Bấy giờ, Thiên tử cõi Dục giới, cõi Sắc giới đều mang các loại bột hương và nhiều loại hoa trời từ xa rải lên cúng Phật, đảnh lễ hai chân Ngài rồi lui đứng qua một bên, chấp tay cung kính thưa:– Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế rất là sâu xa, khó thấy khó hiểu, không thể suy nghĩ, vượt cảnh giới suy nghĩ, mầu nhiệm vắng lặng, người trí thông minh mới có thể biết được.
Chẳng phải hạng tầm thường thế gian có thể tin hiểu được, mà phải là quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Ở trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều nói: Năm uẩn tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là năm uẩn.
Nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là trí nhất thiết tướng.
Chư Phật tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là chư Phật.
Vì sao? Vì chơn như của năm uẩn, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác.
Nói rộng cho đến hoặc chơn như của trí nhất thiết tướng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp đều là một chơn như, không hai, không khác.
Như chơn như của chư Phật, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp đều là một chơn như, không hai, không khác.Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử:– Đúng vậy! Đúng vậy! Như các vị đã nói.
Thiên tử nên biết! Khi quán xét nghĩa này, tâm Ta chỉ hướng tới sự im lặng chẳng muốn thuyết pháp.
Vì sao? Vì pháp này sâu xa khó thấy khó hiểu, không thể tìm tòi, suy nghĩ, vượt khỏi sự tìm tòi, suy nghĩ, nhiệm mầu vắng lặng.
Hàng trí tuệ thông minh mới có thể biết được.
Chẳng phải hạng tầm thường thế gian có thể tin hiểu được.
Nghĩa là Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu là quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đã chứng.Thiên tử nên biết! Chư Phật đã chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nhưng không năng chứng cũng chẳng phải sở chứng, không chỗ chứng, không thời chứng.Thiên tử nên biết! Pháp này thâm diệu hiện hành của bất nhị.
Thế gian chẳng thể so lường được.Thiên tử nên biết! Hư không sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm.
Chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm.
Vô lượng, vô biên sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm.
Không đi không đến sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm.
Không sanh, không diệt sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm.
Không nhiễm, không tịnh sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm.
Không biết, không đắc sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm.
Không tạo, không tác sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm.
Ngã cho đến người thấy sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm.
Năm uẩn sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm.
Nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm.
Tất cả Phật pháp sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm.Khi ấy, các Thiên tử lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Ở đây đã thuyết pháp sâu xa vi diệu này chẳng phải hạng tầm thường ở thế gian có thể tin nhận.
Vì sao? Pháp thâm diệu này chẳng phải nắm giữ năm uẩn mà nói, chẳng vì xả bỏ năm uẩn mà nói với họ.
Nói rộng cho đến chẳng vì nắm giữ trí nhất thiết tướng mà nói, chẳng vì xả bỏ trí nhất thiết tướng mà nói với họ.
Chẳng vì nắm giữ tất cả Phật pháp mà nói, chẳng vì xả bỏ tất cả Phật pháp mà nói với họ.
Hữu tình ở thế gian có nhiều hành động nắm giữ, chấp thủ ngã và ngã sở.
Nghĩa là sắc là ngã là ngã sở; thọ, tưởng, hành, thức là ngã là ngã sở.
Nói rộng cho đến trí nhất thiết là ngã là ngã sở; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là ngã là ngã sở.Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Thiên tử:– Đúng vậy! Đúng vậy! Như các ông đã nói.
Thiên tử nên biết! Nếu Đại Bồ-tát vì nắm giữ năm uẩn mà tu hành, vì xả bỏ năm uẩn mà tu hành, nói rộng cho đến vì nắm giữ tất cả Phật pháp mà tu hành, vì xả bỏ tất cả Phật pháp mà tu hành, thì Đại Bồ-tát này không thể tu hành Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa.
Nói rộng cho đến không thể tu hành trí nhất thiết tướng.Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Pháp sâu xa này có thể tùy thuận tất cả pháp.
Nghĩa là có thể tùy thuận Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng.
Pháp sâu xa này hoàn toàn không bị ngăn ngại.
Nghĩa là không ngăn ngại sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng.Pháp thâm sâu này lấy vô ngại làm tướng.
Vì sao? Vì hư không bình đẳng, chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì bình đẳng; vì không, vô tướng, vô nguyện bình đẳng; vì không sanh, không diệt bình đẳng; không tạo, không tác bình đẳng; không nhiễm, không tịnh bình đẳng, nên pháp thâm sâu này lấy vô ngại làm tướng.Pháp thâm sâu này vô sanh, vô diệt.
Vì sao? Vì sắc không sanh, không diệt; thọ, tưởng, hành, thức không sanh, không diệt, nói rộng cho đến trí nhất thiết không sanh, không diệt; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt, nên pháp thâm sâu này không sanh, không diệt.Pháp thâm sâu này hoàn toàn không để lại dấu vềt.
Vì sao? Vì dấu vết của sắc bất khả đắc; dấu vết của thọ, tưởng, hành, thức bất khả đắc.
Nói rộng cho đến dấu vết của trí nhất thiết bất khả đắc; dấu vết của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bất khả đắc, nên pháp thâm sâu này hoàn toàn không có dấu vết.Bấy giờ, các Thiên tử cõi Dục giới, cõi Sắc giới lại bạch Phật:– Ðại đức Thiện Hiện đúng là con của Phật từ Như Lai sinh ra.
Vì sao? Vì những điều mà đại đức Thiện Hiện nói đều tương ưng với tánh Không.Cụ thọ Thiện Hiện hỏi các Thiên tử cõi Dục giới, cõi Sắc giới:– Các người nói ta chính là con của Phật được sanh ra từ Như Lai.
Vậy thế nào là Thiện Hiện được sanh ra từ Như Lai? Nghĩa là từ chơn như Như Lai sanh ra vậy.
Vì sao? Vì Chơn như Như Lai không đến, không đi, chơn như Thiện Hiện cũng không đến đi, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.
Chơn như Như Lai tức là chơn như tất cả pháp.
Chơn như tất cả pháp tức là Chơn như Như Lai.
Như vậy, chơn như không có tánh chơn như, cũng không có tánh chẳng chơn như.
Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.Chơn như Như Lai lấy thường trụ làm tướng.
Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.Chơn như Như Lai không biến đổi, không phân biệt nhưng chuyển biến khắp các pháp.
Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.Chơn như Như Lai không bị ngăn ngại, chơn như tất cả pháp cũng không bị ngăn ngại.
Nếu chơn như Như Lai, hoặc chơn như tất cả pháp đồng một chơn như, không hai, không khác, không tạo, không tác, thì chơn như này là tướng thường chơn như, không lúc nào là tướng phi chơn như.
Vì tướng thường chơn như không lúc nào là tướng phi chơn như, nên nó không hai, không khác.
Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.Đối với tất cả xứ, chơn như Như Lai không nhớ nghĩ, không phân biệt.
Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.Chơn như Như Lai không khác biệt, không thể nắm bắt được.
Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.Chơn như Như Lai chẳng lìa chơn như tất cả pháp.
Chơn như tất cả pháp không lìa chơn như Như Lai.
Chơn như này là tướng thường chơn như, không lúc nào là tướng phi chơn như.
Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.Tuy nói được sanh từ Như Lai nhưng không có chỗ sanh, vì chơn như Thiện Hiện không khác chơn như Phật.Chơn như Như Lai chẳng phải thuộc quá khứ, chẳng phải thuộc hiện tại, chẳng phải thuộc vị lai.
Chơn như tất cả pháp cũng chẳng phải thuộc quá khứ, chẳng phải thuộc hiện tại, chẳng phải thuộc vị lai.
Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.
Vì chơn như quá khứ bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng.
Vì chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như quá khứ bình đẳng.
Vì chơn như vị lai bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng.
Vì chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như vị lai bình đẳng.
Vì chơn như hiện tại bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng.
Vì chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như hiện tại bình đẳng.Hoặc chơn như quá khứ, hoặc chơn như vị lai, hoặc chơn như hiện tại bình đẳng, hoặc chơn như Như Lai bình đẳng, đồng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.Vì chơn như của sắc bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng; chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như sắc bình đẳng.
Chơn như thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng; chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng.
Hoặc chơn như của sắc, hoặc chơn như của thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng, hoặc chơn như Như Lai bình đẳng, đồng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.
Nói rộng cho đến chơn như trí nhất thiết bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng; chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như trí nhất thiết bình đẳng.
Chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng; chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bình đẳng.
Hoặc chơn như trí nhất thiết, hoặc chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bình đẳng, hoặc chơn như Như Lai bình đẳng, đồng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.Thiên tử nên biết! Các Đại Bồ-tát hiện chứng chơn như tất cả pháp bình đẳng như thế nên gọi là Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác.
Đối với chơn như các pháp này ta rất tin hiểu, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.Khi đang thuyết tướng chơn như này, khắp ba ngàn đại thiên thế giới rung động sáu cách: Ðông vọt lên Tây lặn xuống, Tây vọt lên Ðông lặn xuống, Nam vọt lên Bắc lặn xuống, Bắc vọt lên Nam lặn xuống, giữa vọt lên chung quanh lặn xuống, chung quanh vọt lên giữa lặn xuống.Bấy giờ, các Thiên tử cõi Dục giới, cõi Sắc giới lần lượt đem các loại hương bột vi diệu cõi trời và các hoa trời phụng cúng rải lên Thế Tôn và Thiện Hiện rồi bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Thật kỳ lạ, chưa từng có.
Ðại đức Thiện Hiện do chơn như mà được sanh ra từ Như Lai.Bấy giờ, Thiện Hiện bảo các Thiên tử cõi Dục giới, cõi Sắc giới:– Thiên tử nên biết! Thiện Hiện tôi sanh ra từ Như Lai không do sắc; không do thọ, tưởng, hành, thức mà được sanh ra từ Như Lai.
Không do chơn như của sắc mà được sanh ra từ Như Lai; không do chơn như thọ, tưởng, hành, thức mà được sanh ra từ Như Lai.
Không lìa sắc mà được sanh ra từ Như Lai; không lìa thọ, tưởng, hành, thức mà được sanh ra từ Như Lai.
Không lìa chơn như của sắc mà được sanh ra từ Như Lai; không lìa chơn như thọ, tưởng, hành, thức mà được sanh ra từ Như Lai.
Nói rộng cho đến không do trí nhất thiết mà được sanh ra từ Như Lai; không do trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà được sanh ra từ Như Lai.
Không do chơn như của trí nhất thiết mà được sanh ra từ Như Lai; không do chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà được sanh ra từ Như Lai.
Không lìa trí nhất thiết mà được sanh ra từ Như Lai; không lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà được sanh ra từ Như Lai.
Không lìa chơn như của trí nhất thiết mà được sanh ra từ Như Lai; không lìa chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà được sanh ra từ Như Lai.
Không do hữu vi nên được sanh ra từ Như Lai; không do vô vi nên được sanh ra từ Như Lai.
Không do chơn như của hữu vi nên được sanh ra từ Như Lai; không do chơn như vô vi nên được sanh ra từ Như Lai.
Không lìa hữu vi nên được sanh ra từ Như Lai; không lìa vô vi nên được sanh ra từ Như Lai.
Không lìa chơn như của hữu vi nên được sanh ra từ Như Lai; không lìa chơn như vô vi nên được sanh ra từ Như Lai.
Vì sao? Tất cả pháp này đều vô sở hữu.
Những người tùy theo pháp này mà sanh, hoặc là sự tùy sanh của pháp này, hoặc do đây mà sanh và chỗ để tùy sanh đều không thể nắm bắt được, vì tất cả pháp tự tánh đều là Không.Bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Chơn như các pháp, nói rộng cho đến cảnh giới bất tư nghì đều rất sâu xa.
Nghĩa là trong đó sắc bất khả đắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng bất khả đắc.
Chơn như của sắc bất khả đắc; chơn như của thọ, tưởng, hành, thức cũng bất khả đắc.
Vì sao? Trong đây, sắc cho đến thức còn bất khả đắc, huống chi lại có chơn như sắc cho đến chơn như thức có thể đắc ư.
Nói rộng cho đến trong đây, trí nhất thiết bất khả đắc; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng bất khả đắc.
Chơn như trí nhất thiết bất khả đắc; chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng bất khả đắc.
Vì sao? Trong đây, trí nhất thiết, đạo tuớng trí, trí nhất thiết tướng còn bất khả đắc, huống chi có chơn như trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc.Bấy giờ, Phật bảo Xá-lợi Tử:– Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Khi đang nói về tướng chơn như này, hai ngàn Bí-sô chấm dứt các lậu, tâm được giải thoát, thành bậc A-la-hán.
Lại có năm trăm Bí-sô-ni xa lìa trần cấu, ở trong các pháp chứng được pháp nhãn tịnh.
Năm ngàn Bồ-tát đồng một lúc chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn.
Sáu ngàn Bồ-tát chấm dứt các lậu, tâm được giải thoát, chứng quả A-la-hán.Bấy giờ, Phật bảo Xá-lợi Tử:– Nay trong chúng này sáu ngàn Bồ-tát đã ở chỗ năm trăm đức Phật quá khứ, gần gũi cúng dường, chánh tín xuất gia, siêng tu phạm hạnh.
Tuy có hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự nhưng chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, lại khởi lên tưởng khác biệt, hành hạnh khác biệt.
Khi tu bố thí, nghĩ như vầy: Ðây là bố thí, đây là người nhận, đây là vật thí, ta năng hành thí.
Khi tu tịnh giới, nghĩ như vầy: Ðây là tịnh giới, đây gây ra tội nghiệp, đây là đối tượng phải hộ trì, ta năng trì giới.
Khi tu an nhẫn, nghĩ như vầy: Ðây là an nhẫn, đây là chướng ngại của nhẫn, đây là cảnh giới để nhẫn, ta năng an nhẫn.
Khi tu tinh tấn, nghĩ như vầy: Ðây là tinh tấn, đây là giải đãi, đây là việc đã làm, ta năng tinh tấn.
Khi tu tịnh lự, nghĩ như vầy: Ðây là tịnh lự, đây là tán loạn, đây là đã tu, ta năng tu định.
Người ấy chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, chỉ dựa vào tư tưởng khác biệt mà tu hạnh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự khác biệt.
Do tư tưởng khác biệt, hành khác biệt nên chẳng chứng được Bồ-tát không có tư tưởng khác biệt và mất hạnh của Bồ-tát không khác biệt.
Do nhân duyên này nên chẳng được vào ngôi vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.
Do không được nhập vào ngôi vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát nên được quả Dự lưu, dần dần mới đến quả A-la-hán.
Thế nên, Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát nào tuy có đạo của Đại Bồ-tát và có pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo liền chứng đắc thật tế thì sẽ rơi vào hàng Thanh văn và bậc Ðộc giác.Khi ấy, Xá-lợi Tử bạch Phật:– Do nhân duyên nào mà các Đại Bồ-tát tu pháp không, vô tướng, vô nguyện, nhưng vì không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nên khi chứng thật tế lại rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác? Lại có Bồ-tát tu pháp không, vô tướng, vô nguyện, nhưng do nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nên được nhập vào ngôi Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, lần lượt tu hành các hạnh Đại Bồ-tát và sẽ chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Bấy giờ, Thế Tôn bảo Xá-lợi Tử:– Nếu Bồ-tát xa lìa tâm của trí nhất thiết trí, chẳng lấy đại bi làm đầu, tu pháp không, vô tướng, vô nguyện, do không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, liền chứng đắc thật tế nên rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác.
Nếu các Bồ-tát chẳng lìa tâm của trí nhất thiết trí, lại lấy đại bi làm đầu, tu pháp không, vô tướng, vô nguyện, lại do nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, liền được nhập vào ngôi Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, lần lượt tu hành các hạnh Bồ-tát thì sẽ chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Xá-lợi Tử! Ví như một con chim, thân nó to lớn chiếm khoảng hàng trăm Do-tuần, hoặc hai trăm cho đến năm trăm Do-tuần mà chẳng có cánh.
Chim này hoặc từ cung trời Ba mươi ba gieo mình rơi xuống châu Thiệm-bộ.
Giữa đường rơi, nó nghĩ như vầy: Ta muốn lên lại trời Ba mươi ba.
Ý ông thế nào? Chim này có thể trở lên trời Ba mươi ba được không?Xá-lợi Tử bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Không thể! Bạch Thiện Thệ! Không thể!Phật bảo:– Xá-lợi Tử! Nếu giữa đường rơi, chim này mong: Thân ta khi tới châu Thiệm-bộ sẽ không bị tổn hại.
Ý ông thế nào? Ý muốn của chim này có thể toại nguyện không?Xá-lợi Tử bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Khi đến châu Thiệm-bộ, thân chim này nhất định có tổn hại, hoặc đến mất mạng, hoặc đau đớn gần chết.
Vì sao? Vì thân chim này quá to, lại rơi quá xa mà không có cánh.Phật bảo:– Xá-lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.Xá-lợi Tử! Có các Bồ-tát cũng lại như vậy, tuy đã trải qua vô lượng, vô số đại kiếp siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, cũng tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, liền chứng đắc thật tế nên rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác.
Vì sao? Vì các Bồ-tát này xa lìa tâm của trí nhất thiết trí, chẳng lấy đại bi làm đầu, tuy đã trải qua vô lượng, vô số đại kiếp siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, cũng tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, liền rơi vào Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác.
Các Đại Bồ-tát này tuy niệm giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của chư Phật Thế Tôn trong quá khứ, vị lai, hiện tại, cúng dường, cung kính, tùy thuận tu hành nhưng lại chấp thủ tướng trong các pháp ấy, nên không thể hiểu đúng công đức chân thật của giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của chư Phật Thế Tôn.
Vì các Bồ-tát này không thể hiểu đúng công đức của Phật, nên tuy nghe đạo của Đại Bồ-tát và âm thanh của pháp không, vô tướng, vô nguyện rồi dựa vào âm thanh này mà chấp thủ tướng của nó.
Chấp thủ tướng rồi, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Các Đại Bồ-tát này hồi hướng như vậy nên chẳng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, lại rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác.
Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nên dù đem các căn lành đã tu được để hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nhưng các Bồ-tát này vẫn rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác.Lại nữa, Xá-lợi Tử! Có những Bồ-tát từ lúc mới phát tâm chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, thường lấy đại bi làm đầu, siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, cũng thường nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, tuy có niệm giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của chư Phật Thế Tôn trong quá khứ, vị lai, hiện tại nhưng chẳng chấp tướng; dù tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện cũng chẳng chấp tướng; dù nhớ nghĩ các công đức của mình và người cho các hữu tình một cách bình đẳng, cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nhưng cũng chẳng chấp tướng.Xá-lợi Tử! Nên biết, Đại Bồ-tát này thẳng tới quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chẳng rơi vào hàng Thanh văn và bậc Ðộc giác.
Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này từ lúc mới phát tâm cho đến cứu cánh chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, thường lấy đại bi làm đầu, tuy tu hạnh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự nhưng chẳng chấp tướng; tuy niệm giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của chư Phật Thế Tôn trong quá khứ, vị lai, hiện tại nhưng cũng chẳng chấp tướng; tuy tu đạo của Đại Bồ-tát và pháp không, vô tướng, vô nguyện cũng chẳng chấp tướng.Xá-lợi Tử! Vì Đại Bồ-tát này có phương tiện thiện xảo, dùng tâm ly tướng tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến dùng tâm ly tướng tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Do đó, nhất định chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đã mong cầu.Khi ấy, Xá-lợi Tử liền bạch Phật:– Như con hiểu, lời Phật nói có nghĩa như vầy: Đại Bồ-tát từ lúc mới phát tâm cho đến khi cứu cánh, thường nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, là Đại Bồ-tát này sẽ gần quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này lúc mới phát tâm cho đến cứu cánh, hoàn toàn không thấy có pháp nhỏ nào có thể nắm bắt được.
Nghĩa là hoặc năng chứng, hoặc sở chứng, hoặc chỗ chứng, hoặc thời chứng, hoặc do đây mà chứng hoàn toàn không thể nắm bắt.
Nhưng pháp được gọi là sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng đều không thể nắm bắt.Lại nữa, bạch Thế Tôn! Có các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa không thể nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, mà cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Phải biết quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà vị ấy đã cầu đáng nghi hoặc, do dự, hoặc được, hoặc chẳng được.
Vì sao? Vì các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa này không thể nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, đối với các hạnh đã tu hành như bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chấp lấy tướng ấy, nói rộng cho đến đối với các hạnh đã tu hành như trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều chấp lấy tướng ấy.
Do nhân duyên này, các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa đều nghi ngờ, do dự, hoặc chứng, hoặc chẳng chứng đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Thế nên, bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát nào muốn đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề quyết định không nên xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Khi Đại Bồ-tát này an trụ phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đem tâm tương ưng với vô tướng để tu bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến đem tâm tương ưng với vô tướng để tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Khi an trụ phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu Đại Bồ-tát dùng vô sở đắc làm phương tiện, đem tâm tương ưng với vô tướng để tu tất cả Phật pháp như thế chắc chắn chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Bấy giờ, các Thiên tử ở cõi Dục giới, cõi Sắc giới đồng bạch Phật:– Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật rất khó tin hiểu, rất khó chứng đắc.
Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát đều phải chứng tri tự tướng, cộng tướng của tất cả pháp, mới có thể đạt được sự mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, mà chỗ biết pháp tướng của các Đại Bồ-tát đều vô sở hữu và bất khả đắc?Khi ấy, Phật bảo các Thiên tử:– Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như điều các ông nói.
Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật rất khó hiểu, rất khó chứng đắc.Thiên tử nên biết! Ta cũng đang chứng trí tất cả pháp tướng để chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà hoàn toàn chẳng được thắng nghĩa pháp tướng, có thể nói: Đây là năng chứng, đây là sở chứng, đây là chỗ chứng, đây là thời chứng, và có thể nói do đây mà chứng được.
Vì sao? Các Thiên tử! Vì tất cả pháp rốt ráo thanh tịnh nên hữu vi hay vô vi rốt ráo đều là Không.
Do đó, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rất khó tin hiểu, rất khó chứng đắc.Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:– Như Thế Tôn nói quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chư Phật rất khó tin hiểu, rất khó chứng đắc.
Theo con suy nghĩ thì lời Phật nói có nghĩa là: Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật đều rất dễ tin hiểu, rất dễ chứng đắc.
Vì sao? Vì nếu có thể tin hiểu được, không pháp năng chứng, không pháp sở chứng, không có chỗ chứng, không có thời chứng, cũng không do đây mà có sở chứng, thì có thể tin hiểu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chư Phật.
Nếu có chứng tri rằng, không pháp năng chứng, không pháp sở chứng, không có chỗ chứng, không có thời chứng, cũng không do đây mà có sở chứng, tức là có thể chứng được sự mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Vì sao? Vì tất cả pháp rốt ráo đều Không.
Trong chỗ rốt ráo Không, hoàn toàn không có pháp có thể gọi là năng chứng, có thể gọi là sở chứng, có thể gọi là chỗ chứng, có thể gọi là thời chứng, có thể gọi là do đây mà có sở chứng.
Vì sao? Vì tánh và tướng của tất cả pháp đều là Không, nếu tăng hoặc giảm đều vô sở hữu và hoàn toàn bất khả đắc.
Do nhân duyên này các Đại Bồ-tát đã tu bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoàn toàn vô sở hữu, đều bất khả đắc.
Nói rộng cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoàn toàn vô sở hữu, đều bất khả đắc.
Các Đại Bồ-tát đã quán các pháp hoặc hữu sắc, hoặc vô sắc, hoặc hữu kiến, hoặc vô kiến, hoặc hữu đối, hoặc vô đối, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi đều vô sở hữu và bất khả đắc.
Do nhân duyên này, con suy nghĩ nghĩa lý lời Phật đã nói là quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật rất dễ tin hiểu, rất dễ chứng đắc.
Ở trong đó, các Đại Bồ-tát không nên bảo rằng khó tin hiểu và khó chứng được.
Vì sao? Vì sắc, tự tánh của sắc là Không; thọ, tưởng, hành, thức, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là Không.
Nói rộng cho đến trí nhất thiết, tự tánh của trí nhất thiết là Không; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là Không.
Đối với nghĩa tự tánh Không như thế, nếu Đại Bồ-tát tin hiểu sâu xa, không trái ngược mà chứng, thì liền đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Do nghĩa này, con nói quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chẳng khó tin hiểu, chẳng khó chứng được.Khi ấy, Xá-lợi Tử bảo Thiện Hiện:– Cũng do nhân duyên này mà quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chư Phật rất khó tin hiểu, rất khó chứng đắc.
Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát quán tất cả pháp hoàn toàn không tự tánh, đều như hư không.
Ví như hư không chẳng nghĩ: Ta sẽ tin hiểu, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Các Đại Bồ-tát cũng như thế, chẳng nghĩ: Ta sẽ tin hiểu, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Vì sao? Vì tánh, tướng tất cả pháp đều là Không, bình đẳng như hư không.
Các Đại Bồ-tát cần phải tin hiểu các pháp đều là Không, và bình đẳng như hư không, không trái ngược mà chứng, mới đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Đại Bồ-tát nào tin hiểu các pháp với hư không bình đẳng thì dễ sanh tin hiểu, dễ chứng đắc đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì không có hằng hà sa số Đại Bồ-tát khoát áo giáp đại công đức, hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, mới nửa chừng lại thối lui.
Nên biết quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rất khó tin hiểu, rất khó chứng đắc.Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Xá-lợi Tử:– Ý Tôn giả thế nào? Sắc đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Thọ, tưởng, hành, thức đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Lìa sắc có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Lìa thọ, tưởng, hành, thức có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Chơn như của sắc có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Chơn như thọ, tưởng, hành, thức có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Lìa chơn như sắc có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Lìa chơn như thọ, tưởng, hành, thức có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Nếu nói rộng cho đến trí nhất thiết đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Lìa trí nhất thiết có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Chơn như của trí nhất thiết có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Lìa chơn như trí nhất thiết có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Lìa chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Lại nữa, Xá-lợi Tử! Ý Tôn giả thế nào? Chơn như các pháp nói rộng cho đến cảnh giới bất tư nghì đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Lìa chơn như các pháp nói rộng cho đến cảnh giới bất tư nghì mà có pháp thì đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bảo Xá-lợi Tử:– Nếu tất cả pháp vì chắc thật, vì an trụ nên hoàn toàn vô sở hữu và đều bất khả đắc, thì những pháp nào có thể có sự thối thất đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?Khi ấy, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:– Như lời Tôn giả nói.
Trong vô sanh pháp nhẫn hoàn toàn vô sở hữu, cũng không có Bồ-tát nói có thối thất đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Nếu vậy tại sao Phật nói ba hạng người trụ Bồ-tát thừa, đúng ra chỉ nên nói một? Lại như Tôn giả nói, lẽ ra không có ba thừa Bồ-tát sai khác, chỉ nên có một thừa Chánh đẳng giác thôi.Khi ấy, Mãn Từ Tử liền thưa cụ thọ Xá-lợi Tử:– Hãy hỏi Thiện Hiện rằng chỉ cần một thừa Bồ-tát chăng? Sau đó hỏi tiếp: Cần gì phải thành lập ba thừa khác nhau hay chỉ cần có một thừa Chánh đẳng giác mà thôi.Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:– Chỉ cần một Bồ-tát thừa có được không?Cụ thọ Thiện Hiện bảo Xá-lợi Tử:– Ý Tôn giả thế nào? Trong chơn như của tất cả pháp còn có ba hạng người trụ Bồ-tát thừa với tướng khác nhau không? Nghĩa là có người rơi vào Thanh văn thừa, hoặc có người rơi vào Ðộc giác thừa, hoặc có người chứng đắc Vô thượng thừa ư?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Trong chơn như tất cả pháp có ba thừa Bồ-tát khác nhau không?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Trong chơn như tất cả pháp thật có một thừa Chánh đẳng giác của các Đại Bồ-tát chăng?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Chơn như các pháp có một hay có hai, có ba tướng không?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.– Ý Tôn giả thế nào? Trong chơn như của tất cả pháp phải có một pháp, hay một Bồ-tát có thể đắc không?Xá-lợi Tử nói:– Thiện Hiện! Chẳng có.Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện nói với Xá-lợi Tử:– Nếu tất cả pháp là chắc thật, là an trụ, hoàn toàn vô sở hữu và đều bất khả đắc thì tại sao Xá-lợi Tử lại khởi lên ý nghĩ: Đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật, Bồ-tát này nhất định có thối thất, hay đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật, Bồ-tát này nhất định không có thối thất? Hay đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật, Bồ-tát này nói chẳng quyết định? Như vậy, Bồ-tát này là Thanh văn thừa, hay Bồ-tát này là Ðộc giác thừa, hay Bồ-tát này là Vô thượng thừa? Như vậy là ba hay là một?Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát hoàn toàn vô sở đắc đối với tất cả pháp, đối với chơn như tất cả pháp, cũng tin hiểu hoàn toàn và chúng đều vô sở đắc, đối với các Bồ-tát cũng vô sở đắc, đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật cũng vô sở đắc, phải biết đây mới thật là Đại Bồ-tát.Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát này nghe thuyết tướng chơn như các pháp bất khả đắc mà tâm vị ấy chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hoảng hốt, không nghi, không hối, không lui, không mất thì Đại Bồ-tát này mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nửa chừng nhất định không thối lui.Bấy giờ, Thế Tôn khen ngợi Thiện Hiện:– Lành thay! Lành thay! Hôm nay ông đã vì các Đại Bồ-tát thuyết pháp trọng yếu.
Những điều ông nói đều nhờ là sức oai thần của Như Lai.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát tin hiểu sâu xa đối với tướng bất khả đắc của chơn như các pháp, và biết được tất cả pháp không tướng khác nhau.
Khi nghe thuyết về tướng bất khả đắc của chơn như các pháp như thế, tâm vị ấy chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hoảng hốt, không nghi, không hối, không lui, không mất, thì Đại Bồ-tát này mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát thành tựu pháp này thì mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề ư?Khi ấy, Phật bảo Xá-lợi Tử:– Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu pháp này thì mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, không rơi vào hàng Thanh văn, bậc Ðộc giác.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Nếu Đại Bồ-tát muốn mau chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đã mong cầu thì phải trụ vào cái gì và trụ bằng cách nào?Phật bảo:– Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát muốn mau chứng đắc để cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì phải trụ tâm bình đẳng đối với tất cả hữu tình, không nên trụ tâm bất bình đẳng.
Phải khởi tâm bình đẳng đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm bất bình đẳng.
Phải đem tâm bình đẳng nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm bất bình đẳng nói với họ.Phải khởi tâm đại từ đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm sân giận đối với họ.
Phải đem tâm đại bi mà đối với tất cả hữu tình, không nên đem tâm não hại mà đối với họ.
Phải đem tâm đại bi mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm não hại mà nói với họ.Phải khởi tâm đại hỷ đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm đố kỵ đối với họ.
Phải đem tâm đại hỷ mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm đố kỵ mà nói với họ.Phải khởi tâm đại xả đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm thiên vị đối với họ.
Phải đem tâm đại xả mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm thiên vị mà nói với họ.Phải khởi tâm cung kính đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm kiêu ngạo đối với họ.
Phải đem tâm cung kính mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm kiêu ngạo mà nói với họ.Phải khởi tâm chân thật đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm dối nịnh đối với họ.
Phải đem tâm chân thật mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm dối nịnh mà nói với họ.Phải khởi tâm mềm mại đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm cứng cỏi đối với họ.
Phải đem tâm hiền hòa mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm hung bạo mà nói với họ.Phải khởi tâm lợi ích đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm không lợi ích đối với họ.
Phải đem tâm lợi ích mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm không lợi ích mà nói với họ.Phải khởi tâm an vui đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm chẳng an vui đối với họ.
Phải đem tâm an vui mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm chẳng an vui mà nói với họ.Phải khởi tâm không trở ngại đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm có trở ngại đối với họ.
Phải đem tâm không trở ngại mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm có trở ngại mà nói với họ.Phải khởi tâm như cha mẹ, như anh em, như chị em, như nam nữ, như bà con thân thuộc đối với tất cả hữu tình, cũng đem tâm này mà nói cho họ.Phải khởi tâm bè bạn đối với tất cả hữu tình, cũng đem tâm này mà nói với họ.
Đối với tất cả hữu tình phải khởi tâm như giáo sư, như thầy mô phạm, như đệ tử, như đồng học, cũng đem tâm này mà nói với họ.Đối với tất cả hữu tình, phải khởi tâm như bậc Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác, Đại Bồ-tát, Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, cũng nên đem tâm này mà nói với họ.Đối với tất cả hữu tình, phải khởi tâm nên cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, cũng nên đem tâm này mà nói với họ.Đối với tất cả hữu tình, phải khởi tâm nên cứu giúp, thương xót, bảo bộc, cũng đem tâm này mà nói với họ.Đối với tất cả hữu tình, phải khởi tâm rốt ráo Không, vô sở hữu, bất khả đắc, cũng đem tâm này mà nói với họ.Đối với tất cả hữu tình, phải khởi tâm không, vô tướng, vô nguyện, cũng đem tâm này mà nói với họ.Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào muốn mau chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phải dùng vô sở đắc làm phương tiện mà trụ nơi đây.Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào muốn mau chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên tự xa lìa sự giết hại sanh mạng, cũng khuyên người khác xa lìa sự giết hại sanh mạng.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp xa lìa giết hại sanh mạng, hoan hỉ tán thán người xa lìa giết hại sanh mạng.
Nói rộng cho đến nên tự xa lìa tà kiến, cũng khuyên người khác xa lìa tà kiến.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp xa lìa tà kiến, hoan hỉ tán thán người xa lìa tà kiến.Phải tự tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng khuyên người khác tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoan hỉ tán thán người tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.Phải tự viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, hoan hỉ tán thán người viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.Nên tự an trụ trong pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không, cũng khuyên người khác an trụ trong pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.
Thường chơn chánh khen ngợi an trụ pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không, hoan hỉ tán thán người an trụ pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.Phải tự an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, cũng khuyên người khác an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, hoan hỉ tán thán người an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.Phải tự an trụ bốn Thánh đế, cũng khuyên người khác an trụ bốn Thánh đế.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp an trụ bốn Thánh đế, hoan hỉ tán thán người an trụ bốn Thánh đế.Phải tự tu tập bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, cũng khuyên người khác tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, hoan hỉ tán thán người tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.Phải tự tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; cũng khuyên người khác tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; hoan hỉ tán thán người tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.Phải tự tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ, cũng khuyên người khác tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ; hoan hỉ tán thán người tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ.Phải tự viên mãn các bậc Bồ-tát, cũng khuyên người khác viên mãn các bậc Bồ-tát.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp viên mãn các bậc Bồ-tát, hoan hỉ tán thán người viên mãn các bậc Bồ-tát.Phải tự viên mãn pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; cũng khuyên người khác viên mãn pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp viên mãn pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; hoan hỉ tán thán người viên mãn pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.Phải tự viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng khuyên người khác viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông; hoan hỉ tán thán người viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông.Phải tự viên mãn mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; cũng khuyên người khác viên mãn mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp viên mãn mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoan hỉ tán thán người viên mãn mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.Phải tự viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; cũng khuyên người khác viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; hoan hỉ tán thán người viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.Phải tự viên mãn ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp; cũng khuyên người khác viên mãn ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp viên mãn ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp; hoan hỉ tán thán người viên mãn ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp.Phải tự viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng khuyên người khác viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; hoan hỉ tán thán người viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.Phải tự quán thuận nghịch mười hai chi duyên khởi; cũng khuyên người khác quán thuận nghịch mười hai chi duyên khởi.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp quán thuận nghịch mười hai chi duyên khởi; hoan hỉ khen người quán thuận nghịch mười hai chi duyên khởi.Phải tự biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo; cũng khuyên người khác biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo; hoan hỉ tán thán người biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo.Phải tự khởi trí chứng quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề mà chẳng chứng đắc quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề thật tế; cũng khuyên người khác khởi trí chứng quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề và chứng đắc quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề thật tế.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp khởi trí chứng quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề và pháp chứng đắc quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề thật tế; hoan hỉ tán thán người khởi trí chứng quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề và chứng đắc quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề thật tế.Phải tự vào ngôi vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; cũng khuyên người khác vào ngôi vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.
Thường chơn chánh khen ngợi pháp vào ngôi vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; hoan hỉ tán thán người đã vào ngôi vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.QUYỂN 514XIX.
PHẨM CHƠN NHƯ 02Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát muốn mau chứng đắc sự cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì phải tự thành thục hữu tình, cũng khuyên người khác thành thục hữu tình, thường khen ngợi đúng pháp thành thục hữu tình, hoan hỉ tán thán người thành thục hữu tình.Phải tự trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, cũng khuyên người khác trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, thường khen ngợi đúng pháp trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, hoan hỉ tán thán người trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật.Phải tự khởi thần thông thù thắng của Bồ-tát, cũng khuyên người khác khởi thần thông thù thắng của Bồ-tát, thường khen ngợi đúng pháp khởi thần thông thù thắng của Bồ-tát, hoan hỉ tán thán người khởi thần thông thù thắng của Bồ-tát.Phải tự phát khởi trí nhất thiết, cũng khuyên người khác phát khởi trí nhất thiết, thường khen ngợi đúng pháp phát khởi trí nhất thiết, hoan hỉ tán thán người phát khởi trí nhất thiết.Phải tự phát khởi trí đạo tướng, cũng khuyên người khác phát khởi trí đạo tướng, thường khen ngợi đúng pháp phát khởi trí đạo tướng, hoan hỉ tán thán người phát khởi trí đạo tướng.Phải tự phát khởi trí nhất thiết tướng, cũng khuyên người khác phát khởi trí nhất thiết tướng, thường khen ngợi đúng pháp phát khởi trí nhất thiết tướng, hoan hỉ tán thán người phát khởi trí nhất thiết tướng.Phải tự chấm dứt tất cả tập khí tương tục của phiền não, cũng khuyên người khác chấm dứt tất cả tập khí tương tục của phiền não, thường khen ngợi đúng pháp chấm dứt tất cả tập khí tương tục của phiền não, hoan hỉ tán thán người chấm dứt tất cả tập khí tương tục của phiền não.Phải tự giữ gìn trọn vẹn tuổi thọ, cũng khuyên người khác giữ gìn trọn vẹn tuổi thọ, thường khen ngợi đúng pháp giữ gìn trọn vẹn tuổi thọ, hoan hỉ tán thán người giữ gìn trọn vẹn tuổi thọ.Phải tự truyền bá giáo pháp vi diệu, cũng khuyên người khác truyền bá giáo pháp vi diệu, thường khen ngợi đúng pháp truyền bá giáo pháp vi diệu, hoan hỉ tán thán người truyền bá giáo pháp vi diệu.Phải tự gìn giữ chánh pháp cho tồn tại, cũng khuyên người khác gìn giữ chánh pháp cho tồn tại, thường khen ngợi đúng pháp gìn giữ chánh pháp cho tồn tại, hoan hỉ tán thán người gìn giữ chánh pháp cho tồn tại.Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào muốn mau chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phải dùng vô sở đắc làm phương tiện và phải trụ như vậy đối với những pháp như thế.Lại nữa, Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát phải học phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu như thế.
Nếu Đại Bồ-tát học như vậy thì mới có thể trụ được pháp cần phải trụ.
Nếu học như thế và an trụ pháp như thế thì không còn chướng ngại đối năm uẩn.Cũng không còn chướng ngại đối với sáu nội xứ.Cũng không còn chướng ngại đối với sáu ngoại xứ.Cũng không còn chướng ngại đối với sáu nội giới.Cũng không còn chướng ngại đối với sáu ngoại giới.Cũng không còn chướng ngại đối với sáu thức giới.Cũng không còn chướng ngại đối với sáu xúc.Cũng không còn chướng ngại đối với sáu thọ.Cũng không còn chướng ngại đối với sáu giới.Cũng không còn chướng ngại đối với bốn duyên.Cũng không còn chướng ngại đối với vô minh cho đến lão tử.Cũng không còn chướng ngại đối với sự xa lìa việc giết hại sanh mạng cho đến tà kiến.Cũng không còn chướng ngại đối với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.Cũng không còn chướng ngại đối với bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.Cũng không còn chướng ngại đối với pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.Cũng không còn chướng ngại đối với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.Cũng không còn chướng ngại đối với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.Cũng không còn chướng ngại đối với bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.Cũng không còn chướng ngại đối với pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.Cũng không còn chướng ngại đối với tám giải thoát cho đến mười biến xứ.Cũng không còn chướng ngại đối với Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa.Cũng không còn chướng ngại đối với Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa.Cũng không còn chướng ngại đối với pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.Cũng không còn chướng ngại đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông.Cũng không còn chướng ngại đối với mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.Cũng không còn chướng ngại đối với đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.Cũng không còn chướng ngại đối với ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp.Cũng không còn chướng ngại đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.Cũng không còn chướng ngại đối với sự quán mười hai phần duyên khởi thuận nghịch.Cũng không còn chướng ngại đối với biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo.Cũng không còn chướng ngại đối với quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề.Cũng không còn chướng ngại đối với ngôi Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.Cũng không còn chướng ngại đối với thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật và khởi thần thông thù thắng của Bồ-tát.Cũng không còn chướng ngại đối với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.Cũng không còn chướng ngại đối với sự chấm dứt tất cả tập khí tương tục của phiền não.Cũng không còn chướng ngại đối với sự trọn vẹn tuổi thọ.Cũng không còn chướng ngại đối với việc truyền bá giáo pháp vi diệu.Cũng không còn chướng ngại đối với việc hộ trì chánh pháp cửu trụ.
Vì sao? Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát này từ xưa đến nay:không nhiếp thọ sắc uẩn cho đến thức uẩn.Không nhiếp thọ nhãn xứ cho đến ý xứ.Không nhiếp thọ nhãn giới cho đến ý giới.Không nhiếp thọ sắc giới cho đến pháp giới.Không nhiếp thọ nhãn thức giới cho đến ý thức giới.Không nhiếp thọ nhãn xúc cho đến ý xúc.Không nhiếp thọ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.Không nhiếp thọ địa giới cho đến thức giới.Không nhiếp thọ nhân duyên cho đến tăng thượng duyên.Không nhiếp thọ vô minh cho đến lão tử.Không nhiếp thọ việc xa lìa sát hại sanh mạng cho đến tà kiến.Không nhiếp thọ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.Không nhiếp thọ bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.Không nhiếp thọ pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.Không nhiếp thọ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.Không nhiếp thọ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.Không nhiếp thọ bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.Không nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.Không nhiếp thọ tám giải thoát cho đến mười biến xứ.Không nhiếp thọ Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa.Không nhiếp thọ Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa.Không nhiếp thọ pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.Không nhiếp thọ năm loại mắt, sáu phép thần thông.Không nhiếp thọ mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.Không nhiếp thọ đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.Không nhiếp thọ ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp.Không nhiếp thọ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.Không nhiếp thọ mười hai nhân duyên khởi quán thuận nghịch.Không nhiếp thọ biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo.Không nhiếp thọ quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề.Không nhiếp thọ vào ngôi Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.Không nhiếp thọ thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật.Không nhiếp thọ thần thông thù thắng của Bồ-tát.Không nhiếp thọ chấm dứt tất cả tập khí tương tục của phiền não.Không nhiếp thọ sự viên mãn thọ mạng.Không nhiếp thọ truyền bá giáo pháp vi diệu, làm cho chánh pháp tồn tại lâu dài.Không nhiếp thọ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.Vì sao? Vì sắc uẩn cho đến thức uẩn không thể nhiếp thọ.
Nếu không thể nhiếp thọ thì chẳng phải là sắc uẩn cho đến thức uẩn.
Nói rộng cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không thể nhiếp thọ.
Nếu không thể nhiếp thọ thì chẳng phải là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.Khi nói về chỗ pháp trụ của Đại Bồ-tát này, trong chúng hội có hai ngàn Bồ-tát cùng lúc chứng quả Vô sanh pháp nhẫn.XX.
PHẨM TƯỚNG BẤT THỐI 01Bấy giờ, Thiện Hiện lại bạch Phật:– Chúng con phải dựa vào hành động tướng trạng nào mới biết được Đại Bồ-tát này Bất thối chuyển?Phật bảo:– Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát có thể biết rõ như thật hoặc bậc dị sanh, hoặc bậc Thanh văn, hoặc bậc Độc giác, hoặc bậc Bồ-tát, hoặc bậc Như Lai, các bậc như thế tuy nói có khác, nhưng trong tánh chơn như của các pháp không biến đổi, không phân biệt, không hai, không hai phần.Đại Bồ-tát này tuy thật ngộ nhập vào chơn như các pháp nhưng đối với chơn như không có sự phân biệt, vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.Đại Bồ-tát này đã thật ngộ nhập chơn như các pháp, dù nghe chơn như và tất cả pháp không hai, không khác mà tâm không nghi trệ.
Vì sao? Vì chơn như và pháp không thể nói là một, không thể nói khác, không thể nói đồng hay không đồng.Đại Bồ-tát này quyết không coi nhẹ điều này mà phát ra lời nói, nếu có nói lời gì đều đem lại lợi ích và ý nghĩa.
Nếu không lợi ích và ý nghĩa quyết không nói ra.Đại Bồ-tát này hoàn toàn không xem chỗ tốt xấu, hay dở của người, bình đẳng thương xót và vì họ thuyết pháp.Đại Bồ-tát này chẳng xem chủng tánh sang hèn của Pháp sư, chỉ cầu thuyết được pháp nghĩa chơn tịnh.Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Bất thối chuyển đều có những hành động tướng trạng như vậy.
Vì có những hành động tướng trạng này nên biết là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Lại do các hành động tướng trạng nào mà biết là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển?Phật bảo:– Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát có thể quán các pháp không có hành động tướng trạng thì phải biết là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Thiện Hiện lại bạch Phật:– Nếu tất cả pháp không có hành động tướng trạng, thì chuyển pháp nào mà được gọi là Bất thối chuyển?Phật bảo:– Thiện Hiện! Đại Bồ-tát chuyển sắc uẩn cho đến thức uẩn nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển nhãn xứ cho đến ý xứ nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển sắc xứ cho đến pháp xứ nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển nhãn giới cho đến ý giới nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển sắc giới cho đến pháp giới nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển nhãn thức giới cho đến ý thức giới nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển nhãn xúc cho đến ý xúc nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển địa giới cho đến thức giới nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển nhân duyên cho đến tăng thượng duyên nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển vô minh cho đến lão tử nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển tám giải thoát cho đến mười biến xứ nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển năm loại mắt, sáu phép thần thông nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi vẻ đẹp nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển bậc dị sanh, hoặc bậc Thanh văn, hoặc bậc Ðộc giác, hoặc bậc Bồ-tát, hoặc bậc Như Lai nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển các hạnh Đại Bồ-tát nên gọi là Bất thối chuyển.Chuyển quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật nên gọi là Bất thối chuyển.Vì sao? Vì tự tánh của sắc là vô sở hữu, cho đến tự tánh quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật cũng vô sở hữu.
Vì Đại Bồ-tát này ở trong chỗ không trụ nên được gọi là Bất thối chuyển.
Nếu Đại Bồ-tát có thể biết được như thế thì được gọi là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển đều chẳng muốn xem hình tướng và lời nói của ngoại đạo, Sa-môn, Bà-la-môn v.v…, dù các Sa-môn, Bà-la-môn v.v… ấy đã biết một cách đúng đắn, và thấy một cách chơn thật đối với pháp đã thấy, hoặc có thể thiết lập pháp môn chánh kiến, nhất định không có điều ấy.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Đối với Pháp và Luật mà đức Phật đã thuyết một cách hoàn hảo, tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển đều tin hiểu sâu xa, không sanh nghi ngờ.
Đối với các việc thế gian, không có giới cấm thủ, chẳng rơi vào tà kiến, chẳng chấp các điềm lành của thế tục lấy làm thanh tịnh, hoàn toàn không lễ kính các thiên thần khác, như việc phụng thờ của ngoại đạo và thế gian.
Cũng chẳng đem các thứ tràng hoa, hương bột, hương xoa, y phục, chuỗi anh lạc, tràng phan, bảo cái, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường thiên thần và các ngoại đạo.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa,Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát Bất thối chuyển không rơi vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, A-tu-la, cũng không sanh vào dòng hạ tiện, nghĩa là hàng Chiên-đà-la (kẻ ác), Bổ-yết-sa (người bất tín nhân quả), chắc chắn chẳng thọ báo sanh làm hoàng môn (người không đủ nam căn), không căn, hoặc hai căn và thân người nữ, cũng chẳng thọ thân mù, điếc, câm, ngọng, cùi cụt tay chân, hủi lác, lùn xấu, lưng gù v.v…, chắc chắn không sanh vào chỗ tất bật công việc.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển thường vui thực hành mười thiện nghiệp đạo.
Tự xa lìa sự giết hại sanh mạng cho đến tà kiến, cũng khuyên người khác xa lìa sự giết hại sanh mạng cho đến tà kiến, thường khen ngợi đúng pháp xa lìa sự giết hại sanh mạng cho đến tà kiến, hoan hỉ tán thán người xa lìa sự giết hại sanh mạng cho đến tà kiến.
Cho đến trong giấc mộng, Đại Bồ-tát này cũng chẳng thọ hiện hành động thuộc mười nghiệp bất thiện, huống chi lúc tĩnh giác hành động các việc này.
Nếu các Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển vì lợi ích tất cả hữu tình, dùng vô sở đắc làm phương tiện, thường tu bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa không có sự lười bỏ.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển đã thọ trì, suy nghĩ, đọc tụng được bao nhiêu Khế kinh cho đến Luận nghị, tất cả đều được thông hiểu rốt ráo, rồi thường đem pháp này bố thí cho tất cả hữu tình, với ý nghĩ như vầy: Phải làm thế nào để những lời phát nguyện và những mong cầu chơn chánh của các loài hữu tình đều được thành tựu viên mãn trọn vẹn.Lại đem căn lành pháp thí này cho các hữu tình một cách bình đẳng, cùng lấy vô sở đắc làm phương tiện, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển, hoàn toàn không có niệm nghi ngờ, do dự đối với pháp môn sâu xa mà đức Phật đã thuyết.Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên nào mà Đại Bồ-tát Bất thối chuyển hoàn toàn không có niệm nghi ngờ, do dự đối với pháp môn sâu xa mà đức Phật đã thuyết?Phật bảo:– Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển đều hoàn toàn chẳng thấy có pháp nào có thể nghi ngờ, do dự.
Nghĩa là chẳng thấy có sắc uẩn cho đến thức uẩn.Cũng chẳng thấy có nhãn xứ cho đến ý xứ.Cũng chẳng thấy có sắc xứ cho đến pháp xứ.Cũng chẳng thấy có nhãn giới cho đến ý giới.Cũng chẳng thấy có sắc giới cho đến pháp giới.Cũng chẳng thấy có nhãn thức giới cho đến ý thức giới.Cũng chẳng thấy có nhãn xúc cho đến ý xúc.Cũng chẳng thấy có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.Cũng chẳng thấy có địa giới cho đến thức giới.Cũng chẳng thấy có nhân duyên cho đến tăng thượng duyên.Cũng chẳng thấy có vô minh cho đến lão tử.Cũng chẳng thấy có bố thí Ba-la-mật-đa cho đế Bát-nhã ba-la-mật-đa.Cũng chẳng thấy có pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.Cũng chẳng thấy có chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.Cũng chẳng thấy có Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.Cũng chẳng thấy có bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.Cũng chẳng thấy có bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.Cũng chẳng thấy có pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.Cũng chẳng thấy có tám giải thoát cho đến mười biến xứ.Cũng chẳng thấy có Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa.Cũng chẳng thấy có Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa.Cũng chẳng thấy có pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.Cũng chẳng thấy có năm loại mắt, sáu phép thần thông.Cũng chẳng thấy có mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.Cũng chẳng thấy có đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.Cũng chẳng thấy có ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp.Cũng chẳng thấy có pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.Cũng chẳng thấy có trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.Cũng chẳng thấy có quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề.Cũng chẳng thấy có tất cả hạnh Đại Bồ-tát và quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật.
Trong số ấy, không có pháp nào có thể nghi ngờ, do dự.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu trọn vẹn các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển thành tựu nghiệp thân, khẩu, ý điều hòa, nhu nhuyến, dễ ưa, dễ mến.
Đối với các hữu tình tâm không hạn ngại.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển thường thành tựu từ, bi, hỷ, xả v.v… tương ưng thân, khẩu, ý nghiệp, để làm việc lợi ích cho các hữu tình.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển thường không cùng với năm triền cái ở chung.
Năm triền cái là tham dục, sân giận, hôn trầm thùy miên, ác tác trạo cử, nghi.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển đều đã bẻ gãy tất cả tùy miên, tất cả tùy phiền não trói buộc đều vĩnh viễn không phát sanh.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển ra vào, qua lại tâm không mê lầm, luôn luôn an trụ chánh niệm tĩnh giác, oai nghi tiến dừng, đi đứng nằm ngồi, hạ chân cất bước cũng đều như vậy, dạo đi chỗ nào phải xem xét nơi ấy, niệm niệm thong thả, nhìn thẳng mà bước, cử chỉ và lời nói không thô tháo.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Những vật dụng của các Đại Bồ-tát Bất thối chuyển, như đồ nằm, y phục luôn luôn thơm sạch, không có các mùi hôi, chí rận, bọ chét v.v…, tâm ưa sạch đẹp, thân không tật bệnh.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển thân tâm thanh tịnh, chẳng phải như trong thân người thường luôn bị tám vạn trùng rúc rỉa.
Vì sao? Vì thiện căn của các Đại Bồ-tát này tăng lên, vượt khỏi thân hình đã thọ ở thế gian.
Trong ngoài sạch sẽ, nên không có các loại trùng rúc rỉa nơi thân.
Thiện căn dần dần tăng thêm, cứ như vậy thân tâm càng thanh tịnh.
Do vậy nên thân tâm các Đại Bồ-tát này bền chắc như kim cương, không bị các nghịch duyên phá hại.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát Bất thối chuyển làm thế nào để thân, khẩu, ý thường được thanh tịnh?Phật bảo:– Thiện Hiện! Các thiện căn như thế của Đại Bồ-tát này dần dần tăng trưởng như vậy.
Vì được năng lực của các căn lành điều khiển, nên đến tận cùng đời vị lai, nghiệp thân, khẩu, ý hoàn toàn không phát sanh.
Do vậy, thân, khẩu, ý thường được thanh tịnh.Lại nữa, Thiện Hiện! Ba diệu hạnh về thân, bốn diệu hạnh về khẩu và ba diệu hạnh về ý của Đại Bồ-tát này luôn luôn được biểu hiện, nên bất cứ lúc nào thân, khẩu, ý cũng thanh tịnh.
Nhờ sự thanh tịnh này nên vượt qua các bậc Thanh văn, Ðộc giác v.v…, trụ ngôi vị Bồ-tát kiên cố chẳng động.
Do đây, thân, khẩu, ý thường được thanh tịnh.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển chẳng trọng lợi dưỡng, chẳng màng danh dự, chẳng đắm nhiễm các việc ăn uống, y phục, ngọa cụ, phòng nhà, của cải.
Tuy thọ mười hai công đức Ðầu-đà nhưng trong đó không có sự ỷ thị.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển thường tu bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, rốt ráo chẳng khởi tâm bỏn xẻn, tham lam, phá giới, giận dữ, giải đãi, tán loạn, ngu si và các thứ phiền não trói buộc tâm tương ưng.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tuệ giác sâu xa kiên cố của tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển do lắng nghe chánh pháp, cung kính, tin thọ, chú tâm suy nghĩ nghĩa lý một cách rốt ráo, tùy theo pháp đã lãnh thọ thuộc thế gian hay xuất thế gian đều có thể phương tiện hội nhập lý thú sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Các sự nghiệp đã tạo thuộc thế gian cũng đều dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa để hội nhập pháp tánh.
Không thấy có sự nghiệp nào ra ngoài pháp tánh ấy.
Nếu có pháp nào chẳng tương ưng với pháp tánh, thì cũng có thể phương tiện hội nhập lý thú sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa được.
Do đây chẳng thấy pháp nào ra ngoài pháp tánh ấy.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Giả sử có ác ma xuất hiện ở trước mặt Đại Bồ-tát Bất thối chuyển và hóa ra tám địa ngục lớn, mà trong mỗi địa ngục lớn hóa ra vô lượng trăm ngàn Bồ-tát đều bị lửa dữ thiêu đốt và chịu khổ độc hại chua cay.
Hóa làm như vậy, rồi bảo các Bồ-tát Bất thối chuyển:“Các Đại Bồ-tát này đều đã lãnh thọ chẳng lui quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên mới rơi vào địa ngục lớn này, chịu các thứ khổ cực như thế này.
Này Bồ-tát, các ông đã nhận thọ ký Bất thối chuyển quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cũng sẽ đọa vào địa ngục lớn này để chịu các thứ khổ cực.
Như vậy, Phật đã thọ ký cho các ông phải chịu khổ trong địa ngục lớn, chứ chẳng phải thọ ký Bất thối chuyển quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Thế nên các ông nên mau lìa bỏ tâm đại Bồ-đề, may ra có thể thoát khỏi địa ngục này, sẽ sanh lên cõi trời hoặc làm người, hưởng các sự sung sướng an vui.”Khi nghe thấy việc này, tâm của Đại Bồ-tát Bất thối chuyển không hề dao động, cũng chẳng kinh sợ, nghi ngờ, chỉ nghĩ: Đã nhận thọ ký Bất thối chuyển mà Đại Bồ-tát còn đọa vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, A-tu-la thì chắc chắn không có điều ấy.
Vì sao? Vì chắc chắn các Bồ-tát Bất thối chuyển không có nghiệp bất thiện, cũng không có trường hợp nghiệp thiện mà phải chuốc lấy quả khổ như vậy.
Nhất định chư Phật không có lời dối gạt.
Những điều mà Như Lai nói ra đều vì an lạc cho tất cả hữu tình, vì lòng đại từ bi mà Ngài nói ra.
Những điều thấy nghe hôm nay hoàn toàn do ác ma làm ra, nói ra đều chẳng thật có.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Giả sử có ác ma giả dạng Sa-môn đi đến gặp tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển, nói như vầy:“Trước đây ông đã nghe khuyên nếu tu bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa thì sẽ mau viên mãn, cho đến nên chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đã mong cầu.
Những điều nghe được như vậy đều là tà thuyết, nên mau lìa bỏ, chớ cho là chơn thật.
Vã lại trước đây ông đã nghe rằng, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử, từ lúc mới phát tâm cho đến thời gian tồn tại của Chánh pháp, luôn tùy hỉ với các công đức thiện căn đã có được, tập hợp tất cả và ban cho các hữu tình một cách bình đẳng, dùng vô sở đắc làm phương tiện, cùng hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Những lời đã nghe này cũng là tà thuyết, hãy mau xả bỏ, chớ cho là chơn thật.
Nếu ông xả bỏ những tà pháp đã nghe, ta sẽ dạy ông Phật pháp chơn chánh, thanh tịnh, khiến ông tu học mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Những lời đã nghe trước đây chẳng phải lời dạy chơn chánh của Phật mà chỉ là những văn tụng soạn ra một cách sai lầm.
Lời ta nói mới là lời chơn chánh của Phật.”Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát nghe lời này mà tâm dao động, nghi ngờ, sợ hãi, thì phải biết vị ấy chưa nhận sự thọ ký Bất thối chuyển, nên chưa quyết định đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chưa gọi là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Thiện Hiện nên biết! Khi nghe những lời này mà tâm các Đại Bồ-tát chẳng dao động, cũng chẳng nghi ngờ, sợ hãi, chỉ trụ vào pháp tánh không tạo tác, không tướng trạng, không sanh khởi thì dù có làm việc gì, Đại Bồ-tát này cũng chẳng tin vào lời người khác, chẳng theo sự chỉ dạy của người khác mà tu bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng theo sự chỉ dạy của người khác cho đến chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Phải biết Đại Bồ-tát này đã đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề được Bất thối chuyển.Như bậc A-la-hán đã hết lậu hoặc, dù có làm việc gì cũng chẳng tin lời người khác, hiện chứng pháp tánh không lầm, không nghi, tất cả ác ma không thể làm dao động.
Tất cả Thanh văn, Ðộc giác, ngoại đạo và các ác ma không thể phá hoại, bẻ gãy tâm của Đại Bồ-tát Bất thối chuyển này, cũng không thể làm cho họ thối lui quả Bồ-đề.
Đại Bồ-tát này chắc chắn đã trụ bậc Bất thối chuyển, nên những sự nghiệp đã tạo đều tự mình xét nghĩ, chẳng phải chỉ tin vào người khác mà hành động ngay, cho đến những lời dạy của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác còn không thể dễ dàng tín thọ, phụng hành, huống chi lại tin lời Thanh văn, Ðộc giác, ngoại đạo và các ác ma mà có hành động.Đại Bồ-tát này có làm điều gì, chẳng tự suy xét mà chỉ tin vào lời người khác, thì điều này chắc chắn không có.
Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này chẳng thấy có pháp có thể tin hành.
Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này chẳng thấy có sắc có thể tin hành; chẳng thấy có thọ, tưởng, hành, thức có thể tin hành.Cũng chẳng thấy có chơn như của sắc có thể tin hành; chẳng thấy có chơn như của thọ, tưởng, hành, thức có thể tin hành.Nói rộng cho đến chẳng thấy có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể tin hành; chẳng thấy có quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thể tin hành.Chẳng thấy có chơn như của tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể tin hành; chẳng thấy có chơn như của quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thể tin hành.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Giả sử có ác ma giả dạng Bí-sô đi đến gặp tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển, mà nói như vầy:“Sự tu hành của các ông là pháp sanh tử chẳng phải hạnh Bồ-tát, chẳng phải do đây mà được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Nay các ông nên tu đạo hết khổ, mau hết các khổ được vào Niết-bàn.” Khi ấy, ác ma liền vì Bồ-tát thuyết pháp tương tự đạo sanh tử.
Đó là tưởng thây chết, hoặc tưởng xanh bầm, hoặc tưởng thối rữa, hoặc tưởng sình chướng, hoặc tưởng trùng ăn, hoặc tưởng màu đỏ bầm; hoặc từ, hoặc bi, hoặc hỷ, hoặc xả; hoặc sơ tịnh lự, hoặc cho đến đệ tứ tịnh lự; hoặc Không vô biên xứ, hoặc cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Ác ma bảo Bồ-tát:“Ðó là chơn đạo, chơn hạnh.
Do đạo này và hạnh này ông sẽ chứng quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc Ðộc giác Bồ-đề.
Do đạo này, hạnh này nên ông mau hết tất cả sanh, lão, bệnh, tử.
Cần gì phải chịu sanh tử lâu dài làm gì?Thân khổ trong hiện tại còn phải chán bỏ, huống lại đi cầu lấy thân khổ trong tương lai.
Ông hãy tự suy xét mà bỏ đi những gì trước đây đã tin.”Thiện Hiện nên biết! Khi Đại Bồ-tát này nghe lời nói ấy rồi, tâm chẳng dao động, cũng chẳng nghi ngờ, sợ hãi, chỉ nghĩ: Bí-sô này giúp ích cho ta không ít.
Có thể vì ta thuyết đạo pháp tương tự, khiến ta biết được đạo này không thể chứng quả Dự lưu, cho đến không thể chứng đắc Ðộc giác Bồ-đề, huống gì sẽ chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Đại Bồ-tát này rất vui mừng.Lại nghĩ: Nay Bí-sô này rất có ích cho ta, phương tiện vì ta thuyết pháp chướng đạo, khiến ta hiểu biết pháp chướng đạo, rồi ở trong Tam thừa tự tại tu học.Thiện Hiện nên biết! Khi ác ma kia thấy Bồ-tát này thâm tâm hoan hỉ, lại nói như vầy:“Này thiện nam tử! Ông nay muốn thấy các Đại Bồ-tát đã mất thời gian dài tu hạnh vô ích không? Nghĩa là các Đại Bồ-tát đã trải qua hằng hà sa số đại kiếp, dùng vô lượng vật thượng diệu như, thức ăn nước uống, y phục, đồ nằm, thuốc thang, của cải, hoa hương v.v… cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn.Lại ở chỗ của vô số chư Phật tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Học trụ pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.
Học trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Học trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.Tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.
Tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.
Tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ.
Tu các bậc của Đại Bồ-tát.
Tu tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.
Tu năm loại mắt, sáu phép thần thông.
Tu mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Tu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.
Tu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.
Tu quán thuận nghịch mười hai chi duyên khởi để thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật.
Tu các thần thông thù thắng của Bồ-tát.
Nói rộng cho đến tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.Các Đại Bồ-tát này cũng gần gũi, phụng sự hằng hà sa số chư Phật.
Ở chỗ chư Phật thỉnh hỏi đạo của Đại Bồ-tát, nghĩa là hỏi như vầy: Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ Ðại-thừa? Thế nào là Đại Bồ-tát tu hành bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.
An trụ pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.
An trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.
An trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.Tu hành bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.
Tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.
Tu hành tám giải thoát cho đến mười biến xứ.
Tu hành bậc của Đại Bồ-tát.
Tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.
Tu hành mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Tu hành đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.
Tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.
Tu hành quán thuận nghịch mười hai chi duyên khởi, để thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật.
Tu hành thần thông thù thắng của Bồ-tát.
Nói rộng cho đến tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?Ở chỗ hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn đều thỉnh hỏi như vậy, lần lượt vì họ thuyết pháp.
Chúng Đại Bồ-tát này như lời Phật dạy, an trụ tu học, trải qua vô lượng kiếp, tinh tấn dõng mãnh, còn không thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, huống gì sự tu học của các ông ngày nay mà có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề ư?”Thiện Hiện nên biết! Tuy nghe những điều này, nhưng tâm các Đại Bồ-tát không thay đổi, chẳng kinh, chẳng sợ, không nghi, không nhầm, lại vui mừng hơn, và nghĩ: Nay Bí-sô này cho ta nhiều lợi ích, vì ta mà phương tiện thuyết pháp chướng đạo, giúp ta biết được pháp chướng đạo này chắc chắn không thể chứng quả Dự lưu, cho đến quả Độc giác Bồ-đề, huống gì sẽ chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Khi ác ma biết được tâm Bồ-tát này chẳng thối lui, không nghi hoặc, liền hóa ra làm hình tượng vô lượng Bí-sô bảo với Bồ-tát:“Trong quá khứ, các Bí-sô này đều siêng cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, trải qua vô lượng kiếp tu hành các hạnh khổ khó hành mà không được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đã cầu.
Hôm nay đều lui trụ quả A-la-hán các lậu đã sạch, qua hết bờ khổ, thì làm sao các ông có thể chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?”Thiện Hiện nên biết! Nghe điều này rồi, Đại Bồ-tát liền nghĩ như vầy: Chắc chắn ác ma đã hóa giả dạng Bí-sô này để làm rối loạn tâm ta.
Nhân đây ta thuyết pháp chướng ngại tương tự: Hoàn toàn không có chúng Đại Bồ-tát nào tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa đến địa vị viên mãn mà không chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, lại lui vào hàng Thanh văn hoặc bậc Độc giác.Bấy giờ, Bồ-tát lại nghĩ: Nếu Đại Bồ-tát tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, đến địa vị cứu cánh mà chẳng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì chắc chắn không có điều đó.
Nói rộng cho đến, nếu Đại Bồ-tát tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đến địa vị viên mãn mà chẳng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì chắc chắn cũng không có điều đó.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển luôn hành Bát-nhã ba-la-mật-đa với ý nghĩ thế này: Như chư Phật dạy, nếu Đại Bồ-tát siêng năng tu học thường chẳng xa lìa diệu hạnh của sáu pháp Ba-la-mật-đa, thường chẳng xa lìa tác ý tương ưng sáu pháp Ba-la-mật-đa, thường chẳng xa lìa tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí, thường dùng phương tiện khuyên các hữu tình siêng năng tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Đại Bồ-tát này quyết chắc chắn chẳng thối lui bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Chắc chắn chẳng thối lui pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.
Chắc chắn chẳng thối lui chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Chắc chắn chẳng thối lui bốn Thánh đế.
Chắc chắn chẳng thối lui bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.
Chắc chắn chẳng thối lui bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Chắc chắn chẳng thối lui ba môn giải thoát.
Chắc chắn chẳng thối lui tám giải thoát cho đến mười biến xứ.
Chắc chắn chẳng thối lui các bậc Bồ-tát.
Chắc chắn chẳng thối lui pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.
Chắc chắn chẳng thối lui năm loại mắt, sáu phép thần thông.
Chắc chắn chẳng thối lui mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Chắc chắn chẳng thối lui đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.
Chắc chắn chẳng thối lui pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.
Chắc chắn chẳng thối lui trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thì nhất định sẽ chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển thường hành Bát-nhã ba-la-mật-đa với ý nghĩ như vầy: Nếu Đại Bồ-tát biết được việc ma, chẳng theo việc ma, biết được bạn ác, chẳng theo bạn ác, biết được cảnh giới nhưng chẳng chuyển theo cảnh giới, thì Đại Bồ-tát này quyết chẳng thối lui bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Quyết không thối lui pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.
Quyết không thối lui chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Quyết không thối lui bốn lý Thánh đế.
Quyết không thối lui bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.
Quyết không thối lui bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Quyết không thối lui pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.
Quyết không thối lui tám giải thoát cho đến mười biến xứ.
Quyết không thối lui các bậc Bồ-tát.
Quyết không thối lui pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.
Quyết không thối lui năm loại mắt, sáu phép thần thông.
Quyết không thối lui mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Quyết không thối lui đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.
Quyết không thối lui pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.
Quyết không thối lui trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chắc chắn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Đại Bồ-tát Bất thối chuyển nghe chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thuyết giáo pháp quan trọng này, thâm tâm hoan hỉ, cung kính, tin hiểu, thọ trì, hiểu nghĩa lý một cách đúng đắn.
Tâm họ vững chắc như kim cương, không thể lay chuyển, không thể khống chế, thường xuyên tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác tu học, tâm không nhàm chán, mỏi mệt.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.Bấy giờ, Thiện Hiện lại bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát Bất thối chuyển này thối lui pháp nào gọi là Bất thối chuyển?Phật bảo:– Thiện Hiện! Đại Bồ-tát này thối lui tưởng sắc uẩn cho đến tưởng thức uẩn nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng nhãn xứ cho đến tưởng ý xứ nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng sắc xứ cho đến tưởng pháp xứ nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng nhãn giới cho đến tưởng ý giới nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng sắc giới cho đến tưởng pháp giới nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng nhãn thức giới cho đến tưởng ý thức giới nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng nhãn xúc cho đến tưởng ý xúc nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến tưởng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng địa giới cho đến tưởng thức giới nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng nhân duyên cho đến tưởng tăng thượng duyên nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng vô minh cho đến tưởng lão tử nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng tham, sân, si, tưởng các tà kiến nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng bố thí Ba-la-mật-đa cho đến tưởng Bát-nhã ba-la-mật-đa nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng pháp nội Không cho đến tưởng pháp vô tính tự tính Không nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng chơn như cho đến tưởng cảnh giới bất tư nghì nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng bốn Thánh đế nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng bốn niệm trụ cho đến tưởng tám chi thánh đạo nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng tám giải thoát cho đến tưởng mười biến xứ nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng Tịnh quán địa cho đến tưởng Như Lai địa nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng Cực hỷ địa cho đến tưởng Pháp vân địa nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng năm loại mắt, sáu phép thần thông nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng mười lực Như Lai cho đến tưởng mười tám pháp Phật bất cộng nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng quả Dự lưu cho đến tưởng Ðộc giác Bồ-đề nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng các hạnh Đại Bồ-tát và quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên gọi là Bất thối chuyển.
Thối lui tưởng các dị sanh, Thanh văn, Ðộc giác, Bồ-tát và Phật nên gọi là Bất thối chuyển.Vì sao? Vì Đại Bồ-tát Bất thối chuyển này dùng tự tướng Không để quán tất cả pháp, đã nhập vào Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, cho đến không thấy có pháp nhỏ nào có thể nắm bắt.
Vì không thể nắm bắt nên không có sự tạo tác.
Vì không sự tạo tác nên gọi là rốt ráo không sanh.
Vì rốt ráo không sanh nên gọi là Vô sanh pháp nhẫn.
Do đạt được Vô sanh pháp nhẫn này nên gọi là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.
Nếu Đại Bồ-tát thành tựu các hành động tướng trạng như thế, thì biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển..