tức là Đại Bồ-tát.

Nhờ Đại Bồ-tát này khiến các hữu tình dứt hẳn các đường hiểm ác: địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, A-tu-la v.v…Nhờ Đại Bồ-tát này khiến chư Thiên, người, Dược-xoa, rồng v.v… dứt hẳn tất cả tai nạn ngang trái, bệnh tật, nghèo cùng, đói khát, lạnh nóng v.v…Nhờ Đại Bồ-tát này mà chư Thiên, người, A-tu-la v.v… đoạn tận các việc bất như ý, cư trú ở đâu cũng không có giặc giã, và tất cả hữu tình đều đem lòng từ đối xử với nhau.Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian có mười thiện nghiệp đạo.

Hoặc bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Hoặc bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Hoặc pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.

Hoặc chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Hoặc cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi.

Hoặc Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Hoặc bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.

Hoặc tám giải thoát, chín định thứ đệ.

Hoặc pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.

Hoặc Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa.

Hoặc Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa.

Hoặc năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Hoặc mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Hoặc pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Hoặc tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.

Hoặc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có đại tộc Sát-đế-lợi, đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ, vua các nước nhỏ, Chuyển luân thánh vương và các quan thần giúp việc.Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có trời Tứ đại thiên vương, cho đến trời Tha hóa tự tại, trời Phạm chúng, trời Sắc cứu cánh, trời Không vô biên xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ.Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, Ðộc giác hướng, Ðộc giác quả.Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có các Đại Bồ-tát thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật và tu tập các hạnh Bồ-tát thù thắng.Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển pháp luân vị diệu, cứu độ chúng sanh vô lượng.Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng, làm lợi ích an lạc cho tất cả hữu tình.Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên này nên chúng con, trời, A-tu-la, rồng, Dược-xoa có đại thế lực và người chẳng phải người v.v… luôn luôn theo hộ trì, cung kính các Đại Bồ-tát này, không để cho tất cả tai họa ngang trái tổn hại.

Vì các vị ấy đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tu tập, suy nghĩ đúng lý, viết chép v.v… các việc đó không bao giờ gián đoạn.Bấy giờ, Phật bảo các vị trời:– Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời các vị nói.

Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào không xa lìa tâm trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, thường xuyên ở trong Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền cùng khắp.

Các vị nên biết các thiện nam, thiện nữ v.v… này tức là Đại Bồ-tát.Nhờ Đại Bồ-tát này nên khiến các hữu tình dứt hẳn đường ác, cho đến Tam bảo xuất hiện trên thế gian cùng với các hữu tình làm lợi ích lớn.

Vì vậy các vị trời, rồng, thần có đại thế lực và người chẳng phải người v.v… thường cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, siêng năng hộ trì Đại Bồ-tát này, ngăn chặn tất cả tai họa ngang trái não hại.

Nếu các vị cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, hộ trì Đại Bồ-tát như vậy, thì nên biết đó là cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, hộ trì Ta và tất cả mười phương Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác.

Vì vậy các vị tất cả trời, rồng, Dược-xoa, thần, tiên, A-tu-la v.v… thường nên theo Đại Bồ-tát này để cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, hộ trì, đừng để tất cả tai họa ngang trái não hại vị ấy.Các vị nên biết: Giả sử Thanh văn, Ðộc giác cùng khắp ba ngàn đại thiên thế giới, ví như lúa, mè, tre, lau, lùm rừng v.v… không có một khoảng trống nào, rồi có thiện nam tử, thiện người nữ v.v… đối với bậc phước điền kia mà dùng vô lượng vật báu đẹp thượng diệu, để cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen hết một đời mình.

Lại có người ở trong khoảnh khắc cung kính, cúng dường, tôn trọng ngợi khen một Đại Bồ-tát mới phát tâm không xa lìa sáu pháp Ba-la-mật-đa, đem công đức trên so sánh với phước đức này thì không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, cho đến không bằng một phần cực nhỏ.

Vì sao? Vì không nhờ Thanh văn, Ðộc giác thừa mà có Đại Bồ-tát, chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở thế gian.

Chỉ nhờ Đại Bồ-tát mới có Thanh văn, Ðộc giác và chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở thế gian.

Vì vậy các vị trời, rồng có thế lực lớn và người chẳng phải người v.v… thường nên ủng hộ, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen Đại Bồ-tát này, đừng để tất cả tai họa ngang trái não hại vị ấy.

Các vị! Do việc làm này mà phước đức luôn luôn được an lạc ở trong trời, người, cho đến chứng đắc Niết-bàn cứu cánh, làm lợi ích lớn mãi đến tận đời vị lai.Bấy giờ, trời Ðế Thích lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Thật là điều kỳ lạ, hiếm có.

Các Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền cùng khắp, giữ gìn, thể hiện sự lợi ích thù thắng của các pháp này, giáo hóa hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, đều thân cận phụng sự, cúng dường chư Phật Thế Tôn.

Đối với các thiện căn thù thắng tùy theo đó mà hân hoan, an lạc.

Nhờ cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen chư Phật, liền được sanh trưởng ở chỗ chư Phật, mau chóng lãnh thọ chánh pháp, được thành tựu viên mãn, cho đến khi chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, không bao giờ quên mất chánh pháp đã được nghe và giữ gìn.

Vì vậy, dòng họ được viên mãn, thân mẫu được viên mãn, thân phụ được viên mãn, quyến thuộc viên mãn, tướng hảo viên mãn, ánh sáng viên mãn, mắt tai viên mãn, âm thanh viên mãn, Đà-la-ni viên mãn, Tam-ma-địa viên mãn.

Lại đem sức phương tiện thiện xảo nên biến thân như Phật.Lại dùng năng lực, từ thế giới không có Phật này đến thế giới không có Phật khác, phương tiện thiện xảo nên hóa ra thân Phật, thuyết giảng, khen ngợi về bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Thuyết giảng, khen ngợi về pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.

Thuyết giảng, khen ngợi về chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Thuyết giảng, khen ngợi về cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi.

Thuyết giảng, khen ngợi về Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Thuyết giảng, khen ngợi về bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.

Thuyết giảng, khen ngợi về bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Thuyết giảng, khen ngợi về tám giải thoát, chín định thứ đệ.

Thuyết giảng, khen ngợi về pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.

Thuyết giảng, khen ngợi về Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa.

Thuyết giảng, khen ngợi về Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa.

Thuyết giảng, khen ngợi về năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Thuyết giảng, khen ngợi về mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Thuyết giảng, khen ngợi về pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Thuyết giảng, khen ngợi về tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.

Thuyết giảng, khen ngợi về trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Thuyết giảng, khen ngợi về Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.Lại dùng năng lực thiện xảo, vì các hữu tình tuyên thuyết Chánh pháp, tùy theo căn cơ mà giáo hóa họ trong giáo pháp ba thừa, khiến họ giải thoát hẳn sanh, lão, bệnh, tử, chứng nhập vào cảnh giới Vô dư y Niết-bàn.

Hoặc lại cứu vớt các khổ ở đường ác, để họ hưởng thọ sự an lạc, vi diệu ở trong cõi trời, người.Khi ấy, trời Ðế Thích bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thật là hi hữu.

Nếu ai có thể giữ gìn Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, thì là giữ gìn đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng.

Cũng giữ gìn đầy đủ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác Bồ-đề, và tất cả Đại Bồ-tát hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật.Đức Thế Tôn bảo trời Ðế Thích:– Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.

Nếu có ai có thể giữ gìn Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, thì giữ gìn đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến tất cả Đại Bồ-tát hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui